ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, Bắc Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan. (Trang 27 - 35)

2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Hộ gia đình hiện đang sinh sống tại 2 xã là Yên Phụ và Tam Giang, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh

Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Là chủ hộ gia đình hoặc người có vai trò quyết định trong chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.

+ Đã sinh sống tại xã trên 3 tháng

+ Tinh thần minh mẫn, hợp tác với điều tra viên.

Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Không có mặt tại hộ gia đình trong thời gian nghiên cứu + Những người dân từ chối không tham gia

Tiêu chuẩn lựa chọn xã:

Chọn có chủ đích 02/13 xã: Yên Phụ và Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Giống nhau:

+ Được phép KCB tại TYT xã

+ Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, khoảng cách đến trung tâm huyện tương đồng

+ Không có bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân trên địa bàn xã

Khác nhau:

Chọn một xã có số lượt khám bệnh tại TYT năm 2018 cao nhất và một xã có số lượt khám bệnh tại TYT thấp nhất

Theo tiêu chí này, hai xã được chọn là: xã Yên Phụ (1811 lượt người khám/2018) và xã Tam Giang (534 lượt người khám/2018).

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Xã Yên Phụ và Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính.

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.2.2.1. Đối với nghiên cứu định lƣợng

a) Điều tra hộ gia đ nh về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh:

- Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả cắt ngang ta có:

Trong đó: n: là cỡ mẫu cần thiết.

p: là ước đoán tỷ lệ hộ gia đình có người ốm đến trạm y tế trong 4 tuần qua.

p = 0,207 (Dựa trên nghiên cứu của Đinh Mai Vân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005) [22].

1-p = 0,793 (tỷ lệ hộ gia đình có người ốm không đến trạm y tế).

Z (1- α /2) : Mức ý nghĩa thống kê với α = 0,05 => độ tin cậy là 95%

=> Z (1- α /2) = 1,96.

d: là sai số mong muốn, ở đây lấy d = 0,04.

Thay số vào công thức tính được n = 394 hộ gia đình, để dự phòng số hộ không tham gia nên lấy thêm 12% và làm tròn là 445 hộ gia đình.

2 2

) 2 / 1

( (1 )

d

p p

n

  

- Cách chọn mẫu: Theo phương pháp phân tầng, cổng liền cổng.

Bước 1: Lựa chọn 02 xã thực hiện nghiên cứu (Theo mục 2.1.2).

Bước 2: Xác định tổng số hộ trong 02 xã nghiên cứu.

Bước 3: Tính xác xuất trung bình hộ được chọn: Tổng số hộ trong 02 xã nghiên cứu /cỡ mẫu = k (Cứ k hộ thì có 01 hộ được chọn vào mẫu).

Bước 4: Cộng dồn tổng số hộ trong mỗi xã nghiên cứu.

Bước 5: Tính số hộ được phỏng vấn trong xã: n1 = Tổng số hộ/k.

Xã Yên Phụ điều tra: 220 hộ.

Xã Tam Giang điều tra: 225 hộ.

Bước 6. Chia số hộ điều tra cho các thôn trong xã theo tỷ lệ hộ gia đình.

Bước 7: Lựa chọn hộ gia đình theo phương pháp cổng liền cổng.

b) Thống kê số liệu xã: Điều tra được tiến hành tại 02 trạm y tế xã được chọn, thông tin được thu thập qua sổ sách, báo cáo tại Trạm y tế trong thời gian đủ 1 năm, bộ câu hỏi,

2.2.2.2. Đối với nghiên cứu định tính

- Thảo luận nhóm trọng tâm: Một cuộc thảo luận nhóm với cán bộ trạm y tế tại mỗi TYT xã.

- Phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế hoặc Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.

- Phỏng vấn sâu Trạm trưởng trạm y tế.

2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá (Phụ lụ 5) 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu

- Nhóm các biến/chỉ số thông tin chung về hộ gia đình: Dân số, tổng số hộ gia đình, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống, bảo hiểm y tế.

- Nhóm các biến/chỉ số theo mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ KCB tại hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2019.

- Nhóm các biến/chỉ số theo mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB của đối tượng nghiên cứu (Chi tiết Phụ lục 5).

2.3.2. Tiêu chí đánh giá

Hộ gia đình: Hộ gia đình được định nghĩa trong điều tra này là những người cùng ăn và cùng ở trong cùng một nhà trong thời gian tối thiểu 1 tháng trước khi điều tra. Như vậy, nếu ăn chung nhưng ở riêng, hoặc ở chung ăn riêng được tính là 2 hộ khác nhau. Hộ gia đình có thể bao gồm cả những người không có quan hệ ruột thịt với nhau.

Ốm đau được định nghĩa là tình trạng bất thường về sức khoẻ kéo dài từ một ngày trở lên. Tình trạng bất thường này tự người được hỏi nhận thức và báo cáo.

Tự mua thuốc về chữa: Là trường hợp không khám bệnh mà tự mua thuốc, sử dụng thuốc của người khác mua, hoặc sử dụng thuốc có sẵn tại nhà, bao gồm cả trường hợp mua thuốc theo đơn cũ, không tính những trường hợp mua thuốc dự trữ cho gia đình. Từ đồng nghĩa: tự điều trị.

- Tai nạn/chấn thương: Các loại tai nạn như ngã, tai nạn giao thông, đâm nhau, bạo lực, tai nạn phẫu thuật, tai nạn lao động, chó, mèo, súc vật cắn.

Người ốm sử dụng dịch vụ KCB ở TYT xã: là người ốm đến khám bệnh, xin đơn (chữa bệnh ngoại trú) hoặc nằm viện điều trị nội trú tại TYT, không kể các trường hợp khám thai, nạo hút thai, dịch vụ KHHGĐ, tư vấn sức khoẻ.

Thu nhập: là bình quân thu nhập đầu người trong gia đình / tháng quy ra tiền, xếp từ thu nhập thấp đến cao theo 5 nhóm (Q1- Q5), mỗi nhóm 20% số hộ điều tra. Theo điều tra mức sống dân cư năm 2014.

+ Nhóm có thu nhập <16 triệu/người/năm – gọi là nghèo.

+ Nhóm có thu nhập từ 16 – ≤ 32 triệu/người/năm – gọi là cận nghèo.

+ Nhóm có thu nhập từ 32 – ≤ 48 triệu/người/năm – gọi là trung bình.

+ Nhóm có thu nhập từ 48 – ≤ 64 triệu/người/năm – gọi là khá.

+ Nhóm có thu nhập > 64 triệu/người/năm – gọi là giàu.

2.4. Phương pháp thu thập thông tin 2.4.1. Công cụ thu thập số liệu

1. Mẫu phiếu điều tra y tế hộ gia đình (Phụ lục 1) 2. Mẫu thảo luận nhóm với cán bộ y tế xã (Phụ lục 2) 3. Mẫu phiếu thu thập thông tin tại trạm y tế xã (Phụ lục 3) 4. Mẫu phỏng vấn sâu lãnh đạo TTYT (Phụ lục 4)

2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn điều tra trạm trưởng TYT về tình hình cung cấp dịch vụ KCB, các yếu tố liên quan đến tình hình cung cấp dịch vụ. Điều tra hộ gia đình và người ốm trong 2 tuần trước cuộc điều tra để thu thập thông tin về tình hình mắc bệnh, sử dụng dịch vụ KCB của người dân và một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. Điều tra viên là cán bộ trung tâm y tế huyện, giám sát viên là nghiên cứu viên.

Nghiên cứu định tính: Ghi ch p, ghi băng cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT mà trong nghiên cứu định lượng chưa được làm rõ.

Đồng thời tìm hiểu những mong muốn từ phía người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ về dịch vụ KCB tại TYT.

2.4.3. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu

a) Bước 1: Xây dựng đề cương và hoàn thiện công cụ điều tra.

b) Bước 2: Tổ chức tập huấn cho điều tra viên và giám sát viên Thành phần học viên: Cán bộ của Trung tâm Y tế huyện Yên phong.

Số lượng dự kiến: 8 cán bộ Thời gian: 1 ngày

Địa điểm: Trung tâm Y tế huyện Yên Phong Nội dung tập huấn:

Mục đích cuộc điều tra

Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn và điều tra

Thực hành, kỹ năng làm việc với cộng đồng, thực hành điều tra kiến thức, thực hành của người dân.

c) Bước 3: Tiến hành điều tra, giám sát tại thực địa

Chuẩn bị: Sau khi tập huấn, nhóm điều tra liên hệ với các đơn vị cấp tỉnh, huyện, trạm y tế xã và trao đổi kế hoạch làm việc.

Nhân lực: Điều tra viên, giám sát viên: 8 cán bộ của Trung tâm Y tế huyện Yên phong

Tiến hành điều tra: Thu thập số liệu tại 02 xã được chọn, phỏng vấn người dân .

Thời gian: 4 ngày

Chia 2 đoàn đi 2 xã. Các nhóm nhận biểu mẫu và kế hoạch điều tra.

Giám sát viên trực tiếp đi cùng các điều tra viên, quan sát phỏng vấn tại các địa điểm điều tra (trạm Y tế xã, các hộ gia đình) để hỗ trợ kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra.

d) Bước 4: Thu thập và kiểm tra phiếu điều tra

Các điều tra viên sẽ gửi các phiếu điều tra cho giám sát viên. Giám sát viên sẽ tiến hành kiểm phiếu về số, chất lượng so với bộ câu hỏi và kiểm tra xác suất 10% số phiếu đã điều tra, nếu không đạt yêu cầu điều tra viên đó làm lại.

2.5. Xử lý số liệu

* Xử lý số liệu định lượng: Số liệu điều tra được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy tính, sử dụng phần mềm Epi-info, dùng test χ2 để kiểm định.

* Xử lý số liệu định tính: Thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, được tổng hợp, phân tích theo chủ đề giải thích, bổ sung cho kết quả định lượng.

2.6. Sai số và biện pháp khống chế

2.6.1. Các sai số có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu - Sai số nhớ lại.

- Sai số trong quá trình thu thập thông tin: Sai số do ghi chép, sai số do điều tra viên không hiểu rõ câu hỏi hoặc hỏi dưới dạng gợi ý, sai số do thu thập thông tin không đúng thời điểm: Chủ hộ, người nắm rõ thông tin không có nhà, điều tra lúc đang nhiều việc, đối tượng phỏng vấn có thể trả lời qua loa hoặc không muốn trả lời.

2.6.2. Biện pháp hạn chế sai số

- Hạn chế sai số nhớ lại bằng cách chỉ phỏng vấn người ốm trong 4 tuần trước phỏng vấn.

- Hạn chế sai số trong quá trình thu thập thông tin:

+ Bằng cách phỏng vấn thử (pretest) để kiểm tra chất lượng thông tin và bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu.

+ Thông tin được thu thập từ người nắm vững thông tin nhất trong hộ gia đình như chủ hộ, bố mẹ của đứa trẻ, vợ hoặc chồng người ốm, người trực tiếp chăm sóc người ốm.

+ Tập huấn kỹ cho các điều tra viên, giám sát chặt chẽ trong quá trình điều tra.

+ Phỏng vấn vào thời điểm trong thời gian nghỉ làm việc (chiều tối).

+ Thiết kế chi tiết và tuân thủ các thủ tục lấy mẫu một cách triệt để.

2.7. Hạn chế của đề tài

- Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, do vậy các số liệu thu được chỉ phản ánh kết quả tại thời điểm điều tra, không xác định được yếu tố nguy cơ (không khẳng định được yếu tố nhân quả).

- Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu chỉ đánh giá chất lượng dịch vụ KCB tại TYT xã thông qua nhận xét của người dân. Kết quả thu được chỉ áp dụng cho địa bàn nghiên cứu.

2.8. Đạo đức nghiên cứu

- Đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu nếu như không muốn.

Các thông tin thu thập được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Sẵn sàng tư vấn cho đối tượng về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật.

- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương của trường Đại học Thăng Long thông qua.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại hai trạm y tế xã, huyện Yên Phong, Bắc Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan. (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)