Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀ NẴNG – NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .104 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGRIBANK VN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AGRIBANK CN ĐN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Chi nhánh Đà Nẵng BCTĐ : Báo cáo thẩm định BCTĐCV : Báo cáo thẩm định cho vay CBCNV DN : Cán bộ công nhân viên doanh nghiệp CBCNV NN : Cán bộ công nhân viên nhà nước CBTD : Cán bộ tín dụng CBTĐ : Cán bộ thẩm định CBHT : Cán bộ hưu trí CN : Cá nhân CVTD : Cho vay tiêu dùng HGĐ : Hộ gia đình KH : Khách hàng NH : Ngân hàng NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại PA : Phương án TCTD : Tổ chức tín dụng TD : Tín dụng TPTD : Trưởng phòng tín dụng TS : Tài sản UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng 52 2.2 Dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng 54 2.3 Kết quả tài chính của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng 56 2.4 Số lượng vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng 58 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng 59 2.6 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích cho vay 61 2.7 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thẩm định cho vay tiêu dùng 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 2008 đến nay, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng nên các Ngân hàng tìm mọi cách để cho vay với khả năng tối đa. Các NHTM đã tìm kiếm đủ cách và đang tự xoay xở để đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng, tìm kiếm đối tượng để cho vay, vận dụng các loại tín dụng, đặc biệt đã tăng cường khai thác kênh cho vay tiêu dùng để đầu tư vốn có hiệu quả. Trong đó, công tác thẩm định đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng tín dụng tại các NHTM. Thực trạng hiện nay, các NHTM nhà nước nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Agribank CN Đà Nẵng) nói riêng lâu nay chỉ chú trọng đến tín dụng bán buôn là chủ yếu, cho vay tiêu dùng chỉ mới bắt đầu, kinh nghiệm về lĩnh vực này chưa nhiều nên công tác quản lý, điều hành hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần hoàn thiện hơn nữa nhất là công tác thẩm định trước khi cho vay để đưa ra quyết định hợp lý, hạn chế rủi ro như: chưa nắm bắt chính xác thông tin về khách hàng vay, hạn chế trong thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị 1 thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý . Với thực tế nêu trên, việc nghiên cứu và đánh giá về thực trạng công tác thẩm định cho vay tiêu dùng từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, những kiến nghị phù hợp nhằm đánh giá, ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay tiêu dùng tại Agribank CN Đà Nẵng là vô cùng cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thẩm định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng và đánh giá công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác này. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thẩm định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại có những đặc điểm gì? - Công tác thẩm định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại gồm những vấn đề gì? - Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng? - Cần làm gì để hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng. 2 * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Công tác thẩm định trước khi cho vay tiêu dùng (không nghiên cứu đối với hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp và cho vay qua thẻ). - Về không gian: Tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng. - Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở thu thập thông tin, khai thác số liệu từ văn bản, các báo cáo tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, thông tin từ tài liệu tham khảo, từ những tài liệu trên internet . Tác giả đã vận dụng một số các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, miêu tả, tổng hợp; phương pháp so sánh: cơ sở dữ liệu, tỷ trọng, cơ cấu; phương pháp phân tích số liệu, phương pháp đánh giá, đối chiếu với công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về thẩm định cho vay tiêu dùng của NHTM và gắn với việc phân tích thực trạng để đánh giá công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác này tại Chi nhánh. - Đề xuất các giải pháp thực tế nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, giúp ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, tổng quan tài liệu, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận cơ bản về thẩm định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. 3 - Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng. 8. Tổng quan tài liệu Có thể nói, tín dụng luôn là đề tài được bàn luận sôi nổi nhất khi đề cập đến lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Vì mục tiêu lợi nhuận, một trong những tiêu chí hàng đầu đặt ra đối với các TCTD là đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng. Trong đó, công tác thẩm định cho vay đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng tín dụng tại các NHTM. Vì vậy, trong thời gian qua, có nhiều đề tài nghiên cứu về các chủ đề nâng cao chất lượng tín dụng, công tác thẩm định đối với cho vay dự án, vay doanh nghiệp tại Ngân hàng như: - Đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum” do học viên Nguyễn Phi Sơn thực hiện, hoàn thành năm 2013. - Đề tài “Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng” do học viên Đỗ Thị Thùy Trang thực hiện, hoàn thành năm 2011. - Đề tài “Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” do học viên Trần Thị Thu Hà thực hiện, hoàn thành năm 2011. Một số kết quả nghiên cứu: - Trong phạm vi đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum” do học viên Nguyễn Phi Sơn thực hiện, thông qua việc sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp phân tích, thống kê mô tả, so sánh, tác giả đã phân tích, làm rõ, đánh giá được thực trạng công tác thẩm 4 định dự án đầu tư, nêu ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư tại VCB Kon Tum. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư để phục vụ hoạt động cho vay với mong muốn đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu của mình vào chiến lược phát triển của VCB Kon Tum nói riêng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung. Như vậy, với nghiên cứu của đề tài này, tác giả đã có cách tiếp cận khá hệ thống, đi sâu vào nghiên cứu hoạt động thẩm định đầu tư theo các nội dung như thẩm định tiêu chuẩn 6C, CAMPARI, theo thành phần tại phạm vi Chi nhánh VCB Kon Tum, đây là điều mà tác giả kế thừa cách tiếp cận này để nghiên cứu trong luận văn này. Tuy nhiên vì đối tượng nghiên cứu của học viên Nguyễn Phi Sơn là lĩnh vực thẩm định các dự án trung và dài hạn trong khi chưa có một nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực tín dụng đang được các ngân hàng quan tâm mở rộng hiện nay là tiêu dùng. - Trong nghiên cứu về các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Agribank TP Đà Nẵng, học viên Đỗ Thị Thùy Trang từ những phân tích về hoạt động cho vay tiêu dùng đã chỉ ra những thành quả, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay tiêu dùng. Cụ thể: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay tiêu dùng: + Agribank Đà Nẵng chưa chú trọng đến thị trường bán lẻ mà chỉ tập trung ở thị trường bán buôn. + Tình hình kinh tế phát triển không ổn định đã làm cho khả năng tài chính của khách hàng bị suy giảm khá nhiều làm cho tâm lý người vay không dám nghỉ đến việc đi vay để thõa mãn nhu cầu tiêu dùng. + Chủ trương, chính sách của Nhà nước năm 2008 là thắt chặt tiền tệ nên việc cho vay tiêu dùng không có nhiều cơ hội phát triển. Khách hàng tiềm năng chưa được khai thác. Những thành quả: 5 + Đã có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay tiêu dùng, dư nợ tăng trưởng qua các năm và đang có xu hướng tăng lên trong năm tới. + Agribank Đà Nẵng đã ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay một số sản phẩm cho vay tiêu dùng. + Agribank Đà Nẵng đã thực hiện cho vay tiêu dùng đối với một số cán bộ công nhân viên của các cơ quan, đơn vị làm ăn có hiệu quả. Những hạn chế: - Mức CVTD của Chi nhánh dựa trên giá trị tài sản đảm bảo còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng mà chi nhánh còn đơn điệu, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống, chưa được chú trọng phát triển sản phẩm mới. - Quy chế cho vay tiêu dùng chưa phù hợp, Agribank Đà Nẵng với thế mạnh của mình nên chỉ chú trọng thị trường bán buôn, quy chế cho vay tiêu dùng nhưng chủ yếu là rập khuôn từ quy trình cho vay bán buôn sang nên vẫn còn nhiều hạn chế. - Chất lượng tín dụng của các khoản vay tiêu dùng chưa cao.Tỉ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng vẫn ở con số là 2% và dư nợ xấu chỉ phát sinh đối với hình thức cho vay CBCNV không có bảo đảm bằng tài sản. Thực tế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan song phải khẳng định khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. - Dư nợ CVTD của chi nhánh vẫn còn thấp. Nguyên nhân: Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức và có các chủ trương cụ thể, chính xác về phát triển cho vay tiêu dùng; Công tác tiếp thị marketing, xây dựng và củng cố thương hiệu chưa tốt; Hệ thống thông tin còn hạn chế, Môi trường kinh tế, văn hóa và xã hội. Với nghiên cứu này, học viên Đỗ Thị Thuỳ Trang đã tiếp cận vấn đề được quan tâm hiện nay trong cho vay là cho vay tiêu dùng, đã đưa ra được các giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùng 6 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG LUẬN. triển Nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn