1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

80 566 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 691,03 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với số lượng và quy mô đầu tư tăng nhanh, thông thường các dự án đầu tư

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với số lượng và quy mô đầu tư tăng nhanh, thông thường các dự án đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn, quá khả năng đầu tư của chủ dự án Vấn đề cung ứng vốn cho nền kinh tế nước ta đang là một đòi hỏi lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng đối với các chủ đầu tư cho nên nhu cầu thẩm định các dự án đầu tư ngày càng gia tăng tại ngân hàng

Trên thực tế trong nhiều năm qua kể từ khi bắt đầu có sự đổi mới về kinh tế, nhiều cơ quan nhất là các cơ quan tư vấn và đầu tư đã lập và trình duyệt hàng trăm dự án đầu tư bằng vốn vay nước ngoài Do đó chúng ta đã có một kinh nghiệm quý báu ở bước đầu giúp cho việc hoàn chỉnh dần cả về phương pháp luận lẫn thực hành để công tác thẩm định ngày càng phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước

Tuy nhiên, đến nay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn một số những tồn tại nhất định, tỷ trọng các dự án xin vay của các doanh nghiệp nhà nước còn rất lớn và hầu như chủ yếu, các thành phần kinh tế khác chưa được coi trọng, bên cạnh đó vẫn còn hình thức cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp quốc doanh và do vậy đã phần nào làm giảm hiệu lực của công tác thẩm định

Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài bài viết của mình với nội dung: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam"

Kết cấu bài viết gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, khóa luận gồm 3 chương:

Trang 2

Chương I: Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương II: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm còn ít và cũng như công tác ngân hàng đòi hỏi tính bí mật cao nên những vấn đề nêu ra trong bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để cho bài viết này của em được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cám ơn THS Nguyễn Thị Việt Hoa - Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Ngoại Thương và các cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong thời gian em viết bài viết này./

CHƯƠNG I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Trang 3

I Một số vấn đề lý luận về thẩm định dự án đầu tư: 1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư:

Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích một loạt vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án Việc thẩm định nhằm tránh thực hiện đầu tư các dự án kém hiệu quả không phù hợp với qui hoạch và những qui định của pháp luật, chính sách từng giai đoạn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đỗng thời cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư tốt

Công tác thẩm định dự án thường xem xét ảnh hưởng của dự án về tài chính (ngân sách), kinh tế và phân phối thu nhập Kết quả của việc thẩm định được sử dụng làm căn cứ để ra các quyết định quản lý Do đó, chất lượng của công tác thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các quyết định quản lý Nếu chất lượng công tác thẩm định thấp, cũng có nghĩa là cho phép cả những dự án kém khả thi đi vào triển khai thực hiện và do đó có thể làm tăng tỷ lệ đổ bể của các dự án

Toàn bộ quá trình thẩm định thường là rất phức tạp, có tính liên ngành, đòi hỏi sự hợp tác, liên kết của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, môi trường mới có thể tiến hành thực hiện có kết quả

Do liên quan đến nhiều giai đoạn nên việc thẩm định các khía cạnh của dự án sẽ được tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào Nếu giai đoạn soạn thảo thì do các nhà lập dự án thẩm định Song có một số dự án hình thành xong, phân tích các khía cạnh nêu trên phải được tiến hành nghiêm túc và khách quan, để trên cơ sở đó ra quyết định chứ không phải ngược lại, chỉ là hình thức để chứng minh cho quyết định đã có Chính vì vậy cơ quan tư vấn hoặc chuyên gia được giao trách

Trang 4

nhiệm thực hiện công việc thẩm định, công việc thẩm định không thể là người của dự án

2 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với đầu tư tín dụng Ngân hàng:

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, công tác thẩm định dự án chưa được quan tâm đúng mức Nó chưa được coi là một trong những công cụ quan trọng để thu hút khách hàng, tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, có hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng ứ đọng vốn của ngân hàng Việc ngân hàng cần phải quan tâm hàng đầu là thẩm định dự án đầu tư tạo đIều kiện cho đầu tư tín dụng ngân hàng phát triển Để làm được điều này Ngân hàng đang có những hoạt động nghiên cứu để tìm ra cách giải quyết

Phải thấy được thẩm định dự án đầu tư có vai trò hết sức quan trọng Nếu thẩm định sai lệch có thể hoặc là bỏ lỡ cơ hội tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, hoặc là gây thất thoát nghiêm trọng nhiều khi dẫn đến phá sản Nhất là tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong những năm vừa qua có chiều hướng giảm sút Theo số liệu thống kê đầu tháng 11 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam tỉ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt nam là 13,6 %, tương ứng 14,000 tỷ đồng tăng gấp đôi so với cùng kỳ này năm trước Vì sao nợ quá hạn ngân hàng ra tăng? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân đó là: do công tác thẩm định dự án đầu tư chưa được thực hiện một cách đúng mức Để đầu tư tín dụng ngân hàng có hiệu quả thì việc thẩm định dự án đầu tư phải được đặt lên hàng đầu

Đối với một dự án có vốn đầu tư càng lớn thì việc thẩm định lại càng quan trọng, nếu không “cái giá” phải trả cho những “sai lầm” bắt nguồn từ việc thẩm định để đi đến những quyết định đầu tư “không đúng đắn” tỷ lệ thuận với “quy mô” đầu tư

Trang 5

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại Họat động này mang lại lợi ích cho hoạt động ngân hàng nhưng nó lại chứa nhiều rủi ro, tín dụng trong ngân hàng chủ yếu là trung và dài hạn, cho vay dự án có thời gian dài số vớn lớn, cho nên yếu tố rủi ro lại càng lớn

Vì vậy, đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam công tác thẩm định dự án trước khi cho vay có vai trò vô cùng quan trọng

Với tư cách là người thẩm định dự án, ngân hàng quan tâm nhất là việc an toàn vốn Ngân hàng chỉ ra quyết định đầu tư khi biết chắc dự án làm ăn có hiệu quả và việc hoàn trả nợ được thực hiện đúng thời hạn với mức lãi suất hiện hành của ngân hàng

Bên cạnh việc đưa ra những quyết định chính xác về tính khả thi và hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra đối với dự án, công tác thẩm định dự án đầu tư còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay và thời điểm bỏ vốn đầu tư cho dự án Công tác thẩm định giúp ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không? Nếu đầu tư thì đầu tư thế nào với mức bao nhiêu? Đảm bảo an toàn khi sử dụng vốn, giảm nợ khó đòi và nợ quá hạn

3 Nội dung chính trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng – Thẩm định tài chính:

Trình tự thẩm định của một dự án đầu tư bao gồm rất nhiều công đoạn, bắt đầu từ việc thẩm định sơ bộ cho đến việc thẩm định chính thức, thẩm định luận chứng kinh tế kỹ thuật, thẩm định dự án về phương diện thị trường, thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật, thẩm định tài chính Trong các giai đoạn

này, thẩm định tài chính giữ vai trò quyết định khả thi trong đầu tư tín dụng

Trang 6

ngân hàng, là một giai đoạn hết sức quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư

3.1 Khái niệm về thẩm định tài chính:

Thẩm định tài chính là việc xem xét tính hiện thực của dự án tạo cơ sở để ra quyết định đầu tư Xem xét tính hiện thực của dự án về các mặt kinh tế tài chính là xem xét tất cả các điều kiện kinh tế tài chính được áp dụng vào dự án như nguồn tài chính, thị trường, giá cả, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi phí

Xem xét tính hiệu quả của dự án là xem xét lợi ích của dự án và sự tương xứng của nó với các chi phí bỏ ra

3.2 Ý nghĩa của thẩm định tài chính đối với ngân hàng:

Sự an toàn và sinh lời của đồng vốn là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng Với một dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng thì bên cạnh việc thẩm định về các chỉ tiêu kỹ thuật, phương diện tổ chức, thẩm định tài chính được ngân hàng đặc biệt coi trọng Nó quyết định đến việc có cho vay vốn để đầu tư vào dự án đó hay không

Thẩm định dự án giúp ngân hàng xác định tổng vốn đầu tư, nguồn cung cấp khả năng sinh lời, khả năng trả nợ, thời gian hoạt động của dự án Căn cứ vào các chỉ tiêu và bằng phương pháp so sánh, phương pháp triệt tiêu rủi ro, hay phân tích độ nhậy của dự án mà đi đến kết luận dự án có khả thi hay không ? Ngân hàng có thể cho vay hay không ? Cho vay với số lượng bao nhiêu? Với lãi suất- thời hạn như thế nào ?

Phân tích đánh giá kinh tế dự án đầu tư là nhiệm vụ cần thiết và hết sức quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư Đây là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn đòi hỏi phải có cơ sở lý luận và phương pháp khoa học

Trang 7

3.3 Phương pháp thẩm định tài chính:

Thẩm định tài chính hay là quá trình phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối liên hệ bên trong và bên ngoài các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Có nhiều phương pháp phân tích tài chính Trên thực tế thường sử dụng phương pháp phân tích và so sánh tỷ lệ

3.3.1 Phương pháp so sánh:

Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, là phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hay số tương đối, hoặc số bình quân, nội dung so sánh bao gồm :

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng biến đổi về tài chính Đánh gía sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

3.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Trang 8

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để xem xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh tỷ lệ với giá trị các tỷ lệ tham chiếu Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cầu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời

3.4 Nội dung chủ yếu của thẩm định tài chính:

3.4.1 Thẩm định về vốn và nguồn vốn cho dự án đầu tư: * Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

Việc xác định đúng tổng vốn đầu tư đối với một dự án là hết sức quan trọng nó phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra Điều này ảnh hưởng đến quá trình thẩm định tài chính nếu tổng vốn đầu tư sai

Nếu tính toán vốn quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất tính hiện thực của dự án Chủ đầu tư sẽ khó thực hiện được quá trình đầu tư Và ngân hàng sẽ không chấp nhận một dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư quá lớn mà lợi ích thu về chỉ ở mức thấp Hoặc nếu chủ đầu tư tính tổng vốn quá thấp để tăng tính khả thi cho dự án thì ngân hàng cũng không chấp thuận cho vay vốn khi đã qua quá trình thẩm định tài chính

- Vốn đầu tư xây lắp: Vốn đầu tư xây lắp thường được ước tính trên cơ sở khối

lượng công tác xây lắp và đơn giá xây lắp tổng hợp Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của suất vốn đầu tư được áp dụng so với kinh nghiệm đúc kết từ các dự án hoặc loại công

tác xây lắp tương tự

Trang 9

- Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị, kiểm tra giá mua và chi phí

vận chuyển, bảo quản theo quy định của nhà nước về giá thiết bị, chi phí vận chuyển, bảo quản cần thiết

- Vốn kiến thiết cơ bản khác: Các khoản mục chi phí này cần được tính toán

kiểm tra theo quy định hiện hành của nhà nước

- Trong thực tế ngoài các yếu tố về vốn đầu tư nêu trên còn chú ý một số nội dung chi phí cần kiểm tra

+ Nhu cầu vốn lưu động ban đầu(đối với dự án xây dựng mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ xung (đối dự án mở rộng bổ xung thiết bị) để dự án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường

+ Chi phí thành lập: Gồm các chi phí để mua sắm các vật dụng cần thiết không phải tài sản cố định và các chi phí để hoạt động ban đầu

+ Chi phí lãi vay NH trong thời gian thi công của các dự án đầu tư xây dựng mới và chủ dự án không có nguồn trang trải thường được tính luôn vào chi phí đầu tư để khi dự án đi vào hoạt động mới hoàn trả

Phân bổ vốn theo chương trình tiến độ đầu tư cũng rất cần thiết đặc biệt đối các công trình có thời gian xây dựng dài Riêng các công trình đầu tư bằng vốn tín dụng NH nên phân bổ tiến độ bỏ vốn theo quý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành vốn NH

* Thẩm định về cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn:

Phân tích cơ cấu vốn: cơ cấu vốn thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu

tư cho thiết bị cao hơn xây lắp Đối các dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng tỷ lệ đầu tư thiết bị cần đạt được là 60 % Tuy nhiên phải hết sức linh hoạt theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng dự án

-Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ của dự án để có cơ sở quy đổi tính toán hiệu quả Nên

Trang 10

phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định nguồn vốn ngoại tệ thích hợp đáp ứng cho nhu cầu dự án

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn: Từ thực tế hiện

nay nhiều dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, khi thẩm định chỉ tiêu này cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ từng nguồn vốn

Một dự án có sức thuyết phục cao khi chủ dự án huy động vốn từ bên ngoài không quá 50% tổng số vốn đầu tư cho dự án Đối Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam chỉ đầu tư số vốn còn lại sau khi doanh nghiệp đã huy động hết nguồn vốn của họ cũng như các nguồn có khả năng huy động được

- Căn cứ vào thực tế việc đầu tư hiện nay cần quan tâm các loại nguồn: + Vốn tự bổ sung của doanh nghiệp

3.4.2 Đánh giá khả năng sinh lời của dự án:

Mức sinh lời của dự án được xác định trên cơ sở so sánh giá trị lợi ích thu được với chi phí bỏ ra

Thu nhập của dự án: Là mức chênh lệch tuyệt đối giữa doanh thu hoạt động của

dự án với toàn bộ các chi phí cần thiết để xây dựng vận hành dự án và các chi phí khác của chủ đầu tư liên quan tới khai thác dự án

Trang 11

Chi phí đầu tư ban đầu hàng năm được xác định theo nguyên lý thu hồi Vốn thu hồi chia làm hai bộ phận:

- Các khoản khấu trừ - Khấu hao tài sản cố định

Sử dụng chỉ tiêu thu nhập của dự án cho thấy quy mô lợi ích của dự án nói chung đối chủ dự án nhưng không nói rõ mức sinh lợi của vốn đầu tư (giá trị lợi ích nhận được từ một đồng vốn đầu tư vào dự án)

Tỷ suất sinh lợi của dự án (Suất thu lợi) :

Suất thu lợi là tỷ số tiền lợi thu được trong một thời đoạn hoạt động của dự án so với các chi phí đầu tư ban đầu

Dự án khả thi tức là dự án có giá trị tương đương của các khoản thu nhập trong thời đoạn phân tích tại thời điểm bắt đầu vận hành dự án phải lớn hơn số vốn ban đầu bỏ ra

Tuy nhiên người ta vẫn có thể thực hiện dự án với một sự ưu đãi nào đó về nghĩa vụ tài chính nếu như dự án có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành hoặc nền kinh tế quốc dân nói chung

KHẢ NĂNG HOÀN VỐN BIỂU THỊ BẰNG CHỈ TIÊU THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ VÀ THỜI GIAN TRẢ VỐN VAY

+ Thời gian hoàn vốn đầu tư:

Để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư ban đầu có thể xác định theo trình tự sau: - Xác định vốn huy động và lãi sử dụng vốn tính đến thời điểm đưa dự án vào hoạt động

- Thu nhập trước và sau thuế của dự án hàng năm, xác định giá trị quy đổi của các khoản thu nhập hàng năm tại thời điểm đưa dự án đi vào hoạt động

- Tổng luỹ tiến của các giá trị quy đổi của các khoản thu nhập

Trang 12

- Xác định thời gian thu hồi vốn ban đầu từ kết quả cân đối giữa vốn đầu tư với tổng luỹ tiến thu nhập quy đổi tương đương với giác độ chung của dự án và chủ đầu tư Người ta cũng tính cho 2 trường hợp trước thuế và sau thuế Như vậy cũng sẽ nhận được 2 giá trị, thời gian thu hồi trước thuế và thời gian thu hồi sau thuế

Về nguyên tắc, vốn đầu tư hàng năm cần quy đổi về thời điểm đưa dự án vào hoạt động tức là có tính tới thiệt hại do ứ đọng vốn trong thời gian xây dựng

Thời gian hoàn trả vốn vay được xác định tương tự như đối với xác định thời gian hoàn trả toàn bộ vốn đầu tư ban đầu nhưng xác định thích ứng với lượng vốn đi vay, tức là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả số vốn đi vay từ thu nhập nhận được do hoạt động của dự án

Trang 13

Đánh giá khả năng trả nợ không những cho thấy mức độ tin cậy của dự án về mặt tài chính mà còn là điều kiện để ngân hàng, các tổ chức tài chính xem xét tài trợ cho dự án Đây là chỉ tiêu quan trọng được các nhà tài trợ tài chính đặc biệt quan tâm

3.4.3 Đánh giá mức độ an toàn của dự án đầu tư:

Điểm hoà vốn là một chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng khai thác dự án (khối lượng sản phẩm, thời gian vận hành ) mà với giá trị ấy tổng luỹ kế thu nhập bằng tổng luỹ kế chi phí, tức là khi đạt được giá trị này dự án sẽ có khoản thu nhập đủ bù đắp khoản chi phí bỏ ra

Điểm hoà vốn nói lên mức độ khai thác dự án cần thiết theo chỉ tiêu đặc trưng để đảm bảo thu hồi vốn và nếu vượt quá giới hạn đó thì tình trạng sẽ tốt hơn hoặc xấu đi tuỳ thuộc vào chỉ tiêu được lựa chọn đặc trưng cho mức độ khai thác dự án Thông thường người ta xác định điểm hoà vốn theo khối lượng sản phẩm hay mức huy động năng lực sản xuất

Điểm hoà vốn được xác định: X=f/(P-V)

X: khối lượng sản xuất hàng hoá (sản phẩm) cần phải sản xuất và tiêu thụ tại điểm hoà vốn

f: các khoản chi phí cố định P: giá bán một đơn vị sản phẩm

V: chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm

Xác định điểm hoà vốn với công thức trên đã được đơn giản hóa với một số quy ước:

- Toàn bộ khối lượng sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hoàn toàn - Các khoản chi phí cố định bằng nhau với mọi quy mô sản xuất - Các khoản chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất - Giá cả sản phẩm hoàn toàn ổn định trong suốt thời gian hoạt động

Trang 14

Điểm hoà vốn đạt được ở các trị số càng nhỏ càng tốt tức là khả năng hoàn vốn càng chắc chắn hơn Điểm hoà vốn phụ thuộc chi phí biến đổi và giá tiêu thụ sản phẩm Để xác định điểm hoà vốn cần tính đến sự biến đổi của các yếu tố bên trong cả thời kỳ vận hành dự án

Phân tích đánh giá kinh tế - tài chính dự án đầu tư là nhiệm vụ cần

thiết và hết sức quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư đối với tất cả các chủ đầu tư Với phương châm từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô và thực hiện chính sách mở cửa việc đổi mới quản lý hoạt động đầu tư nói chung và công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng trong đó việc lập thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư được coi là một hoạt động trọng yếu là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt Vì vậy để có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá, phân tích dự án một cách đầy đủ và hoàn hảo là một vấn đề hàng đầu luôn đặt ra cho chủ đầu tư cũng như phía Ngân hàng

II Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

1 Quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Được thành lập vào ngày 26 - 4 - 1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng quốc lập duy nhất hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt Nam, là một trong bốn Ngân hàng thương mại và đầu tư phát triển lớn nhất ở Việt Nam Nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng lúc này là Ngân sách Nhà nước cấp phát và được sử dụng cho các công trình xây dựng cơ sở kỹ thuật cho nền kinh tế

Trang 15

Trong giai đoạn 1957-1980 Ngân hàng góp phần lớn cho việc xây dựng đất nước Chính sách của ngân hàng là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản cho tất cả các lĩnh vực thuộc nhà nước từ nguồn vốn của ngân sách

Năm 1981 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bằng “cấp phát”, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kế hoạch của nhà nước Ngân hàng cho vay không lãi nhưng Ngân hàng lại thu lãi phần khấu hao

Đến năm 1990 sau pháp lệnh Ngân hàng, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển sang hai cấp Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng Thương mại Cũng trong giai đoạn này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập theo luật doanh nghiệp và được coi là một doanh nghiệp nhà nước

Từ năm 1995, Ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Việt nam đựơc phép kinh doanh đa năng, tổng hợp như Ngân hàng Thương mại chủ yếu phục vụ trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển Ngân hàng có chức năng huy động vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn, từ mọi nguồn trong nước và ngoài nước của các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư thuộc các thành phần kinh tế để cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội Ngân hàng tập trung kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong các lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư và phát triển, đại lý và được uỷ thác phục vụ đầu tư và phát triển kinh tế xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của Chính phủ, của các Ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng trong nước và

Trang 16

quốc tế, của các tổ chức kinh tế, xã hội đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại

Bắt đầu năm 1997 là năm đầu tiên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động theo mô hình và điều lệ Tổng Công ty Nhà nước Dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thử thách, mức tăng trưởng hoạt động trong năm qua của ngân hàng đạt 15% trên tài sản, đưa Tài sản có/ Tài sản nợ lên 20.549 tỷ VND Cùng trong năm đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã tiến hành những bước cơ bản trong chuẩn bị cho quá trình hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới Ngân hàng đã tiếp nhận Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước về hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý rủi ro, quản lý vốn và ngân quỹ qua hệ thống thông tin quản lý Về lĩnh vực thanh toán, kế toán và công nghệ thông tin, Ngân hàng đã triển khai dự án Hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ

Ngoài ra với sự giúp đỡ về tài chính của chính phủ Hà Lan, từ năm 1996 đến nay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam được kiểm toán quốc tế do Công ty Price Waterhouse Coopers thực hiện (kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 1996 đến nay) và xác nhận “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là tổ chức tín dụng lành mạnh, đủ tin cậy” Qua báo cáo kiểm toán hàng năm của Công ty kiểm toán Price Waterhouse Coopers cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và phát triển Việc hiện đại hoá ngân hàng là một trong những kế hoạch nhằm củng cố vị trí của ngân hàng trên thị trường

Trong năm 2001, 2002 và các năm kế tiếp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín trên thị trường bằng chất lượng tín dụng, và hiện tại với mức nợ quá hạn dưới 3% nhằm bảo đảm an toàn cho hệ

Trang 17

thống tín dụng ngân hàng Để tạo ra nền vốn ổn định và vững chắc, đảm bảo thanh toán nhanh trong mọi trường hợp, Ngân hàng đã chú trọng các hình thức huy động từ các nguồn dân cư, tổ chức kinh tế và vốn nước ngoài, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất

2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt, Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc; Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của Ngân hàng; Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước thống đốc Ngân hàng nhà nước và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Sau đây là sơ đồ hệ thống Ngân hàng và sơ đồ các phòng ban tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Trang 18

Ban kiểm soát

Supervision to the BOD

Các sở giao dịch vμ các chi nhánh ngân hμng đầu t− vμ phát triển tỉnh, thμnh phố

Transaction Offices and Branches at Provices and Cities

Sơ đồ tổ chức hệ thống ngân hμng đầu t− vμ phát triển Việt nam

BIDV's organization chart

Departments at the Head Office

Các công ty chuyên doanh

Trang 19

Phòng Ban kiểm soát

Credit Dept No 1Finance & Accounting Dept.

Banking Capital - Business

Dept.Administration Office

Credit Dept No 2International Settlement

Dept (Trade Finance)Internal Banking Dept.Human Resources Dept.

Credit Dept No 3Payment CentreSecurities Dept.Training Dept.

Credit Dept No 4Risk Information &

Prevention Dept.Agent Banking Services Dept.Wages - Emulation Dept.

Phòng Pháp chế - Chế độ

Credit Dept No 5Hardware Dept.Property Development Co.Legal Dept.

Guarantee Dept.Software DeptFinancial Leasing Co.Public Relation Dept.

Ban tổng giám đốc

Board of Management

Sơ đồ tổ chức ngân hμng đầu t− vμ phát triển trung −ơng

Organization chart at the BVID head office

Hội đồng quản trị

Board of Director

Trang 20

3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây:

Quản lý vốn được coi như là một trong những chính sách chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong chiến lược phát triển của toàn hệ thống ngân hàng Với tôn chỉ hoạt động của ngân hàng nguồn vốn trong nước là yếu tố quyết định và sống còn, các nguồn vốn vay nước ngoài là quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam đã huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, từ dân cư, các thành phần kinh tế và các nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế Với các hình thức tổ chức khác nhau cũng như các nguồn vốn trong nước, ngân hàng đã tạo ra các nguồn cho vay dài hạn cho việc đầu tư và phát triển

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, đặc biệt là hoạt động cho vay trung và dài hạn đã trở nên rất quan trọng và luôn luôn giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Nguồn vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đặc biệt tín dụng Ngân hàng góp phần giúp cho khu vực kinh tế quốc doanh đứng vững và phát triển, giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia

Trong năm 2001, ngân hàng đã cung cấp tài chính cho các dự án quốc hữu hoá quan trọng Tổng số vốn cho vay lên đến 15.939 tỷ đồng tăng 27% so với năm 1999

Trang 21

Ngay sau 3 năm đầu tiên triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã ký kết hơn 20 hợp đồng khung với các ngân hàng quốc tế có danh tiếng Các hoạt động tài chính này đã dần dần khẳng định tầm quan trọng trong các hoạt động tín dụng quốc tế của Ngân hàng, đa dạng hoá các nguồn lợi nhuận làm tăng vốn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong việc nhập khẩu máy móc và thiết bị

Dưới đây là bảng tóm tắt tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam :

BẢNG1: TÓM TẮT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 1994 - 2001

Đơn vị: Tỷ đồng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Trang 22

Như vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Qua bảng kết quả tình hình tài chính trong một số năm qua tăng cao cho thấy Ngân hàng vẫn kiên trì theo đuổi chính sách đa dạng hoá các hình thức huy động và sử dụng vốn

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn coi hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của mình, lấy khách hàng trong lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh là chủ yếu Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần mở rộng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để có được điều này công tác thẩm định dự án đầu tư phải được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay phần lớn dưới dạng tín dụng trung và dài hạn do vậy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tập trung vốn cho các dự án trọng điểm như ngành vật liệu xây dựng, ngành mía đường, xi măng , dự án có hiệu quả cao theo các mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước Bên cạnh đó ngân hàng còn đảm bảo cho những khoản vay để nhập khẩu thiết bị, đảm bảo cho các nhà thầu trong việc xây dựng ở Việt nam, thực hiện hợp đồng trả trước và đảm bảo chất lượng công trình

Mối quan hệ hợp tác giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới vẫn không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, giao dịch như thanh toán quốc tế, tiền gửi, hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, giao dịch ngoại tệ, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo Kết quả hoạt động trong năm 2001 đã được thể hiện qua các con số sau:

Trang 23

* Ngân hàng giao dịch: 500

* Hợp đồng hạn mức tín dụng ngắn hạn: 24 * Hợp đồng hạn mức tín dụng trung & dài hạn: 5

* Có Tài khoản có tại các ngân hàng nước ngoài: 28 ngân hàng

* Số lần nhân viên được gửi đi đào tạo tại ngân hàng nước ngoài: 300 lần

* Hội thảo của các ngân hàng nước ngoài tổ chức riêng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam: 80

Hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng không ngừng tăng trưởng, ổn định và hiệu quả Ngân hàng đã mở rộng được nhiều mối quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới, mở rộng các hình thức thanh toán biên giới, bảo lãnh vay nước ngoài và L/C, cũng như việc thực hiện uỷ thác đầu tư, cho nên doanh số thanh toán quốc tế tăng nhanh trong các năm qua

Trang 24

CHƯƠNG II - CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

I Tổ chức bộ máy thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng thẩm định:

1.1 – Chức năng của Phòng thẩm định:

Phòng thẩm định là một phòng nghiệp vụ thuộc tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Ngân hàng với các chức năng như sau:

- Xác định hướng tín dụng đầu tư của ngành phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, lợi thế và tiềm năngcủa các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ Mở rộng công tác tiếp thị, tìm hiểu thị trường và đối tác phù hợp với hướng phát triển tín dụng đầu tư của ngành trong những năm tới

- Tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản, chế độ của Nhà nước, của các ngành kinh tế liên quan đến quản lý kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản Tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện chức năng thành viên thẩm định cấp Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

- Chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ thẩm định trong toàn bộ hệ thống bao gồm: Xây dựng cơ chế quy trình, nội dung công tác, hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các chi nhánh trong hệ thống

Trang 25

- Ngoài những chức năng nêu trên, theo yêu cầu của Tổng giám đốc phòng Thẩm định - tư vấn có thể thực hiện một số công việc sau:

+ Thẩm tra việc tính toán hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư sử dụng vốn vay từ các nguồn trong kế hoạch của Nhà nước, vốn liên doanh, vốn tự huy động của Ngân hàng trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt

+ Tham gia quản lý công tác xây dựng nội ngành

+ Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác quản lý ngành

1.2 - Nhiệm vụ của Phòng thẩm định:

- Tổ chức theo dõi, tìm hiểu các thông tin kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, các tư liệu cần thiết, xây dựng các chỉ tiêu tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý, xác định hướng đầu tư tập trung hợp lý trong từng giai đoạn, từng ngành và từng vùng lãnh thổ

- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, tổ chức hướng dẫn nội dung công tác, quy trình và kiểm tra các mặt công tác của nghiệp vụ thẩm định tại các chi nhánh trong hệ thống Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định của ngành

- Tổ chức việc thẩm tra nội dung tính toán hiệu quả kinh tế vay đầu tư theo chức năng được Tổng giám đốc phân công Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc quyết định đúng đắn tổng mức vốn đầu tư, quy mô chủng loại trang thiết bị, tổng dự toán công trình, các vấn đề về kỹ thuật và thi công xây lắp

Trang 26

- Tham gia quản lý công tác xây dựng cơ bản nội ngành: Thẩm tra các dự án đầu tư hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục xây lắp thực hiện đúng trình tự và quy định trong công tác xây dựng cơ bản của Nhà nước

- Tổ chức thu thập, hệ thống hoá các thông tin cần thiết, các kinh nghiệm làm tốt để phổ biến cho các chi nhánh cùng thực hiện Tổ chức có hiệu quả hệ thống báo cáo định kỳ nhằm thu nhận kịp thời các thông tin, đề xuất của các chi nhánh trong việc giải quyết nghiệp vụ chuyên môn và làm cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu kinh tế chung của ngành

2 Mối quan hệ công tác của Phòng thẩm định:

Đối với Ban lãnh đạo:

Phòng Thẩm định chịu sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo trong mọi lĩnh vực công tác chuyên môn theo nội dung công tác chung của ngành và chương trình công tác của phòng

Đối với Phòng nghiệp vụ:

- Phối hợp với các phòng Tín dụng, phòng bảo lãnh trong việc thực hiện thẩm tra các hồ sơ dự án đảm bảo nội dung và thời gian quy định trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để giải quyết các công việc được giao

Đối với các chi nhánh:

- Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra về công tác nghiệp vụ, cung cấp cho chi nhánh những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn

- Thu nhận các thông tin; kiến nghị và các yêu cầu của chi nhánh về nghiệp vụ, đề xuất các biện pháp giải quyết để trình Ban lãnh đạo xem xét

Trang 27

Như vậy phòng Thẩm định chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nội dung và các nhiệm vụ công tác được giao, đảm bảo chất lượng, thời gian Không vi phạm nguyên tắc, chế độ quản lý của Nhà nước và của ngành Chịu trách nhiệm về các ý kiến đề xuất với Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo

Tóm tắt toàn bộ nội dung thẩm định trên cơ sở đó có sự đánh giá và kết luận cơ bản về dự án Bên cạnh đó có sự tổng hợp và đặc biệt chú ý đến những yếu tố có nguy cơ đe doạ đến sự thành công của dự án, các phương án và cách khắc phục các yếu tố này

Đồng thời, phòng Thẩm định được quyền đề nghị với Ban lãnh đạo chỉ đạo các phòng có liên quan cung cấp các tài liệu, văn bản, phương tiện cần thiết để triển khai công tác thẩm định được tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện việc triển khai nghiệp vụ thẩm dịnh đúng chức năng nhiệm vụ đã được phê duyệt Bên cạnh đó phòng còn có quan hệ với các cơ quan quản lý của Nhà nước, cơ quan nghiên cứu để có sự cộng tác nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định và trình độ thẩm định cho cán bộ

II Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1 Các dự án đầu tư qua thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Trong những năm qua, Ngân hàng đã cho vay đối với nhiều dự án phát triển mà hiện nay những dự án này đang phát huy hiệu quả như:

Trang 28

Dự án đầu tư dây chuyền II của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch Với vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển dây chuyền đang đi vào hoạt động có hiệu quả

Công ty Bia NAĐA Nam Hà vay vốn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội

Dự án phát triển trồng rừng khai thác cao su ở Tây Ninh

Hàng loạt các dự án được Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đầu tư làm ăn có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần tăng thu ngân sách cũng như việc thúc đẩy phát triển kinh tế của nước ta Để đạt được điều này công tác thẩm định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã thực sự có hiệu quả Với quan điểm tạo vốn cho đầu tư và phát triển để tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là mục tiêu và nhiệm vụ chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vốn đầu tư trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế của các ngành, địa phương

2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

2.1 Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại phòng Thẩm định:

Với mỗi dự án khi được lập xin xét duyệt vay vốn, chủ dự án phải gửi toàn bộ tài liệu có liên quan đến dự án lên Ngân hàng

Tài liệu, hồ sơ của dự án có thể chuyển đến các chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam hoặc sở giao dịch của Ngân hàng, phụ thuộc chủ yếu vào chủ đầu tư muốn vay tại đâu

Trang 29

Khi hồ sơ của dự án được gửi tới, phía Ngân hàng kiểm tra toàn bộ tính chính xác, đúng đắn, và đầy đủ của hồ sơ Nếu thiếu Ngân hàng yêu cầu phía khách hàng bổ sung kịp thời

Tại các chi nhánh và sở giao dịch sau khi đã xét duyệt thẩm định dự án phải gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan đến dự án và kết quả thẩm định của mình lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tại phòng thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các cán bộ thẩm định làm nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư một lần nữa và đánh giá dự án có nên cho vay hay không? Với những dự án gửi trực tiếp lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xin xét duyệt thì công tác thẩm định thuộc phòng thẩm định Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Phần1: Giới thiệu chung về chủ dự án xin vay vốn gồm các đặc điểm hoạt động

kinh doanh của khách hàng, bộ máy tổ chức của dự án, tìm hiểu danh tiếng kinh nghiệm, bề dầy lịch sử kinh doanh và những thành tựu của chủ đầu tư đã đạt được trong thời gian qua Việc đánh giá các yếu tố trên là cơ sở ngân hàng đánh giá được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới

Phần2: Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng Ngân

hàng thường đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh:

Trang 30

Mức doanh thu thuần qua các năm Mức lợi nhuận thuần qua các năm Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:

Vòng quay vốn lưu động =

kútrongn©qunh×béng®lưuns¶Tμi

Hệ số vòng quay hàng tồn kho =

kútrongn©qunh×b khoTån

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho =

c¸ob¸ocña kúngμy

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Hệ số tự tài trợ =

( tính khả năng độc lập vốn của đơn vị) Hệ số khả năng thanh toán:

hệ số thanh toán ngắn hạn =

hệ số thanh toán nhanh =

ßi® khãthuPh¶- khotånHμng-éng®lưuns¶Tμi

hệ số thanh toán tức thời =

h¹nng¾nNî

Trang 31

chỉ tiêu đó là những yếu tố chính giúp cho ngân hàng hiểu thấu đáo tình hình phát triển của doanh nghiệp

Phần lớn việc đánh giá ở phần này dựa trên các chỉ tiêu phân tích ở trên, dựa vào các số liệu về tình hình tài chính như Tài sản cố định, nguồn vốn, doanh thu của khách hàng Sau khi đánh giá tài chính của khách hàng cán bộ thẩm định tín dụng đưa ra các kết luận và ý kiến trình lên ban lãnh đạo ngân hàng, những chỉ tiêu còn thiếu có liên quan đến dự án

Phần3: Dự án đầu tư

Cán bộ thẩm định giải thích vắn tắt về dự án gồm: tình hình thực hiện dự án, những văn bản hồ sơ liên quan đến thẩm định còn thiếu, tính khả thi của dự án, khả năng trả nợ của dự án

Phần4: Phần ý kiến của phòng thẩm định

Cán bộ thẩm định đánh giá chung về dự án và đề nghị ban lãnh đạo xét duyệt cho vay hay không cho vay Bên cạnh đó cán bộ thẩm định đưa ra các điều kiện cho vay trước khi phát tiền vay, chủ dự án đầu tư phải hoàn thiện nốt các hồ sơ còn thiếu hay phải thanh, quyết toán các hợp đồng có liên quan đến dự án

2.3 Minh họa bằng các dự án đầu tư đã được thẩm định tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam:

Trong các năm vừa qua hàng ngàn dự án đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam thẩm định xem xét cho vay, những dự án này đã phát huy được hiệu quả, vực được sản xuất cho nhiều đơn vị đi lên, sản xuất đựơc nhiều hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong

Trang 32

nước và cho xuất khẩu Sau đây là hai dự án đầu tư đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đầu tư vốn tín dụng giúp cho khách hàng đẩy mạnh sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho đất nước và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển

Dự án 1:

Dự án vay vốn: “Dự án mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh”

Chủ đầu tư: Công Ty Xuân Hòa

* Kiểm tra tư cách pháp nhân vay vốn của đơn vị, tính đầy đủ hợp lệ của dự án đầu tư

Công ty Xuân Hòa được thành lập theo quyết định số 5614/QĐUB ngày 15/10/1993 do Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà nội cấp, đăng ký kinh doanh số 109380 với mặt hàng sản xuất kinh doanh chính: xe đạp, phụ tùng xe đạp, ống thép, trang thiết bị nội thất cho trường học và bệnh viện do trọng tài kinh tế thành phố Hà nội cấp

Công ty Xuân Hòa là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên của LIXEHA, công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân vay vốn của ngân hàng Công ty Xuân Hòa là đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế rất cao trong nhiều năm qua, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn “Hàng Việt nam chất lượng cao” & nằm trong “ top ten” do người tiêu dùng Việt nam bình chọn trong nhiều năm liền Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, có quan hệ kinh doanh với ngân hàng trong nhiều năm và là khách hàng truyền thống của ngân hàng Khi lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng, công ty đã chuyển đầy đủ các tài liệu sau:

- Tờ trình ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Đơn xin vay vốn

- Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch

Trang 33

- Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu - Giấy ủy quyền

- Báo cáo tài chính năm 2000

Còn các giấy tờ khác như bảo lãnh vay vốn thì từ năm 1999, nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp nhà nước vay vốn dưới mức 20.000.000.000 VND không cần thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn Vì công ty là khách hàng truyền thống của Ngân hàng, có tài khoản giao dịch với ngân hàng trong nhiều năm qua cho nên bộ Hồ sơ pháp lý của công ty đã được ngân hàng nắm vững và đầy đủ nên công ty không phải nộp lại cho ngân hàng trong bộ hồ sơ xin vay vốn

Theo những tài liệu đã được thống kê ở trên, Công ty Xuân Hòa đã có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp để lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng Do vậy phòng thẩm định của Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét thẩm định và đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cùng với xử lý các thông tin liên quan Tất cả các biện pháp đó đều nhằm mục đích hoàn thành bản báo cáo thẩm định để ban lãnh đạo xem duyệt có cho vay hay không và mức cho vay là bao nhiêu

* Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty:

Đối với công ty Xuân Hòa, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty đã được thường xuyên thực hiện trong quá trình quan hệ và vay vốn trước đây nên phòng thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam chỉ tiến hành phân tích thêm tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại

Công ty Xuân Hòa có quy mô kinh doanh như sau:

Tổng số lao động: 750 người

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: trong nước và xuất khẩu

Trang 34

Thị trường cung cấp vật tư và nguyên vật liệu: thị trường trong nước và nhập khẩu nước ngoài

*Đánh giá dự án:

1 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư:

Công ty Xuân Hòa là đơn vị thành viên trong LIXEHA, công ty đang là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi ở Việt nam Qua những con số trong báo cáo tài chính đã được nêu ra ở phần trên cho thấy sản phẩm của công ty không những tiêu thụ mạnh ở trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Trong các năm tới đây công ty cần cải tiến và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất trong nước ngày một phát triển

Sau khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định đã trình báo cáo lên ban thẩm định và đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam cho Công ty Xuân Hòa vay vốn theo hạn mức tín dụng 20.000.000.000 VNĐ Thời gian duy trì hạn mức là 12 tháng Lãi suất do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam quy định tại thời điểm ngân hàng cho công ty vay tiền Ngày trả lãi là ngày 25 hàng tháng Thời gian trả nợ theo hạn mức là 12 tháng

2 Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Trang 35

Doanh thu thuần: 85.422.394.754 VNĐ Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu: 23.276.012.097 VNĐ

3 Thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp:

A Nguồn vốn chủ sở hữu: 30.436.430.000 VNĐ * Nguồn vốn kinh doanh: 24.282.319.647 VNĐ Trong đó: * Vốn lưu động: 6.854.869.661 VNĐ

* Vốn cố định: 17.427.449.986 VNĐ * Các quỹ: 2.281.329.520 VNĐ

B Nợ phải trả: 32.864.077.682 VNĐ

* Nợ vay từ các tổ chức tín dụng: 23.369.147.967 VNĐ

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam:

Trong đó: * Ngắn hạn: 15.399.871.956 VNĐ Trong đó quá hạn: 0 * Dài hạn: 8.360.520.870 VNĐ Trong đó quá hạn: 0

Ngân hàng Công Thương Việt nam:

Trong đó: * Ngắn hạn: Trong đó quá hạn: 0 * Dài hạn: Trong đó quá hạn: 0

Nợ vay từ các tổ chức cá nhân khác: 1.134.408.845 VNĐ Các khoản nợ phải trả khác:

Trong đó: * Ngắn hạn: Trong đó quá hạn: 0 * Dài hạn: Trong đó quá hạn: 0

C Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 35.578.213.253 VNĐ

Trong đó: * Đầu tư tài chính ngắn hạn:

* Tổng các khoản phải thu: 10.836.842.343 VNĐ Khó đòi: 0

* Hàng tồn kho: 21.573.495.126 VNĐ Ứ đọng kém phẩm chất: 0

Trang 36

* Tài sản lưu động khác: 2.675.808.789 VNĐ

D Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn: 27.722.294.429 VNĐ

* Giá trị tài sản cố định: 20.931.033.879 VNĐ * Đầu tư tài chính dài hạn: 6.517.190.550 VNĐ * Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 274.070.000 VNĐ Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính của công ty đến 31/12/2000 ta thấy:

Tài sản lưu động 35.578

Hệ số thanh toán ngắn hạn = = = 2.3 vòng Nợ ngắn hạn 15.339

TSLĐ - Hàng tồn kho 14.004

Hệ số thanh toán nhanh = = = 0,9 Nợ ngắn hạn 15.339

4 Thẩm định về mặt kế hoạch sản xuất của công ty trong năm 2002:

4.1 Mục đích xin vay vốn: Phục vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh

4.2 Nguồn cung cấp vật tư hàng hóa: Thị trường trong nước và nhập khẩu Hàng năm Công ty Xuân Hòa nhập khẩu 70% nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài

4.3 Tên số lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất trong kỳ và tiêu thụ trong kỳ kế hoạch:

Đơn vị tính: chiếc

Sản phẩm SX Số lượng Sản phẩm tiêu thụ Số lượng Trong đó XK

Trang 37

Bàn ghế các loại 650.000 Bàn ghế các loại 640.000 Sản phẩm khác 520.000 Sản phẩm khác 280.000 250.000

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ: Trong nước và xuất khẩu

* Phương thức tiêu thụ sản phẩm: Bán lẻ, thông qua đại lý, theo đơn đặt hàng * Kế hoạch về chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh:

- Bảo hiểm xã hội 686 - Lãi vay ngắn hạn 1620 - Chi phí quản lý nhà xưởng 5.583

2 Định phí 17.665

- Quản lý xí nghiệp 6.844 - Khẩu hao cơ bản 6.844 - Lãi vay trung hạn 3.925

3 Giá thành sản phẩm 110.500 4 Doanh thu bán hàng chưa thuế 112.000

5 Lãi gộp 1.500

Trang 38

6 Thuế thu nhập 375

7 Lãi ròng 1.125

Qua bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2000 được phòng thẩm định xem xét và tính toán ra trên đây, xét về nhu cầu vốn huy động cần thiết được tính dựa trên công thức:

Tổng chi phí - Khấu hao - Lãi vay

Vốn lưu động tự có và huy động khác tham gia vào sản xuất kinh doanh: 22.798.400 VNĐ

Vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam: 20.000.000.000 VNĐ

Thời gian duy trì hạn mức là: 12 tháng (là thời gian từ khi hợp đồng có hiệu lực đến thời gian hết hiệu lực.)

Phương thức vay theo hạn mức tín dụng: nghĩa là khống chế mức dư nợ tối đa mà doanh nghiệp có thể vay phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động Quy định doanh số phải trả nợ trong thời gian duy trì hạn mức Doanh số trả nợ phụ thuộc vào mức dư nợ, tốc độ quay vòng vốn và các khỏan thu khác trong thời gian trả nợ

* Khả năng thanh toán:

thời điểm xin vay)

= 40.798.000 VNĐ

Trang 39

Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh (tức thời) của doanh nghiệp tốt Qua những con số trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm kế tiếp cũng khả thi Thông qua thông tin thu thập được về sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường, cũng như các đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty Xuân Hòa “hàng Việt nam chất lượng cao” và sản phẩm của công ty luôn luôn đứng trong hàng “top ten” của Việt nam do báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn chứng tỏ doanh nghiệp trong những năm qua đã kinh doanh tốt Sản phẩm của doanh nghiệp được tín nhiệm trên thị trường, công ty làm ăn có lãi Việc Ngân hàng thẩm định các chỉ tiêu và xét cho công ty Xuân Hòa đựơc vay vốn là rất khả thi Việc đầu tư tín dụng cho công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty mua nguyên vật liệu cải tiến sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trương Xét trên phương diện các chỉ tiêu về tài chính cũng như khả năng thanh toán nhanh cũng như khả năng thanh toán đến hạn ở mức chấp nhận được Dự án 2:

Dự án vay vốn: "Dự án mua thiết bị thi công đường bộ"

Chủ đầu tư: Công ty Vật tư Thiết bị Giao thông 1 thuộc Tổng Công Ty Công

- Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi

- Sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư thiết bị giao thông - Sửa chữa xe máy, thiết bị thi công

- Xây dựng, sửa chữa công trình giao thông có quy mô vừa và nhỏ

Trang 40

- Kinh doanh vật tư thiết bị thi công

Là doanh nghiệp Nhà nước độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng của Công Trình Giao Thông 1, có đủ tư cách pháp nhân vay vốn của ngân hàng

Khi lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, công ty gửi tới ngân hàng những tài liệu sau: - Tờ trình Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp - Đơn xin vay vốn

- Phê duyệt dự án đầu tư - Dự án đầu tư

- Giấy uỷ quyền - Bảo lãnh vay vốn - Hợp đồng mua bán - Biên bản xét thầu

- Phê duyệt kết quả đấu thầu - Chào hàng thiết bị

- Báo cáo tài chính các năm 1999; 2000; 2001 - Giải trình tóm tắt doanh nghiệp vay vốn

Theo như những tài liệu đã liệt kê ở trên, như vậy Công ty có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp để lập hồ sơ vay vốn của Ngân hàng Do vậy Ngân hàng sẽ tiến

hành xem xét đánh giá tình hình doanh nghiệp và dự án đầu tư của Công ty

2 Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính của Công ty:

Công ty Thiết bị Giao thông 1 có quy mô kinh doanh như sau:

- Vốn pháp định ghi trong đăng ký kinh doanh là: 2.864.000.000.000 VNĐ - Tổng số lao động : 193 người

Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 1999-2000-2001 cho thấy tình hình tài chính của Công ty như sau:

Ngày đăng: 03/12/2012, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức hệ thống ngân hμng đầu t− vμ phát triển Việt nam - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Sơ đồ t ổ chức hệ thống ngân hμng đầu t− vμ phát triển Việt nam (Trang 18)
Sơ đồ tổ chức ngân hμng đầu t− vμ phát triển trung −ơng - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Sơ đồ t ổ chức ngân hμng đầu t− vμ phát triển trung −ơng (Trang 19)
Dưới đõy là bảng túm tắt tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng của Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam :  - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
i đõy là bảng túm tắt tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng của Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam : (Trang 21)
6. Thuế thu nhập 375 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
6. Thuế thu nhập 375 (Trang 38)
Qua bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2000 được phũng thẩm định xem xột và tớnh toỏn ra trờn đõy, xột về nhu cầu vốn huy động cần thiết đượ c  tớnh dựa trờn cụng thức:  - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ua bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2000 được phũng thẩm định xem xột và tớnh toỏn ra trờn đõy, xột về nhu cầu vốn huy động cần thiết đượ c tớnh dựa trờn cụng thức: (Trang 38)
3. Kết quả thẩm định cỏc dự ỏn đầu tư của Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam:   - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3. Kết quả thẩm định cỏc dự ỏn đầu tư của Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam: (Trang 50)
BẢNG 2 -  Kết quả thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  Việt Nam giai đoạn 1999 - 2001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BẢNG 2 Kết quả thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 1999 - 2001 (Trang 50)
BẢNG 3- Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế năm 2001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BẢNG 3 Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế năm 2001 (Trang 52)
BẢNG 3 - Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế năm 2001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BẢNG 3 Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế năm 2001 (Trang 52)
BẢNG 4- Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng năm 2000 – 2001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BẢNG 4 Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng năm 2000 – 2001 (Trang 53)
BẢNG 4- Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng năm 2000 – 2001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BẢNG 4 Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng năm 2000 – 2001 (Trang 53)
BẢNG 4 - Tình hình hoạt động tín dụng năm 2000 – 2001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BẢNG 4 Tình hình hoạt động tín dụng năm 2000 – 2001 (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w