1. Trang chủ
  2. » Lịch sử

Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, Bắc Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan.

86 37 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Các yếu tố liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời dân tại trạm y tế xã Nghiên cứu của Trịnh Thị Phương Hạnh 2013 tại 2 huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa đã chỉ ra, tại huyện Ninh Hòa th[r]

(1)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN VĂN KỲ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI HAI TRẠM Y TẾ XÃ, HUYỆN YÊN PHONG, BẮC NINH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2019 (2) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN VĂN KỲ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI HAI TRẠM Y TẾ XÃ, HUYỆN YÊN PHONG, BẮC NINH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGỌC Hà Nội - 2019 Thang Long University Library (3) LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía, đó là các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Bạch Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn em suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo Bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long đã truyền thụ và giúp em trang bị kiến thức quá trình học tập Sau cùng, xin gửi cảm ơn sâu sắc đến người thân gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là người luôn bên động viên chia sẻ và ủng hộ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn cách tốt Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Văn Kỳ (4) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng tôi Các số liệu, kết nêu luận văn là trung thực và chưa công bố bất kì công trình nào khác Tác giả Nguyễn Văn Kỳ Thang Long University Library (5) DANH MỤC VIẾT TẮT DVYT : Dịch vụ y tế NVYT : Nhân viên y tế HGĐ : Hộ gia đình CSSK : Chăm sóc sức khỏe TYT : Trạm y tế TYTX : Trạm y tế xã CBYT : Cán y tế SKSS : Sức khỏe sinh sản TTB : Trang thiết bị YHCT : Y học cổ truyền KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KCB : Khám chữa bệnh BYT : Bộ y tế UBND : Ủy ban nhân dân TTYT : Trung tâm y tế BHYT : Bảo hiểm y tế WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) PVS : Phỏng vấn sâu TLN : Thảo luận nhóm CB : Cán BV : Bệnh viện CSSKTE : Chăm sóc sức khỏe trẻ em CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản (6) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………… CHƢƠNG TỔNG QUAN …………………………………………………………3 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Nhu cầu y tế 1.1.2 Dịch vụ y tế 1.1.3 Sử dụng dịch vụ y tế 1.1.4 Mô hình cung ứng dịch vụ 1.2 Trạm y tế xã 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế ngƣời dân 1.3.1 Một số nghiên cứu trên giới 1.3.2 Một số nghiên cứu nƣớc 1.4 Các yếu tố liên quan đến dịch vụ KCB ngƣời dân trạm y tế xã 1.5 Giới thiệu huyện Yên Phong 13 1.6 Cây vấn đề 16 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….17 2.1 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu 17 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18 2.1.3 Thời gian nghiên cứu: 18 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 18 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18 2.2.2 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 18 2.3 Các biến số và số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 19 2.3.1 Biến số và số nghiên cứu 19 2.3.2 Tiêu chí đánh giá 20 2.4 Phƣơng pháp thu thập thông tin 21 2.4.1 Công cụ thu thập số liệu 21 Thang Long University Library (7) 2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 21 2.4.3 Tổ chức thực thu thập số liệu 21 2.5 Xử lý số liệu 22 2.6 Sai số và biện pháp khống chế 23 2.6.1 Các sai số có thể gặp phải quá trình nghiên cứu 23 2.6.2 Biện pháp hạn chế sai số 23 2.7 Hạn chế đề tài 23 2.8 Đạo đức nghiên cứu 24 CHƢƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………… 25 3.1 Thông tin chung đối tƣợng nghiên cứu 25 3.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế hộ gia đình 28 3.2.1 Thực trạng mắc bệnh 28 3.2.2 Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh 29 3.2.3 Nhận xét ngƣời ốm chất lƣợng dịch vụ KCB các sở y tế 33 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế TYT ngƣời dân 35 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………… 45 4.1 Thực trạng sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã ngƣời dân 45 4.2 Mối liên quan số yếu tố đến sử dụng dịch vụ KCB TYT ngƣời dân 48 KẾT LUẬN …………………………………………………………………………54 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………… 56 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………… 61 (8) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp KCB trạm y tế xã năm 2017-2018 .15 Bảng 3.1 Trình độ học vấn đối tượng nghiên cứu 26 Bảng 3.2 Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu 26 Bảng 3 Thu nhập các hộ gia đình tham gia nghiên cứu 27 Bảng 3.4 Tham gia bảo hiểm y tế đối tượng nghiên cứu 27 Bảng 3.5 Tình hình ốm đau tuần trước điều tra 28 Bảng 3.6 Tình hình ốm đau tuần theo nhóm tuổi 28 Bảng 3.7 Cách xử trí ban đầu người ốm tuần qua 29 Biểu đồ 3 Lý chọn trạm y tế xã khám chữa bệnh 29 Biểu đồ Lý không chọn trạm y tế xã khám chữa bệnh 30 Bảng Nơi mua thuốc người ốm 30 Biểu đồ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh TYT theo tuổi 31 Biểu đồ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo giới 31 Bảng 3.9 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập đối tượng 32 Bảng 3.10 Kết qủa điều trị đợt ốm đó 32 Bảng 11 Nhận xét trình độ chuyên môn cán y tế nơi KCB 33 Bảng 3.12 Nhận xét thái độ phục vụ nơi đến khám chữa bệnh 33 Bảng 3.13 Nhận xét trang thiết bị, dụng cụ y tế nơi đến KCB 34 Bảng 3.14 Nhận xét mức sẵn có thuốc nơi đến KCB 34 Bảng 3.16 Nhận xét nhà cửa sở hạ tầng nơi KCB 35 Bảng 3.17 Mối liên quan nhóm tuổi với sử dụng dịch vụ KCB TYT 35 Thang Long University Library (9) Bảng 3.18 Mối liên quan giới tính đến sử dụng dịch vụ KCB TYT 36 Bảng 3.19 Mối liên quan trình độ HV đến sử dụng dịch vụ KCB TYT 36 Bảng 3.20 Mối liên quan nghề nghiệp đến sử dụng dịch vụ KCB TYT 37 Bảng 3.21 Mối liên quan thu nhập đến sử dụng dịch vụ trạm y tế xã 37 Bảng 3.22 Mối liên quan bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ KCB TYT 38 Bảng 3.23 Mối liên quan khoảng cách từ nhà đến TYT với sử dụng dịch vụ KCB TYT xã 38 Bảng 3.24 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo mức độ tin tưởng dịch vụ 39 Bảng 3.25 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo đánh giá mức sẵn có thuốc điều trị 39 Bảng 3.26 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo đánh giá trang thiết bị, dụng cụ 40 Bảng 3.27 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo đánh giá thái độ cán y tế 40 Bảng 3.28 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo đánh giá giá DV 41 Bảng 3.29 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo đánh giá bệnh nhẹ 41 Bảng 3.30 Phân bố tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB TYT theo đánh giá chờ đợi 42 (10) DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giới tính người dân tham gia nghiên cứu 25 Biểu đồ Tỷ lệ nhóm tuổi người dân tham gia nghiên cứu 25 Biểu đồ 3 Lý chọn trạm y tế xã khám chữa bệnh 29 Biểu đồ Lý không chọn trạm y tế xã khám chữa bệnh 30 Biểu đồ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh TYT theo tuổi 31 Biểu đồ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo giới 31 Thang Long University Library (11) ĐẶT VẤN ĐỀ Trạm Y tế là sở y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ cung cấp, thực các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã, phát dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, cung ứng thuốc thiết yếu, truyền thông vận động nhân dân thực các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe Khả tiếp cận dịch vụ người dân đến các sở y tế nói chung và trạm y tế xã nói riêng chủ yếu liên quan đến các yếu tố địa lý, văn hóa, kinh tế (khả chi trả), xã hội Tuy nhiên, định người bệnh lựa chọn sở cung cấp dịch vụ y tế phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, mức thu nhập, loại bệnh và mức độ bệnh khoảng cách từ nhà tới sở y tế và khả tiếp cận với các dịch vụ y tế người dân Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ, bao gồm trình độ cán y tế, trang thiết bị, thuốc, quy trình khám và điều trị, thái độ phục vụ, tư vấn chăm sóc… Hiện nhiều trạm y tế còn chưa đáp ứng nhu cầu người dân địa phương và có trạm y tế còn chưa thực đạt hiệu Hậu là người dân ít đến trạm y tế, dồn lên tuyến trên gây tình trạng quá tải bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và trung ương, ảnh hưởng đến hiệu công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân Tại tỉnh Bắc Ninh, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp đồng nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trạm y tế như: đầu tư sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, luân chuyển cán từ tuyến trên tuyến dưới, triển khai khám bảo hiểm y tế 100% trạm, chuyển bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định trạm y tế quản lý, đổi tác phong, thái độ phục vụ nhân viên y tế … (12) Trong năm qua hệ thống y tế xã huyện Yên Phong đã quan tâm đầu tư sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, trang thiết bị và các chế chính sách cho hoạt động trạm y tế Song, việc sử dụng các dịch vụ y tế trạm y tế xã các xã nhìn chung còn thấp Có xã có nhiều người đến khám trạm y tế, có xã lại ít Trong đó, các phòng khám tuyến trên luôn quá tải Vậy thực trạng sử dụng dịch vụ trạm y tế trên địa bàn huyện Yên Phong sao? Điều gì cản trở người dân khiến họ không chọn trạm y tế là nơi khám chữa bệnh đầu tiên có nhu cầu? Hiện chưa có nghiên cứu nào trên địa bàn huyện Yên Phong mô tả cụ thể số liệu khoa học tình trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tuyến xã và để có thể trả lời cho các câu hỏi trên Để mô tả tranh tổng thể này, góp phần đề xuất các giải pháp phù hợp khuyến khích người dân đến trạm y tế khám chữa bệnh, nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019 và số yếu tố liên quan” nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019 Phân tích số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân hai xã nghiên cứu Thang Long University Library (13) CHƢƠNG TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Nhu cầu y tế Nhu cầu là tượng tâm lý người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng người vật chất và tinh thần để tồn và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, đặc điểm tâm sinh lý, người có nhu cầu khác A.Maslow chia nhu cầu thành bậc: nhu cầu vật chất (sinh lý), nhu cầu an toàn (bảo vệ), nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình [25] 1.1.2 Dịch vụ y tế Định nghĩa: Dịch vụ y tế (DVYT) là dịch vụ toàn các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho cộng đồng, cho người mà kết là tạo các sản phẩm hàng hóa, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện và có hiệu các nhu cầu ngày càng tăng cộng đồng và người CSSK [36] DVYT là bốn dịch vụ xã hội – hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu người và xã hội thừa nhận DVYT là dịch vụ khá đặc biệt DVYT là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) – trực tiếp đây là trạm y tế xã [28] 1.1.3 Sử dụng dịch vụ y tế Sử dụng DVYT có thể phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sử dụng và thời gian sử dụng Cơ sở DVYT sử dụng: TYT, bệnh viện, hiệu thuốc, thầy thuốc tư nhân Năm 1973 Anderson và Newman đã đưa Các yếu tố định xã hội và cá nhân việc sử dụng chăm sóc y tế Hoa Kỳ sau [28]: (14) Nhóm nhân tố Nhóm yếu tố khả Nhu cầu KCB Yếu tố đặc trưng gia đình Nguồn lực gia đình Tình trạng sức khỏe thân Cấu trúc xã hội Nguồn lực Cộng đồng Tình trạng sức khỏe người cung cấp DVYT đánh giá Sử dụng DVYT Lòng tin vào y tế Hình – Mô hình sử dụng DVYT Mỹ [28] Ngoài ra, Andersen and Newman đưa khung sử dụng DVYT mối liên quan với môi trường, đặc điểm dân số, hành vi sức khỏe và kết sử dụng DVYT [28]: Hình – Khung sử dụng DVYT [28] Thang Long University Library (15) 1.1.4 Mô hình cung ứng dịch vụ Hình – Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud [40] Mô hình Massoud đã rõ cung ứng DVYT là quá trình từ nguồn lực sẵn có, quy trình thực kết đạt từ các dịch vụ CSSK người dân Hiện nay, trên giới còn có khung cải tiến mô hình cung ứng DVYT Khung này tập trung vào hai lĩnh vực lớn là: Quy trình kinh doanh (chung cho hầu hết các tổ chức) và Quy trình y học (riêng cho Tổ chức DVYT) [40] 1.2 Trạm y tế xã 1.2.1 Khái niệm TYT xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực các dịch vụ CSSK ban đầu, phát sớm các dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh, đỡ đẻ thông thường, cung cấp thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực kế hoạch hóa gia đình và tăng cường sức khỏe [6] 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ Theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ban hành ngày 8/12/2014 Thủ tướng Chính phủ, TYT xã có chức cung cấp, thực các dịch vụ chăm (16) sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã [6] TYT thực các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền chữa bệnh và phòng bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn quan quản lý cấp trên và quy định pháp luật; Hướng dẫn chuyên môn và hoạt động đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; Phối hợp với các quan liên quan thực công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn; Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn; Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn; Thực các nhiệm vụ khác Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao [6] Phân tuyến kỹ thuật TYT theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật hệ thống sở khám bệnh, chữa bệnh, TYT thuộc phân tuyến hạng thực các kỹ thuật sơ cấp cứu, khám, điều trị các bệnh thông thường Tiêu chí quốc gia y tế xã theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế có 10 tiêu trí đó có 50 nội dung: Có bác sỹ làm việc thường xuyên TYT xã có bác sỹ làm việc định kỳ trạm từ ngày/tuần trở lên; TYT xã đảm bảo có ≥70% loại TTB và đủ số lượng còn sử dụng theo Danh mục trang thiết bị trạm y tế xã theo quy định hành; Tại TYT xã có ≥70% số loại thuốc Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng TYT xã theo quy định hành (cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền); có đủ loại và số thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường và các phương tiện tránh thai; TYT xã có khả để thực ≥80% các dịch vụ kỹ thuật có Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ Thang Long University Library (17) thuật khám chữa bệnh hành Bộ Y tế Bảo đảm việc thực sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định Bộ Y tế… [23] 1.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế ngƣời dân 1.3.1 Một số nghiên cứu trên giới Các nghiên cứu sử dụng DVYT trên giới cho thấy định người bệnh đâu, làm gì ốm phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng DVYT, giá thành và loại bệnh, mức độ bệnh mức độ khoảng cách từ nhà tới sở y tế và khả tiếp cận tới các DVYT người dân [35] Cuộc điều tra vấn HGĐ việc sử dụng DVYT người dân đã thực nhiều năm nay, đầu tiên là Mỹ vào đầu năm 1920, tăng nhanh, mạnh vào năm 1960 Từ năm 1970 các điều tra này tiến hành rộng khắp các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh [26][27][29] Tại Trung Quốc năm 1998 chi phí cho y tế vào khoảng 12% so với tổng chi phí hộ gia đình, đó 15,7% số hộ phải vay tiền để chi phí cho việc CSSK, 8,8% số hộ phải nợ tiền bệnh viện; 5,6 hộ phải bán tài sản gia đình sau KCB và 3,3% số hộ phải nhờ đến cứu trợ Chính Phủ dành cho bệnh tật [33] Cuộc điều tra tìm hiểu việc sử dụng dịch vụ y tế trẻ em Philippin cho thấy 55,2% sử dụng y học đại; 11% sử dụng y học cổ truyền; 37% tự xử lý Các tác giả thấy chi phí là yếu tố nhỏ không đáng kể Việc lựa chọn y học cổ truyền không phụ thuộc vào thu nhập mà phụ thuộc vào trình độ người mẹ [38] Điều tra việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe vùng nông Haiti trên 200 hộ gia đình thấy 52% sử dụng y học đại; 26% sử dụng y học cổ truyền; 6% tự xử lý; 16% vừa sử dụng y học đại vừa sử dụng y học cổ truyền [31] Nghiên cứu Thái Lan cho thấy, việc cung cấp DVYT và chất lượng ảnh hưởng tới tiếp cận và sử dụng người dân nông thôn có 15,5% (1970) và 0,8 lần tiếp xúc/người/năm tìm kiếm DVYT nhà nước [37] (18) 1.3.2 Một số nghiên cứu nƣớc Theo nghiên cứu Trần Thị Kim Lý, Gia Lai năm 2008, tỷ lệ người bệnh chọn TYT để khám bệnh là cao 37,7%, là y tế tư nhân 26,8%, không khám tự chữa nhà là 18,5%, lựa chọn bệnh viện là 17% Tuy nhiên, lý mà người dân chọn TYT lại chủ yếu là gần nhà (70,94%) và có BHYT (52,99%) mà không đề cập đến chất lượng kỹ thuật là chất lượng CBYT TYT [13] Theo Viện Chiến lược và Chính sách BYT năm 2010, người dân xã Diên Sơn lựa chọn dịch vụ KCB TYT chiếm tỷ lệ cao: 44,3%, mua thuốc hiệu thuốc là 21%, thấp là bệnh viện tỉnh chiếm 6,6% Cùng với đó, số lần khám trung bình/người/năm xã là 1,3 cao gấp lần so với Chuẩn Quốc gia y tế xã và cao tương đương số liệu KCB tỉnh Cao Bằng (cao là 1,4 lần) nghiên cứu viện Chiến lược và chính sách năm 2010 [24] Nghiên cứu Nguyễn Đình Dự (2007) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, người dân đến KCB TYT xã là 53,5% chiếm tỉ lệ cao so với đến bệnh viện huyện (chiếm 23,2%) và bệnh viện tỉnh (chiếm 14,5%) [7] Một số nghiên cứu khác số người dân đến trạm y tế KCB có chêch lệch tương đối lớn các địa phương Nghiên cứu Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Mỹ Anh, Hoàng Thanh Nga (2014) người dân tự mua thuốc điều trị bị ốm chiếm (29,5%) với lý chính là bệnh nhẹ, hình thức mời thầy thuốc, nhân viên y tế đến nhà KCB chiếm (24,4%), khám phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện tương đương 17,6%, khám tuyến tỉnh và tuyến TW chiếm 12,2%, khám TYT xã 11,9%, không chữa để bệnh tự khỏi 2% Lý chọn KCB TYT gần nhà (57,1%), bệnh nhẹ (28,6%), thời gian chờ đợi ít (25,7%) [19] Nghiên cứu Đinh Mai Vân (2005) Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy người dân có bệnh tỷ lệ tự mua thuốc điều trị bị ốm chiếm tỷ lệ cao (37,79%), thầy thuốc tư nhân là 25,7%, sử dụng dịch vụ TYT là 20,74%, có 13,71% lên tuyến trên, 1,67% không chữa gì, 0,33% chọn phòng khám đa khoa khu vực [22] Thang Long University Library (19) Các nghiên cứu số lượt khám trung bình TYT xã có khác các địa phương và vùng miền có trạm có hàng trăm lượt khám/ngày, có trạm không có bệnh nhân đến khám 1.4 Các yếu tố liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh ngƣời dân trạm y tế xã Nghiên cứu Trịnh Thị Phương Hạnh (2013) huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa đã ra, huyện Ninh Hòa thực trạng người dân sử dụng TYTX có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc có BHYT, HGĐ thuộc diện hộ nghèo và trình trạng bệnh tật Nghĩa là, Ninh Hòa, người dân có BHYT sử dụng TYTX cao gấp 1,56 lần người dân không có bảo hiểm Tương tự đó, gia đình thuộc diện hộ nghèo có sử dụng TYTX gấp 3,42 lần HGĐ không nghèo Chỉ mắc bệnh cấp tính mạn tính làm tăng tỷ lệ sử dụng TYTX không mắc bệnh (với OR tương ứng là 1,91 và 1,81 với p<0,001) Trong đó, huyện Khánh Sơn, sử dụng TYTX có mối liên quan với tình trạng tuổi, diện hộ nghèo và tình trạng bệnh mà không có mối liên quan đến BHYT Ở Khánh Sơn, trẻ <6 tuổi đến TYTX cao nhiều so với các tuổi khác, khác biệt này là có ý nghĩa Mô hình hồi quy logistic cho huyện Ninh Hòa và Khánh Sơn nhận thấy bên cạnh việc liên quan với nhóm tuổi, BHYT, diện hộ nghèo và tình trạng bệnh thì sử dụng TYTX có liên quan đến địa phương Khánh Sơn sử dụng TYTX ít cách có ý nghĩa so với Ninh Hòa (OR=0,55, p<0,001) [8] Tác giả Võ Thị Thu Hương (2012) nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế TYTX tỉnh Kiên Giang lại cho thấy không có liên quan nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp người bệnh và tần suất khám lần trở lên TYTX Nhóm người có trình độ đến khám trạm lần sau cao 1,92 lần so với người không có cùng trình độ (OR=1,92; p=0,01) Người có mức thu nhập nghèo đến khám TYTX cao 1,76 lần so với người có mức thu nhập không nghèo (OR=1,76; p<0,05) Nhóm người bệnh đánh giá thái độ nhân viên tốt có khả khám lần trở lên trạm cao nhóm người đánh giá không tốt 3,39 lần (20) 10 (OR=3,39; p<0,05) Những người bệnh hài lòng với TTB TYTX có khả khám bệnh lần trở lên trạm cao người không hài lòng 5,56 lần (OR=5,91; p<0,05) Những người hài lòng với thuốc TYTX có tần xuất khám lần trở lên trạm cao người không hài lòng 5,91 lần (OR=5,91; p<0,05) [9] Tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa, tác giả Trần Đăng Khoa (2013), tỷ lệ người dân có thẻ BHYT KCB TYTX cao người không có thẻ BHYT Yếu tố kinh tế HGĐ và yếu tố BHYT có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sử dụng dịch vụ mua thuốc theo đơn người ốm Ở nhóm người ốm có BHYT mua thuốc theo đơn nhiều nhóm người không có BHYT [10] Nghiên cứu huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, tác giả Nguyễn Văn Tập (2009) tỷ lệ người ốm sử dụng dịch vụ KCB TYTX liên quan đến số yếu tố sau: mức độ bệnh, chất lượng sở y tế, khoảng cách từ nhà đến TYTX, phương tiện xe máy có tỷ lệ khám bệnh viện cao và khám lần/đợt ốm cao người xe đạp và Nhóm tự chi trả có tỷ lệ tự điều trị cao và số lần KCB/lượt ốm thấp người có BHYT và đối tượng miễn giảm [18] Khi phân tích xác định yếu tố liên quan với sử dụng dịch vụ KCB TYTX phường Hải Phòng năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Thị Loan (2013) cho thấy mặc dù tỷ lệ người già, trẻ em, phụ nữ KCB TYTX nhiều chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế với lựa chọn KCB TYTX Một số yếu tố liên quan xác định bao gồm người có học vấn cấp trở xuống KCB TYTX nhiều người có học vấn cao hơn, người có thẻ BHYT KCB TYTX nhiều mặc dù KCB TYTX không toán BHYT [16] Nghiên cứu tác giả Lê Phương Tuấn (2006) lại số yếu tố tìm thấy là có liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB TYTX là yếu tố tuổi người ốm (p<0,05, OR² = 11,4), thói quen sử dụng dịch vụ, mong Thang Long University Library (21) 11 muốn gia đình, tin tưởng vào trình độ chuyên môn CBYT, có thẻ BHYT và thẻ KCB miễn phí (p<0,05 và OR² = 5,32) [20] Nghiên cứu Trịnh Văn Mạnh (2007) số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân trạm y tế xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2007, tỷ lệ người ốm tuần trước điều tra là 7,23%, tỷ lệ người ốm nhóm nghèo chiếm 26,2% Nguy bị ốm đau người hộ nghèo cao gấp 3,19 lần so với người hộ không nghèo (OR = 3,19, p = 0,001) Người có thẻ BHYT sử dụng dịch vụ KCB cao gấp 5,73 lần người không có thẻ (OR = 5,73 và p = 0,001) Lý để người ốm lựa chọn KCB TYTX là có thẻ BHYT chi trả 62,0% Qua kiểm định yếu tố không lựa chọn dịch vụ KCB TYTX với yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ trạm thì có yếu tố có ý nghĩa thống kê là “trạm thiếu thuốc tốt” Những người cho TYTX không có đủ thuốc tốt không chọn KCB trạm cao 1,08 lần người không có quan niệm trên (OR = 1,08 và p<0,05) Các yếu tố khác như: hiểu biết dịch vụ, trình độ chuyên môn nhân viên y tế, thiếu trang thiết bị, tinh thần thái độ, thời gian chờ đợi, khoảng cách…đều không có khác biệt [14] Tại Nghệ An, tác giả Nguyễn Thành Lân (2006) đã số yếu tố cá nhân tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn không có mối liên quan với việc sử dụng dịch vụ KCB TYTX Tuy nhiên các yêu tố BHYT, khoảng cách (² = 11,8; p<0,05), mức độ bệnh (² = 17,7; p<0,05), thu nhập (² = 10,2; p<0.05) có ảnh hưởng đến việc định lựa chọn dịch vụ KCB TYTX Còn các yếu tố sở vật chất, trình độ chuyên môn, thuốc và TTB là yêu tố làm giảm sức hấp dẫn việc tìm kiếm các dịch vụ TYTX Nhiều người dân cho CBYT TYTX chủ yếu là y tá, y sỹ chữa bệnh nhẹ, thông thường Họ không tin tưởng trình độ chuyên môn nên họ lo ngại ốm đến KCB TYTX hiệu khỏi bệnh không cao có phải thay đổi đơn thuốc nhiều lần, để chậm thời gian làm bệnh nặng [12] Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB TYTX (22) 12 người dân khác tùy địa phương và thời điểm nghiên cứu, các yếu tố liên quan phải kể đến là: - Nhóm yếu tố khoảng cách từ nơi đến TYTX Khoảng cách từ nơi đến CSYT bao gồm mức độ khoảng cách xa hay gần, chất lượng đường xá, phương tiện giao thông lại và các biến động thời tiết theo mùa, là quãng đường tính km thời gian từ nhà đến sở y tế - Nhóm các yếu tố kinh tế: Kinh tế ảnh hưởng nhiều đến mặt đời sống, xã hội, đặc biệt là việc sử dụng các DVYT Những người có điều kiện kinh tế tốt thì lựa chọn các DVYT tốt người không có điều kiện Mặt khác, x t khía cạnh kinh tế lẫn điều kiện địa lý khó khăn thì đây lại là vấn đề lớn Đặc biệt là người dân sống vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi, lại khó khăn, họ bị hạn chế việc tiếp cận với các CSYT nguyên nhân mặt địa lý xa CSYT và đường giao thông không thuận lợi và nguyên nhân kinh tế nghèo không có phương tiện lại nhanh và đại, đã là rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB người dân các CSYT, với tuyến gần là y tế huyện, xã - Nhóm yếu tố DVYT Trong nhóm này đề cập tới tính thuận tiện giấc, thời gian mở cửa, tính thường trực, tính sẵn sàng các DVYT mà người dân cần, đạo đức, thái độ người cung ứng dịch vụ và chất lượng các dịch vụ theo yêu cầu người dân - Nhóm các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán Đó là các tập quán chữa bệnh, coi trọng chữa bệnh cho nam nữ, coi trọng trẻ em người già, ngại đến thầy thuốc nam giới, ngại phải thổ lộ bệnh tật mình Các yếu tố trình độ hiểu biết, phong tục, tập quán người ốm và chủ HGĐ ảnh hưởng tới quá trình định và qua đó ảnh hưởng gián tiếp với tiếp cận Do tập quán và trình độ văn hoá thấp mà có phận dân cư phụ nữ dân tộc thiểu số không có thói quen Thang Long University Library (23) 13 đến khám thai và đẻ sở y tế còn tồn nhiều các tỉnh Tây Nguyên Tỷ lệ phụ nữ có thai xã đẻ sở y tế đạt 25% Tập quán sống di cư rừng sâu, không có điều kiện chăm lo đến sức khoẻ và gây nhiều khó khăn cho cán y tế việc tuyên truyền vận động sinh đẻ kế hoạch, tiêm chủng cho trẻ em - Yếu tố bệnh tật Mức độ bệnh định lựa chọn cách thức chữa bệnh người dân Khi ốm nhẹ: Cảm cúm, đau bụng, nhức đầu… thông thường người chung cách thức giải quyết, đó là để tự khỏi sử dụng các loại thuốc sẵn có nhà, tự mua thuốc uống mà không có tư vấn hay can thiệp thầy thuốc Họ đến các CSYT bệnh không khỏi tiến triển nặng [14] - Bảo hiểm y tế Bản chất BHYT dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro sức khỏe, bệnh tật Khi ốm đau hay tai nạn thường là kiện bất ngờ và không dự đoán trước BHYT giúp giảm rủi ro và tăng bảo vệ tài chính cá nhân đứng trước nguy tổn thất tài chính ốm đau, bệnh tật [8 Thực BHYT toàn dân, giúp cho người dân tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, người dân có thẻ BHYT tránh các rủi ro bị đói nghèo không có khả chi trả bị ốm đau phải nằm bệnh viện điều trị, đặc biệt BHYT có ý nghĩa và quan trọng các đối tượng nghèo, khó khăn ốm đau sử dụng các dịch vụ KCB [11] 1.5 Giới thiệu huyện Yên Phong Huyện Yên Phong nằm phía Tây – Bắc tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp với thành phố Bắc Ninh, phía đông nam giáp với thị xã Từ Sơn, phía bắc là sông Cầu, qua bên sông là các huyện Hiệp Hòa và Việt Yên tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp với các huyện Sóc Sơn và Đông Anh Hà Nội Quốc lộ 18 qua huyện, còn gọi là đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, giao với quốc lộ Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh Diện tích huyện 112,5 km2, dân số tính đến 31/12/2018 là 156.565 (24) 14 người và trên 30.000 công nhân đến làm việc và cư trú trên địa bàn, khoảng cách xã xa đến Trung tâm y tế huyện 14 km Đến toàn huyện đã có 10/13 xã đạt tiêu chí quốc gia xã nông thôn giai đoạn 2016-2020 (01 thị trấn không áp dụng tiêu chí nông thôn mới) Năm 2017 có 14/14 TYT đạt tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, 100% số trạm y tế có bác sỹ, khám BHYT triển khai 13/14 TYT Trên địa bàn huyện Yên Phong ngoài các sở y tế công lập còn có 01 phòng khám khu công nghiệp, 01 phòng khám đa khoa tư nhân có khám BHYT và 97 sở y, dược tư nhân tập trung phần lớn các xã ven khu công nghiệp và trung tâm huyện, chính điều này là yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ người dân có bệnh Trong năm qua hệ thống màng lưới y tế tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh đó có huyện Yên Phong có nhiều thay đổi và không ổn định: Trước tháng 4/2006 mạng lưới y tế tuyến huyện gồm có Trung tâm y tế huyện trực thuộc Sở y tế, Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện Trạm y tế trực thuộc Trung tâm y tế huyện, hoạt động chính TYT xã là KCB, công tác dự phòng và DS-KHHGĐ Từ 01/4/2006 đến 01/10/2018 thực Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV mạng lưới y tế huyện Yên Phong đã chia thành 03 đơn vị: Phòng Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, Trung tâm y tế huyện Yên Phong Việc chia tách có số thuận lợi chuyên môn công việc tách riêng công tác điều trị, dự phòng và quản lý nhà nước, từ đó có điều kiện sâu vào các lĩnh vực chuyên môn TYT chịu đạo chuyên môn KCB từ Bệnh viện đa khoa huyện, đạo công tác dự phòng Trung tâm y tế huyện Trong giai đoạn này hoạt động TYT tập trung nhiều vào công tác dự phòng Công tác KCB ít đạo sát nên kết KCB chưa cao Từ 01/10/2018, thực Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYTBNV tiến hành sát nhập 03 đơn vị y tế huyến huyện gồm Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm dân số KHHGĐ huyện thành Trung tâm y Thang Long University Library (25) 15 tế huyện Yên phòng đa chức năng, theo mô hình Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) TYT trực thuộc Trung tâm y tế huyện qua đó ảnh hưởng lớn đến công tác lãnh đạo hoạt động TYT xã Kết công tác khám, chữa bệnh các trạm y tế xã còn nhiều tồn Trong năm qua hoạt động trạm y tế chủ yếu tập trung vào các hoạt động công tác dự phòng, công tác khám chữa bệnh TYT còn nhiều hạn chế Những người bệnh đến trạm chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn, tiếp đó là các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định tăng huyết áp, cụ thể kết KCB sau: Bảng 1.1 Tổng hợp KCB trạm y tế xã năm 2017-2018 Trạm y tế Tổng số KCB chung (lƣợt) Trong đó BHYT Không BHYT Khám, điều trị THA 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 Thị trấn Chờ 1081 553 176 317 905 236 0 Dũng Liệt 964 811 373 664 591 147 38 Đông Phong 518 377 278 224 240 153 Đông Tiến 788 556 424 481 364 75 Đông Thọ 969 1098 580 1017 389 81 40 Hòa Tiến 839 951 172 362 667 589 37 Tam Đa 1253 1425 290 478 963 947 0 Tam Giang 894 534 162 199 732 335 0 Thụy Hòa 1238 907 593 657 645 250 0 Trung Nghĩa 491 957 323 803 168 154 93 Long Châu 2117 923 454 567 1663 356 Yên Phụ 1149 1811 291 1532 858 279 Yên Trung 1141 1190 437 803 704 387 28 Văn Môn 1041 914 14483 13007 141 4694 298 8402 900 9789 616 4605 0 26 272 Tổng *Nguồn: Báo cáo tổng kết năm TTYT huyện Yên Phong [21] (26) 16 1.6 Cây vấn đề -Dân số -Chia theo độ tuổi (TE<1 tuổi, <6 tuổi) -Y tế tư nhân -Y tế thôn -Khám chữa bệnh cho người nghèo -BHYT quân đầu người -Thu ngân sách xã Nhu cầu KCB -Phụ nữ 15-49 tuổi -Cơ sở nhà trạm -Cán y tế (số lượng, chất lượng, các loại hình ) -Trang thiết bị theo quy định -Thu nhập bình KTX H Bệnh tật Khả Cung cấp -Ngân sách xã chi Khả tiếp cận, Sử dụng -Sự quan tâm Đảng uỷ, chính quyền địa phương Chính sách Chính sách y tế -Khoảng cách -Chất lượng -Tinh thần thái độ -Giá -Tuổi, giới, nghề nghiệp -Niềm tin Chính sách KTXH khác Thang Long University Library -Chính sách phát triển KTXH - Chính sách chi (27) 17 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu Hộ gia đình sinh sống xã là Yên Phụ và Tam Giang, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh Tiêu chuẩn lựa chọn: + Là chủ hộ gia đình người có vai trò định chăm sóc sức khỏe cho gia đình + Đã sinh sống xã trên tháng + Tinh thần minh mẫn, hợp tác với điều tra viên Tiêu chuẩn loại trừ: + Không có mặt hộ gia đình thời gian nghiên cứu + Những người dân từ chối không tham gia Tiêu chuẩn lựa chọn xã: Chọn có chủ đích 02/13 xã: Yên Phụ và Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Giống nhau: + Được phép KCB TYT xã + Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, khoảng cách đến trung tâm huyện tương đồng + Không có bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân trên địa bàn xã Khác nhau: Chọn xã có số lượt khám bệnh TYT năm 2018 cao và xã có số lượt khám bệnh TYT thấp Theo tiêu chí này, hai xã chọn là: xã Yên Phụ (1811 lượt người khám/2018) và xã Tam Giang (534 lượt người khám/2018) (28) 18 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Xã Yên Phụ và Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng đến tháng năm 2019 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính 2.2.2 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 2.2.2.1 Đối với nghiên cứu định lƣợng a) Điều tra hộ gia đ nh sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh: - Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính tỷ lệ nghiên cứu mô tả cắt ngang ta có: n 2 (1   / 2)  p(1  p) d2 Trong đó: n: là cỡ mẫu cần thiết p: là ước đoán tỷ lệ hộ gia đình có người ốm đến trạm y tế tuần qua p = 0,207 (Dựa trên nghiên cứu Đinh Mai Vân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005) [22] 1-p = 0,793 (tỷ lệ hộ gia đình có người ốm không đến trạm y tế) Z (1- α /2) : Mức ý nghĩa thống kê với α = 0,05 => độ tin cậy là 95% => Z (1- α /2) = 1,96 d: là sai số mong muốn, đây lấy d = 0,04 Thay số vào công thức tính n = 394 hộ gia đình, để dự phòng số hộ không tham gia nên lấy thêm 12% và làm tròn là 445 hộ gia đình Thang Long University Library (29) 19 - Cách chọn mẫu: Theo phương pháp phân tầng, cổng liền cổng Bước 1: Lựa chọn 02 xã thực nghiên cứu (Theo mục 2.1.2) Bước 2: Xác định tổng số hộ 02 xã nghiên cứu Bước 3: Tính xác xuất trung bình hộ chọn: Tổng số hộ 02 xã nghiên cứu /cỡ mẫu = k (Cứ k hộ thì có 01 hộ chọn vào mẫu) Bước 4: Cộng dồn tổng số hộ xã nghiên cứu Bước 5: Tính số hộ vấn xã: n1 = Tổng số hộ/k Xã Yên Phụ điều tra: 220 hộ Xã Tam Giang điều tra: 225 hộ Bước Chia số hộ điều tra cho các thôn xã theo tỷ lệ hộ gia đình Bước 7: Lựa chọn hộ gia đình theo phương pháp cổng liền cổng b) Thống kê số liệu xã: Điều tra tiến hành 02 trạm y tế xã chọn, thông tin thu thập qua sổ sách, báo cáo Trạm y tế thời gian đủ năm, câu hỏi, 2.2.2.2 Đối với nghiên cứu định tính - Thảo luận nhóm trọng tâm: Một thảo luận nhóm với cán trạm y tế TYT xã - Phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Phỏng vấn sâu Trạm trưởng trạm y tế 2.3 Các biến số và số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá (Phụ lụ 5) 2.3.1 Biến số và số nghiên cứu - Nhóm các biến/chỉ số thông tin chung hộ gia đình: Dân số, tổng số hộ gia đình, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống, bảo hiểm y tế - Nhóm các biến/chỉ số theo mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ KCB hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019 - Nhóm các biến/chỉ số theo mục tiêu 2: Phân tích số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB đối tượng nghiên cứu (Chi tiết Phụ lục 5) (30) 20 2.3.2 Tiêu chí đánh giá Hộ gia đình: Hộ gia đình định nghĩa điều tra này là người cùng ăn và cùng cùng nhà thời gian tối thiểu tháng trước điều tra Như vậy, ăn chung riêng, chung ăn riêng tính là hộ khác Hộ gia đình có thể bao gồm người không có quan hệ ruột thịt với Ốm đau định nghĩa là tình trạng bất thường sức khoẻ kéo dài từ ngày trở lên Tình trạng bất thường này tự người hỏi nhận thức và báo cáo Tự mua thuốc chữa: Là trường hợp không khám bệnh mà tự mua thuốc, sử dụng thuốc người khác mua, sử dụng thuốc có sẵn nhà, bao gồm trường hợp mua thuốc theo đơn cũ, không tính trường hợp mua thuốc dự trữ cho gia đình Từ đồng nghĩa: tự điều trị - Tai nạn/chấn thương: Các loại tai nạn ngã, tai nạn giao thông, đâm nhau, bạo lực, tai nạn phẫu thuật, tai nạn lao động, chó, mèo, súc vật cắn Người ốm sử dụng dịch vụ KCB TYT xã: là người ốm đến khám bệnh, xin đơn (chữa bệnh ngoại trú) nằm viện điều trị nội trú TYT, không kể các trường hợp khám thai, nạo hút thai, dịch vụ KHHGĐ, tư vấn sức khoẻ Thu nhập: là bình quân thu nhập đầu người gia đình / tháng quy tiền, xếp từ thu nhập thấp đến cao theo nhóm (Q1- Q5), nhóm 20% số hộ điều tra Theo điều tra mức sống dân cư năm 2014 + Nhóm có thu nhập <16 triệu/người/năm – gọi là nghèo + Nhóm có thu nhập từ 16 – ≤ 32 triệu/người/năm – gọi là cận nghèo + Nhóm có thu nhập từ 32 – ≤ 48 triệu/người/năm – gọi là trung bình + Nhóm có thu nhập từ 48 – ≤ 64 triệu/người/năm – gọi là khá + Nhóm có thu nhập > 64 triệu/người/năm – gọi là giàu Thang Long University Library (31) 21 2.4 Phƣơng pháp thu thập thông tin 2.4.1 Công cụ thu thập số liệu Mẫu phiếu điều tra y tế hộ gia đình (Phụ lục 1) Mẫu thảo luận nhóm với cán y tế xã (Phụ lục 2) Mẫu phiếu thu thập thông tin trạm y tế xã (Phụ lục 3) Mẫu vấn sâu lãnh đạo TTYT (Phụ lục 4) 2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin Nghiên cứu định lượng: Sử dụng câu hỏi thiết kế sẵn điều tra trạm trưởng TYT tình hình cung cấp dịch vụ KCB, các yếu tố liên quan đến tình hình cung cấp dịch vụ Điều tra hộ gia đình và người ốm tuần trước điều tra để thu thập thông tin tình hình mắc bệnh, sử dụng dịch vụ KCB người dân và số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB TYT Điều tra viên là cán trung tâm y tế huyện, giám sát viên là nghiên cứu viên Nghiên cứu định tính: Ghi ch p, ghi băng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu số yếu tố liên quan đến tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ KCB TYT mà nghiên cứu định lượng chưa làm rõ Đồng thời tìm hiểu mong muốn từ phía người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ dịch vụ KCB TYT 2.4.3 Tổ chức thực thu thập số liệu a) Bƣớc 1: Xây dựng đề cương và hoàn thiện công cụ điều tra b) Bƣớc 2: Tổ chức tập huấn cho điều tra viên và giám sát viên Thành phần học viên: Cán Trung tâm Y tế huyện Yên phong Số lượng dự kiến: cán Thời gian: ngày Địa điểm: Trung tâm Y tế huyện Yên Phong Nội dung tập huấn: Mục đích điều tra (32) 22 Kỹ làm việc nhóm, kỹ vấn và điều tra Thực hành, kỹ làm việc với cộng đồng, thực hành điều tra kiến thức, thực hành người dân c) Bƣớc 3: Tiến hành điều tra, giám sát thực địa Chuẩn bị: Sau tập huấn, nhóm điều tra liên hệ với các đơn vị cấp tỉnh, huyện, trạm y tế xã và trao đổi kế hoạch làm việc Nhân lực: Điều tra viên, giám sát viên: cán Trung tâm Y tế huyện Yên phong Tiến hành điều tra: Thu thập số liệu 02 xã chọn, vấn người dân Thời gian: ngày Chia đoàn xã Các nhóm nhận biểu mẫu và kế hoạch điều tra Giám sát viên trực tiếp cùng các điều tra viên, quan sát vấn các địa điểm điều tra (trạm Y tế xã, các hộ gia đình) để hỗ trợ kịp thời thiếu sót quá trình điều tra d) Bƣớc 4: Thu thập và kiểm tra phiếu điều tra Các điều tra viên gửi các phiếu điều tra cho giám sát viên Giám sát viên tiến hành kiểm phiếu số, chất lượng so với câu hỏi và kiểm tra xác suất 10% số phiếu đã điều tra, không đạt yêu cầu điều tra viên đó làm lại 2.5 Xử lý số liệu * Xử lý số liệu định lượng: Số liệu điều tra kiểm tra, làm các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy tính, sử dụng phần mềm Epi-info, dùng test χ2 để kiểm định * Xử lý số liệu định tính: Thông tin thu từ vấn sâu và thảo luận nhóm, tổng hợp, phân tích theo chủ đề giải thích, bổ sung cho kết định lượng Thang Long University Library (33) 23 2.6 Sai số và biện pháp khống chế 2.6.1 Các sai số có thể gặp phải quá trình nghiên cứu - Sai số nhớ lại - Sai số quá trình thu thập thông tin: Sai số ghi chép, sai số điều tra viên không hiểu rõ câu hỏi hỏi dạng gợi ý, sai số thu thập thông tin không đúng thời điểm: Chủ hộ, người nắm rõ thông tin không có nhà, điều tra lúc nhiều việc, đối tượng vấn có thể trả lời qua loa không muốn trả lời 2.6.2 Biện pháp hạn chế sai số - Hạn chế sai số nhớ lại cách vấn người ốm tuần trước vấn - Hạn chế sai số quá trình thu thập thông tin: + Bằng cách vấn thử (pretest) để kiểm tra chất lượng thông tin và câu hỏi trước tiến hành nghiên cứu + Thông tin thu thập từ người nắm vững thông tin hộ gia đình chủ hộ, bố mẹ đứa trẻ, vợ chồng người ốm, người trực tiếp chăm sóc người ốm + Tập huấn kỹ cho các điều tra viên, giám sát chặt chẽ quá trình điều tra + Phỏng vấn vào thời điểm thời gian nghỉ làm việc (chiều tối) + Thiết kế chi tiết và tuân thủ các thủ tục lấy mẫu cách triệt để 2.7 Hạn chế đề tài - Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, các số liệu thu phản ánh kết thời điểm điều tra, không xác định yếu tố nguy (không khẳng định yếu tố nhân quả) (34) 24 - Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ KCB TYT xã thông qua nhận xét người dân Kết thu áp dụng cho địa bàn nghiên cứu 2.8 Đạo đức nghiên cứu - Đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu không muốn Các thông tin thu thập đảm bảo giữ bí mật và phục vụ cho mục đích nghiên cứu - Sẵn sàng tư vấn cho đối tượng vấn đề liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật - Đề cương nghiên cứu Hội đồng xét duyệt đề cương trường Đại học Thăng Long thông qua Thang Long University Library (35) 25 CHƢƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu 445 hộ gia đình có 1.857 nhân Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giới tính ngƣời dân tham gia nghiên cứu (n=1857) Trong tổng số 1.857 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nam giới (51,8%) cao nữ giới (48,2%) Biểu đồ Tỷ lệ nhóm tuổi ngƣời dân tham gia nghiên cứu (n=1857) Phần lớn đối tượng thuộc độ tuổi 15-59 tuổi (60,6%); tỷ lệ nhóm trên 60 tuổi thấp 17,4%; nhóm tuổi thấp chiếm 8% (Biểu đồ 3.2) (36) 26 Bảng 3.1 Trình độ học vấn đối tƣợng nghiên cứu (n=1857) Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ % Chưa học 149 8,0 Không biết chữ 59 3,1 Tiểu học 411 22,1 THCS 573 30,9 THPT 438 23,6 Trung cấp/cao đẳng 120 6,5 Đại học/sau đại học 107 5,8 1857 100 Tổng Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn THCS chiếm tỉ lệ cao 30,9%; thấp đối tượng có trình độ học vấn THPT 23,6% và tiểu học 22,1%; nhóm đối tượng chưa học (dưới tuổi) 8,0%; thấp nhóm không biết chữ 3,1% Bảng 3.2 Nghề nghiệp đối tƣợng nghiên cứu (n=1857) Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ % Làm ruộng 653 35,2 CC,VC 94 5,1 Thợ thủ công 158 8,5 Buôn bán 110 5,9 Hưu trí 47 2,5 Nội trợ 0,1 Còn nhỏ 149 8,0 HSSV 420 22,6 Khác 224 12,1 Tổng 1.857 100 Thang Long University Library (37) 27 Kết bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ đối tượng làm nghề nông chiếm tỉ lệ cao 35,2%; HS-SV chiếm 22,6% Đối tượng là thợ thủ công, trẻ em, buôn bán; công chức viên chức có tỉ lệ thấp là 8,5%; 8%; 5,9%; 5,1% Đối tượng là nội trợ có tỉ lệ thấp 0,1% Bảng 3.3 Thu nhập các hộ gia đình tham gia nghiên cứu (n=445) Số lƣợng Tỷ lệ % Nghèo 23 5,2 Cận nghèo 108 24,3 Trung bình 239 53,7 Khá và giàu 75 16,9 Tổng 445 100 Thu nhập Kết bảng 3.3 cho thấy 70,6% hộ gia đình có thu nhập trung bình và khá giàu, đó tỷ lệ trung bình 53,7%; khá/giàu là 16,9%; tỷ lệ hộ gia đình cận nghèo là 24,3%; hộ nghèo là 5,2% Bảng 3.4 Tham gia bảo hiểm y tế đối tƣợng nghiên cứu (n=1857) Bảo hiểm y tế Số lƣợng Tỷ lệ % Có 1656 89,2 Không 201 10,8 Tổng 1857 100 Kết cho thấy đa số đối tượng có bảo hiểm y tế 89,2%, còn 10,8% đối tương chưa tham gia BHYT (Bảng 3.4) (38) 28 3.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế hộ gia đình 3.2.1 Thực trạng mắc bệnh Bảng 3.5 Tình hình ốm đau tuần trƣớc điều tra (n=445) Ốm đau tuần qua Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số hộ có người ốm 216/445 48,5 Số người ốm 233/1857 12,5 Số nam ốm 101/233 47,0 Số nữ ốm 132/233 53,0 Kết điều tra cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có ít người ốm tuần trước điều tra là 48,5%, và số người ốm các hộ điều tra là 233 người (12,5%) Tỷ lệ số người ốm là nam giới chiếm 47%, nữ giới là 53% (Bảng 3.5) Bảng 3.6 Tình hình ốm đau tuần theo nhóm tuổi (n=233) Số điều tra Số ốm Tỷ lệ% Dưới tuổi 149 27 18,1 Từ đến 14 tuổi 258 16 6,2 Từ 15 đến 59 tuổi 1126 106 9,4 Từ 60 tuổi trở lên 324 84 25,9 Tổng 1875 233 12,4 Nhóm tuổi Có 12,4% số người bị vòng tuần trước điều tra Tỷ lệ ốm theo nhóm tuổi điều tra cho thấy trên 60 tuổi có tỷ lệ ốm cao (25,9%), là nhóm tuổi có tỷ lệ ốm là 18,1%, nhóm từ 15-59 tuổi có tỷ lệ ốm là 9,4%, nhóm 6-14 tuổi có tỷ lệ ốm là 6,2% (Bảng 3.6) Thang Long University Library (39) 29 3.2.2 Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Bảng 3.7 Cách xử trí ban đầu ngƣời ốm tuần qua (n=233) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Không chữa gì 2,2 Mua thuốc tự điều trị 32 13,7 Thầy thuốc tư nhân 20 8,6 Đến Trạm y tế xã 56 24,0 Đến sở y tế tuyến trên 118 50,6 0,9 233 100 Lựa chọn xử trí Khác Tổng Kết điều tra cho thấy cách xử trí ban đầu: Tỷ lệ vượt tuyến, không điều trị trạm chiếm tỷ lệ cao (50,6%), có 56/233 người đã đến khám trạm y tế (24,0%), mua thuốc tự điều trị (13,7%), có (8,6%) đến thầy thuốc tư nhân, có (2,2%) không chữa gì và (0,9%) lựa chọn khác (Bảng 3.7) Biểu đồ 3.3 Lý chọn trạm y tế xã khám chữa bệnh (n=56) Biểu đồ 3.1 cho thấy lý lựa chọn trạm y tế xã KCB chiếm tỷ lệ cao thái độ phục vụ tốt (69,6%), là tin tưởng vào chuyên môn (53,6%), không phải chờ đợi lâu (44,6%), gần nhà (39,3%), bệnh nhẹ (25%) (Biểu đồ 3.3) (40) 30 Biểu đồ 3.4 Lý không chọn trạm y tế xã khám chữa bệnh (n=177) Kết cho thấy có 177 người đã không lựa chọn TYTX xã để KCB chiếm tỷ lệ cao Lý là thiếu thuốc (61,0%), thiếu dụng cụ, TTB (35,0%), bệnh nặng TYT không chữa (33,9%), không tin tưởng vào chuyên môn (31,6%), và các nguyên nhân khác bệnh nhẹ (9,0%), giá dịch vụ cao, không minh bạch (6,2%), và ngại gặp người quen (1,7%) (Biểu đồ 3.4) Bảng 3.8 Nơi mua thuốc ngƣời ốm (n=233) Nơi mua thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (%) Quầy dược huyện 81 34,8 Trạm y tế 57 24,5 Quầy thuốc tư nhân 73 31,3 Mẹt thuốc chợ 0 Thầy thuốc tư nhân 33 14,2 Y tế thôn 0,9 Khác 22 0,9 Kết cho thấy người ốm mua thuốc quầy thuốc TTYT huyện chiếm tỷ lệ cao (34,8%); sau đó là quầy thuốc tư nhân (31,3%), là TYT (24,5%), số mua thuốc thầy thuốc tư nhân (14,2%), y tế thôn cung tham gia bán thuốc (0,9%), không có trường hợp nào mua thuốc mẹt thuôc chợ (Bảng 3.8) Thang Long University Library (41) 31 Biểu đồ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh TYT theo tuổi (n=56) Tỷ lệ không sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh TYT nhóm 15-59 tuổi cao 84%; 6-14 tuổi 83,3%; thấp nhóm tuổi 63,0% (Biểu đồ 3.5) Biểu đồ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo giới (n=56) Tỷ lệ không sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh TYT nữ giới 76,5% cao nam giới 75,2% (Biểu đồ 3.6) (42) 32 Bảng 3.9 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập đối tƣợng nghiên cứu ( n=177) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Đặc điểm chung Không Có SL % SL % Chưa học 20 64,5 11 35,5 < THPT 115 82,1 25 17,9 Từ THPT trở lên 42 67,7 20 32,3 Có lao động 133 77,8 38 22,2 Không lao động 44 71,0 18 29,0 Dưới trung bình (<32) 50 80,7 12 19,4 Trên trung bình (≥ 32) 127 74,3 44 25,7 177 76,0 56 24,0 Trình độ học vấn Nghề nghiệp Thu nhập (triệu/năm) Tổng Tỷ lệ không sử dụng dịch vụ KCB TYT đối tượng THPT cao 82,1%, trên THPT 67,7%, thấp là nhóm chưa học 64,5% Tỷ lệ không sử dụng dịch vụ KCB TYT đối tượng có lao động 77,8% cao đối tượng không lao động 71,0% Đối tượng có thu nhập TB 32 triệu/năm có tỷ lệ không sử dụng dịch vụ TYT 80,7% cao đối tượng có thu nhập trên 32 triệu/năm (Bảng 3.9) Bảng 3.10 Kết qủa điều trị đợt ốm đó tuần vừa qua (n=233) Kết Khỏi Không khỏi Chuyển CSYT khác Khác Tổng Số lƣợng 152 35 39 233 Tỷ lệ (%) 65,2 15,0 3,0 16,7 100 Thang Long University Library (43) 33 Phần lớn đối tượng khỏi ốm đợt điều trị 65,2%; có 15% đối tượng điều trị không khỏi và 3% phải chuyển sở y tế khác (Bảng 3.10) 3.2.3 Nhận xét ngƣời ốm chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh các sở y tế Trong số 233 người ốm có 37 người tự điều trị và không chữa gì, có 196 người điều trị CSYT, đó có 56 người điều trị TYT; 20 người điều trị sở tư nhân; 120 người điều trị tuyến trên/TTYT-BV huyện (Bảng 3.7) Bảng 3.11 Nhận xét trình độ chuyên môn cán y tế nơi KCB (n=56) Trạm y tế Nhận xét Tƣ nhân TTYT/tuyến trên SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Tốt 49 87,5 14 70,0 100 83,3 Không tốt 3,6 5,0 1,7 Không biết 8,9 25,0 18 15,0 Tổng 56 100 20 100 120 100 Người ốm đánh giá trình độ chuyên môn tốt TYT và tuyến trên cao trên 80% (87,5% và 83,3%); thấp phòng khám tư 70% (Bảng 3.11) Bảng 3.12 Nhận xét thái độ phục vụ nơi đến khám chữa bệnh (n=56) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT/tuyến trên SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Hài lòng 51 91,1 15 75,0 98 42,1 Không hài lòng 1,8 5,0 2,1 Không biết 7,1 20,0 130 55,8 Tổng 56 100 20 100 120 100 Về thái độ phục vụ nơi đến khám chữa bệnh, người ốm hài lòng thái độ phục vụ trạm y tế (91,1%), phòng khám tư nhân 75%; thấp tuyến trên 42,1% (Bảng 3.12) (44) 34 Bảng 3.131 Nhận xét trang thiết bị, dụng cụ y tế nơi đến KCB (n=56) Trạm y tế Nhận xét Tƣ nhân TTYT/tuyến trên SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Đầy đủ, tốt 24 42,9 13 65,0 84 70,0 Không tốt 28 50,0 5,0 7,5 Không biết 7,1 30,0 27 22,5 Tổng 56 100 20 100 120 100 Về đánh giá trang thiết bị, dụng cụ y tế nơi đến KCB; tỷ lệ người ốm cho TTB đầy đủ tốt tuyến trên cao 70,0%; phòng khám tư 65%; thấp TYT 42,9% (Bảng 3.13) Bảng 3.14 Nhận xét mức sẵn có thuốc nơi đến KCB (n=56) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT/tuyến trên SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Đầy đủ, tốt 27 48,2 11 55,0 90 75,0 Không tốt 25 44,6 10,0 13 10,8 Không biết 7,1 35,0 17 14,2 Tổng 56 100 20 100 120 100 Về mức sẵn có thuốc nơi đến KCB thì người ốm cho tuyến trên đầy đủ và tốt (75,0%), phòng khám tư 55%; thấp là trạm y tế 48,2% (Bảng 3.14) Bảng 3.15 Nhận xét thời gian chờ đợi KCB (n=56) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT/tuyến trên SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Khám 54 96,4 14 70,0 45 37,5 Phải đợi lâu 0 10,0 32 26,7 Không biết 3,6 20,0 43 35,8 Tổng 56 100 20 100 120 100 Thang Long University Library (45) 35 Đánh giá thời gian chờ đợi cho thấy tỷ lệ khám Trạm y tế cao 96,4%; thấp phòng khám tư nhân 70%; thấp là tuyến trên tỷ lên này là 37,5% (Bảng 3.15) Bảng 3.162 Nhận xét nhà cửa sở hạ tầng nơi KCB (n=56) Tƣ nhân Trạm y tế Nhận xét TTYT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Khang trang 50 89,3 12 60,0 78 65,0 Nghèo nàn xuống cấp 5,4 5,0 0 Không biết 5,4 35,0 42 35,0 Tổng 56 100 20 100 120 100 Tỷ lệ đối tượng cho trạm y tế có sở hạ tầng khang trang chiếm tỉ lệ cao 89,3%; tuyến trên 65%; phòng khám tư 60% (Bảng 3.16) 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế trạm y tế xã đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.17 Mối liên quan nhóm tuổi và sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (n=233) Sử dụng dịch vụ Nhóm tuổi KCB TYTX Không OR Có (95% CI) p SL TL% SL TL% <6 tuổi 17 63,0 10 37,0 6-14 tuổi 10 83,3 16,7 2,94 (0,46-32,16) 0,20 15-59 tuổi 89 84,0 17 16,0 3,08 (1,06-8,58) 0,02 >= 60 tuổi 61 69,3 27 30,7 1,33 (0,48-3,55) 0,54 Khả không sử dụng dịch vụ KCB TYT đối tượng 15-59 tuổi cao gấp 3,08 lần (95%CI: 1,06-8,58) so với đối tượng tuổi (p<0,05) (Bảng 3.17) (46) 36 Bảng 3.18 Mối liên quan giới tính và sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Giới tính Nữ Nam Không OR Có (CI 95%) SL % SL % 101 76,5 31 23,5 1,07 24,8 (0,56-2,05) 76 75,2 25 p 0,82 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giới tính và sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.18) Bảng 3.19 Mối liên quan trình độ học vấn và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Trình độ học vấn OR Không Có (CI 95%) p SL % SL % Chưa học 20 64,5 11 35,5 < THPT 115 82,1 25 17,9 2,53 (1,01-6,36) 0,03 Từ THPT trở lên 42 67,7 20 32,3 2,31 (1,00-5,60) 0,04 Khả không sử dụng dịch vụ KCB TYTX đối tượng THPT cao gấp 2,53 lần (95%CI: 1,01-6,36); từ THPT trở lên cao gấp 2,31 lần (95%CI: 1,00-5,60) so với nhóm chưa học (p<0,05) (Bảng 3.19) Thang Long University Library (47) 37 Bảng 3.20 Mối liên quan nghề nghiệp và sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB Nghề nghiệp TYTX Không OR Có (CI 95%) SL % SL % Đang làm 133 77,8 38 22,2 1,43 Không làm 44 71,0 18 29,0 (0,69-2,88) p 0,28 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan nghề nghiệp và không sử dung dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.20) Bảng 3.21 Mối liên quan thu nhập và sử dụng dịch vụ trạm y tế xã (n=233) Thu nhập (triệu đồng/ngƣời/năm) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Không OR Có (CI 95%) SL % SL % Dưới trung bình (<32) 50 80,7 12 19,4 1,44 Trên trung bình (≥ 32) 127 74,3 44 25,7 (0,70-2,96) p 0,32 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan thu nhập và không sử dung dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.21) (48) 38 Bảng 3.22 Mối liên quan bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX BHYT Không SL OR Có % SL (CI 95%) p % Không 42,9 12 57,1 2,63 Có 47 22,2 165 77,8 (1,05-6,63) 0,04 Khả không sử dụng dịch vụ KCB TYTX đối tượng không có BHYT cao gấp 2,63 lần (95%CI: 1,05-6,63) so với nhóm đối tượng có BHYT (p<0,05) (Bảng 3.22) Bảng 3.23 Mối liên quan khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã và sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (n=233) Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã Sử dụng dịch vụ KCB TYTX OR Không Có (CI 95%) SL % SL % >2km 25 96,2 3,9 9,05 ≤ 2km 152 73,4 55 73,4 (1,40-377,99) p 0,01 Khả sử dụng không dịch vụ KCB TYTX đối tượng có khoảng cách từ nhà đến TYT xã trên 2km cao gấp 9,05lần (95%CI: 1,20-68,36) so với nhóm đối tượng khoảng cách nhà – TYT 2km (p<0,05) (Bảng 3.23) Thang Long University Library (49) 39 Bảng 3.24 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã theo mức độ tin tƣởng dịch vụ (n=233) Tin tƣởng chuyên môn CBYT TYTX Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Không OR Có (CI 95%) SL % SL % Không 117 79,6 30 20,4 Có 60 69,8 26 30,2 1,69 p 0,09 (0,87-3,25) Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan đánh giá mức độ tin tưởng chuyên môn CBYT TYT và không sử dung dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05 ) (Bảng 3.24) Bảng 3.25 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã theo đánh giá mức sẵn có thuốc điều trị (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Mức sẵn có thuốc điều trị Không OR Có (CI 95%) SL % SL % Thiếu thuốc 110 84,6 20 15,4 2,96 Đủ thuốc 67 65,0 36 35,0 (1,52-5,84) p <0,01 Khả không sử dụng dịch vụ KCB TYTX đối tượng đánh giá TYT thiếu thuốc cao gấp 2,96 lần (95%CI: 1,52-5,84) so với nhóm đối tượng đánh giá có đủ thuốc (p<0,05) (Bảng 3.25) (50) 40 Bảng 3.26 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã theo đánh giá trang thiết bị, dụng cụ (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB TYTX Mức sẵn có dụng cụ, trang thiết bị Thiếu Không OR Có (CI 95%) SL % SL % 111 96,5 3,5 p 22,55 <0,01 Đủ 64 55,2 52 44,8 (7,67-88,68) Khả không sử dụng dịch vụ KCB TYTX đối tượng đánh giá TYT thiếu trang thiết bị dụng cụ cao gấp 22,55 lần (95%CI: 7,6788,68) so với nhóm đối tượng đánh giá có đủ trang thiết bị dụng cụ (p<0,05) (Bảng 3.26) Bảng 3.27 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã theo đánh giá thái độ cán y tế (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB Thái độ CBYT TYTX Không OR Có (CI 95%) SL % SL % Chưa tốt 72 75,8 16 18,2 1,75 Tốt 103 72,0 40 28,0 (0,88-3,60) p 0,09 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan đánh giá mức thái độ CBYT TYT và không sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.27) Thang Long University Library (51) 41 Bảng 3.28 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã theo đánh giá giá dịch vụ (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB Giá dịch vụ TYTX OR Không Có (CI 95%) SL % SL % Cao, không minh bạch 50 76,9 15 23,1 1,08 Phù hợp 127 127 41 24,4 (0,53-2,28) p 0,83 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan đánh giá giá dịch vụ KCB TYT và không sử dung dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.28) Bảng 3.29 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã theo đánh giá bệnh nhẹ (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB Mức độ bệnh Bệnh nặng trạm Y tế TYTX Không OR Có (CI 95%) SL % SL % 143 77,3 42 22,7 không chữa Bệnh nhẹ 1,49 p 0,27 (0,67-3,19) 32 69,6 14 30,4 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan mức độ bệnh và không sử dung dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.29) (52) 42 Bảng 3.30 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã theo đánh giá chờ đợi (n=233) Sử dụng dịch vụ KCB Chờ đợi TYTX Không OR Có (CI 95%) SL % SL % Chờ lâu 29 76,3 23,7 1,02 Không phải chờ lâu 148 75,9 47 24,1 (0,43-2,64) p 0,96 Kết nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan đánh giá mức thời gian chờ đợi TYT và không sử dung dịch vụ KCB trạm y tế xã (p>0,05) (Bảng 3.30) 3.4 Kết nghiên cứu định tính 3.4.1 Thực trạng nguồn nhân lực Qua các vấn sâu Phó Giám đốc TTYT huyện và Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp TTYT, Trạm trưởng trạm y tế xã chúng tôi thu số kết sau: - Về số lượng cán y tế: Hầu hết các ý kiến cho số lượng cán cho TYT xã là thiếu, đặc biệt thiếu bác sỹ có chứng hành nghề khám chữa bệnh đa khoa (có xã có bác sỹ YHCT không cấp chứng hành nghề khám chữa bệnh đa khoa) - Về trình độ cán bộ: Ý kiến cho trình độ chuyên môn KCB còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế đặt Hơn nhu cầu KCB nhân dân ngày càng cao số lượng, chất lượng dịch vụ đòi hỏi trình độ cán y tế cần nâng lên Trung tâm đã cử luân phiên cán trạm y tế lên học và làm việc trung tâm y tế tuyến huyện nhiên triển khai chuyên môn còn hạn chế Thang Long University Library (53) 43 Kiến thức chuyên môn họ còn nhiều hạn chế, qua năm tháng bị mai không đào tạo lại vì TYT có thể khám điều trị bệnh nhẹ, thông thường ,còn bệnh nặng phải chuyển tuyến trên Kể từ sát nhập, cán trạm y tế luân phiên tăng cường lên TTYT để giải tình trạng thiếu nhân lực cho tuyến huyện và đào tạo nâng cao tr nh độ chuyên môn cho cán TYT nhờ đó chuyên môn nâng lên (Ý kiến trạm trưởng TYT xã) 3.4.2 Thực trạng cung ứng thuốc, TTB Kết nghiên cứu định tính cho thấy, hầu hết các ý kiến cho thực trạng thuốc, TTB chưa đáp ứng với nhu cầu KCB nhân dân: Thuốc lĩnh trạm để cấp phát BHYT, trạm không có quầy thuốc dịch vụ nên bệnh nhân không có BHYT khám không có thuốc bán, bệnh nhân phải hiệu thuốc tư nhân mua (Ý kiến NVYT TYT xã) Các ý kiến điều cho rằng, trang thiết bị vừa thiếu vừa sử dụng không hiệu nhiều nguyên nhân: Do trình độ cán y tế, chế chính sách … 14/14 trạm y tế trên địa bàn huyện Yên Phong trang bị máy siêu âm, máy điện tim, máy xét nghiệm đường huyết Lãnh đạo TTYT huyện đã cử luận phiên bác sỹ TYT lên TTYT đào tạo 03 tháng siêu âm bản, 01 tháng điện tim không triển khai không có bệnh nhân, BHYT không toán không đủ sở cấp chứng hành nghề, dần kiến thức đào tạo mai (Ý kiến trạm trưởng TYT xã) (54) 44 3.4.3 Giải pháp nâng cáo chất lƣợng khám chữa bệnh trạm y tế xã Để nâng cao chất lượng hoạt động TYT thời gian tới TTYT ưu tiên vào các hoạt động: rà soát bố trí lại cán y tế, tập huấn, đào tạo lại chuyên môn cho cán y tế xã, luân chuyển cán tuyến huyện và TYT, đề xuất mua sắm trang thiết bị y tế phù hợp với danh mục kỹ thuật tuyến xã, đáp ứng đầy đủ danh mục thuốc, số lượng theo quy định, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế (Ý kiến phó giám đốc TTYT huyện) "Tôi thấy tr nh độ chuyên môn tốt định lòng tin nhân dân TYT" (Nam 47 tuổi, Phó Chủ Tịch UBND xã Phú Lâm) Thang Long University Library (55) 45 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã ngƣời dân Nghiên cứu tiến hành với tham gia 445 hộ gia đình có tổng số 1.857 người, có 51,8% là nam và 48,2% là nữ, 89,2% người dân có bảo hiểm y tế và 10,8% chưa tham gia BHYT Có 48,5% số hộ gia đình có người bị ốm vòng tuần trước điều tra với 233 trường hợp, chiếm 12,4% số người Khi bị ốm, người dân có nhiều cách xử lý khác Kết bảng 3.7 cho thấy có 24% người bị ốm các hộ gia đình đến KCB TYT xã, đó có nửa (50,6%) số người ốm chọn cách xử trí ban đầu là lên tuyến trên mà không tới TYT xã KCB, có 13,7% người ốm tự mua thuốc điều trị, chí không chữa gì chiếm 2,2% Tỷ lệ người ốm đến KCB TYTX chiếm 24% Tỷ lệ này cao tỷ nghiên cứu Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Thị Loan Hải phòng (Tỷ lệ người ốm đến KCB TYTX là 12,3%) [16 và cao nghiên cứu Đinh Mai Vân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (20,74%), thấp so với nghiên cứu Nguyễn Thành Lân (Tỷ lệ người ốm đến TYTX khám là 27,3%, Nghệ An) [12 Một số nghiên cứu khác có tỷ lệ KCB TYTX chênh lệch khá nhiều các vùng khác [16], [22], [24] Về chất lượng dịch vụ y tế: Những người ốm đánh giá tr nh độ chuyên môn các sở nơi mà họ đến KCB trình độ cấp, kết chẩn đoán, điều trị Kết nghiên cứu bảng 3.11 cho thấy trình độ chuyên môn tốt chiếm tỷ lệ cao TTYT huyện (40,8%) tiếp đó trạm y tế (24,5%) là tuyến trên (bệnh viện tỉnh, trung ương ) là 17,2%; y tế tư nhân là 10,3% Với kết nhận xét trên cho thấy người ốm kỳ vọng trình độ chuyên môn y bác sỹ phải cao nữa, đặc biệt tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và bác sỹ tư nhân (56) 46 Về thái độ phục vụ nơi đến KCB (bảng 3.12), người ốm hài lòng với thái độ NVYT TTYT (42,1%) tiếp đó là TYT (26,2%), tuyến tỉnh, TW (16,3%) Tỷ lệ này thấp so với nghiên cứu Đinh Gia Vân Tiên Du Bắc Ninh tỷ lệ hài lòng trạm y tế xã (96,78%); là y tế tư (96,67%); trung tâm y tế và tuyến trên mức độ hài lòng tương đương (87,09% và 86,96%) [22] Kết đó phản ánh y tế sở gần dân, biết hoàn cảnh bà nên phần nào họ hài lòng các chỗ khác Về TTB y tế nơi đến KCB, kết bảng 3.12 cho thấy người ốm cho TTB đầy đủ tuyến TTYT (35,2%), tuyến trên (16,3%); và tiếp đến là TYT (10,3) thấp là y tế tư nhân (7,7%); Kết này có vẻ không phù hợp với thực tế Tuy nhiên phân tích kỹ cho thấy: ngày điều kiện kinh tế phát triển, trình độ nhận thức y tế cộng đồng nâng cao cùng với chính sách phân tuyến, các bệnh nhẹ KCB tuyến dưới, các bệnh nặng tuyến không chữa phải chuyển tuyến trên Để đáp ứng nhu cầu KCB theo mức độ bệnh cần phỉ sử dụng TTB đại tương ứng Nhận xét mức độ sẵn có thuốc nơi đến KCB (bảng 3.14) thì người ốm cho TTYT có thuốc đầy đủ, tốt (33,9%), là tuyến trên (16,7%), sau đó TYT (11,6%), y tế tư nhân (7,3%) Điều này phù hợp với thực trạng nay, lẽ TTYT, TYT chủ yếu KCB BHYT và điều trị các bệnh thông thường, thuốc toán bảo hiểm tương đối đủ, đó tuyến trên số bệnh nặng có nhiều danh mục thuốc không bảo hiểm toán nên phải mua ngoài, người dân nhận x t là hoàn toàn hợp lý Nhận xét thời gian chờ đợi KCB, bảng 3.15 cho thấy người ốm đến TTYT cho 35,2% khám ngay; tỷ lệ này y tế tuyến trên 16,3%, TYT 10,3%, y tế tư nhân là 7,7% Kết này cho thấy trạm y tế số lượt khám hàng ngày thấp, nhiên tác phong làm việc phải người ốm phải chờ đợi, qua điều tra, vấn nhiều trường hợp đến TYT khám Thang Long University Library (57) 47 không có nhân viên y tế trực, thời gian giao ca và ngày nghỉ Qua kết nghiên cứu nhận qua tải KCB không xảy bệnh viện tuyến tỉnh và TW và TTYT tuyến huyện có tình trạng quá tải Tỷ lệ đối tượng cho trạm y tế có sở hạ tầng khang trang chiếm tỉ lệ cao 89,3%; tuyến trên 65%; phòng khám tư 60% Kết này phản ánh đúng thực tế vì ngành y tế Bắc Ninh năm gần đây đầu tư sở hạ tầng, trang thiết bị từ nguồn trái phiếu chính phủ, cùng với đó Bộ Y tế ban hành Quyết định 3638/QĐ-BYT năm 2016 việc triển khai xây dựng sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp nên cảnh quan, sở hạ tầng khang trang, đẹp Vậy lý người dân đến khám TYT xã là: có 69,6% lựa chọn TYT xã KCB là thái độ phục vụ tốt, sau đó đến tin tưởng vào chuyên môn (53,6%), không phải chờ đợi lâu (44,6%), có 14,3% lựa chọn TYT xã KCB là các nguyên nhân khác chính sách phân cấp quản lý bệnh mạn tính TYT xã, nên đối tượng có BHYT không có lựa chọn Phần lớn lý không lựa chọn TYT khám chữa bệnh Trên thực tế các xã đã trang bị đầy đủ TTB (máy siêu âm, máy điện tim, máy x t nghiệm đường huyết) trình độ chuyên môn bác sỹ trạm không sử dụng được, phần thiếu chứng hành nghề nên không triển khai Lý người dân đến KCB TYT xã ít các trạm y tế nghiên cứu này trình biểu đồ 3.4 cho thấy lý hàng đầu cho TYT xã thiếu thuốc (61%) kết này cao nghiên cứu Đinh Mai Vân Tiên Du, Bắc Ninh (23,8%) [22 và cao nghiên cứu Lê Phương Tuấn Thanh Trì, Hà Nội (42,6%) [20]; lý khác thiếu y cụ, TYB (35%), không tin tưởng vào chuyên môn (31,6%) Qua vấn NVYT cho “…tất các thuốc, vật tư y tế lĩnh và phân cấp TTYT huyện, TYT xã không có quầy thuốc dịch vụ …”, đó kết nghiên cứu cho thấy người bệnh đánh giá TTYT huyện có tỷ lệ thuốc đủ và tốt cao 75,0% (bảng (58) 48 3.14), qua đây phải xem lại quy trình phân cấp, quy trình toán thuốc có rườm rà khiến cho nhân viên TYT xã không sát công tác cung ứng thuốc TYT không có quầy thuốc dịch vụ khiến cho người ốm không có BHYT khám bệnh trạm không có thuốc phải mua quầy hiệu thuốc tư nhân 31,3% (bảng 3.8) Đặc biệt: Ngoài các lý trên, qúa trình điều tra, vấn còn có không ít số người cho biết “ … Không biết TYT xã có chức khám chữa bệnh, không biết TYT xã khám bảo hiểm, rằng TYT xã là nơi tiêm phòng cho trẻ…”; Một số người chia sẻ “… nhiều lần trạm y tế khám phải chờ đợi lâu trạm y tế không có người trực lúc đầu và cuối …” Từ các lý trên, CBYT TYT xã cần tăng cường truyền thông, đồng thời đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, thêm thuốc và nâng cao trình độ để sử dụng trang thiết bị để thu hút người dân đến TYT xã để KCB nhiều 4.2 Mối liên quan số yếu tố đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã ngƣời dân Kết phân tích bảng 3.17 cho thấy ảnh hưởng nhóm tuổi đến sử dụng dịch vụ KCB TYTX người dân Nhóm 15-59 tuổi không đến khám TYTX cao gấp 3,08 lần nhóm tuổi (p<0,01), khả này trên 60 tuổi là 1,33 lần (p>0,05) Điều này có thể hiểu, nhóm tuổi 15 – 59 xem là nhóm tuổi có thể lực tốt so với cac nhóm còn lại Do đó họ ít/không sử dụng dịch vụ TYT xã Kết này giống với kết Trịnh Thị Phương Hạnh năm 2013 nghiên cứu khám chữa bệnh hai huyện tỉnh Khánh Hòa Nhóm tuổi là nhóm có ảnh hưởng đến việc KCB TYTX với OR=2,3 và p<0,05) [8] Kết nghiên cứu (bảng 3.18), cho thấy việc sử dụng dịch vụ KCB trạm y tế xã đối tượng nam giới và nữ giới không có khác biệt Điều này hoàn toàn phù hợp phân tích mối liên quan thực trạng sử dụng dịch vụ Thang Long University Library (59) 49 KCB TYT xã và yếu tố giới cho kết không có liên quan yếu tố này Theo bảng 3.19, nhóm có trình độ học vấn THPT 2,53 lần (95%CI: 1,01-6,36) so với nhóm chưa học (trẻ em) và 2,31 lần (95%CI: 1,00-5,60) so với nhóm đối tượng có trình độ học vấn THPT trở lên, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05 Kết nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Thị Loan [16] thấy nhóm có học vấn trình độ cấp trở xuống là yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB TYTX với ² =5,3 và p<0,05 Nghề nghiệp là yếu tố không có ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB TYTX người dân Những người thuộc nhóm không lao động đến KCB TYTX cao gấp 1,43 lần người lao động Sự chênh lệch này có thể nhóm người không lao động chủ yếu là người già và trẻ em thường mắc các bệnh thông thường mà TYTX có thể chữa được, nhóm không lao động có nhiều thời gian để tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh Tuy nhiên điều này chưa có ý nghĩa với p>0,05 Những người thuộc nhóm thu nhập trên trung bình đến khám TYT xã cao nhóm trung bình gấp 1,44 lần (p>0,05) Kết này có khác biệt so với kết nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm xã Phú Thị, huyện Gia Lâm “Có khác biệt thu nhập đến việc sử dụng dịch vụ TYT xã” Bảo hiểm y tế là yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB TYT xã Kết bảng 3.22 cho thấy người không có BHYT không khám TYT xã cao gấp 2,63 lần người có BHYT (OR = 2,63, p<0,05) Kết này tương tự với kết Trịnh Thị Phương Hạnh và Nguyễn Thị Thanh Tâm Trong nghiên cứu Trịnh Thị Phương Hạnh người có BHYT là người đến khám TYTX nhiều người không có BHYT là gấp 1,56 lần [8] BHYT người dân khám TYTX hoàn toàn (60) 50 hưởng các chế độ tương tự KCB TTYT tuyến huyện liên thông thẻ BHYT Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ KCB TYT xã Khoảng cách là yếu tố có ảnh hưởng đến lựa chọn dịch vụ KCB TYT xã: Bảng 3.23 cho thấy người có khoảng cách từ nhà đến trạm > 2km không sử dụng dịch vụ trạm cao gấp 9,05 lần so với người có khoảng cách từ nhà đến TYT <2 km Những người dân sống gần TYT xã sử dụng dịch vụ KCB TYT nhiều so với người xa Do khoảng cách gần, người đến KCB chủ yếu là đối tượng không lao động (người già, trẻ em) nên việc tiếp cận các dịch vụ KCB đây các đối tượng này dễ dàng Như vậy, khoảng cách xa TYT là yếu tố khiến người dân không đến TYT xã Theo kết nghiên cứu bảng 3.24, mức độ tin tưởng dịch vụ là yếu tố không ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB TYTX Số người tin tưởng dịch vụ TYTX đến khám chữa bệnh cao gấp 1,69 lần so với người không tin tưởng Kết này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tuy nhiên, từ tỷ lệ sử dụng dịch vụ có thể thấy, mức độ tin tưởng dịch vụ khiến người dân đến KCB đây đông so với đối tượng không tin tưởng Có niềm tin thì người dân sử dụng dịch vụ đây Vì vậy, mặc dù chưa có ý nghĩa thống kê đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB trạm Mức độ sẵn có thuốc là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB TYTX Bảng 3.25 cho thấy người ốm cho thuốc TYTX không đủ thì không đến KCB trạm cao gấp 2,96 lần so với người cho thuốc TYTX là đủ (p<0,05) Người dân KCB TYTX, họ không mong muốn khám đúng bệnh mà còn mong muốn kê đơn thuốc, lĩnh thuốc và không phải mua thuốc ngoài, gây nhiều phiền hà Lý hàng đầu người bị ốm (51%) nghiên cứu này không lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB Thang Long University Library (61) 51 TYTX thiếu thuốc (biểu đồ 3.4) Phần lớn người dân có ý kiến không sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh TYTX thiếu thuốc (84,6%), chính vì trạm y tế cấp đủ thuốc cho người bệnh là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB TYTX Cũng giống mức độ sẵn có thuốc, mức độ việc sẵn có các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc TYT là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB đây Bảng 3.26 cho thấy nhóm đối tượng đánh giá trang thiết bị trạm thiếu không sử dụng dịch vụ TYT xã cao gấp 22,55 lần so với nhóm đánh giá là đủ (p<0,01) Có 95,5% người dân hỏi không sử dụng dịch vụ KCB TYTX là do thiếu trang thiết bị, đó có 35,0% người bị ốm nghiên cứu này không lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB TYTX thiếu trang thiết bị đứng thứ hai sau thiếu thuốc (biểu đồ 3.4) Vì vậy, trang thiết bị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế trạm Kết này tương đồng với kết điều tra định tính Bên cạnh có đủ trang thiết bị TTYT và sở KCB tuyến trên, nhiều phòng khám tư nhân trang bị các thiết bị máy móc đại, đồng đáp ứng nhu cầu cao khám chữa bệnh cho người dân, đòi hỏi Trạm y tế xã cần phải có trang thiết bị đầy đủ Như vậy, việc có trang thiết bị, có người cử học chưa có chứng hành nghề, thì chưa thể đủ điều kiện để KCB Đồng nghĩa với việc người dân không thể sử dụng dịch vụ này Tức việc bố trí thiết bị - người chưa đồng không gây lãng phí thiết bị và đào tạo, mà còn ảnh hưởng đến nỗ lực lâu ngành là đưa các dịch vụ y tế có chất lượng đến gần người dân Thái độ cán y tế không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đến dịch vụ KCB TYTX Nhóm đánh giá thái độ CBYT chưa tốt không sử dụng (62) 52 dịch vụ gấp 1,75 lần so với nhóm đánh giá tốt Tuy nhiên, khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê Kết này có khác biệt với kết nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, kết có liên quan việc sử dụng dịch vụ KCB TYT với thái độ cán y tế Cũng có thể số mẫu hai nghiên cứu khác nhau, đặc biệt mẫu có người bị ốm, nên khác chưa có ý nghĩa thống kê Giá dịch vụ y tế là yếu tố không có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế TYTX Số người đánh giá giá dịch vụ cao, không minh bạch đã không sử dụng dịch vụ KCB TYT cao gấp 1,08 lần so với nhóm đánh giá phù hợp (bảng 3.28), khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Mặc dù khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, có đến 76,9% người không sử dụng dịch vụ trạm đánh giá giá dịch vụ đây cao và không minh bạch Vì đây là yếu tố để TYT xã lưu ý Mức độ bệnh nặng/nhẹ là yếu tố chưa ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử dụng dịch vụ y tế TYTX Số người đánh giá là bệnh nặng nên không đến KCB trạm cao 1,49 lần so với người đánh giá là bệnh nhe có thể chữa TYT Song, khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tuy nhiên, có tỷ lệ tương đối cao người dân không sử dụng dịch vụ KCB TYTX vì cho bệnh nặng TYT không chữa nên phải lên tuyến trên Đây là yếu tố cản trở đến việc tiếp cận dịch vụ y tế trạm người dân Điều này phù hợp với điều tra định tính nghiên cứu Đây là tình trạng chung chuyên môn cán y tế sở và đã phản ảnh nhiều nghiên cứu trước đây Việc hạn chế đào tạo lại, đào tạo nâng cao cán TYT xã, các hạn chế thiếu trang thiết bị, phân tuyến kỹ thuật là các lý khiến không thu hút cán y tế nói chung, đặc biệt bác sỹ làm việc các TYT [17] Người dân đa phần sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng trạm y tế xã, ít sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm Từ đầu năm 2019, lãnh đạo TTYT Thang Long University Library (63) 53 huyện đạo chuyển các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính THA ổn định quản lý và điều trị ngoại trú trạm thì số lượt khám tăng dần Sự chờ đợi là yếu tố chưa có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế TYTX (bảng 3.30) Tuy vậy, có phần không nhỏ người dân (76,3%) không sử dụng dịch vụ trạm đánh giá việc đến trạm KCB là phải chờ lâu Nguyên nhân có thể đến KCB trạm không có cán KCB số lượng cán TYT ít, phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên việc tiếp đón người bệnh chưa chu đáo, khiến người bệnh phải chờ đợi lâu Qua phân tích trên cho thấy, các yêu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB TYTX người dân là các yếu tố: nhóm tuổi, trình độ học vấn, BHYT, khoảng cách, thuốc và trang thiết bị Ngoài ra, từ kết các bảng nghiên cứu định lượng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh TYTX như: kiến thức, trình độ chuyên môn cán y tế, Công tác tuyên truyền người dân “Người dân không biết TYT có KCB BHYT”, giá dịch vụ y tế, chờ đợi … (64) 54 KẾT LUẬN Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019 còn ít Trong số người ốm tuần trước điều tra, có 24,0% người ốm lựa chọn khám chữa bệnh trạm, tỷ lệ này tuyến trên không qua xã là 50,6% và 13,7% người ốm tự mua thuốc điều trị Lý người dân không đến khám chữa bệnh trạm y tế xã là thiếu thuốc (61,0%), thiếu dụng cụ trang thiết bị (35,0%), bệnh nặng trạm y tế xã không chữa (33,9%), không tin tưởng vào chuyên môn (31,6%), bệnh nhẹ (9,0%), giá dịch vụ cao, không minh bạch (6,2%), ngại gặp người quen (1,7%). Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân hai xã nghiên cứu gồm: tuổi 15 - 49 (OR=3,08, p< 0,02); không có BHYT (OR= 2,63, p< 0,05); nhà cách trạm y tế km (OR=9,05, p<0,01); thiếu thuốc (OR= 2,96, p<0,01), thiếu dụng cụ, trang thiết bị y tế (OR=22,6, p<0,01. Khảo sát định tính cho thấy nhận định tương tự. Thang Long University Library (65) KHUYẾN NGHỊ Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu các thiết bị khám chữa bệnh thông thường phù hợp với lực chuyên môn Trạm y tế xã và mở rộng đầu tư trang thiết bị đại nhằm để tăng tính hấp dẫn khám chữa bệnh trạm y tế xã Cung ứng cho trạm y tế xã đủ thuốc theo danh mục thuốc và cung cấp các gói dịch vụ y tế bản, đặc biệt các thuốc cho xử trí cấp cứu các bệnh thông thường Hướng dẫn trạm y tế xã lập kế hoạch dự trù thuốc dựa trên nhu cầu người dân trên địa bàn Nâng cao lực cho trạm y tế xã bao gồm đào tạo chuyên môn khám chữa bệnh và kỹ tư vấn, giáo dục sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân Triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân trên đại bàn để chủ động quản lý, theo dõi, phát sớm bệnh tật người dân, quản lý đối tượng nguy cơ, thực dự phòng, quản lý, điều trị các bệnh theo phân tuyến kỹ thuật Tăng cường vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế nhằm đạt tỷ lệ cao nhất, đảm bảo người dân sử dụng hiệu và thuận tiện dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm từ trạm y tế Cập nhật, hoàn thiện danh mục thuốc, xét nghiệm chi trả trạm y tế (66) TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Ban chấp hành Trung ƣơng (2002), Chỉ thị số 06-CT/T củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế sở, ngày 22 tháng năm 2002 Bộ Y tế-Tổ chức y tế giới, chủ biên (2001), Quản lý y tế, Nhà xuất y học Hà Nội, Hà Nội Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2003), Báo cáo chuyên đề chất lượng dịch vụ trạm y tế xã phường năm 2001-2002, Hà Nội Bộ Y tế (2011), Nghiên cứu đánh giá thực hoạt động cung cấp dịch vụ y tế trạm y tế xã Bộ Y tế (2014), Quyết định 3447/QĐ-BYT Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011- 2020, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Chính phủ Việt Nam (2014), Nghị định117/2014/NĐ-CP ban hành ngày 8/12/2014 Thủ tướng Chính phủ: việc Quy định y tế xã, phường, thị trấn, chủ biên, Hà Nội Nguyễn Đình Dự (2007), Mô tả tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội Trịnh Thị Phƣơng Hạnh (2013), Khám chữa bệnh trạm y tế xã huyện tỉnh Khánh Hòa năm 2009-2010, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội Võ Thị Thu Hƣơng (2012), Thực trạng hoạt động KCB bảo hiểm y tế trạm y tế xã, phường thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang năm 2009 - 2011, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội 10.Trần Đăng Khoa (2013), Thực trạng và kết số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập huyện Thang Long University Library (67) Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng 11.Trần Đăng Khoa (2008), Đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế người dân huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng 12.Nguyễn Thành Lân (2006), Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân trạm y tế và số yếu tố liên quan xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2006, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học Y tế công cộng 13.Trần Thị Kim Lý (2008), Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh người dân xã Iakhươi, xã IaPhi, xã Hịa Phú, huyện Chưpah tỉnh Gia Lai, Luận văn chuyên khoa y tế công cộng, Đại học Y dược Huế 14.Trịnh Văn Mạnh (2007), Thực trạng và số yếu tố liên quan việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh người dân trạm y tế xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2007, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội 15.Lê Hoài Nam (2012), Thực trạng nhân lực và hoạt động trạm y tế xã thuộc huyện Quỳnh Giao tỉnh Nghệ An năm 2008 và 2011, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội 16.Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Thị Loan(2013), Thực trạng và số yếu tố liên quan dịch vụ khám chữa bệnh các trạm y tế phường thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2013", Tạp chí Y tế Công cộng, số 34, tập 358, trang 52-57 17.Nguyễn Bạch Ngọc, Vũ Văn Hoàn và cộng (2008), "Nghiên cứu xác định các điều kiện cần thiết để thực chủ trương đưa bác sỹ xã và phát huy hiệu hoạt động bác sỹ tuyến xã", Viện Chiến lược và Chính sách y tế, http://www.hspi.org.vn/vcl/Nghien-cuu-xac-dinh-cac-dieu-kien-can-thiet-de- (68) thuc-hien-chu-truong-dua-bac-sy-ve-xa-va-phat-huy-hieu-qua-hoat-dong-cuabac-sy-tuyen xa-t60-8145.html 18.Nguyễn Văn Tập (2009), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và số yếu tố liên quan người dân các xã miền núi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị", Tạp chí y học Việt Nam, Tháng 6- số 1/2009, Trang 52- 57 19.Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Mỹ Anh, Hoàng Thanh Nga (2014) Thực trạng và số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh trạm y tế người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Tạp chí Y tế Công cộng, Số 40, Trang 145-151 20.Lê Phƣơng Tuấn (2006), Thực trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ trạm y tế xã, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2006, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội 21.Trung tâm y tế Yên Phong, Bắc Ninh (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018 22.Đinh Mai Vân (2005), Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ Khám chữa bệnh trạm y tế xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà nội 23.Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng năm 2011 Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011- 2020 24.Viện chiến lƣợc và chính sách Y tế (2010), Đánh giá việc thực hiện, chức và nhiệm vụ số Trạm y tế xã khu vực miền núi Tiếng Anh 25 Abraham Maslow(1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review 50 (1943):370-96 26 Anderson R.M (1995), Revisiting the behavior mode and access to medical care Does it matter? journal of health and Social behaviour, Vol 30, p 1-10 Thang Long University Library (69) 27 Andersen R.M (1968), A behavioral model of families’ use of health services Research Series No 25 Center for Health Administration Studies, University of Chicago 28 Andersen RM and Newman JF (1973), "Societal and Individual determinants of medical care utilization in the United States", Milbank Memorial Fund Quarterly, Health and Society, Vol 51, No 1, 1973 (pp 95-124) 29 Adam W, Eddy V.D (1993), “Equity in the finance of health care: Concepts and difinition, Equity in the finance and delivery of health care: An international perspective”, Health services Reseach series No C.E.C Oxford Medical Publication, pp 7-19; p 20-46 30 Armstrong D Dicker (1995), "Patiennt-views of priority setting in health care interview survey in one practice", BMJ, 28, tr 1139 31 Brodwin P.E (1997), " Polite, practical logic, and primary health care in rural Haiti" Med- Anthropological, 11 (1), P 69-88 32 Cassels Andrew (1995), Health sector reform key issues in less developed countries of international development, tr 247 33 Chinese Bureau of Statistics(1998) Year Book of statistics 1997 Beijing 34 Eddy V.D, Adam W, Frans R (1992), " Equity in the finance and delivery of health care: An international perspective", Health services Research Series, No.8, Oxford Medical Publications 35 Hurt J (1991), Reforming health care in seven European Nation, Health Affairs 10 (3,),p 7-21 36 Jun A Liu, Qi Wang và Zu X Lu (2010), "Job satisfaction and its modeling among township health center employees: a quantitative study in poor rural China", BMC Health Serv Res 2010 May 10;10:115 doi: 10.1186/1472-696310-115 (70) 37 Kauffman K.S, Myers D.H (1997), "The changing role of Village Health volunteers in northeast Thailand", an ethnographie field study Int Nurs Stud 34 (4), P55-249 38 Kim J.S, Guilkey D.K, Popkin BM(1981), The demand for the Child health services in the Philippinnes", Soc-Sei-Med, 45(2) pp 223-230 39 Mc.Anita B.Onil, D.David and others(2008), Innovation Health Service Delivery Models of Low- and Middle-Income Countries, 10-11 40 The Health System Assessement Approarch (2012), The Health System Assessement Approarch: A How to Manual, truy cập ngày 21-2-2014, trang web http://www.healthsystems2020.org/userfiles/file/Chapter_8.pdf 41 WHO Geneva (1993), "Macroeconomic Environment and Health with case studies for countries in greatest need", WHO: Switwerland Thang Long University Library (71) PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH Xin chào Ông/Bà/Anh/Chị Để phục vụ mục đích nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ trạm y tế xã, góp phần đề xuất giải pháp để trạm y tế hoạt động có hiệu hơn, bước đáp ứng nhu cầu người dân có bệnh Danh tính và thông tin chị cung cấp đảm bảo giữ bí mật và các kết nghiên cứu này phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học Rất mong Ông/Bà/Anh/Chị vui lòng cung cấp thông tin: Ông/Bà/Anh/Chị có đồng tham gia nghiên cứu? Đồng ý  Không đống ý  Yên Phong, ngày tháng năm 2019 Chữ kí đối tượng tham gia nghiên cứu (72) A Các thông tin chung hộ gia đình Q1 Gia đình có bao nhiêu ngƣời ? ngƣời Q2 Xin kể tên, ngày sinh, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp và BHYT ngƣời gia đình Stt Họ và tên Mã cá nhân Ngày tháng năm sinh Trình độ Nghề Giới BHYT học nghiệp vấn 10 Ghi ngày tháng năm dương lịch Nam =1 Nữ = Không biết chữ =1, tiểu học=2, THCS=3, THPT =4, TH, CĐ=5, ĐH, sau ĐH=6, còn nhỏ=7 1=làm ruộng, 2= CC,VC, 3= Thợ thủ công, 4=buôn bán, 5=hưu trí, 6=Nội trợ, 7=còn nhỏ, 8=HS/SV, 9=khác 1=có, 2=Không Q3 Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế bao nhiêu Km? ………… km Q4 Xin cho biết bình quân thu nhập/ngƣời/tháng là bao nhiêu? …… km Q5 Trong tuần qua gia đình có bị ốm đau gì không? Có Không (Kết thúc vấn) Q6 Nếu có thì ngƣời ốm? ngƣời Liệt kê toàn số ngƣời ốm vào bảng và ghi mã số giống nhƣ câu Q2 Thang Long University Library (73) Cơ sở y tế đã sử dụng các lần ốm đó Tên (Mã cá nhân nhƣ bảng Q2) Không chữa gì Tự mua thuốc Y tế thôn BS, PK tư nhân Trạm y tế Tuyến trên Khác (ghi rõ) 10 B Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (Mỗi trường hợp ốm phiếu, người ốm nhiều lần tuần qua thì hỏi tất số lần ốm, trẻ < 16 tuổi- hỏi bố mẹ, người không có khả trả lời thì hỏi người chăm sóc chính) Q7 Ông/bà đã xử trí ban đầu nhƣ nào lần ốm đó? Không chữa gì Mua thuốc tự chữa Y tế thôn Thầy thuốc tư Tram y tế => chuyển Q9 Tuyến trên Khác (ghi rõ) Q8 Tại ông/bà lại không đến khám chữa bệnh trạm y tế xã? (Có thể chọn nhiều lý do) (74) Không tin tưởng chuyên môn Thiếu thuốc, Thiếu dụng cụ, trang thiết bị Thái độ phục vụ kém Giá dịch vụ cao, không minh bạch mức giá thu dịch vụ, giá thuốc Bệnh nhẹ Bênh nặng / trạm y tế không chữa không chữa Nhân viên không có mặt trạm Phải chờ đợi lâu 10 Không có thời gian 11 Ngại gặp người quen 12 Khác (ghi rõ) Q9 Tại ông/bà đến khám chữa bệnh trạm y tế xã? (Có thể chọn nhiều lý do) Tin tưởng chuyên môn Thuốc đủ và tốt, Đủ dụng cụ, trang thiết bị Thái độ phục vụ tốt Giá dịch vụ phù hợp Bệnh nhẹ Bệnh nặng / Không chữa Không phải chờ đợi lâu Gần nhà 10 Khác (ghi rõ) …………………………………………… Q10 Ông/bà đã mua thuốc đâu? (Có thể chọn nhiều tình huống) Quầy dược huyện Trạm y tế Thang Long University Library (75) Quầy thuốc tư nhân Mẹt thuốc chợ Thầy thuốc tư Y tế thôn Khác (ghi rõ) Q11 Kết điều trị đợt ốm đó nhƣ nào? Khỏi Không khỏi Chuyển sở y tế khác Khác (ghi rõ) Q12 Nếu chuyển thì đâu? Trạm y tế Thầy thuốc tư nhân Trung tâm y tế Tuyến trên Khác (ghi rõ) Q13 Ông/bà nhận xét gì trình độ chuyên môn cán y tế nơi đến khám chữa bệnh? Chú ý câu Q9 và câu Q15 BS, PK Tƣ TTYT - BV Nhận xét Trạm y tế Tuyến trên nhân huyện Tốt Không tốt Không biết Q14 Ông/bà nhận xét gì thái độ phục vụ cán y tế nơi đến khám chữa bệnh? (chỉ chọn tình huống) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT – Tuyến trên BVhuyện Hài lòng (76) Không hài lòng Không biết Q15 Ông/bà nhận xét gì thời gian chờ đợi đến khám chữa bệnh? (Chỉ chọn tình huống) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT Tuyến trên Khám Phải đợi lâu Không biết Q16 Ông/bà nhận xét gì trang thiết bị, dụng cụ y tế sở y tế nơi đến khám chữa bệnh? (Chỉ chọn tình huống) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT Tuyến trên Đầy đủ/tốt Không tốt Không biết Q17 Ông/bà nhận xét gì mức độ sẵn có thuốc sở y tế nơi đến khám chữa bệnh? (Chỉ chọn tình huống) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT Tuyến trên Đầy đủ và tốt Không đầy đủ Không biết Q18 Ông/bà nhận xét gì nhà cửa, sở hạ tầng nơi khám chữa bệnh lần ốm đó? (Chỉ chọn tình huống) Nhận xét Trạm y tế Tƣ nhân TTYT Tuyến trên Khang trang, Nghèo nàn, xuống cấp Không biết Xin chân thành cảm ơn ………………… đã cung cấp thông tin! Thang Long University Library (77) PHỤ LỤC MẪU THẢO LUẬN NHÓM VỚI CÁN BỘ TRẠM Y TẾ HAI XÃ NGHIÊN CỨU Mục tiêu thảo luận: thảo luận và phân tích sâu về: - Khả cung cấp và quản lý nguồn lực y tế xã - Mức độ sử dụng dịch vụ KCB người dân - Phân công bố trí nguồn nhân lực hoạt động trạm y tế xã - Quản lý hoạt động tài chính - Các đề xuất, kiến nghị chế độ chính sách hoạt động trạm y tế xã Phƣơng pháp thảo luận: thảo luận theo chủ đề - Nghiên cứu viên là người vấn - Công cụ hỗ trợ: máy ghi âm, giấy bút ghi chép Đối tƣợng thảo luận: cán trạm y tế 02 xã nghiên cứu Thời gian thảo luận: 60 ph/người Địa điểm: Tại trạm y tế Tổ chức thực thảo luận: - Giới thiệu nhóm nghiên cứu - Giải thích nghiên cứu - Thông báo với các anh, chị thảo luận nhóm ghi âm để bảo đảm không bỏ sót thông tin Câu hỏi phỏi vấn dung thảo luận: - Thực trạng nguồn lực y tế xã - Mức độ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trạm y tế xã người dân - Khả cung cấp nguồn lực cho dịch vụ khám chữa bệnh tình hình (78) - Nguyên nhân khách quan khiến người dân sử dụng dịch vụ y tế trạm ít/nhiều? - Đề xuất, kiến nghị chế độ, chính sách trạm y tế xã PHỤ LỤC MẪU THU THẬP THÔNG TIN, SỐ LIỆU TẠI TRẠM Y TẾ XÃ (Tìm hiểu sổ sách TYTX, sổ sách báo cáo trạm 12 tháng) Tổng số hộ toàn xã:…………………………………………………… Tổng số dân xã:……………………Nam/nữ:………………… Số thẻ BHYT có xã:……………………………………………… Kết hoạt động TYTX năm 2018: Số lượt người đến KCB TYTX: Số lượt sử dụng cận lâm sàng: Số lượt khám có BHYT: Số bệnh nhân phải chuyển tuyến: Nhân lực: Trang thiết bị, thuốc: + Số trang thiết bị có: + Thống kê tình hình cung ứng thuốc TYTX Thang Long University Library (79) + Tổng số thuốc có TYTX + So với danh mục thuốc thiết yếu đạt bao nhiêu phần trăm (80) PHỤ LỤC MẪU PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM Y TẾ Mục tiêu vấn: Mô tả và phân tích sâu - Tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ kcb người dân huyện - Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Phƣơng pháp vấn: Phỏng vấn theo chủ đề - Nghiên cứu viên là người vấn - Công cụ hỗ trợ : máy ghi âm, giấy bút ghi chép Đối tƣợng vấn: Lãnh đạo trung tâm y tế huyện Thời gian vấn: 45-60 ph Địa điểm: Trung tâm y tế huyện Câu hỏi vấn: - Nhận xét cách lựa chọn các dịch vụ y tế người dân nay? Tại họ lại có cách lựa chọn vậy? - Tại người dân ít đến khám bệnh TYT? - Tại người dân muốn đến bệnh viện tuyến trên, cho dù đó là bệnh thông thường - Những mong muốn từ phía người cung cấp dịch vụ y tế - Cung cấp dịch vụ đã phù hợp với sử dụng dịch vụ chưa? - Cung cấp dịch vụ theo quy định trên giao hay theo nhu cầu KCB người dân? hay theo chức và khả xã? - Cơ chế chính sách tác động nào đến chất lượng dịch vụ KCB TYTX ? Thang Long University Library (81) PHỤ LỤC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU TT Tên biến Định nghĩa biến/ Chỉ số/ cách tính Cách thu thập số liệu Các biến/chỉ số thông tin chung hộ gia đình Người: (Chia theo các nhóm tuổi <1 tuổi, < tuổi, phụ nữ 15-49 Báo cáo xã tuổi) 1.1 Dân số 1.2 Tổng số hộ gia Phân tỷ lệ các hộ gia đình theo tình Báo cáo xã đình trang kinh tế: nghèo, đói 1.3 Tuổi Tuổi tròn tính theo năm dương lịch Bộ câu hỏi và dựa vào nội dung, chính sách, mục tiêu,…bệnh tật mà ta có thể phân thành các nhóm tuổi sau: < tuổi 15-59 tuổi 5-14 tuổi ≥ 60 tuổi 1.4 Giới Tỷ lệ phần trăm theo giới nam và nữ Bảng hỏi 1.5 Trình độ học Tỷ lệ phần trăm theo cấp học cao Bảng hỏi vấn đã qua: - Không biết chữ - Tiểu học - Trung học sở - Trung học phổ thông - Trung cấp, cao đẳng - Đại học, trên đại học 1.6 Nghề nghiệp Tỷ lệ phần trăm theo công việc Bảng hỏi chính: - Công chức, viên chức - Làm ruộng - Hưu trí - Buôn bán (82) - HS, SV - Thợ thủ công - Khác 1.7 Mức sống Tỷ lệ phần trăm theo nhóm thu Bảng hỏi nhập: - Q1: Nhóm hộ nghèo - Q2: Nhóm hộ cận nghèo - Q3: Nhóm thu nhập trung bình - Q4: Nhóm hộ có thu nhập khá - Q5: Nhóm hộ giàu 1.8 BHYT - Tỷ lệ % có / không có BHYT Các biến/chỉ số theo mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019 Bảng hỏi 2.1 - Tỷ lệ người ốm chọn TYTX là Bảng hỏi Nơi lựa chọn nơi KCB ban đầu KCB ban đầu - Tỷ lệ người ốm không chọn ốm TYTX là nơi KCB ban đầu 2.2 Nơi lựa chọn KCB ban đầu ốm theo giới tính - Tỷ lệ nam/nữ ốm chọn TYTX là Bảng hỏi nơi KCB ban đầu - Tỷ lệ nam/nữ ốm không chọn TYTX là nơi KCB ban đầu 2.3 Nơi lựa chọn KCB ban đầu ốm theo giới tính - Tỷ lệ nhóm tuổi ốm chọn TYTX là nơi KCB ban đầu Bảng hỏi - Tỷ lệ nhóm tuổi ốm không chọn TYTX là nơi KCB ban đầu 2.4 - Tỷ lệ nhóm học vấn ốm chọn TYTX là nơi KCB ban đầu Nơi lựa chọn - Tỷ lệ nhóm học vấn ốm KCB ban đầu không chọn TYTX là nơi KCB ban Bảng hỏi ốm theo đầu học vấn (Nhóm: Mù chữ; Cấp I; Cấp II; Cấp III; Trung cấp, cao đẳng; Đại học, Thang Long University Library (83) trên đại học) 2.5 - Tỷ lệ nhóm thu nhập ốm chọn TYTX là nơi KCB ban đầu Nơi lựa chọn - Tỷ lệ nhóm thu nhập ốm KCB ban đầu không chọn TYTX là nơi KCB ban Bảng hỏi ốm theo thu đầu nhập (Nhóm: hộ nghèo; hộ cận nghèo; thu nhập trung bình; hộ có thu nhập khá; hộ giàu) 2.6 - Tỷ lệ có/không BHYT ốm Nơi lựa chọn chọn TYTX là nơi KCB ban đầu KCB ban đầu - Tỷ lệ có/không BHYT ốm Bảng hỏi ốm theo không chọn TYTX là nơi KCB ban BHYT đầu Các biến/ số theo mục tiêu 2: Phân tích số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh đối tượng nghiên cứu 3.1 Liên quan tuổi với lựa chọn KCB TYTX OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra 3.2 Liên quan giới với lựa chọn KCB TYTX OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra 3.3 Liên quan học vấn với lựa chọn KCB TYTX OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra 3.4 Liên quan nghề nghiệp với lựa chọn KCB TYTX OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra 3.5 Liên quan thu Phân tích mẫu (84) nhập với lựa chọn KCB TYTX 3.6 Liên quan BHYT với lựa chọn KCB TYTX 3.7 Liên quan thuốc với lựa chọn KCB TYTX 3.8 Liên quan TTB, Dụng cụ với lựa chọn KCB TYTX 3.9 Liên quan Trình độ CBYT với lựa chọn KCB TYTX 3.10 Liên quan thái độ phục vụ với lựa chọn KCB TYTX OR, 95% CI, p điều tra OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra OR, 95% CI, p Phân tích mẫu điều tra Thang Long University Library (85) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: NGUYỄN VĂN KỲ Đề tài luận văn: Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019 và số yếu tố liên quan Chuyên ngành: Y tế công cộng Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thăng Long Căn vào biên họp Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thăng Long và các nhận xét, góp ý cụ thể các thành viên hội đồng, tác giả luận văn đã thực các chỉnh sửa sau: Đã bổ sung “người dân” cho mục tiêu 1, để đầy đủ đối tượng Chú thích công thức cỡ mẫu đã sửa lại đúng quy định Cỡ mẫu đã sửa => tổng 445 hộ Phần chương (kết quả), đã bổ sung phần kết định tính Phần bàn luận đã bổ sung số phần bàn luận chi tiết và rõ ràng Phần kết luận đã viết lại rõ ràng, theo mục tiêu nghiên cứu Đã rà soát lại danh mục tài liệu tham khảo và chỉnh sửa theo đúng yêu cầu Đã rà soát và sửa số lỗi chính tả, câu chữ, đoạn văn Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (86) Xác nhận giáo viên hƣớng dẫn Tác giả luận văn Nguyễn Bạch Ngọc Nguyễn Văn Kỳ Xác nhận Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Đào Xuân Vinh Thang Long University Library (87)

Ngày đăng: 11/03/2021, 00:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nguyễn Bạch Ngọc, Vũ Văn Hoàn và cộng sự (2008), "Nghiên cứu xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện chủ trương đưa bác sỹ về xã và phát huy hiệu quả hoạt động của bác sỹ tuyến xã", Viện Chiến lược và Chính sách y tế, http://www.hspi.org.vn/vcl/Nghien-cuu-xac-dinh-cac-dieu-kien-can-thiet-de- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện chủ trương đưa bác sỹ về xã và phát huy hiệu quả hoạt động của bác sỹ tuyến xã
Tác giả: Nguyễn Bạch Ngọc, Vũ Văn Hoàn và cộng sự
Năm: 2008
19. Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Mỹ Anh, Hoàng Thanh Nga (2014) Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế của người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Tạp chí Y tế Công cộng, Số 40, Trang 145-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y tế Công cộng
28. Andersen RM and Newman JF (1973), "Societal and Individual determinants of medical care utilization in the United States", Milbank Memorial Fund Quarterly, Health and Society, Vol. 51, No. 1, 1973 (pp. 95-124) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Societal and Individual determinants of medical care utilization in the United States
Tác giả: Andersen RM and Newman JF
Năm: 1973
29. Adam W, Eddy V.D (1993), “Equity in the finance of health care: Concepts and difinition, Equity in the finance and delivery of health care: An international perspective”, Health services Reseach series No 8. C.E.C Oxford Medical Publication, pp. 7-19; p 20-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Equity in the finance of health care: Concepts and difinition, Equity in the finance and delivery of health care: An international perspective
Tác giả: Adam W, Eddy V.D
Năm: 1993
30. Armstrong D Dicker (1995), "Patiennt-views of priority setting in health care interview survey in one practice", BMJ, 28, tr. 1139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patiennt-views of priority setting in health care interview survey in one practice
Tác giả: Armstrong D Dicker
Năm: 1995
31. Brodwin. P.E (1997), " Polite, practical logic, and primary health care in rural Haiti". Med- Anthropological, 11 (1), P. 69-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Polite, practical logic, and primary health care in rural Haiti
Tác giả: Brodwin. P.E
Năm: 1997
34. Eddy V.D, Adam W, Frans R (1992), " Equity in the finance and delivery of health care: An international perspective", Health services Research Series, No.8, Oxford Medical Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Equity in the finance and delivery of health care: An international perspective
Tác giả: Eddy V.D, Adam W, Frans R
Năm: 1992
36. Jun A Liu, Qi Wang và Zu X Lu (2010), "Job satisfaction and its modeling among township health center employees: a quantitative study in poor rural China", BMC Health Serv Res. 2010 May 10;10:115. doi: 10.1186/1472-6963- 10-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Job satisfaction and its modeling among township health center employees: a quantitative study in poor rural China
Tác giả: Jun A Liu, Qi Wang và Zu X Lu
Năm: 2010
37. Kauffman K.S, Myers D.H (1997), "The changing role of Village Health volunteers in northeast Thailand", an ethnographie field study. Int. Nurs Stud 34 (4), P55-249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The changing role of Village Health volunteers in northeast Thailand
Tác giả: Kauffman K.S, Myers D.H
Năm: 1997
41. WHO Geneva (1993), "Macroeconomic Environment and Health with case studies for countries in greatest need", WHO: Switwerland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macroeconomic Environment and Health with case studies for countries in greatest need
Tác giả: WHO Geneva
Năm: 1993
40. The Health System Assessement Approarch (2012), The Health System Assessement Approarch: A How to Manual, truy cập ngày 21-2-2014, tại trang web http://www.healthsystems2020.org/userfiles/file/Chapter_8.pdf Link
1. Ban chấp hành Trung ƣơng (2002), Chỉ thị số 06-CT/T về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, ngày 22 tháng 1 năm 2002 Khác
2. Bộ Y tế-Tổ chức y tế thế giới, chủ biên (2001), Quản lý y tế, Nhà xuất bản y học Hà Nội, Hà Nội Khác
3. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2003), Báo cáo chuyên đề chất lượng dịch vụ tại trạm y tế xã phường năm 2001-2002, Hà Nội Khác
4. Bộ Y tế (2011), Nghiên cứu đánh giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ y tế tại trạm y tế xã Khác
5. Bộ Y tế (2014), Quyết định 3447/QĐ-BYT Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Khác
6. Chính phủ Việt Nam (2014), Nghị định117/2014/NĐ-CP ban hành ngày 8/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ: về việc Quy định về y tế xã, phường, thị trấn, chủ biên, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Đình Dự (2007), Mô tả sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội Khác
8. Trịnh Thị Phương Hạnh (2013), Khám chữa bệnh tại trạm y tế xã ở 2 huyện tỉnh Khánh Hòa năm 2009-2010, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội Khác
9. Võ Thị Thu Hương (2012), Thực trạng hoạt động KCB bảo hiểm y tế ở trạm y tế xã, phường thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang năm 2009 - 2011, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w