+ Các yêu cầu khác: Đây là các điều kiện phụ mà công ty đặt ra trong tuần hồn cảnh cụ thể nhƣ: đi cơng tác xa, làm việc biệt lập, làm việc ban đêm, làm việc thêm giờ… Bộ phận tuyển dụng
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA IDI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
TÔN QUYỀN TRƯỞNG
Long Xuyên, tháng 5 năm 2009
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ &
PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA IDI
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Trang 3Theo chương trình học đào tạo của trường, ngoài những kiến thức đã học trong lớp
cần phải có kiến thức thực tế và tham gia vào các hoạt động của công ty Vì thế nên em được
sự phân công của Khoa KT-QTKD của Trường Đại học An Giang đến thực tập tại Công ty
Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Đa Quốc Gia - IDI, Nhà Máy Đông Lạnh Thủy Sản - Fresh
Fish 1
Sau thời gian thực tập với sự hướng dẫn giảng dạy của tất cả thầy cô và sự nhiệt tình
giúp đỡ của tập thể cán bộ và nhân viên công ty, bên cạnh đó là sự ủng hộ động viên của gia
đình bạn bè đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa KT- QTKD của Trường Đại học
An Giang, đặc biệt là giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Lan đã truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báo để em hoàn thành được đề tài
Bên cạnh đó em xin cảm ơn Ban lãnh đạo công ty đã chấp nhận cho em vào thực tập
tại công ty để em có thể học tập và hoàn thành học phần, đặc biệt là biết thêm nhiều kinh
nghiệm quý báo trong môi trường làm việc ở công ty
Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên ở phòng Hành Chánh
Nhân Sự đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại phòng Hành Chánh Nhân Sự
Đặc biệt em cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em đi thực tập tại công ty
Cuối cùng em xin chúc sức khỏe đến mọi người và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
Xin chân thành cám ơn
Sinh viên thực hiện
Tôn Quyền Trưởng
Trang 4Đề tài nghiên cứu: “Phân tích quy trình tuyển dụng nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia IDI.” Nhằm giúp cho Thầy (Cô) và các bạn sinh viên tham khảo về việc sử dụng quy trình tuyển dụng tại công ty IDI
Đề tài, giới thiệu cho Thầy (Cô) và bạn đọc gồm 5 chương, trong đó tập chung quan trọng ở chương 4: Phân tích quy trình tuyển dụng nhân viên của công ty IDI nhằm giúp cho người đọc hiểu thêm về việc tuyển dụng của công ty, qua đó để nhằm giúp cho tác giả đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình Tiêp theo để hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty đi vào chương 3: Giới thiệu tình hình hoạt động của công
ty
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 5 chương sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu
Chương 3: Giời thiệu tình hình hoạt động của công ty
Chương 4: Phân tích quy trình tuyển dụng của công ty IDI
hương 5: Kết luận – Kiến nghị
Trang 5Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
1.3 Phương pháp phân tích: 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu: 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tuyển dụng 3
2.1.1 Định nghĩa tuyển dụng: 3
2.1.2 Mục đích của quá trình tuyển dụng: 3
2.1.3 Quy trình tuyển dụng 3
2.2 Mô hình nghiên cứu: 10
Chương 3: GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG TY IDI 11
3.1 Sơ lược về Công ty IDI: 11
3.2 Quá trình phát triển của công ty: 11
3.3 Kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực 12
3.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty IDI 13
3.4.1 Nhân sự của công ty 13
3.4.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 13
Chương 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY IDI 15
4.1 Mô tả quy trình tuyển dụng: 15
4.2 Phân tích quy trình tuyển dụng: 16
4.2.1 Nhu cầu tuyển dụng 16
4.2.2 Xem xét tính phù hợp nhu cầu lao động 18
4.2.3 Thông báo tuyển dụng 19
4.2.4 Thực hiện tuyển dụng 21
4.2.4.1 Nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ 21
4.2.4.2 Phỏng vấn 22
4.2.4.3 Mời nhận việc 24
4.2.4.4 Định hướng nhân viên mới 24
4.2.4.5 Đánh giá thử việc: 24
4.3 Hiệu quả của thực hiện quy trình tuyển dụng 26
4.3.1 Hiệu quả kinh tế 26
Trang 65.1 Kết luận 27 5.2 Kiến nghị 27
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình: 2.13 Sơ đồ quy trình tuyển dụng 3
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 10
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của công ty IDI 14
Hình 4.1: Sơ đồ qui trình tuyển dụng Công ty IDI 15
BIỂU BẢNG Bảng:4.2.1 Bản mô tả công việc 17
Bảng:4.2.3: Thông báo tuyển dụng 19
Trang 8Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Con người là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định các nguồn lực khác đối với các công ty cũng như các tổ chức Để tìm được một người thích hợp và đáp ứng được yêu cầu của công ty
là việc không dể Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt nhưng nếu thiếu lực lượng lao động có hiệu quả thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích
Theo kết quả thống kê đăng trên tạp chí Harvard Business thì 80% trường hợp doanh thu sụt giảm ở các công ty là do sai lầm trong tuyển dụng Bộ Lao động Mỹ tổng kết rằng các công ty phải tốn khoảng 1/3 tiền lương một năm của một nhân viên để tìm người mới thay thế người
cũ Con số này bao gồm phí tuyển dụng, huấn luyện, và chi phí phát sinh do năng suất giảm khi người mới bắt đầu đảm nhiệm vị trí thay người cũ Con số này vẫn chưa thể hiện được các thiệt hại vô hình khác như mất khách hàng, sụt giảm tinh thần lao động trong công ty Sai lầm tuyển dụng cho vị trí càng cao thì thiệt hại càng lớn, ví dụ các vị trí như trưởng phòng, giám đốc sẽ gây thiệt hại cho công ty gấp hai lần lương một năm của họ nếu buộc phải thay người
Để hạn chế những thiếu sót mà công ty gặp phải khi thuê người không phù hợp sẽ chẳng được ích lợi gì, mà còn làm cho công ty tốn nhiều chi phí và thời gian Ngược lại nếu thuê một người đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của công ty sẽ giúp cho người đó phát huy đúng năng lực của họ để làm lợi cho công ty và không làm phí đi một người tài Xuất phát từ những lí do
trên mà đề tài nghiên cứu được hình thành là “Phân tích quy trình tuyển dụng nhân viên
của công ty cổ phần đầu tư phát triển đa quốc gia IDI”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mô tả quy trình tuyển dụng nhân viên của công ty
- Phân tích quy trình tuyển dụng nhân viên của công ty
- Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quy trình tuyển dụng của công ty
1.3 Phương pháp phân tích:
3.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập dữ liệu thứ cấp như: Quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty, sơ đồ tổ chức và các thông tin trên internet liên quan đến tuyển dụng nhân sự, tham khảo các đề tài của khóa trước, sách, báo có liên quan đến vấn đề tuyển dụng
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Quan sát quy trình tuyển dụng lao động ở công ty, tham khảo ý kiến của cán bộ công ty
3.2 Phương pháp xử lí thông tin
- Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý, sử dụng phương pháp so sánh
- Sử dụng phương pháp qui nạp: là đưa ra kết quả tổng quát trên cơ sở các thông tin thu thập được từ thực tế
Trang 10Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Qua chương 1, mục tiêu mô tả, phân tích quy trình tuyển dụng nhân viên của Công ty và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao quy trình tuyển dụng của Công ty đã được trình bày Chương 2 này sẽ tập trung trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc phân tích
và xây dựng mô hình nghiên cứu
2.1 Tuyển dụng
2.1.1 Định nghĩa tuyển dụng:
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn các nhu cầu lao động
và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có (Nguồn:MPDF Thu hút, Tìm kiếm và lựa chọn
Nguồn nhân lực)
2.1.2 Mục đích của quá trình tuyển dụng:
Nhằm xác định khi nào phải tuyển dụng, tìm kiếm lao động lựa chọn đúng người vào đúng vị trí và đúng lúc được thực hiện như thế nào
Nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng (nâng cao số nhân viên được ký kết hợp đồng lao động có thời hạn sau thời gian thử việc)
Xác định tính ưu tiên cho nguồn nhân lực có chất lượng cao gia nhập công ty và nguồn nhân lực nội bộ có nguyện vọng thuyên chuyển, thăng tiến, tạo động lực cho nhân viên không ngừng phát triển và đa dạng hóa nghề nghiệp chuyên môn
Là một trong những cơ sở cho việc cải tiến hệ thống quản lý và điều hành công ty
Tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân sự cho sự tồn tại và phát triển của công ty, giúp cho công ty có nguồn lao động dồi dào để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh
2.1.3 Quy trình tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng là một quy trình được thể hiện qua các bước mà các công ty phải trải qua trong việc tuyển chọn nhân viên đáp ứng theo yêu cầu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quy trình đó gồm các bước như: Phân tích công việc, tìm kiếm lao
động, sơ tuyển, phỏng vấn, tuyển chọn, mời nhân việc và định hướng nhân viên mới
Tìm kiếm lao động
Sơ tuyển
Phỏng vấn
Mời nhận việc
Phân tích công việc
Tuyển chọn
Định hướng nhân viên mới
Hình 2.1.3: Sơ đồ quy trình tuyển dụng (Nguồn: MPDF Thu hút, Tìm kiếm và Lựa chọn Nguồn nhân lực)
Trang 11Dưới đây là phần trình bày các bước trong quy trình tuyển dụng, công ty dựa vào đó có thể
làm cơ sở cho việc nghiên cứu và xây dựng quy trình tuyển dụng cho công ty một ngày càng
tốt hơn
1 Phân tích công việc:
Phân tích công việc sẽ giúp công ty quyết định được chính xác công ty đang cần tìm loại người nào Phân tích công việc này giống như một chương trình làm việc cho một nhân viên,
nó nêu nhiệm vụ yêu cầu đối với nhân viên đó và những kỹ năng cần có để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao Phân tích công việc do đơn vị có nhu cầu tuyển dụng tiến hành lập và
xác định nhu cầu tuyển dụng cho đơn vị mình
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc bản mô tả công việc: tức là mô tả các nhiệm vụ cấu thành nên công việc và giúp công ty thuận tiện trong quá trình ra quyết định tuyển dụng Mỗi bản
mô tả công việc cần bao gồm các thông tin sau đây:
+ Mục đích/ Mục tiêu của vị trí
+ Các trách nhiệm công việc
+ Các mối quan hệ công việc
+ Trách nhiệm công khai của công việc
+ Trình độ học vấn/ Kinh nghiệm cần thiết
+ Kiến thức/ Kỹ năng cần thiết
+ Các yêu cầu về điều kiện vật chất
+ Các yêu cầu khác
Nội dung cụ thể của bản mô tả công việc
+ Mục đích/ Mục tiêu của vị trí: Nêu lên mục đích, mục tiêu của việc tuyển dụng nhân viên
các vị trí này nhằm giúp cho việc xây dựng quy trình ra quyết định tuyển dụng nhân viên
được tốt hơn Vì thế nếu biết được mục đích của việc tuyển dụng nhân viên để làm gì thì việc đặt ra câu hỏi phỏng vấn sẽ được dễ hơn và đánh giá đúng với năng lực của ứng viên
Do vậy, việc nêu lên mục đích và mục tiên của vị trí trong bản mô tả công việc của ứng viên,
giúp công ty thuận tiện hơn trong quá trình ra quyết định tuyển dụng nhân viên
+ Các trách nhiệm của công việc: Qua đó thấy được trách nhiệm của ứng viên mới đối với
công việc của công ty là như thế nào: Chức danh, nhiệm vụ của ứng viên Đây là phần giúp
xây dựng và thực hiện tốt quy trình ra quyết định tuyển dụng nhân viên nhất là giai đoạn định hướng nhân viên, giúp ứng viên hiểu rõ được công việc mình sắp làm, được làm và biết được quyền hạn, nhiệm vụ của mình
+ Các mối quan hệ: Đây là một phần hỗ trợ cho giai đoạn của quy trình ra quyết định tuyển
dụng đó là định hướng nhân viên mới, tạo cho nhân viên mới hiểu được mình sẽ làm việc với
ai, phòng nào và môi trường làm việc ra sao các mối quan hệ công việc thế nào, tạo cho quá
trình làm việc của ứng viên tốt hơn và thuận tiện hơn
+ Trách nhiệm công khai: Đây là trách nhiệm của ứng viên đối với công ty, đối với bộ phận
mà ứng viên phụ trách Đây là trách nhiệm mà ứng viên cần phải thực hiện được như về trách nhiệm về tài sản, thiết bị, các thông tin, các mối quan hệ bên ngoài…Giúp cho bộ phận trong
giai đoạn tuyển dụng trong giai đoạn định hướng cho nhân viên khi mới vào đơn vị làm việc, biết trách nhiệm cụ thể của mình trong công ty ra sao
Trang 12+ Trình độ học vấn/ Kinh nghiệm cần thiết: Đây là tiêu chuẩn để giúp cho bộ phận tuyển dụng có được thông tin cần thiết về kiến thức của ứng viên để bộ phận tuyển dụng có hình thức phỏng vấn phù hợp để tạo cho công ty tìm kiếm được ứng viên đáp ứng tốt nhu cầu mà công ty cần
+ Kiến thức/ Kỹ năng cần thiết: Đây là phần cũng khá quan trọng giúp bộ phận tuyển dụng thực hiện tốt giai đoạn thẩm tra các kỹ năng của ứng viên Vì đây là phần nêu rõ làm thế nào ứng viên có được các kỹ năng này, như từ trường học, các khóa học đặc biệt, kinh nghiệm hay huấn luyện đào tạo, để làm cơ sở cho bộ phận tuyển dụng biết được những nơi cần thẩm tra ứng viên
+ Các yêu cầu về điều kiện vật chất: Đây là phần giới thiệu về điều kiện làm việc của công
ty như: nội qui, định hướng phát triển của công ty, mục tiêu phát triển, qua đó giúp nhân viên thực hiện tốt công việc của mình
+ Các yêu cầu khác: Đây là các điều kiện phụ mà công ty đặt ra trong tuần hoàn cảnh cụ thể như: đi công tác xa, làm việc biệt lập, làm việc ban đêm, làm việc thêm giờ…
Bộ phận tuyển dụng của công ty dựa vào mục này của bản mô tả công việc để soạn thảo thông báo tìm người và là cơ sở để xây dựng, thực hiện tốt quy trình tuyển dụng nhân viên cho công
ty mình và cũng là cơ sở để xác định được nhu cầu của công ty
Do vây, phân tích công việc là việc làm rất cần thiết khi tuyển dụng nhân viên, phân tích công việc giúp cho việc thực hiện quy trình tuyển dụng rất thuận tiện và nhanh chóng Bước thứ hai của quá trình tuyển dụng là tìm kiếm lao động
2 Tìm kiếm lao động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn thành công, phải có đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt tình và hăng hái với công việc Để có được đội ngũ nhân viên đúng theo yêu cầu của công ty, quá trình tìm kiếm đóng vai trò quan trọng Do đó, công ty làm thế nào để quá trình tìm kiếm đạt hiệu quả tốt nhất, hiện nay cách làm phổ biến để tìm kiếm lao động đó là viết một thông báo tuyển dụng đăng trên các nguồn tuyển dụng để thu hút ứng viên cho công ty Sau đây, là nội dung chủ yếu của một bảng thông báo tìm người:
Thông báo tuyển dụng nội bộ: Thường tìm lao động phù hợp với vị trí cần tuyển dụng, khi
tiến hành thông báo tuyển dụng nội bộ, chỉ có nội bộ của công ty tham gia dự tuyển, nhằm khuyến khích phát triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn và quá trình phát triển chéo giữa các nhân viên trong công ty
Do những cán bộ hoạt động tại công ty họ hiểu những việc cần làm và những vị trí cần tuyển dụng, nên khi tuyển dụng nhân viên trong nội bộ thường hiệu quả hơn và ít tốn chi phí tuyển
Trang 13dụng, công ty thông báo tìm kiếm lao động cho tất cả các cán bộ thông qua phát thông báo, hệ thống loa và thông qua các cuộc họp mà công ty tổ chức Nếu nguồn nội bộ công ty thì công
ty sẽ không cần phải tốn chi phí quảng cáo tìm người, thời gian tuyển dụng ở đây bao gồm tất
cả các thời gian: Thời gian đào tạo, thời gian tuyển dụng, thời gian học việc và thời gian thử
việc cho đến khi nhân viên mới vào công ty và làm được việc mà công ty mong muốn
Do nhân viên giới thiệu: Đây là nguồn tuyển dụng cũng khá phổ biến hiện nay, những nhân
viên trong công ty họ muốn người thân của họ làm việc chung gắng kết với công việc mà họ
cho là tốt như: Những nơi mà họ đang công tác hay những nơi mà họ đang làm ăn, họ thấy
được những nơi này tốt, phù hợp cho người thân của họ công tác và làm việc Do vậy, họ có
nhu cầu giới thiệu người thân của họ vào làm việc, khi công ty có nhu cầu tuyển dụng từ nguồn nhân viên giới thiệu thì chỉ cần thông báo qua nhân viên hiện tại của công ty, nhờ họ
tìm kiếm lao động thông qua người thân của họ
Công ty nếu tuyển được nguồn từ nhân viên giới thiệu sẽ rất tốt, vì khi ứng viên mới vào làm
việc họ có quan hệ tốt với ít nhất một nhân viên cũ của công ty, do vậy việc tiếp xúc hay quan
hệ của ứng viên mới với nhân viên cũ là dể dàng, tạo được thiện cảm trong công việc Đối với các công việc ở các khâu đều có quan hệ mắc xích với nhau, cũng như công ty ở các phòng
ban đều có quan hệ tác động qua lại với nhau, giúp trong quá trình làm việc có sự đồng bộ, có như vậy công việc mới hoàn thành tốt và nhanh nhất
Quảng cáo: Các quảng cáo trên báo chí và tạp chí thương mại nói chung thu hút một số
lượng lớn những người xin việc tham gia đăng tin, nên công ty sẽ dựa vào nguồn tạp chí hay
báo chí mà chọn người tuyển dụng Quảng cáo cũng là một biện pháp tương đối tốt và phổ
biến hiện nay, vì vừa thu hút được một lượng ứng viên, vừa quảng cáo được thương hiệu của công ty trên thị trượng, nên việc quảng cáo để tìm người cũng thuận tiện cho công ty
Internet: Việc tìm kiếm việc làm thông qua mạng internet đã trở thành thói quen của người
lao động hiện nay Ứng viên khi muốn tìm việc làm thì họ thường tri cập các trang web như:
www.timviecnhanh.com, www.vietnamworks.com, Còn công ty muốn tìm kiếm lao động,
công ty cũng đăng các ngành nghề công ty cần tuyển thông qua trang web này Ơ trang web
tìm việc tạo sự thuận lợi cho người lao động, chỉ cần ngồi tại chổ cũng có thể nộp đơn xin
việc và công ty cũng có thể ngồi tại chổ cũng có thể lọc và mời phỏng vấn ứng viên theo yêu
cầu của công ty chỉ cần xem qua những hồ sơ mà ứng viên đăng ký trên trang web
Do vậy, đã thu hút rất đông ứng viên tham gia đăng ký hồ sơ tìm việc vào các trang web như
thế này tìm việc làm, cho nên bộ phận tuyển dụng của công ty chỉ cần giành một ít thời gian
đăng thông báo tuyển dụng vào các trang web là tìm được lượng ứng viên mà công ty đang
mong muốn Có như vậy thì mới tuyển được lao động đúng theo yêu cầu mà công ty đang cần
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Biện pháp này thích hợp cho tất cả các vị trí tuyển dụng của công ty như: Kế toán trưởng,
nhân viên kinh doanh, Phó giám đốc hay giám đốc…
Thuê chuyên gia tuyển dụng: Dùng cho các công ty thận trọng trong việc tuyển chọn nhân
viên cao cấp, hay các công ty chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công ty chuẩn bị tuyển
dụng, thông thường thuê chuyên gia tuyển dụng sẽ tạo cho công ty yên tâm hơn, sẽ tuyển
được ứng viên tốt hơn, nhưng đổi lại tuyển được ứng viên tốt công ty phải tốn một khoản phí
để thuê chuyên gia tư vấn trong quá trình tuyển dụng
Nhưng hiện nay đối công ty cần nhân viên cao cấp họ thường không tuyển, mà họ thuê chuyên gia trong lĩnh vực mà họ cần, làm như vậy công ty sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển
dụng và tiết kiệm được một khoản phí nuôi dưỡng nhân viên cao cấp tại công ty Vì vậy, biện pháp thuê chuyên gia tuyển dụng cũng rất ít được các công ty sử dụng hiện nay
Trang 14Các văn phòng giới thiệu việc làm của nhà nước: Các sở lao động và các phòng lao động
thương binh và xã hội các tỉnh, các huyện Hiện nay, nhà nước tìm đủ mọi cách cho người dân khi đến tuổi lao động đều có công ăn việc làm, nên lao động tập chung ở trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước đông ít có tay nghề cao Muốn tuyển dụng lao động từ nguồn này chủ yếu tuyển dụng những lao động phổ thông, nếu muốn họ làm được việc thì công ty phải đào tạo tay nghề cho họ một thời gian khoảng 30 đến 60 ngày thì lao động có thể làm được việc Đối với công ty nếu cần lao động phổ thông, thì nên tuyển từ nguồn này sẽ giúp nhà nước giải quyết được nguồn lao động nhàn rổi tại địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân, để họ
có cuộc sống ấm no hạnh phúc, doanh nghiệp cũng được nhà nước quan tâm nhiều hơn Nếu công ty muốn tìm kiếm nguồn lao động là những cán bộ nhân viên cao cấp thì không nên sử dụng nguồn giới thiệu việc làm của nhà nước sẽ ít có những ứng viên đạt yêu cầu của công ty
Các trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân: Hiện nay các trung tâm giới thiệu việc làm tư
nhân hoạt động rất mạnh và đem lại hiệu quả cho từng ứng viên khi tham gia vào trung tâm này, vì trung tâm việc làm tư nhân luông tự quảng cáo mình, do vậy thu hút rất đông ứng viên tham gia để tìm kiếm việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân, bao gồm tất
cả các ngành nghề Nơi đây, công ty có nhu cầu tuyển Công ty đặt hàng với trung tâm này, trung tâm tiến hành đào đạo để đáp ứng nhu cầu của công ty
3 Sơ tuyển:
Trong quá trình thông báo tuyển dụng do số lượng ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển quá nhiều, do vậy phải thực hiện bước sơ tuyển để giảm bớt số lượng hồ sơ không đạt yêu cầu, đồng thời cũng sẽ giúp cho quá trình tuyển dụng ích phải mất thời gian Sơ tuyển có thể gồm các bước như sau:
- Xem xét và nghiên cứu lý lịch
- Phỏng vấn sơ bộ các ứng viên
- Kiểm tra/ trắc nghiệm các kỹ năng
- Thẩm tra
Xem xét và nghiên cứu lý lịch: Các hồ sơ của ứng viên đạt yêu cầu là phải đúng theo yêu
cầu của công ty đưa ra Ngoài ra đối với các vị trí quan trọng đòi hỏi các bản lý lịch phải được trình bày một cách rõ ràng mạch lạc, cung cấp đầy đủ thông tin của ứng viên tới thời điểm hiện tại
Phỏng vấn sơ bộ các ứng viên: Sau khi hồ sơ của ứng viên hợp lê, đúng theo yêu cầu của
công ty, ứng viên tiếp tục vào phỏng vấn sơ bộ phần này do nhân viên phụ trách tuyển dụng trực tiếp phỏng vấn Phỏng vấn sơ bộ để giúp cho các nhân viên tuyển dụng tìm hiểu rõ về ứng viên bằng việc đưa ra những câu hỏi có liên quan đến nghề nghiệp cũ, sinh hoạt hằng ngày của ứng viên và kiểm tra những khả năng của ứng viên như: nghe, hiểu và khả năng giải đáp tình huống như thế nào Qua đó để giúp cho nhân viên tuyển dụng phát hiện ra những ưu nhược điểm của họ để chuẩn bị những câu hỏi, những bài trắc nghiệm thích hợp để sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo tốt hơn
Kiểm tra/ trắc nghiệm các kỹ năng: Sau khi đã hoàn thành các giai đoạn trên nhân viên
tuyển dụng tiến hành phát phiếu kiểm tra trắc nghiệm cho các ứng viên Các câu hỏi đã được xây dựng sẵn, mẫu câu hỏi này do bộ phận nhân sự của công ty soạn thảo để trắc nghiệm các
kỹ năng của ứng viên như: khả năng ứng xử, khả năng phân tích, kỹ năng nghe của ứng viên
và những kỹ năng khác mà công ty mong muốn ở ứng viên
Trang 15Thẩm tra: Bước cuối cùng là kiểm tra lại các thông tin mà ứng viên cung cấp để đảm bảo
tính chính xác của thông tin được cung cấp và quan sát các đặc điểm thói quen làm việc của ứng viên bằng cách là thông qua việc học đối với ứng viên mới tốt nghiệp: Thẩm tra qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề… mà ứng viên theo học và thông
qua nơi làm việc mà ứng viên vừa mới thay đổi
4 Phỏng vấn
Sau khi chọn được hồ sơ ứng viên đúng theo yêu cầu cơ bản cho họ biết ngày đến công ty
phỏng vấn hoặc làm những bài kiểm tra do công ty yêu câu Công ty thường sử dụng các hình thức phỏng vấn sau: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn theo mẫu, phỏng vấn theo mô thức, phỏng vấn không hướng dẫn hay phỏng vấn không theo bài soạn sẵn Dưới đây xin trình bày hai loại phỏng vấn tiêu biểu:
Phỏng vấn trực tiếp: Nhân viên của bộ phận tuyển dụng, phỏng vấn trực tiếp ứng viên, bằng
cách trao đổi trực tiếp có thể hai người cùng ngồi đối diện để nói chuyện, ứng viên có thể hỏi những câu hỏi mà ứng viên thắc mắc và phỏng vấn viên có thể hỏi bất cứ câu hỏi gì mà phỏng vấn viên cho là cần thiết cho việc tuyển chọn Sau đó phỏng vấn viên lấy thông tin của ứng
viên và phân tích để tiến hành tuyển chọn hay không tuyển chọn
Phỏng vấn theo mẫu: Phỏng vấn theo mẫu hay phỏng vấn theo mô thức là dựa vào câu hỏi
đã soạn sẵn và áp dụng phỏng vấn cho mọi ứng viên Phương pháp này rất hiệu quả, khi muốn tuyển nhiều ứng viên vào một công việc tương tự nhau, nhất là công ty không đủ thời gian để phỏng vấn từng ứng viên thì áp dụng phương pháp phỏng vấn này sẽ giúp công ty rút ngắn
thời gian tuyển dụng, đồng thời cũng kiểm tra kĩ được toàn bộ kỹ năng của ứng viên Dưới
đây là nội dung cơ bản của một bảng phỏng vấn theo mẫu:
+ Phần mở đầu: Hỏi về các vấn đề liên quan đến bản thân của ứng viên như: sở thích, suy
nghĩ và nhận định của ứng viên về một sự việc cụ thể
+ Câu hởi liên quan đến động cơ xin việc: Các câu hởi liên quan đến động cơ để ứng viên
tham gia ứng cử vào công ty
+ Liên quan đến giáo dục, học vấn: Hỏi về trình độ học vấn của ứng viên, về hình thức đào
tạo, kết quả có được khi đào tạo và học tập
+ Liên quan đến kinh nghiệm làm việc: Cụ thể là những kinh nghiệm có được của ứng viên
khi học tập, khi làm việc ở vị trí củ
+ Liên quan đến trả lương: Hỏi về mức lương mà ứng viên mong muốn
Nội dung bảng phỏng vấn theo mẫu cũng tương đối đầy đủ, nếu công ty áp dụng hình thức
phỏng vấn theo mẫu sẽ kiểm tra được những kỹ năng của ứng viên
5 Tuyển chọn
Khi đã thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin có liên quan về các ứng cử viên tuyển việc thông qua phỏng vấn thì những phỏng vấn viên cần có một quyết định cuối cùng để tuyển chọn nhân viên vào đúng vị trí mà công ty đang mong muốn, thì việc tuyển chọn đó
phải công bằng và khách quan giúp công ty có được những nhân viên có khả năng và kinh
nghiệm để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Để quá trình tuyển chọn đạt hiệu quả, trước khi phỏng vấn đòi hỏi các phỏng vấn viên phải
đưa ra những tiêu chí cho ứng viên ở vị trí cần tuyển Thông thường các ứng viên được tuyển chọn phải đáp ứng các được các tiêu chí như sau:
+ Ứng viên phải có trình độ học vấn
Trang 167 Định hướng nhân viên mới:
Đối với nhân viên mới làm việc tại công ty, chưa hiểu môi trường làm việc, chưa hiểu về công việc và chưa thích ứng được với công việc Do vây, quá trình định hướng nhân viên mới để
họ hiểu rõ hơn về những công việc của họ và những kỳ vọng của công ty Đồng thời tạo cho
họ cảm thấy họ là một bộ phận của công ty, họ được chào đón và đánh giá cao để giúp cho họ
tự tin làm việc để mang lại hiệu quả cho công ty
Các hoạt động định hướng nhân viên mới được thực hiện như sau:
+ Cung cấp cho nhân viên mới bản mô tả công việc của họ
+ Hướng dẫn nhân viên mới thông qua viên cũ của công ty
+ Tóm tắt cho nhân viên mới các chính sách, quy định và các quy trình thực hiện tại công ty + Cung cấp cho nhân viên mới bảng sơ đồ tổ chức, để nhân viên mới biết họ đang ở đâu
trong có cấu tổ chức chung của công ty và định hướng cho họ làm quen với những người khác trong công ty
Trang 172.2 Mô hình nghiên cứu:
Để làm rõ quy trình tuyển dụng nhân viên của công ty và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao quy trình tuyển dụng của công ty, mô hình nghiên cứu sau được đề nghị:
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu
Quy trình tuyển dụng được thể hiện qua các các bước của quá trình quyết định tuyển dụng nhân viên các bước chính được thể hiện trong quy trình này là: (1) Nhu cầu tuyển dụng, (2) Xem xét tính phù hợp của nhu cầu lao động, (3) Thông báo tuyển dụng, (4) Nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ, (5) Phỏng vấn, (6) Mời nhận việc, (7) Định hướng nhân viên mới, (8) Đánh giá thử việc, (9) Lưu hồ sơ
Quá trình phân tích quy trình tuyển dụng để thấy được những hạn chế của công ty để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao quy trình tuyển dụng và tuyển dụng nhân viên phù hợp với từng vị trí công việc
Phân tích quy trình tuyển dụng
Kiến nghị
Nhu cầu
tuyển dụng
Xem xét tính phù hợp của lao động
Mời nhận việc
Thông báo tuyển dụng
Nhận hồ sơ/ kiểm tra hồ sơ
Phỏng vấn
Lưu hồ
sơ
Đánh giá thử việc
Định hướng nhân viên mới
Trang 18Chương 3: GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG TY IDI
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 giới thiệu khái quát
về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI Nội dung của chương bao gồm: Sơ lược về Công ty IDI, quá trình phát triển của công ty, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức
3.1 Sơ lược về Công ty IDI:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia IDI được thành lập năm 2003
Website: www.idiseafood.com
Email: idiseafood@vnn.vn
Logo:
Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 Nguyễn Kim, P.12, Q.5, TP.HCM
Đia chỉ liên hệ: Cụm công nghiệp Vàm Cống, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp
Văn phòng đại diện: 326 Hùng Vương, P Mỹ Long, TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Công ty mẹ: Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai An Giang
Website: www.saomaiconscorp.com
3.2 Quá trình phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia IDI được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 4103001715 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/07/2003 Đăng ký thay đổi lần thứ 4 (mở rộng hoạt động kinh doanh) ngày 28/08/2007 Công ty có vốn điều lệ 380.000.000.000 VNĐ Các ngành, nghề kinh doanh gồm:
- Xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông
- Kinh doanh nhà, kinh doanh khách sạn