Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

89 1K 10
Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

LỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài:Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta dần chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này đã tạo nhiều cơ hội, đồng thời cũng đem lại không ít thách thức cho các doanh nghiệp. Đó chính là nguyên nhân làm cho cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngày trở nên gay gắt hơn. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Buộc các doanh nghiệp phải từng bước chuyển đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Vai trò của hoạt động xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ, theo đó cũng được đánh giá cao. Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ giúp cho việc bán hàng diến ra nhanh hơn, giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong các quyết định kinh doanh của mình.Xuất phát từ những đặc điểm đó, Công ty TNHH Bích Hợp ở Phú Yên vừa kinh doanh thương mại, vừa sản xuất kinh doanh và phân phối vật tư xây dựng cũng chịu cạnh tranh gay gắt từ nền kinh tế thị trường. Để sản phẩm của công ty đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường buộc công ty phải quan tâm hơn nữa đến các công tác, chính sách hỗ trợ tiêu thụ cho sản phẩmXuất phát từ những suy nghĩ trên, cùng với tiếp cận thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH BÍCH HỢP, tận dụng những lý luận đã học từ trường Đại Học vào trong thực tế, em đã chọn đề tàiHoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP” làm đồ án tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu:Đề tài khóa luận “Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP” có mục tiêu nghiên cứu như sau:- Tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH BÍCH HỢP để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty.- Đánh giá và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty.1 3. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp thống kê mô tả, đánh giá tổng hợp, phương pháp so sánh. Thông qua những phương pháp này việc đánh giá công tác hỗ trợ tiêu thụ tại công ty được thể hiện qua các con số, bảng số liệu, từ đó đem lại kết quả đánh giá chính xác.4. Nguồn dữ liệu: - Dựa vào số liệu được cung cấp từ phía công ty.- Một số thông tin lấy từ internet.- Tham khảo các đề tài khóa trước.- Lý thuyết đã được học ở nhà trường.5. Phạm vi của đề tài:Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoan từ 2008-2010, trong đó phân tích đi sâu vào công tác tiêu thụ sản phẩmcác chính sách hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.6. Ý nghĩa thực tế của đề tài:Việc phân tích hoạt động sản xuất tại công ty sẽ giúp đánh giá được khả năng và vị thế của công ty tại thị trường, giúp công ty kịp thời xác định nguyên nhân của một số hạn chế và thiếu sót còn tồn tại trong thời gian qua tại công ty. Với đề tài của em, em muốn góp một phần nhỏ bé mà trước mắt là một giải pháp nhằm gia tăng doanh thu và mở rộng thị trường, tiếp đến là gợi lên sự quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.7. Kết cấu của đề tài:Nội dung và kết cấu của đề tài này ngoài lời mở đầu, kết luận bao gồm 3 phần như sau:Phần thứ nhất: Tiêu thụcác chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Phần thứ hai: Phân tích thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Bích Hợp Phú Yên.Phần thứ ba: Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Bích Hợp Phú Yên.2 Do thời gian và kiến thức có hạn, việc đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo, các cô chú và anh chị tại công tycác bạn.3 PHẦN THỨ NHẤTTIÊU THỤ SẢN PHẨMCÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆPI. SẢN PHẨMTIÊU THỤ SẢN PHẨMI.1 Sản phẩm của doanh nghiệp:I.1.1 Khái niệm sản phẩm hàng hóa“Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ.”Như vậy, khi nói đến sản phẩm, thì khi đó đã bao hàm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.I.1.2 Phân loại sản phẩm hàng hóa:Mỗi doanh nghiệp khác nhau đều thực hiện các hoạt động Marketing vì nhiều lý do, trong đó có lý do tùy thuộc vào từng loại hàng hóa. Có nghĩa là, để một chiến lược Marketing phù hợp và hoạt động Marketing có hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản trị cần phân biệt ra các loại hàng hóa của doanh nghiệp mình, để áp dụng chiến lược phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách thông dụng:- Phân loại theo thời gian sử dụng và hình thức tồn tại:+ Hàng hóa sử dụng lâu bền: Là những vật phẩm thời gian sử dụng rất lâu, dùng rất nhiều lần.+ Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: Là những vật phẩm sử dụng một hoặc một vài lần.- Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng:+ Hàng hóa sử dụng thường ngày: Đó là những hàng hóa mà người tiêu dùng chọn mua để phục vụ nhu cầu một cách thường xuyên.+ Hàng hóa mua ngẫu hứng: Là những hàng hóa được mua mà không có kế hoạch trước và khách hàng cũng không chủ ý tìm mua.+ Hàng hóa mua khẩn cấp: Là hàng hóa chỉ được dùng đến khi có lý do bất thường xảy ra.4 + Hàng hóa mua có lựa chọn: Là những hàng hóa mà việc mua hàng diễn ra lâu hơn mà khi mua hàng khách hàng thường hay so sánh, lựa chọn, cân nhắc về kiểu dáng, chất lượng, giá cả…+ Hàng hóa tiêu dùng cho các nhu cầu đặc thù: Là những hàng hóa mang những tính chất đặc biệt mà người mua sẵn sang bỏ thời gian, tiền bạc để mua được chúng.+ Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: Là những hàng hóa mà người tiêu dùng rất ít nghĩ đến việc mua chúng.- Phân loại hàng theo tư liệu sản xuất:+ Vật tư và chi tiết: Đó là các vật phẩm để cấu thành nên một sản phẩm mà người tiêu dùng khi mua nó về chưa có thể sử dụng được, qua một công đoạn lắp ráp nữa mới cấu thành nên sản phẩm.+ Tài sản cố định: Là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sử dụng chúng tạo ra.+ Vật tư phụ và dịch vụ: Là những hàng hóa hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.I.2 Hoạt động tiêu thụ sẳn phẩm của doanh nghiệp:I.2.1 Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm:Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến tay khách hàng, thực hiện việc trao đổi hàng hóa. Người mua và người bán gặp nhau và thương lượng về các điều kiện mua và bán, giá cả. Theo nghĩa rộng hơn, tiêu thụ là cả một quá trình từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tổ chức mạng lưới bán hàng, cho đến việc xúc tiến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.Như vậy, tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng. Thông qua hoạt động tiêu thụ giúp họ hiểu nhau hơn. Người tiêu dùng biết nhiều hơn về sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra là để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Có như vậy thì hoạt động sản xuất và tiêu dùng mới hỗ trợ và phát triển hơn được.5 I.2.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, ngày nay các nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Bởi nó là cơ sở và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tiêu thụ sản phẩm đánh giá thành quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Để có thể tăng khả năng tiêu thụ, bất kì doanh nghiệp nào cũng luôn nghĩ đến phương châm “ luôn luôn hướng đến khách hàng”. Mục tiêu của công tác tiêu thụ là bán hết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với doanh thu tối đa và chi phí thấp nhất. Do vậy, ngày nay tiêu thụ không còn là khâu đi sau quá trình sản xuất, mà tiêu thụ chủ động đi trước từ việc nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng, lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất, quy trình sản xuất, và các chính sách hỗ trợ tiêu thụ như: bán hàng, các chính sách hỗ trợ, xúc tiến…Có làm như vậy thì mới mong đem lại hiệu quả cao. Sau đây là một số vai trò cơ bản của tiêu thụ đối với xã hội và đối với doanh nghiệp.+ Tiêu thụ sản phẩm là quá trình giúp thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa, chuyển từ hình thức hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn, giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.+ Tiêu thụ sản phẩm giúp cho tái sản xuất mở rộng.+ Nhờ tiêu thụ sản phẩmcông ty chứng tỏ được năng lực sản xuất trên thị trường.+ Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp.+ Giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.+ Phát triển và mở rộng thị trường, duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng.+ Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.+ Giải quyết các mối quan hệ tài chính , kinh tế, xã hội của doanh nghiệp.+ Là điều kiện để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.I.2.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp:6 I.2.3.1 Nghiên cứu thị trường:Nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích cả về mặt lượng lẫn chất, nhằm xác định xem thị trường đang cần gì? Với số lượng bao nhiêu? Và giá cả như thế nào? . Nghiên cứu thị trường là xác định khả năng thị trường của doanh nghiệp và cơ hội mở rộng thị phần, hay nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các cơ hội kinh doanh để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý nhất. Tùy theo kết quả nghiên cứu, mà doanh nghiệp đưa ra các quyết định như: duy trì hay tăng cường lượng sản xuất, thâm nhập mở rộng hay rời bỏ thị trường,…Kết quả của nghiên cứu thị trường sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động kế tiếp một cách hợp lý.I.2.3.2 Lựa chon sản phẩm:Trên cơ sỏ kết quả của nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn các sản phẩm thích ứng với những đòi hỏi của thị trường. Tức là sản xuất những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu, nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. Về mặt lượng, một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường là sản phẩm thích ứng với qui mô của thị trường, với dung lượng của thị trường. Về mặt chất, sản phẩm đó phải đáp ứng được những đòi hỏi của người tiêu dùng về công dụng, chức năng, thẩm mỹ…Còn về mặt giá cả, doanh nghiệp phải xác định được mức giá mà người mua chấp nhận được nhưng doanh nghiệp phải trang trải được các khoảng chi phí mà vẫn có lãi.I.2.3.3 Định giá sản phẩm:Sau khi lựa chọn được sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp cần tiến hành định giá sản phẩm. Có nhiều cách để định giá cho sản phẩm, nhưng dù sử dụng phương pháp nào doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo giá đó cạnh tranh được, thu hút được khách hàng, đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả của nó không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả hàng hóa và coi đó như một minh chứng, một sự thể hiện của chất lượng hàng hóa. Do vậy, việc xác định mức giá hợp lý có vai trò sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào.I.2.3.4 Lựa chọn kênh tiêu thu:7 Tiếp đến, doanh nghiệp cần lựa chọn hệ thống kênh phân phối, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Hiệu quả ở đây tức là, doanh nghiệp phải đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, ít tốn kém nhất…đồng thời tăng cường khả năng liên kết giữa doanh nghiệp với thị trường. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian đến tay người mua cuối cùng.Việc lựa chọn kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọng vì đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùngI.2.3.5 Xây dựng hệ thống truyền thông:Trong nền kênh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra hàng hóa tốt, định giá cả hợp lý, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà doanh nghiệp còn phải tạo ra sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông, thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm, biết đến doanh nghiệp. Công tác này rất cần thiết ngay cả khi doanh nghiệp tung ra các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường.I.2.4 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm và đánh giá kết quả:Một vấn đề mà vấn đề cần quan tâm trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm là cần tổ chức tốt công tác bán hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Doanh nghiệp cần tạo cho khách hàng có cảm giác thoải mái khi mua hàng, xây dựng công tác bán hàng đơn giản nhưng có sức cuốn hút tốt đối với khách hàng, tạo cho khách hàng một cảm giác tin tưởng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong con mắt khách hàng. Điều đó đòi hỏi phải có sự khéo léo, có nghệ thuật trong công tác tổ chức bán hàng, cũng như thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.Cuối cùng, bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải đi đến đích của nó, dù thất bại hay thành công, doanh nghiệp doanh nghiệp đều phải tiến hành đánh giá để thấy được hiệu quả của quá trình tiêu thụ, đúc kết kinh nghiệm, và rút ra các biện pháp để sửa chữa kịp thời các sai sót.I.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm:Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tuy nhiên xét một cách tổng quát, chúng ta có thể quy về hai nhóm nhân tố sau:8 I.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có được thuận lợi hay không là do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố, chúng ta có thể kể đến như: tình hình cạnh tranh trên thị trường, các chính sách thương mại, thị hiếu, thói quen, văn minh tiêu dùng, sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kĩ thuật…Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu:1) Các nhân tố kinh tế:Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có:+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.+ Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích cho nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá thì xuất khẩu sẽ tăng, tạo cơ hội cho sản xuất kinh doanh tăng, tăng khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.+ Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.+ Lạm phát: Lam phát cao, các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất và gặp các rủi ro trong kinh doanh.9 + Các chính sách kinh tế của Nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và cũng có lúc một chính sách kinh tế của Nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng cũng đồng thời làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp khác.2) Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật:Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sỏ cho sự đảm bảo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và cho xã hội. Thể hiện rõ nhất các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động, .Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 3) Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ vượt bậc, tạo điều kiện sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và năng suất cao. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc hết đối với từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào kịp thời nắm bắt được thông tin công nghệ, ứng dụng những thành tựu tiến bộ của thế giới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đó sẽ tiêu thụ được sản phẩm nhiều hơn, ngược lại, doanh nghiệp nào không theo kịp thời đại, sẽ không sản xuất được sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, cần chon lọc những công nghệ nào có thể áp dụng được trong từng giai đoạn sản xuất. Có như vậy mới sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.4) Các yếu thộc về văn hóa, xã hội:Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực có văn hóa – xã hội khác nhau, do vậy, khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ rang những yếu tố liên quan đến văn hóa - xã hội 10 [...]... hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng 35 III TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP III.1 Các nguyên tắc xác định chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường đều mong muốn một điều rằng: tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu về lợi nhuận cao, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, do đó họ cần phải xây dựng được một chiến lược... của sản phẩm: Sản phẩm đã tới thời kì bão hòa hay chưa? Sự phát triển của công nghệ có đe dọa đến sản phẩm hay không? Sản phẩm có phát triển nhanh hơn lợi ích của nó hay không? Các nguồn lực để sản xuất sản phẩm này có thể được dùng để sản xuất sản phẩm khác tốt hơn hay không? Việc loại bỏ sản phảm lỗi thời góp phần đem lại cho công ty rất nhiều lợi ích như: khác biệt hóa sản phẩm, tạo ra một “gam” sản. .. tạo ra một “gam” sản phẩm hoặc cá thể hóa sản phẩm + Khác biệt hóa sản phẩm: Là chính sách của doanh nghiệp dựa vào việc làm cho các sản phẩm của mình khác biệt với các sản phẩm cùng loại, nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Khác biệt có thể về đặc trưng kĩ thuật của sản phẩm, về bao gói, hay về dịch vụ Chính sách này nhằm thu hút người mua đến với sản phẩm của doanh nghiệp,... làm cho sản phẩm của mình thích ứng được với thị trường Quá trình này được gọi là quá trình phát triển sản phẩm 18 Toàn bộ các biện pháp phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường được gọi là Chính sách sản phẩm - Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là cơ sở để xác định phướng hướng đầu tư, phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện các chính sách giá bán, chính sách. .. Marketing hay các chức năng bổ trợ Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có các hình thức tiêu thụ như sau:  Tiêu thụ trực tiếp Doanh nghiệp sản Người tiêu dùng cuối Bảng 4: Sơ đồ kênh tiêu thụ trực tiếp  Tiêu thụ gián tiếp 27 Doanh nghiệp sản xuất Môi giới Bán buôn Đại lý Bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Bảng 5: Sơ đồ kênh tiêu thụ gián tiếp • Tiêu thụ trực tiếp:... không? II.2.2.2 Các chính sách định giá bán: 1) Chính sách định giá theo thị trường Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là định mức giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó Ở đây, do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị Áp dụng chính sách này để có... phối, chính sách khuếch trương và cũng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Chính sách sản phẩm là một nhân tố quyết định trong chiến lược kinh doanh, bởi vì công ty chỉ tồn tại và phát triển thông qua lượng sản phẩm bán ra II.2.1.1Chu kỳ sống của sản phẩm: Mỗi chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp đều phải chú ý đến chu kì sống của chúng Chu kì sống hay vòng đời của sản phẩm. .. kiểm tra hệ thống tiêu thụ, nếu thấy ứ đọng nhiều thì phải quyết định ngừng sản xuất và “tung ngay” những sản phẩm mới II.2.1.2 Các chính sách phát triển sản phẩm: 1) Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới: Đây là việc phát triển bậc cao nhất Doanh nghiệp sẽ tổ chức ra những sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng có trên thị trường Nó trải qua 7 bước như sau: - Hình thành các ý tưởng về sản phẩm mới: Doanh nghiệp... I.3.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiêp: 1) Danh mục, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp xây dựng được hệ thống danh mục các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tiêu thụ được sản phẩm, nhưng nếu doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ. .. tồn tại Cùng với một sản phẩm, nhưng mõi người lại có những yêu cầu rất khá nhau, đòi hỏi doanh nghiệp cần có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của thị trường Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm, có thể tồn tại và phát triển trên một môi trường đày biến động như hiện nay 2) Chất lượng sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính của sản phẩm tạo ra cho sản . tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Bích Hợp Phú Yên.Phần thứ ba: Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Bích Hợp Phú Yên.2 Do. nhất: Tiêu thụ và các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Phần thứ hai: Phân tích thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Thị trường của sản phẩm Trong đú: - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 1.

Thị trường của sản phẩm Trong đú: Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2: Hỡnh ảnh về phõn đoạn thị trường - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 2.

Hỡnh ảnh về phõn đoạn thị trường Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 5: Sơ đồ kờnh tiờu thụ giỏn tiếp - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 5.

Sơ đồ kờnh tiờu thụ giỏn tiếp Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 6: Cỏc chiến lược kộo và đẩy - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 6.

Cỏc chiến lược kộo và đẩy Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 7: Cỏc loại phương tiện quảng cỏo - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 7.

Cỏc loại phương tiện quảng cỏo Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 8: Cỏch thức trả thự lao cho nhõn viờn bỏn hàng - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 8.

Cỏch thức trả thự lao cho nhõn viờn bỏn hàng Xem tại trang 34 của tài liệu.
Nhận xột: Qua bảng cơ cấu lao động của cụng ty qua 2 năm cho ta nhận thấy một điều - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

h.

ận xột: Qua bảng cơ cấu lao động của cụng ty qua 2 năm cho ta nhận thấy một điều Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng10: Bảng cõn đối kế toỏn Nhận xột:  Dựa vào bảng trờn ta thấy được - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 10.

Bảng cõn đối kế toỏn Nhận xột: Dựa vào bảng trờn ta thấy được Xem tại trang 56 của tài liệu.
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 11: Kết cấu nguồn vốn của cụng ty Nhận xột:   Qua bảng kết cấu tài sản và nguồn vốn cho chỳng ta thấy được: - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 11.

Kết cấu nguồn vốn của cụng ty Nhận xột: Qua bảng kết cấu tài sản và nguồn vốn cho chỳng ta thấy được: Xem tại trang 58 của tài liệu.
15. Tỷ suất LN/DT 0.09574452 0.10512409 - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

15..

Tỷ suất LN/DT 0.09574452 0.10512409 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Qua bảng phõn tớch trờn cho ta thấy, tổng doanh thu năm 2010 tăng 27,01% (3,842,911,568 đồng) so với năm 2009 - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

ua.

bảng phõn tớch trờn cho ta thấy, tổng doanh thu năm 2010 tăng 27,01% (3,842,911,568 đồng) so với năm 2009 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 14: Bảng so sỏnh chất lượng sản phẩm - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 14.

Bảng so sỏnh chất lượng sản phẩm Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 1 5: Doanh thu theo mặt hàng - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 1.

5: Doanh thu theo mặt hàng Xem tại trang 68 của tài liệu.
Nhận xột: Qua bảng doanh thu tiờu thụ theo cỏc mặt hàn gở cụng ty, chỳng ta cú thể kết luận được rằng: - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

h.

ận xột: Qua bảng doanh thu tiờu thụ theo cỏc mặt hàn gở cụng ty, chỳng ta cú thể kết luận được rằng: Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 1 6: Bảng giỏ tụn và xà gồ - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 1.

6: Bảng giỏ tụn và xà gồ Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 17: Mức giỏ vận tải của cụng ty năm 2010 - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 17.

Mức giỏ vận tải của cụng ty năm 2010 Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 18: Sơ đồ kờnh phõn phối sản phẩm của cụng ty. - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 18.

Sơ đồ kờnh phõn phối sản phẩm của cụng ty Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 19: Tờn một số địa chỉ nhà phõn phối sản phẩm của cụng ty tại Phỳ Yờn. - Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP”

Bảng 19.

Tờn một số địa chỉ nhà phõn phối sản phẩm của cụng ty tại Phỳ Yờn Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan