1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc

51 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long

Trang 1

Chương 1 GIỚI THIỆU1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với chính sách đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu

tư (trong nước cũng như ngoài nước) trong quá trình hội nhập hiện nay, nước tađang phấn đấu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để biến nước ta về cơ bảntrở thành một nước công nghiệp Vì thế, xu hướng thích đầu tư của người dâncũng tăng lên nhanh chóng dẫn đến sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càngnhiều

Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, với sự tồn tạinhiều thành phần kinh tế khác nhau, khi mà quy luật cạnh tranh được xem làđộng lực phát triển kinh tế quan trọng, hiệu quả kinh tế được đánh giá là thước

đo kinh tế quan trọng nhất về kết quả sản xuất kinh doanh, là mục tiêu trước mắtcũng như lâu dài của mọi doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thương trườngthì vốn là một trong hai yếu tố quan trọng nhất trong việc sản xuất và lưu thônghàng hoá Vốn được đặt lên hàng đầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệptrong quá trình sản xuất kinh doanh Nhưng có vốn là điều kiện cần, chưa đủ đểđạt mục tiêu tăng trưởng Vấn đề đặt ra có ý nghĩa hơn là phải sử dụng hợp lí, tiếtkiệm và có hiệu quả các nguồn vốn trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính

kế toán và chấp hành luật pháp của nhà nước

Chính vì tầm quan trọng như vậy, cho nên trong tiểu luận tốt nghiệp của

mình, em chọn đề tài “ phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long” Để thực hiện trong quá trình thực tập tại công ty thuốc lá Cửu Long

do những hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn cho nên không tránh khỏinhững sai xót Vì vậy rất mong sự đóng góp xây dựng của thầy cô

2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu cần thiết và khách quancủa các nhà quản trị Thông qua việc phân tài chính, phát hiện những mặt tíchcực hoặc tiêu cực của hoạt động tài chính, kịp thời để cải tiến hoạt động tài chínhtạo lập và sử dụng nguồn tài chính linh hoạt, phục vụ đắc lực cho công tác tàichính các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh

Trang 2

Quá trình phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới cácmục tiêu cụ thể sau:

- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính cung cấpcác thông tin hữu ich về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp như: tìnhhình sử dụng và quản lí các loại vốn, khả năng tiềm tàng về vốn, khả năng sinhlợi và khả năng trả nợ… Từ đó giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và người sử dụngkhác để họ có thể ra quyết định đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự

- Đối với nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng về các yếu tố như: mức

độ rủi ro, khả năng sinh lời, lợi tức mà họ nhận được hằng năm…qua bảng phântích sẽ cho họ những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và kếtquả hoạt động kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

- Đối với cơ nhà nước như cơ quan thuế, tài chính , qua phân tích này chothấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tínhchính xác mức độ thuế công ty phải nộp và sẽ có biện pháp quản lí hiệu quả hơn

- Như vậy có thể nói mục tiêu quan trọng nhất của việc phân tích tình hìnhtài chính là giúp người ta lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, đánh giá thựctrạng và tiềm năng tài chính của doanh nghiệp

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Phương pháp thu thập số liệu: tổng hợp từ lí thuyết đến quan sát thực

tế, nguồn số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu dựa vào bảng tổng kết tài sản vàbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Phương pháp phân tích: chủ yếu dùng phương pháp so sánh vàphương pháp tỷ số

Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu để so sánh năm nay với năm trướcnhằm thấy được xu hướng thay đổI của doanh nghiệp, xem nó được cải thiện,đứng yên hay xấu đi để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời

Phương pháp tỷ số: dùng để đánh giá các chỉ tiêu khi phân tích

4.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu là tại Công Ty thuốc lá Cửu Long 4.1.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu là qua 3 năm từ năm 2004, 2005, 2006 4.1.3 Đối tượng nghiên cứu là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh

Trang 3

* Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tàisản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Bảng cân đốiphản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ (được gọi là nợ và vốnchủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định.

* Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợpphản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp

Vì thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn, vàtrong thực tế vẫn còn có một khoảng cách nhất định giữa lí thuyết với thực tế nênnội dung đề tài còn nhiều hạn chế Những nhận xét, đánh giá trong đề tài chỉ giớihạn là một bài tiểu luận nên rất mong sự đóng góp, xây dựng của quý thầy cô

Trang 4

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU2.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm của vốn

2.1.1 Khái niệm : Vốn là của cải mang lại của cải, là tài sản, là biểu hiện bằng

phưong tiện dùng vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng mang lại lợinhuận

Vốn cố định: là chuyển dịch dần dần vào từng bộ phận giá trị sản phẩm và

hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng

Về mặt giá trị: tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sử dụng (haomòn hưu hinh và hao mòn vô hình) Giá trị của vốn cố định được dịch chuyểndần dần vào giá trị sản phẩm mới cho đến khi nào tài sản cố định hết thời hạn sửdụng thì nó hoàn thành một lần chu chuyển dưới hình thức trích khấu hao

Vốn lưu động: là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, sản

phẩm đang chế tạo, thành phẩm hàng hoá, tiền tệ…Nó luân chuyển một lần vàogiá trị sản phẩm cho đến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lưu động hoànthành một vòng luân chuyển Về mặt hiện vật thì vốn lưu động thay đổi hoàntoàn hình thái vật chất ban đầu sau quá trình sản xuất

2.2 Nguồn hình thành nên Vốn trong sản xuất kinh doanh

- Nguồn vốn tự có và coi như tự có

- Nguồn vốn tín dụng

- Nguồn vốn trong thanh toán

Trang 5

Cụ thể là nguồn từ ngân sách nhà nước cấp, lợi nhuận giữ lại, trích khấuhao, vay tín dụng ngân hàng.

2.3 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng Vốn

Hiệu quả sử dụng vốn chính là hiệu quả kinh doanh vì vốn phục vụ chomục đích kinh doanh, tạo điều kiện tiên quyết cho quá trình sản xuất kinhdoanh.Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp, đồng thời nó là một vấn đề phứctạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan Bất kể mộtdoanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh cũng đều hướng tới hiệu quả kinh

tế, họ đều có mục đích chung là làm thế nào để có một đồng vốn bỏ vào kinhdoanh mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề thenchốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đơn vị Phân tích hiệu quả sử dụngcác loại vốn sẽ đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh, vạch ra các khả năngtiềm tàng dể nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn.Hiệu quả sử dụng vốn không những là thước đo chất lượng phản ánh trình

độ tổ chức quản lý kinh tế mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Hiệuquả kinh doanh càng cao thì khả năng sinh lời của đồng vốn càng lớn, đơn vịcàng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, đầu tư mua sắm máy móc thiết

bị, phương tiện cho kinh doanh, tạo điều kiện cải thiện và nâng cao đời sống cán

bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hệthống các chi tiêu… là cơ sở tiến hành phân tích đánh giá Từ các số liệu thực tế,

số liệu thống kê qua các năm để rút ra kết luận về những ưu khuyết điểm của đơn

vị trong quá trình sử dụng vốn, từ đó đưa ra những giảI pháp nhằm nâng cao và

sử dụng vốn tiết kiệm, đạt hiệu quả cao hơn

2.4 Phân tích khái quát tình hình tài chính

2.4.1 Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư: nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn), là tỉ lệ giữa trị giá tàisản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản Tỷ suất đầu tư cũng là một chỉ

Trang 6

tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khácnhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh

2.4.1.1 Tỷ suất đầu tư tổng quát (tỷ suất đầu tư chung)

Đầu tư tổng quát bao gồm: Tài sản cố định và tất cả đầu tư dài hạn củadoanh nghiệp

Tỷ suất đầu tư Tổng tài sản

2.4.1.3 Tỉ suất đầu tư tài sản cố định:

Đầu tư tài sản cố định là những đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bịnâng cao năng lực sản xuất kinh doanh Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định nói lên mức

độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài, duy trì khối lượng và chất lượng sảnphẩm để tiếp tục giữ thế cạnh tranh, mỡ rộng thị trường

Giá trị tài sản cố định dùng trong tính toán tỷ suất đầu tư thường là theo giátrị ròng của tài sản cố định

TSCĐ và đầu tư dài hạn

Tổng số tài sản

Tỷ suất này luôn nhỏ hơn 1, nó phản ánh tình hình tranh bị cơ sở vậtchất, kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài củadoanh nghiệp

Trang 7

2.4.1.4 Tỷ suất đầu tư dài hạn khác:

Ngoài đầu tư tài chính dài hạn, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận ổn địnhlâu dài, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực khác như: cho vay dài hạn, đầu tư,kinh doanh bất động sản, liên doanh hùn vốn…

Trị giá các khoản đầu tư dài hạn khác

Tỷ suất đầu tư DH = * 100 %

2.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về tình hình tài chính

2.5.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán

Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán bao gồm các chỉ tiêu về tình hìnhcông nợ: các khoản thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chitrả Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sở hữu và đặcbiệt đối với nhà cho vay

Hệ số khái quát (về tình hình công nợ)

Tổng các khoản phải thu

Tình hình thanh toán =

Tổng các khoản phải trả

Nó phản ánh qua hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp chotài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi bù đắp chotài sản dư thừa, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Nếu phần vốn đi chiếm dụng

Trang 8

lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vàosản xuất kinh doanh Ngược lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn.

Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận được, nhưng nợ quá nhiều làmột tín hiệu báo động đối với các nhà đầu tư

2.5.1.1 Các khoản phải thu

Hai chỉ tiêu dùng để xem xét các khoản thu là:

Doanh số bán thiếu

Số vòng quay của các khoản thu =

Các khoản phải thu bình quân

Số ngày thu tiền =

Số vòng quay các khoản phải thuTrong đó, 360 ngày là số ngày của niên độ kế toán Số ngày này có thể khác

đi tuỳ thuộc vào chu kì kinh doanh

Số vòng quay càng cao (tức là số ngày thu tiền càng ngắn) chứng tỏ tìnhhình quản lí và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uytín, thanh toán đúng hạn Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thứcbán hàng mềm nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạng tranh và mởrộng thị trường

Trang 9

Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ cần phải trả trước mắt hoặc trong thờihạn ấn định.

Hệ số thanh toán chung là dạng hệ số thanh toán cân bằng vì vậy trườnghợp tốt nhất là hệ số bằng một Nếu khác đi, dẫn đến hai cực: Thiếu khả năngthanh toán hoặc thừa vốn, gây ứ đọng

2.5.2.1 Hệ số thanh toán vốn lưu động (VLĐ)

Trong tổng số tài sản lưu động bao gồm rất nhiều khoản mục có tính thanhkhoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năngchuyển hoá thành tiền để trả nợ chiếm trong tài sản lưu động (TSLĐ)

Tiền và các chứng khoán ngắn hạn

Hệ số thanh toán vốn lưu động=

Tài sản lưu độngTrong đó, VLĐ= TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán vốn lưu độnglà phần ngân quỹ thường xuyên dùng vàoviệc tài trợ cho các chu kì kinh doanh Nó được thể hiện như là chênh lệch giữatài sản lưu động (TSLĐ) và nợ ngắn hạn Nếu tài sản lưu động thấp hơn nợ ngắnhạn, vốn lưu động sẽ có giá trị âm Tình hình này là đáng lo ngại cho một doanhnghiệp công nghiệp, nhưng thường gặp ở doanh nghiệp thương mại, nơi có tốc

độ hàng hoá tồn kho rất nhanh (dưới 1 tháng) cùng với mức mua chịu của nhàcung cấp tăng Trên thực tế, người ta đã xác định rằng vốn lưu động của mộtdoanh nghiệp công nghiệp chiếm từ 1-3 tháng doanh thu

Trang 10

này lớn hơn hoặc bằng 1 (>= 1) chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tàichính của doanh nghiệp.

Khi các khoản nợ hoặc vay ngắn hạn tăng lên sẽ làm cho hệ số thanh toánhiện hành giảm thấp đi

2.5.2.3 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu độngtrước các khoản nợ ngắn hạn Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đếnhạn là tiền và chứng khoán ngắn hạn

Về nguyên tắc bất kỳ khoản tài sản lưu động nào có khả năng chuyển hoánhanh thành tiền đều nói lên khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắnhạn.Vì vậy, trên tử số của hệ số thanh toán nhanh có thể ghi thêm: các khoảnphải thu, hàng tồn kho nhưng trước tiên phải xem xét thêm hoạt tính của chúngthông qua hai chỉ tiêu:

Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay hàng tồn kho

2.5.2.4 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khả năng thanh toán:

Hệ số thanh toán nhanh = Hệ số thanh toán x Hệ số thanh toán

Trang 11

2.5.3.5 Tăng, giảm vốn lưu động

Vốn lưu động (hoặc vốn lưu động ròng) được tính bằng cách trừ đi phần nợngắn hạn ra khỏi tài sản lưu động

Vốn lưu động = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Sự thay đổi trong = Sự thay đổi trong - Sự thay đổi trong

vốn lưu động tài sản lưu động nợ ngắn hạn

2.6.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữuvốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp.Trong nền kinh tế hiện đạikhi mà các nguồn lực ngày mỗi hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúngngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn baogiờ hết

2.6.1.1 Số vòng quay vốn chung

Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức

là so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Hệ số vòng quay tài sản=

Tổng tài sản

Hệ số vòng quay tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản haynói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu

Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao

2.6.1.2 Số vòng luân chuyển hàng hoá

Còn gọi là số vòng quay kho hay còn gọi là số vòng quay hàng tồn kho làchỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất liệu và chủng loại hànghoá kinh doanh phù hợp trên thị trường Hệ số vòng quay kho là chỉ tiêu đặttrưng, rất thường được sử dụng trong khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Trị giá hàng hoá bán ra theo giá vốn

Số vòng luân chuyển hàng hoá =

Trị giá hàng hoá tồn kho bình quân

360

Số ngày (của 1 vòng) =

Số vòng

Trang 12

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng càng ngắn)càng tốt Tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cungcấp, hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tíndoanh nghiệp.

2.6.1.3 Thời hạn thanh toán

Các chỉ tiêu về thời hạn thanh toán: thời hạn thu tiền, thời hạn trả tiền cũng

là những chỉ tiêu nói lên hiệu quả sử dụng vốn

2.6.1.3.1 Thời hạn thu tiền

Chỉ tiêu thể hiện phương thức thanh toán (tiền mặt, bán thiếu) trong việctiêu thụ hàng hoá công ty

Các khoản phải thu bình quân

Thời hạn thu tiền =

Doanh thu bình quân một ngày

Trong đó

Các khoản phải thu (Đầu kì + Cuối kì)

Các khoản phải thu bình quân =

2

Hệ số trên càng thấp càng tốt; tuy nhiên phải căn cứ vào vào chiến lượckinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểmhay thời kì cụ thể

2.6.1.3.2 Thời hạn trả tiền

Chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, đặt biệt là khoản phải trả cho nhà cungcấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngânsách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kì kinh doanh

Các khoản phải trả bình quân

Thời hạn trả tiền =

Giá vốn hàng bán bình quân ngày

Hệ số này càng cao thì càng thể hiện sự đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác

2.7.1 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Trang 13

Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả củacác quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các tỷ

số về lợi nhuận đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với doanh thuthuần, tổng tài sản có 2 và vốn riêng của doanh nghiệp

2.7.1.1 Hệ số lãi gộp

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn Không tính đến chi phíkinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đếnlợi nhuận Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí bất biến, để đạt lợinhuận

Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế Hệ số lãi ròng hay còn gọi

là lãi suất sinh lời của doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo rabao nhiêu lợi nhuận ròng

Người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận – là tỉ lệ giữa lợi nhuậntrước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ở Việt Nam, tỉ suất lơi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹkhen thưởng, phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

Đối với báo cáo thu nhập của một số nhà nước có sử dụng khái niệm “lợinhuận trước thuế và lãi vay”, một chỉ tiêu về lợi nhuận khác được xem xét:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay =

Lãi vay

Hệ số EBIT nói lên khả năng thanh toán của lợi nhuận khoản trả lãi vay Ýnghĩa cụ thể và đơn giản là: lợi nhuận của doanh nghiệp (hay của một dự án)trước hết phải cao hơn số tiền lãi vay

Trang 14

2.7.1.3 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Hệ số suất sinh lời của tài sản, mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản

lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

Suất sinh lời của tài sản =

ROA Tổng tài sản

Hệ số xuất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và

số vòng quay tài sản Phương trình trên được viết lại như sau:

Suất sinh lời của tài sản ROA = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài sản

Có thể viết công thức ROA theo công thức triển khai như sau:

Lãi ròng x Doanh thu

ROA = Doanh thu Tổng tài sản

Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và

hệ số lợi nhuận càng cao

2.7.1.4 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Hệ số xuất sinh lời của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) mang ý nghĩa mộtđồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu

ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính

Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ FL là chỉtiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

* Tỷ số đòn bẫy tài chính :

Trang 15

Đòn bẫy tài chính càng lớn có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả và ngược lại chính đòn bẫy tài chính lớn

sẽ tác động làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạtđộng giảm và chính nó - với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chínhcủa doanh nghiệp vào kết cục bi thảm

ROA = ROS x số vòng quay tài sản

ROE = ROA x đòn bẩy tài chính

Sơ đồ DuPont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận

( So với doanh thu)

Số vòng quaytổng tài sản

thu

Doanhthu

Tổng tài sản

Trang 16

*Tỷ lệ Nợ /TS: đo lường tỷ lệ % tổng số nợ do những nhà cho vay cungcấp so với tổng giá trị tài sản của công ty Tỷ số này được tính như sau:

Tổng các khoản nợ

Tỷ lệ Nợ /VCSH (D/E) = Tổng VCSH

Trang 17

Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY THUỐC

LÁ CỬU LONG

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Thuốc Lá Cửu Long tiền thân lá Xí nghiệp quốc doanh thuốc láCửu Long, được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1985 bằng quyết định số169/QĐ – UBT của UBND tỉnh Cửu Long trên cơ sở tập hợp các đơn vị sản xuấtthuốc lá điếu của các cơ quan đoàn thể và tư nhân trong tỉnh vào quỹ đạo quản lýcủa Nhà nước

Cơ sở vật chất ban đầu rất khó khăn: nhà xưởng, kho tàng bằng tre lá; sảnxuất hoàn toàn bằng thủ công với hơn 500 lao động và 500.000 đồng tiền vốn.Thế nhưng được sự ủng hộ của khách hàng và người tiêu dùng; sản phẩm củacông ty đã từng bước phát triển chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong tỉnh và cáctỉnh lân cận

Bốn năm sau, nam 1989 công ty tiếp nhận mặt bằng của Xí nghiệp liêndanh nước giải khát và chuyển về địa điểm mới số 4D đường Nguyễn TrungTrực phường 8 thị xã Vĩnh Long Cùng với việc xây dựng và cải tạo lại nhàxưởng có sẵn; bằng nguồn vốn vay công ty đầu tư mua một máy vấn điếu MARK8- MAX 3 công suất 2.500 điếu/phút do Nhật sản xuất Cũng vào thời điểm này

Xí nghiệp quốc doanh thuốc lá Cửu Long được đổi tên thành Nhà Máy Thuốc LáCửu Long bằng quyết định số 2425/QĐ- UBT ngày 29 tháng 12 năm 1989 củaUBND tỉnh Cửu Long

Năm 1990 Nhà Máy đầu tư mua thêm một máy đóng bao mềm U2L doNhật sản xuất tạo thành một dây chuyền vấn điếu đóng bao hoàn chỉnh, đánh dấumột giai đoạn phát triển mới chuyển từ sản xuất hoàn toàn bằng thủ công sangsản xuất bằng máy

Chỉ một dây chuyền sản xuất không đủ cung ứng cho thị trường Vì vậy,năm 1991 cùng với đầu tư máy móc ở phân xưởng chế biến sợi, nhà máy đã đầu

Trang 18

tư mua thêm một dây chuyền vấn điếu- đóng bao thứ 2 Với hai dây chuyền thiết

bị này sản lượng của nhà máy đạt 55- 60 triệu bao/năm vào các năm 91à 93

Năm 1994, người tiêu dùng có xu hướng chhuyển từ bao mềm sang baohộp cứng, máy đóng bao hộp cứng lại không có, sản lượng giảm đáng kể đờisống người lao động hết sức khó khăn Trước tình hình đó nhà máy chủ trươngcải tiến máy đóng bao mềm kết hợp với lao động thủ công để sản xuất sản phẩmhộp cứng Với chất lượng sản phẩm đã được chấp nhận, với uy tín của thươnghiệu nên sản phẩm bao cứng làm ra không khó để đứng vững và phát triển làmtiền đề để nhà máy tiếp tục đầu tư thêm 2 máy đóng bao hộp cứng vào các năm

1994, năm 2000

Ngày 31 tháng 12 năm 2000, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số153/2000/QĐ- TTg chuyển Nhà máy thuốc lá Cửu Long về làm doanh nghiệpthành viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

Các năm sau, sản xuất ngày càng phát triển phải sản xuất liên tục 3 ca kể

cả những ngày nghỉ lễ Vì vậy nhu cầu phải đầu tư thêm máy móc trở nên cấpbách Được chấp thuận của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, năm 2003 công ty

đã đầu tư mua thêm 2 dây chuyền máy vấn điếu- đóng bao hộp cứng nâng nănglực sản xuất theo công bố của Bộ Công Nghiệp lên 88 triệu bao/năm

Theo quyết định số 332/2005/QĐ – TTG ký ngày 06/12/2005 của thủtướng chính phủ.Đầu năm 2006 nhà máy thuốc lá cửu long chuyển thành công tytrách nhiệm hửu hạn một thành viên thuốc lá cửu long trực thuộc tổng công tythuốc lá Việt Nam.Giấy chứng nhận kinh doanh số 54.0.4.000007 do sở kế hoạch

và đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 29/12/2005

3.2 Cơ cấu tổ chức

Ban tổ chức điều hành gồm một giám đốc: Trần Khải Hoàng và

Một phó giám đốc: Nguyễn Quốc Vũ

Phòng tổ chức hành chính: tổ chức, sắp xếp về nhân sự, quản lý văn thư đi,đến, phân phác và lưu trữ công văn

Phòng kế toán- tài vụ: ghi chép vào sổ sách kế toán các nghiệp vụ diễn rahằng ngày, có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính vào cuối kì hay khi cần thiết

Phòng kế hoạch- vật tư: lập kế hoạch, tìm kiếm, kí kết mua nguyên vật liệu

Trang 19

Phòng tiêu thụ: chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và trong quá trìnhtiêu thụ sản phẩm.

Phòng kĩ thuật cơ điện: sữa chữa, bảo trì, vận hành máy móc

Phòng kĩ thuật công nghệ-KCS: chế biến kiểm nghiệm chất lượng thuốc.Phân xưởng chế biến sợi

Phân xưởng máy vấn, máy đóng bao

Kho nguyên liệu

Kết cấu sản phẩm của công ty gồm 2 loại thuốc lá: thuốc lá đầu lọc baocứng 20 điếu, thuốc lá đầu lọc bao mềm 20 điếu Trong mỗi loại có nhiều nhãnhiệu thuốc lá khác nhau để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng mà nhà máy phục

Phòng hànhchính tổ chức

Phòng kỹthuật cơ điện

Phòng KTCN KCS

Phòng tiêu thụ

Kho nguyên liệu

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Trang 20

Quá trình sản xuất theo dây chuyền từ khi nguyên liệu được đưa ở đầu vàođến khi thành phẩm được đóng thùng xuất xưởng bao gồm các giai đoạn sau:

 Chế biến sợi

 Vấn và ghép đầu lọc

 Đóng bao thuốc, hàn kiếng, phong cây, đóng kiện vô thùng

 Phân xửơng chế biến sợi

 Lá thuốc được đưa đến phân xưởng từ kho nguyên liệu sau đó lầnlược qua các khâu:

- Hấp chân không

- Giũ tơi

- Tẩm gia liệu nhằm khắc phục những nhược điểm của nguyên liệu, tăng

độ dẻo của nguyên liệu và tăng vị tự nhiên sau này khi sấy

- Các loại nguyên liệu sau khi tẩm ướt được đưa vào hầm ủ để phối trộnvới nhau theo tỷ lệ nhất định

- Sau đó, thuốc nguyên liệu được đưa vào máy xắt, xắt thành từng sợimỏng

- Sau khi xắt thành sợi trộn đều các loại thuốc đưa vào lò sấy

- Sợi thuốc sau khi sấy đực phun hương trộn điều

- Sau cùng đưa vào máy gia liệu để loại bỏ tạp chất nhằm tránh sự cố khivận hành máy vấn Sau đó, được chuyển sang phấn xưởng máy vấn

 Phân xưởng máy vấn: dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty tương đốitiên tiến so với trình độ máy móc trong nước, tại phân xưởng này khâuvấn thuốc ghép đầu lọc và giấy sáp vang vào điếu thuốc được sử dụng trên

2 máy vấn Trên máy vấn sợi đi từ trên xuống và được hút lên bằng hệthống khí động học, lợi điểm khi hút lên là loại bỏ tạp chất.Công suất máyvấn là 2500 điếu / phút

Sau khi vấn, ghép đầu lọc, dán giấy sáp vàng thuốc điếu được khâu tiếp liệuđưa vào máy đóng bao hàn kiếng, phong cây Công suất của máy là 110 gói/phút

Quy cách điếu thuốc sản xuất:

+ Tổng chiều dài điếu: 84mm

+ Chiều dài đầu lọc: 20mm

Trang 21

+ Chiều dài điếu trắng: 64mm

+ Đường kính điếu: 8,1mm

Đối với loại thuốc đầu lọc bao mềm, sau khi đóng bao hàn kiếng thì đượcphong cây thủ công, đóng thùng nhập kho thành phẩm Đối với loại thuốc đầulọc bao cứng, sau khi đóng bao hàn kiếng chuyển sang máy đóng tút 10 bao, rồiđến đóng thùng nhập kho thành phẩm

Trang 22

3.4 Hiện trạng, kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2005, 2006:

Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm:

3.4.1 Thuận lợi

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính phủ, tình hình kinh tế xãhộI đã có những chuyển biến khả quan Những tháo gỡ và những thay đổi tíchcực trong chính sách quản lí kinh tế đã làm cho tình hình kinh tế nước ta ngàycàng khởi sắc và đi vào thế ổn định, phát triển

Một số vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước có chất lượng tốt thay thếphần lớn vật tư nhập khẩu Bên cạnh đó, công việc mua bán thuận tiện nên khôngphải tồn kho dự trữ nhiều, góp phần cho việc chu chuyển và sử dụng vốn hiệuquả hơn

Trong những năm 1999-2000 ngành sản xuất kinh doanh thuốc lá đã đượcnhà nước quan tâm chỉ đạo rất cụ thể vì nó được xem là ngành kinh doanh rất đặcbiệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng Tuy nhiên, bêncạnh đó nó là ngành đóng góp to lớn đối với ngân sách nhà nước Cụ thể, thủtứơng chính phủ có chỉ thị số 13 về việc sắp xếp và chấn chỉnh lại ngành thuốc

lá Bộ thương mại có thông tư số 30 về việc tổ chức, sắp xếp và chấn chỉnh lạingành thuốc lá, quyết định số 71 của thủ tứơng chính phủ quy định về việc dántem thuốc lá nhằm để chống hàng giả, hàng lậu trốn thuế Từ đó một phần hạnchế được sự thao túng và cạnh tranh không lành mạnh của một số tư nhân núpbóng các cơ quan nhà nước, làm cho thị trường thuốc lá có những chuyển biếnlành mạnh hơn Gần đây, nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách, biện phápnhư: Thông tư 01/2002/TT-BCN hướng dẫn thực hiện nghị định 76/2001/HĐCP

về hoạt động kinh doanh thuốc lá Các biện pháp tăng cường kiểm soát thuốc lálậu tiêu thụ thị trường nội địa … đã góp phần làm môi trường sản xuất kinh tếkinh doanh bình đẳng, ổn định hơn cho các doanh nghiệp ngành thuốc lá

Trang 23

Công nhân có tay nghề cao, làm chủ kỹ thuật, cán bộ quản lí có nhiều kinhnghiệm trong công tác chuyên môn, góp phần vào sự thắng lợi chung của côngty.

Là một trong những doanh nghiệp có mức đóng góp ngân sách cao nhất củatỉnh nên công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên và sự hỗ trợtích cực của ban ngành chức năng trong tỉnh

3.4.2 Khó khăn

Khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm.trong xu thế phát triển chung của xã hội, phần lớn người dân đã ý thức đượcnhững tác hại của việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình, nên vấn

đề về lâu dài việc phát triển ngành thuốc lá là vấn đề khó khăn Mặt khác, tìnhhình kinh tế phát triển, một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao đã chuyểnhướng tiêu thụ những sản phẩm cao cấp hơn trong khi những sản phẩm của công

ty chủ yếu là phục vụ cho đối tượng bình dân

Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn và nghiên cứucòn thiếu nhiều, nguồn vốn đầu tư còn thấp nên chất lượng sản phẩm còn hạnchế, giá thành còn cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thương trường, đặt biệt làđối với các công ty thuốc lá trên thành phố Hồ Chí Minh

Thuốc lá là mặt hàng nhà nước độc quyền quản lý nhưng thực tế, trên thịtrường tiêu thụ thuốc lá bao mang tính cạnh tranh khốc liệt, một mất một còngiữa các đơn vị sản xuất thuốc lá, giữa hàng ngoại nhập lậu và hàng nội địa, giữahàng thật và hàng nhái … Biểu hiện rõ nét trong cạnh tranh là giảm giá bán, tănghình thức khuyến mãi, bán hàng trúng thưởng, thậm chí lèo lách trong hạch toánnhư: giảm giá vật tư nguyên liệu mua đầu vào dưới giá mua thật, nhằm giảm giáđầu ra trên cơ sở giảm giá tiêu thụ đặc biệt Việc này được thực hiện phổ biến ởnhững đơn vị ngoài Tổng công ty có liên doanh sản xuất với tư nhân Vấn đềđược chứng minh là Uỷ ban vật giá chính phủ đã có quy định giá sàn nhưng trênthị trường còn rất nhiều sản phẩm thuốc lá bán ra dưới giá sàn Từ sự cạnh tranhkhông lành mạnh này dẫ đến tình hình tiêu thụ của công ty ngày một khó khănhơn

Nhu cầu về vốn để dự trữ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất luôn luôn làmột áp lực rất lớn đối với đơn vị Thật vậy, trong điều kiện sản xuất kinh doanh

Trang 24

hiện nay ngoài vốn dự trữ nguyên liệu để ổn định sản xuất, còn phải có vốn gối

bán chịu trong khâu lưu thông bán sản phẩm Do đó nhu cầu đảm bảo vốn cho

hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và vốn để đổi mới công nghệ luôn là

một trong những áp lực nặng nề đối với đơn vị trong tình hình hiện nay

3.5 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

VT: đ ngĐVT: đồng ồng

Trang 25

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 giảm(815.035.313 đồng) tương đương với tỷ lệ giảm là 0,2 % Trong đó lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh giảm (395.487.373 đồng) tương đương với tỷ lệ0,1%, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm (202.805.819 đồng) tương đươngvới 0,56%, lợi nhuận khác giảm (132.783.906đồng ) tương đương với 0,92%.Nguyên nhân chủ yếu do công ty quyết toán hai dự án đầu tư, hai dây chuyềnmáy vấn bao và dự án xây kho nguyên liệu Long Hồ, do đó khoản tiền nhàn rổi ởngân hàng Ngoài ra trong năm 2005, công ty tiến hành thanh lý kho cũ nguyênliệu để xây dựng kho mới (nhà kho này mua lại không đúng công năng để dự trữnguyên liệu thuốc lá) làm tăng chi phí khác so với năm 2004 là 469.549.064đồng tương đương với tỷ lệ tăng 820%.Điều này làm cho lợi nhuận khác giảm.Nhưng sang năm 2006 lợi nhuận khác có phần tăng 217.700.027 đồng tươngđương 0,78%, từ đó cho thấy công ty có những biện pháp tích cực hơn cần pháthuy hơn nữa.

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ratrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một kỳ nhất định Đó là mối quantâm hàng đầu của doanh nghiệp bởi lợi nhuận đạt được nhiều hay ít, chịu ảnhhưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí năm 2005 so với 2004 tăng9.420.723.988 đồng tương đương 13,3% Nguyên nhân là do trong năm nguyênliệu thuốc lá tăng liên tục nên giá vốn hàng bán tăng 8.294.448.895 đồng, tỷ lệtăng là 12,5%

Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 766.174.721 đồng tương đương 27,1%chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi phí trong điều kiệnnguyên liệu tăng cao

Chi phí bán hàng giảm 465.801.341 đồng, tương đương 33,7% nguyên nhâncông ty cắt giảm chi phí khuyến mãi theo chủ trương của Tổng công ty thuốc láViệt Nam

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ DuPont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
u Pont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất (Trang 15)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty thuốc lá Cửu Long - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức công ty thuốc lá Cửu Long (Trang 19)
Sơ đồ 2:Quy trình công nghệ - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Sơ đồ 2 Quy trình công nghệ (Trang 21)
Bảng 3: Bảng phân tích phần nguồn vốn - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Bảng 3 Bảng phân tích phần nguồn vốn (Trang 29)
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình thanh toán - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Bảng 6 Bảng phân tích tình hình thanh toán (Trang 35)
Bảng 7: Bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Bảng 7 Bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận (Trang 39)
Bảng 9: Bảng thống kê thiết bị - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Bảng 9 Bảng thống kê thiết bị (Trang 45)
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w