1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng kem đánh răng của Sinh viên trường Đại học Cửu Long.doc

45 1,9K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 444,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng kem đánh răng của Sinh viên trường Đại học Cửu Long

Trang 1

PHẦN 1:

GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

Trang 3

SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, kinh tế phát triển, mức sống của conngười ngày càng được nâng cao và nhu cầu sử dụng những sản phẩm có chất lượng caongày càng tăng cao, điều này đòi hỏi những nhà sản xuất không ngừng tìm hiểu và nângcao sản phẩm của mình, cũng như đối với nhà sản xuất mặt hàng kem đánh răng, ngườitiêu dùng cũng quan tâm rất nhiều đến chất lượng của nó, và những mong đợi từ sảnphẩm này, muốn làm trắng răng bằng kem đánh răng, diệt khuẩn, tránh hoi miệng,…Nhưng thực trạng hiện nay các nguồn thực phẩm đa dạng khiến nhu cầu ăn uống giatăng, ẩn chứa đằng sau những món ăn ngon là hàng trăm loại vi khuẩn gây hoi miệngvà làm phá vỡ men răng gây mất thẩm mỹ, vì vậy nhu cầu sử dụng kem đánh răng thìkhông có điểm dừng, cho nên nhiều sản phẩm kem đánh răng với nhiều chủng loại khácnhau đã có mặt ở mọi nơi trên thị trường Chắc răng - khỏe nứu là tiêu chuẩn hàng đầucủa người sử dụng kem đánh răng vậy con người quan tâm đến sức khỏe của mình nhưthế nào? bên cạnh đó, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn trongcuộc chiến giành giật thị trường với các đối thủ cạnh tranh Nếu biết cách tận dụng vàphát huy lợi thế thì họ mới có thể đứng vững trong cuộc chiến đầy khắc nghiệt đó, vàđiều quan trọng hơn là phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng củangười tiêu dùng; nếu nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp nghiên cứu, hiểu rõ, ứng dụng cácđặc điểm đó vào các quyết định marketing thì họ sẽ có cơ hội được phục vụ nhu cầu củakhách hàng và khả năng thu lại lợi nhuận cao Từ những lí do trên, nhóm chúng em

quyết định nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhu cầu sử dụng kem đánh răng của Sinh

viên trường Đại học Cửu Long”.

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi Việt Namđã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc muabán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm Người tiêu dùng ngàycàng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại sản phẩm phù hợpnhất và giá cả lại phải chăng Trong các bạn, có lẽ không ai là không biết đến sản phẩmkem đánh răng P/S của tập đoàn Ulinever Và chúng ta cũng biết rằng khi một thươnghiệu đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm trái timcủa họ Điều này đúng với P/S - thương hiệu kem đánh răng dẫn đầu tại thị trường Việt

Trang 4

Nam Đây là một trong những lí do quan trọng đầu tiên thu hút chúng tôi tìm hiểu vànghiên cứu vế sản phẩm này.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình, kem đánh răng là mộttrong những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầucủa con người về những sản phẩm hoàn thiện cũng tăng lên Theo chúng tôi, P/S đã đápứng tốt được phần nào mong muốn của khách hàng về chất lượng sản phẩm Một sảnphẩm muốn đứng vững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi ngườitiêu dùng không phải dễ Song, P/S đã làm được điều ấy Và giờ đây, sản phẩm này đã,đang và sẽ càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam và nướcngoài.

Trên đây là một vài lí do chủ yếu khiến chúng tôi chọn P/S là sản phẩm để tìmhiểu và nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi trước tiên là khảo sát thực trạng khách hàng,tình hình của công ty Từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm và các đối thủ cạnh tranh để tìmra giải pháp P/S hiện đang là một sản phẩm có thương hiệu mạnh song về đối thủ cạnhtranh không phải là không có Vì vậy việc nghiên cứu này rất cần thiết để có thể giữvững vị trí của P/S trên thị trường Chúng tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu nàycần được diễn ra thường xuyên để có thể theo dõi được biến động của thị trường, đểđưa ra được các giải pháp kịp thời, phù hợp.

Khi chọn P/S là đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ khảo sát khách hàng lànhững sinh viên trong trường Đại học Cửu Long Đây là một phạm vi không gian thíchhợp và thuận tiện để chúng tôi nghiên cứu, nó gồm nhiều thành phần đối tượng với cácmức thu nhập khác nhau Vì vậy sẽ đảm bảo tính công bằng, khách quan của cuộcnghiên cứu Phương pháp mà chúng tôi chọn là xác suất ngẫu nhiên phân tổ Đây là mộtphương pháp ít tốn kém, có tính hiệu quả và ưu việt so với các phương pháp khác.

Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài này nên chúng tôi không tránh khỏi một vàithiếu sót Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.Và chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế, đặc biệt là thầy Lưu ThanhĐức Hải đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 1

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG KEM ĐÁNH RĂNG P/S CỦA SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG 2

SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 3

MỤC LỤC 5

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

I.XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 6

II.MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU: 7

1.Thông tin dự báo: 7

2.Nguồn lực và trở ngại: 8

3.Mục tiêu nghiên cứu: 9

4.Phân tích về khách hàng: 9

5.Phân tích đối thủ cạnh tranh: 11

6.Kỹ năng về Marketing và công nghệ: 12

III.TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 12

1.Mục tiêu nghiên cứu: 12

2 Kiểm định và làm câu hỏi nghiên cứu: 12

3 Phạm vị nghiên cứu: 13

4 Phương pháp nghiên cứu: 13

IV.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 14

V.THU THẬP THÔNG TIN: 18

VI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: 18

VII KẾT QUẢ NGIÊN CỨU: 18

1.Miêu tả nội dung nghiên cứu: 18

2.Kết quả nghiên cứu: 19

3.Nhận xét chung: 20

VIII HẠN CHẾ CỦA DỰ ÁN NGHIÊN CỨU: 21

IX KẾT LUẬN: 21

Trang 6

PHẦN 2:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 7

I XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Topic: khảo sát về ý kiến của khách hàng về nhu cầu sử dụng sản phẩm kem

đánh răng P/S tại trường Đại học Cửu Long.

What: Một số loại sản phẩm kem đánh răng có thể so sánh với P/S (Colgate,

Close – Up, Aquafresh,…). Chất lượng:

- Có ngừa sâu răng không?- Hởi thở có thơm tho không?- Có ngăn vi khuẩn không?- Có làm răng sáng bóng không?- Có bảo vệ nướu không?

- Mẫu mã, bao bì.- Phù hợp với thị hiếu.- Tiện lợi khi sử dụng.

Where: Trường Đại học Cửu Long.

Trang 8

II MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU:1 Thông tin dự báo:

1.1 Thực trạng:

Đứng trước cơn lốc cạnh tranh của nền kinh tế thời hội nhập WTO, các doanhnghiệp luôn ý thức được về sự sống còn của sản phẩm là do người tiêu dùng quyết định.Tại Việt Nam những năm gần đây sức cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước và hàng hoánước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ nhữngcông ty đa quốc gia và Unilever Việt Nam cũng là một trong những đại gia lớn trên thịtrường hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng ViệtNam như kem đánh răng P/S P/S đến với Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đâycòn mới nên có nhiều đất để kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam còn thấpnên khả năng tiêu thụ cao Hiện nay thị phần của kem đánh răng P/S khá rộng và có uytín đối với người tiêu dùng trên cả nước nhưng thời gian gần đây trên thị trường xuấthiện những thương hiệu kem đánh răng khác như: Aquafresh, Colgate, Regadont, …đedoạ thị phần của kem đánh răng P/S.

Bên cạnh đó, nạn hàng nhái, hàng giả nhãn kem đánh răng P/S làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến uy tín và lợi nhuận của công ty.

1.2 Thị hiếu:

Gắn với nhu cầu thường xuyên, kem đánh răng trở thành mặt hàng thiết yếu vàkhông thể thiếu trong mỗi gia đình Đã đưa vào những sản phẩm mới để đáp ứng nhucầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng Tại nước ta thị phần của kem đánh răng P/Schiếm khá cao và được người tiêu dùng tin tưởng về cả chất lượng và mẫu mã sảnphẩm P/S kết hợp nhiều yếu tố: ngừa sâu răng, chống mảng bám, bảo vệ nướu, ngăn vikhuẩn, làm răng sáng bóng, hơi thở thơm tho, vào cùng một sản phẩm tung ra thị trườngđã thu hút được sư yêu thích sản phẩm.

Trang 9

Kem đánh răng P/S là một trong những mặt hàng được các gia đình Việt Nam rấttin dùng và ưa chuộng Đồng thời nhắm vào tâm lý người Việt luôn đề cao lòng nhân ái,các bậc phụ huynh mong con em mình học được những điều tốt đẹp nhất nên nhữngchương trình như: chương trình thi ảnh “gia đình đánh răng vui nhộn”, Cty UnileverViệt Nam tổ chức khám, chăm sóc răng miệng cho học sinh Tiểu học của Điện Biên,….làm tăng uy tín cho thương hiệu kem đánh răng P/S.

Tâm lý chung của khách hàng rất thích các hình thức khuyến mãi Đánh vào tâmlý này P/S đã có những chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn và có những hoạt độnggắn kết với cộng đồng đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, tạo được sư tin tưởngcủa khách hàng.

1.3 Khả năng đáp ứng:

P/S là một thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng không chỉ ở thị trường trongnước mà còn là một thương hiệu kem đánh răng có uy tín trên thị trường quốc tế Hơnnữa thị phần của thương hiệu kem đánh răng P/S chiếm 60% thị trường kem đánh răngtrong nước trong nước, Colgate - đối thủ cạnh tranh lớn nhất của P/S chiếm 30% thịphần, 10% còn lại dành cho các thương hiệu kem đánh răng khác vì vậy khả năng đápứng của kem đánh răng P/S rất lớn cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu Kem đánh răng khác như: Aquafresh,Colgate, Close-Up … vì thế người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và điều này đangđe doạ thị phần của kem đánh răng P/S do đó P/S luôn tung ra những sản phẩm mới vớinhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đồng thời cũng để giữđược thị phần và chiếm lĩnh 60% thị phần của các thương hiệu kem đánh răng khác trênthị trường.

2 Nguồn lực và trở ngại:

 Về vấn đề nghiên cứu:

Nguồn lực: Trường Đại học Cửu Long là nơi tập hợp sinh viên đến từ 13 tỉnh

Đồng Bẳng Sông Cửu Long vì thế sự hiểu biết về sản phẩm kem đánh răng đối với cácbạn sinh viên là rất phổ biến, hầu hết tất cả mọi người ai cũng phải sử dụng nên thuậnlợi cho nhóm khi tiến hành thu thập dữ liệu.

Trang 10

Trở ngại: Số lượng sinh viên khá đông và tập trung rải rác ở nhiều lớp, nhóm chỉ

nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu ở vài lớp nên tính đại diện chưa cao. Về nhóm thực hiện nghiên cứu:

Nguồn nhân lực: Sinh viên đang theo học kinh tế , trẻ, năng động, sáng tạo,…Trở ngại về chi phí và thời gian: có hạn.

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu ý kiến của sinh viên về nhu cầu sử dụng sản phẩm kem đánh răng P/S tại trường Đại học cửu Long.

4 Phân tích về khách hàng:

Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm kem đánh răng P/S vàcác nhà sản xuất khác nhau – nghiên cứu uy tín của các thương hiệu (sự hiểu biết củangười tiêu dùng về thương hiệu, về những đặc điểm chính của sản phẩm), những liênkết góp phần tạo giá trị hoặc làm giảm giá trị của thương hiệu.

Kem đánh răng P/S đã có mặt ở khắp mọi nơi Người tiêu dùng có thể mua kemđánh răng tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng tạp hóa đến những cửa hàng nằm trong phốmột cách dễ dàng.

Unilever đã phối hợp với các chương trình quảng cáo trên các phương tiệntruyền thông (nhất là TV, vì ở Việt Nam TV vẫn là kênh thông tin chủ lực, có sức lantỏa lớn và nhanh), do đó được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng ngày càngnhiều.

Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm P/S Vì P/Scó đa dạng chủng loại: Kem đánh răng P/S Muối, Kem đánh răng P/S Trà Xanh, Kemđánh răng P/S Ba Lần Trắng, Kem đánh răng P/S Ngừa sâu răng Vượt trội, Kem đánhrăng P/S Lõi Xanh, Kem đánh răng P/S Bé Ngoan, Kem đanh răng P/S trà xanh hoacúc, khiến người tiêu dùng hứng thú với sản phẩm hơn.

Ngoài ra, Unilever còn có tên trong danh sách các sản phẩm đạt danh hiệu Rồngvàng Việt Nam Đây cũng chính là “tem bảo đảm” đối với người tiêu dùng khiến họ antâm hơn khi sử dụng kem đánh răng P/S.

Đồng hành với các hoạt động mở rộng thương hiệu Unilever còn đấu tranh mạnhmẽ với tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái bằng cách thành lập Ban phòng chống hàng giả

Trang 11

và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tham gia vào Hội chợ hàng tiêu dùng và bảo vệ ngườitiêu dùng Việt Nam Nhân viên Unilever đến tận nơi khoanh vùng sản xuất và nhậpkhẩu hàng nhái, hàng buôn lậu, rồi kết hợp với cơ quan chức năng lùng bắt, triệt phá tậnhang ổ Mặt khác, nhân viên của Unilever còn tổ chức các buổi nói chuyện tại các chợ,các khu dân cư về hậu quả tác hại của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ, sử dụng hàngnhái, hàng giả, hàng buôn lậu Trong quá trình sản xuất mẫu mã kiểu dáng sản phẩm,nhãn mác, Unilever cố gắng tạo nhiều dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết hàngthật, hàng giả Do vậy đã hạn chế được nạn hàng nhái, hàng giả Không những đem lạiđược nhiều lợi nhuận cho công ty mà còn được người tiêu dùng tin tưởng và chọn lựa.

Không chỉ vì lợi nhuận Unilever đã biết quan tâm khách hàng Một mặt, sảnphẩm luôn được đổi mới và cải tiến đến mức tối ưu

Tuy nhiên giá của P/S với mức trung bình Do đó, người tiêu dùng ở nông thônthường mua P/S vì giá rẻ hợp túi tiền nên P/S có nhiều thị phần ở nông thôn hơn.

Thói quen và hành vi của người tiêu dùng – mức mua hàng, sự ưa thích đối vớicác địa điểm bán hàng, các địa điểm bán hàng truyền thống, những phàn nàn của ngườitiêu dùng

Người tiêu dùng thường thích mua sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng tốt Tuynhiên, tùy theo tình hình thu nhập, sở thích, tuổi tác của từng người mà có những thóiquen và hành vi mua sắm khác nhau Nếu thu nhập thấp thì người tiêu dùng quan tâmđặc biệt đến giá cả Vậy nên yếu tố chất lượng bị đặt thấp hơn chứ không hẳn là khôngquan tâm Ngược lại người có thu nhập cao họ quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả.Vì họ có đủ khả năng chi trả và sẵn sàng “rút hầu bao” để mua sản phẩm có chất lượngtốt hơn.

Thường thì những người có thu nhập thấp, sống ở nông thôn, những gia đình ítngười, thường mua ít , số lượng nhỏ (hợp nhỏ) nhưng thường xuyên ( vì kem đánh rănglà sản phẩm thiết yếu) Họ thường chọn các địa điểm gần gũi, truyền thống, giá rẻ, dễtìm: chợ, tạp hóa Những người có thu nhập cao thường tìm đến siêu thị, các đại lý bánbuôn, bán lẻ (tuy nhiên cũng không ít người mua ở chợ và tạp hóa hoặc ở gần nơi làmviệc vì địa điểm thuận lợi, nhanh chóng) Vậy nên chợ và tạp hóa vẫn là nơi phân phốinhiều nhất, là nơi được nhiều người tiêu dùng chọn lựa

Trang 12

5 Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Gắn với nhu cầu tiêu dùng thường xuyên mỗi ngày, kem đánh răng trở thành mặthàng thiết yếu và nhà sản xuất đã tạo ra những trào lưu mới từ tâm lý Nắm được tâm lýđó các nhà sản xuất kem đánh răng đã tạo ra những dòng sản phẩm làm hài lòng đại đasố khách hàng Hiện nay trên thi trường có khá nhiều loại kem đánh răng của các nhàsản xuất khác nhau, bởi vậy nên có sự cạnh tranh quyết liệt để giành được thị phần củacác doanh nghiệp.

Có thể nói, trước mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua dành thịphần, các đại gia mỹ phẩm đã phải thay đổi đáng kể phong cách quảng cáo và chiếnlược Marketing Và dường như, đó cũng là xu hướng chung mà nhiều doanh nghiệp cầnnhận thấy để có những thay đổi kịp thời trong các chiến lược kinh doanh tiếp thị củamình.

Kỹ thuật quảng cáo và các hình thức đã làm tăng đáng kể thị phần của các nhãnhiệu kem đánh răng Trước năm 1997, nhãn hiệu kem đánh răng không là vấn đề quantrọng, người tiêu dùng chủ yếu mua sản phẩm đang sẵn có ở các chợ, tiệm tạp hoá Cuốinăm 1997, khi P/S chính thức ra mắt và dồn dập quảng bá thương hiệu, nhãn hiệuColgate cũng lao vào cạnh tranh thì cuộc chiến giành thị phần mới thực diễn ra.

Người tiêu dùng bị cuốn vào các lời mời gọi hấp dẫn mời dùng thử sản phẩmmiễn phí, tham dự các buổi giới thiệu công nghệ mới của siêu thị…Hai nhãn hiệu kemđánh răng này đẩy lùi các loại kem đánh răng khác về vùng nông thôn, chiếm kênhphân phối siêu thị, chợ, cửa hàng Lúc này người tiêu dùng đã quen thuộc với thươnghiệu P/S nên dù có tăng giá đôi chút họ vẫn sẵn sang móc hầu bao ra trả, P/S bảo vệđược thị phần

Thương hiệu kem đánh răng không chỉ thành công nhờ quảng cáo dày đặc trêntruyền hình mà còn nhờ các chương trình khuyến mãi, triển lãm, tài trợ học sinh nghèohiếu học và đặc biệt là xây dựng quỹ khuyến học…nên có ảnh hưởng tích cực đến tháiđộ người mua

6 Kỹ năng về Marketing và công nghệ:

Quảng cáo trên nhiều phương tiện để có thể giúp người mua hiểu rõ các đặc tính

của sản phẩm:

Trang 13

+ Quảng cáo trên pano, áp phích chủ yếu là mọi người đều thấy mẩu mã của sảnphẩm.

+ Quảng cáo trên báo, tạp chí: nói rõ đặc tính của sản phẩm

+ Quảng cáo trên truyền hình: với hình thức quảng cáo và thông điệp trực quanđánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng, quảng cáo trên truyền hình đã tương đối khắcphục được tình trạng thiếu thông tin của những người vùng sâu, vùng xa không thể biếtđược qua hình thức trên báo chí, pano và áp phích

Công nghệ cao: máy móc thiết bị hiện đại.

Trang 14

III.TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng kem đánh răng của Sinhviên trường Đại học Cửu Long và đề ra biện pháp để giúp nhà sản xuất có thể sản xuấtra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng kem đánh răng của khách hàng.

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Giá thành của sản phẩm P/S có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu sử dụngkem đánh răng P/S không?

+ Độ tuổi có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng kem đánh răng P/S không?.

+ Đặc tính của kem đánh răng như thế nào là phù hợp với khả năng thích ứngcủa Sinh viên trường Đại học Cửu Long.

Trang 15

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng kem đánh răng P/S của

Sinh viên ở trường Đại học Cửu Long.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên trườngĐại học Cửu Long thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các cửa hàng, tiệm tạp hóa tại,trên báo, tạp chí, internet và Siêu thị Co.op-Mart.

- Tham khảo các mô hình lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Phương pháp phân tích:

- Sử dụng thống kê mô tả để mô tả thực trạng bán hàng tại các đại lý phân phốikem đánh răng P/S và của Sinh viên trường Đại học Cửu Long.

- Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhucầu sử dụng kem đánh răng P/S Sinh viên trường Đại học Cửu Long

- Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp tự luận (hoặc ma trận Swot )để đề ra các biện pháp giúp nhà sản xuất tìm ra và sản xuất một loại kem đánh răng P/Smới phù hợp nhu cầu của Sinh viên trường Đại học Cửu Long.

Trang 16

IV THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Dự án nghiên cứu phù hợp với loại thiết kế nghiên cứu mô tả. WHO: Ai là người được chọn để tiến hành nghiên cứu?

Những sinh viên có nhu cầu sử dụng kem đánh răng P/S trong độ tuổi từ 18 đến25, đang học tại trường Đại học Cửu Long.

WHAT: Thông tin nào nên thu thập từ người đươc phỏng vấn?

Đánh giá sự nhận biết của Sinh viên về nhãn hiệu kem đánh răng P/S so vớinhững nhãn hiệu khác.

Tâm lý, lối sống , đặc tính nhân khẩu, độ tuổi, thu nhập và sở thích, thói quen sửdụng kem đánh răng

WHEN: Khi nào thì thông tin cần thu thập?

Tiến hành thu thập thông tin trong tháng 12/2011  WHERE: Ở đâu sinh viên có thể trả lời phỏng vấn?

Sinh viên có thể trả lời phỏng vấn trực tiếp tại trường hoặc là ở nhà trọ.

WHY: Tại sao phải thu thập thông tin từ khách hàng? Tại sao dự án nghiêncứu Marketing cần tiến hành?

Để phát triển thị phần của sản phẩm kem đánh răng P/S tại trường Đại học CửuLong.

Phát hiện những thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.Để có một chiến lược Marketing có hiệu quả.

WAY: Bằng cách nào chúng ta có thể thu thập thông tin từ khách hàng?

Phỏng vấn trực tiếp cá nhân thông qua trả lời bảng câu hỏi

 Unilever đã thực hiện chiến lược Marketing-mix ở thị trường Việt Nam như sau:

Địa điểm phân phối

Trang 17

Năm 1995, Unilever vào Việt Nam đã tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phốitoàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm.Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻtrực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng trực tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụchào các đơn hành mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.Các điểmbán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng và tính bắtmắt sản phảm Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối các khoản cho vaymua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.

Sản phẩm

Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghivới người tiêu dùng Việt Nam Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn hiệucó uy tín nhiều năm tại Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S Sau đó, cảitiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này Bêncạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam đẻ “ViệtNam hoá” sản phẩm của mình.

Với tầm quan trọng về uy tín thương hiệu, trong những năm qua Unilever ViệtNam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giã để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá.Các sản phẩm của công ty hiệnnay đã có thêm TEM BẢO HÀNH HÀNG THẬT, hay LÔG CHỐNG HÀNG GIẢBẢO ĐẢM HÀNG THẬT nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết rõ hàng giả - hàngthật và mang lại cảm giác an tâm khi sử dụng.

Trang 18

Ngoài ra công ty cũng phân bố sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vựcBắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi Unilever cũng đã thực hiệnchính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trangthiết bị sản xuất, chuyển giao kĩ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất.

Nguồn nhân lực:

Cùng với việc đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, Unilever ViệtNam luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất cho sự pháttriển bền vững lâu dài, cả khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri thức” hoặc “kinh tế sinhhọc” Để hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam và phát triển hệ thống rễ giúp công tycó thể bám sâu vào thị trường, Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địachuyên nghiệp và thường xuyên chú trọng đến các chương trình huấn luyện nhân viên.Quan điểm của Unilever là “phát triển thông qua con người”, nên công ty luôn quantâm đến quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ họ trong các lĩnh vục công tác Hiệnnay, đội ngũ quản lý Việt Nam đã thay thế các vị trí chủ chốt trước kia do các chuyêngia nước ngoài đảm nhiệm.

Công nghệ:

Việc chuyển giao công nghệ trực tiếp được tiến hành đối với chuyển giao máymóc và hệ thống công thức cũng như đảm bảo chất lượng và những phân tích Nhữngnhà quản lý của Unilever cung cấp dịch vụ hỗ trợ thiết thực để giúp những nhà sản xuấttăng tính hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng và vòng đời sản phẩm.

Thương hiệu:

Nhìn chung quãng đường định vị theo hướng mới của P/S vẫn chưa đủ dài songnhững gì họ làm được đáng để coi là thành công Thành công trong việc mở cho mìnhmột lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thươnghiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu Sau nay rất có thể những đối thủcạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ Song P/S có lợi thế là người tiên phongtrên thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí kháchhàng.

Trang 19

Với chiến lược Marketing trên, công ty đã chiếm được cảm tình của đa số ngườitiêu dùng Việt Nam trong gần một thập niên qua Trong tương lai, Unilever sẽ ra đờinhiều sản phẩm mới lạ và độc đáo hơn với hy vọng vẫn là người bạn đồng hành, thânthiết trong sinh hoạt của mọi nhà.

Nguồn thông tin cần được xác định bao gồm:

- Loại thông tin:

+ Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi do nhóm nghiên cứu thiết kế

để thu thập dữ liệu.

+ Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin trên báo, tạp chí, internet.

+ Tham khảo các mô hình lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân trực tiếp tại trường hoặc nhà trọ - Kỹ thuật đo lường:

+ So sánh: so sánh các loại sản phẩm kem đánh răng.

- Bản chất của bản câu hỏi:

+ Loại câu hỏi: sự kiện, ý kiến, ý định và động cơ.

Câu hỏi mở: gợi ý để người được phỏng vấn dựa vào thông tin đó trả lời theo

quan điểm, suy nghĩ riêng của cá nhân họ.

Trang 20

Câu hỏi đóng: Đưa ra lựa chọn đối với thông tin đã xác định (Yes/No –

Đúng/Sai – Hài lòng/Không hài lòng) Câu trả lời có phần hạn chế theo khuônmẫu Tuy nhiên quá trình nghiên cứu cũng tiến hành thuận lợi.

+ Thời gian phỏng vấn: 10-15 phút (thiết kế bảng câu hỏi sao cho lấy đủ thông

tin và càng tiết kiệm thời gian cần tốt).

+ Cấu trúc mẫu: khung chọn mẫu là sinh viên sau đó tiến hành nghiên

cứu thu thập dữ liệu.

Trang 21

V THU THẬP THÔNG TIN:

- Số liệu sơ cấp: sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi và bằng cách phỏng

vấn trực tiếp Ngoài ra, sử dụng số liệu thứ cấp từ sách, báo, tạp chí, internet và các môhình đa được nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nhóm đang nghiên cứu.

- Cơ chế quản lý:

Bảng câu hỏi phải có đầy đủ phần ghi chú về thông tin cá nhân của người đượcphỏng vấn => để tiện việc kiểm tra lại ( đối với nhà quản lý).

Giáo dục về nhận thức, đạo đức nghề nghiệp đối với phỏng vấn viên.

Bảng câu hỏi phải phù hợp với mục tiêu, mục đích nghiên cứu và không chứanhững câu hỏi mang tính tế nhị, riêng tư cá nhân.

Huấn luyện cách tiếp cận cũng như thái độ phỏng vấn viên; cách ứng phó tìnhhuống.

Sắp xếp và phân công thời gian phỏng vấn phải thật hợp lý (tránh gây trở ngạicho phỏng vấn viên và gây khó chịu cho người được phỏng vấn.

Sử dụng câu hỏi chéo để tránh tình trạng giang lận của phỏng vấn viên => ảnhhưởng đến tính trung thực của số liệu.

Bảo đảm thông tin cá nhân và những thong tin khác của người được phỏng vấnchỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu không cho bất kỳ mục đích nào khác.

Trang 22

VI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:Phương pháp phân tích:

- Sử dụng phân tích nhân tố để phân tích số liệu thu được khi đi phỏng vấn trực tiếp.- Sử dụng phân tích bảng chéo để phân tích số liệu thu được khi đi phỏng vấn trực

tiếp.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w