1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc

170 723 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Ngân sách nhà nước (NSNN) là dự toán hàng năm về toàn bộ cácnguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chínhđó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp quiđịnh

Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất tronghệ thống tài chính quốc gia NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng qui môđầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Qui mô và cơ cấu thuchi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thôngqua đó tác động đến nền kinh tế Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nướcthực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tếnhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội(KTXH) NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểmsoát nền kinh tế NSNN trực tiếp đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn nhân lực, trílực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học ) thực hiện nhiệm vụ pháttriển xã hội.

Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn NSNN củaquốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quantrọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăngtrưởng KTXH của mình

Luật NSNN (2002) trao thêm quyền tự chủ về ngân sách (NS) cho cácđịa phương Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấpquản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng định mức phân bổ ngânsách (ĐMPBNS) và mức phân bổ NS cho các ngành, các cấp Các ĐMPBNS

Trang 2

cho NS cấp huyện, xã được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn địnhNS (3-5 năm) Việc xây dựng đầy đủ các ĐMPBNS ở tất cả các lĩnh vực làviệc làm hoàn toàn mới.

Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc nào đềcập đến phương pháp phân bổ NSNN ở địa phương Chưa có tài liệu nào cóthể cung cấp các căn cứ khoa học hoặc cơ sở, phương pháp giúp cho Hộiđồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh trong việc xâydựng ĐMPBNS Việc phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cáchthức phân bổ của những năm trước (phân bổ NS tăng dần hàng năm) hoặc môphỏng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ĐMPBNS chithường xuyên giữa ngân sách trung ương (NSTW) với ngân sách địa phương(NSĐP) Thậm chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan củangười quản lý, chưa hình thành căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ mộtcách khoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổNSNN, gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và hiệu quảđầu ra, kết quả

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân

bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010”

nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển KTXH là cấp thiết, có ýnghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đang đặt ra hiện nay.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI+ Mục tiêu chung

Trên cơ sở qui trình lập dự toán NSNN, tình hình phân bổ vốn đầu tư,định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN hiện hành để đánh giá kết quảphân bổ NSNN phân theo ngành từ năm 2001 đến 2006 Xây dựng căn cứ,tiêu chí, phương pháp phân bổ NSNN cho các cơ quan, đơn vị, các huyện,

Trang 3

góp phần đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện một cách tốt nhất kếhoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010.

+ Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN; phân bổ NSNN Cungcấp cơ sở phương pháp luận về xây dựng ĐMPBNS giúp cho HĐND vàUBND các địa phương có cơ sở vận dụng, thiết lập các ĐMPBNS trong phạmvi quản lý của mình.

- Đánh giá thực trạng công tác phân bổ NSNN và những kết quả đạtđược, những bất cập, tồn tại trong việc sử dụng NSNN giai đoạn 2001 - 2006.

- Xác định định hướng phân bổ NSNN cho các ngành; xây dựng cáccăn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ

- Thông qua công tác phân bổ NS để điều chỉnh, bổ sung kế hoạchKTXH gắn kết kế hoạch với NS nhằm triển khai thực hiện.

- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp nhằm đưakết quả nghiên cứu vào thực tiễn phân bổ NSNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế Tạođiều kiện thuận lợi trong quá trình phân bổ, giám sát, quyết định NSNN củaHĐND, UBND, cơ quan tài chính các cấp.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn công tác phân bổ NSNNở Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là công tác phân bổ NSNN chicho ĐTPT, chi thường xuyên giai đoạn 2001 - 2006; các giải pháp hoàn thiệncông tác phân bổ NSNN tỉnh nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng củaTỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010.

4 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 4 chương:

Trang 4

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và phân bổngân sách nhà nước.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.Chương 3: Thực trạng công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh giaiđoạn 2001 - 2006.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nướcnhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2007 -2010.

Trang 5

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCVÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1 Khái niệm

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đểđảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [25].

Về bản chất, NSNN là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước vớicác chủ thể khác như doanh nghiệp, cơ quan HCSN, hộ gia đình, cá nhân…trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹNS [9].

Ngân sách nhà nước Việt Nam gồm NSTW và NSĐP Ngân sách địaphương có NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND Phù hợpvới mô hình tổ chức chính quyền Nhà nước ta hiện nay, NSĐP bao gồm NScấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; NS cấp huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh và NS cấp xã, phường, thị trấn.

1.1.2 Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Thu ngân sách nhà nước

Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của phápluật, như tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vaycủa Nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở

Trang 6

kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chứckinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sảnvà đất công ích; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ bán hoặc cho thuê tài sảnthuộc sở hữu Nhà nước.

- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoàinước.

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơquan, đơn vị nhà nước.

- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư NS.

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: các khoản di sảnnhà nước được hưởng; các khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước; thuchênh lệch giá, phụ thu; thu bổ sung từ NS cấp trên; thu chuyển nguồn NS từ NSnăm trước chuyển sang.

Qua cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tínhchất và hình thức động viên vào NS, đánh giá tính cân đối, bền vững, hợp lý về cơcấu của các nguồn thu Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định chính sách cũngnhư tổ chức điều hành NS phù hợp với các mục tiêu của Nhà nước trong từng thờikỳ [9, 25].

1.1.2.2 Nội dung chi ngân sách nhà nước

1.1.2.2.1 Chi đầu tư phát triển

Căn cứ mục đích của các khoản chi, chi ĐTPT chia thành:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khảnăng thu hồi vốn Các công trình kết cấu hạ tầng KTXH thuộc đối tượng đầu tưbằng vốn ĐTPT của NSNN gồm các công trình giao thông; các công trình đêđiều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấp

Trang 7

thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao,công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi công cộng

- Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổchức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệpthuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.- Chi dự trữ nhà nước là khoản chi để mua hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nướccó tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước mang tínhchất chuyên ngành

- Chi ĐTPT thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước nhưchương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án chốngxuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cánh mạng và kháng chiến…

- Các khoản chi ĐTPT khác [9, 10, 25].

Đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN

- Thứ nhất, chi ĐTPT là khoản chi lớn của NSNN nhưng mức chi có thể

không có tính ổn định.

Chi ĐTPT là chi cho tích lũy tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sảnxuất và vật tư hàng hóa dự trữ cần thiết cho nền kinh tế và đó chính là nền tảngbảo đảm cho sự phát triển của mỗi quốc gia Đồng thời, chi ĐTPT của NSNN còncó ý nghĩa là vốn mồi nhằm hình thành môi trường đầu tư thuận lợi để huy độngcác nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho ĐTPT các hoạt động KTXH theođịnh hướng của Nhà nước Quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho ĐTPT trong từngthời kỳ phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển KTXH của Nhà nước vàkhả năng thu của NSNN Đối với Việt Nam, mặc dù khả năng của NSNN còn hạnchế, song Nhà nước luôn có sự ưu tiên NSNN cho chi ĐTPT Chi ĐTPT luôn làmột khoản chi lớn của NSNN, có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối vàtỷ trọng trong tổng chi NSNN.

Trang 8

Tuy nhiên, cơ cấu chi ĐTPT của NSNN cho các ngành KTXH lại không cótính ổn định giữa các thời kỳ phát triển Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi ĐTPT củaNSNN theo từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực thường có sự thay đổi khá lớngiữa các thời kỳ

- Thứ hai, phạm vi và mức chi ĐTPT của NSNN luôn gắn liền với việc

thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước.

Chi NSNN cho ĐTPT nhằm để thực hiện các mục tiêu cụ thể của kế hoạchphát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ Kế hoạch phát triển KTXH làcơ sở, nền tảng trong việc xây dựng dự toán chi ĐTPT từ vốn NSNN Kế hoạchphát triển KTXH của Nhà nước quyết định mức và thứ tự ưu tiên chi NSNN choĐTPT Chi ĐTPT gắn liền với kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhấtcho việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và tăng hiệu quả chi ĐTPT.

1.1.2.2.2 Chi thường xuyên

a Phân loại các khoản chi thường xuyên theo lĩnh vực

- Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội: hoạtđộng sự nghiệp văn hóa xã hội thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN gồmcác sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao,thông tấn, báo chí, phát thanh - truyền hình,

- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế: sự nghiệp giao thông, nôngnghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; sự nghiệp khí tượng, thủy văn, đo vẽbản đồ, định canh, định cư và kinh tế mới…

- Chi cho quản lý hành chính nhằm duy trì hoạt động của bộ máy quản lýhành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể.

- Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Chi cho hoạt động của các cơ quan quân sự, công an, biên phòng các cấpvà các hoạt động đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo phân cấp.

- Chi khác

Trang 9

Ngoài các khoản chi thường xuyên lớn đã được sắp xếp vào 4 lĩnh vực trên,còn có một số khoản chi khác cũng được xếp vào cơ cấu chi thường xuyên nhưchi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội(BHXH), phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự ánnhà nước

Việc phân loại các khoản chi thường xuyên theo từng lĩnh vực nhằm phụcvụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng NSNN Trên cơ sở đó, giúp choviệc hoạch định các chính sách chi NSNN hay hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợpđối với mỗi khoản chi thường xuyên.

b Phân loại các khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế

Việc phân loại này nhằm phục vụ cho việc lập dự toán, quản lý việc phânbổ, quyết toán và đánh giá tình hình NSNN trong từng đơn vị sử dụng NSNN.

- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực HCSN như tiền lương, tiềncông, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương,chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nước quy định cho mỗiloại trường và các khoản thanh toán khác cho cá nhân

- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn

Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị HCSN rất khác nhau Ởcơ quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tínhhợp pháp, hợp lý của các loại giấy tờ cho mỗi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; thì ởcác đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập vànghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp y tế lại là hoạt động phòng bệnh,khám bệnh và chữa bệnh v.v

Chi nghiệp vụ chuyên môn là những khoản chi phục vụ cho các hoạt độngchuyên môn nói trên như chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng,nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí về thuê mướnchuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu; chi phí để

Trang 10

tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu vàứng dụng quy trình công nghệ…

Một đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyêncó hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn vị đóluôn phải được ưu tiên chỉ đứng sau các nhu cầu chi cho con người.

- Các khoản chi mua sắm, sửa chữa

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị HCSN được NSNN cấp kinh phí đểmua sắm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sử dụng Các nhà kinh tế đềukhuyến cáo rằng: nếu biết chi những đồng tiền để đáp ứng ngay cho các nhu cầuduy tu, bảo dưỡng tài sản đúng lúc, kịp thời thì sẽ góp phần tích cực trong việckéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng hoạt động của tài sản ít bị suy giảm và vìthế hiệu quả của vốn đầu tư được nâng cao.

Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào số lượng,chất lượng tài sản của đơn vị đang quản lý và khả năng vốn NSNN có thể dànhcho nhu cầu chi này.

- Các khoản chi khác

Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, chi tiếp khách, đoànra, đoàn vào, điện, nước,… có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập tớiở 3 nhóm mục trên [9, 10].

c Đặc điểm của chi thường xuyên

+ Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định rõ

nét do những chức năng vốn có của Nhà nước như tổ chức quản lý các hoạt độngKTXH, đảm bảo an ninh trật tự… đều đòi hỏi phải có nguồn kinh phí ổn định đểduy trì Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định tronghoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận thuộc guồng máy của Nhà nước phải thực hiện

+ Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng

cuối cùng thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác

Trang 11

động trong thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội Nếu chi ĐTPTnhằm tạo ra các cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết thúc đẩy sự phát triển của nềnKTXH trong tương lai, thì chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầuchi để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý KTXH ngay trong nămhiện tại.

+ Thứ ba, phạm vi, mức chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu

tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứngcác hàng hóa công cộng Một bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ, hoạt động cóhiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó cũng được giảm bớt và ngược lại Quyếtđịnh của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức cung ứng các hàng hóacông cộng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyêncủa NSNN [9].

1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Với vai trò của mình, NSNN là công cụ của Nhà nước để cùng với thịtrường tác động tích cực vào nền kinh tế, tạo động lực khuyến khích mọi thànhphần kinh tế phát triển; hạn chế cơ chế quản lý trực tiếp, mệnh lệnh hành chính;mở rộng và tăng cường sử dụng tích cực các công cụ tài chính tiền tệ, sửa đổi bổsung các chính sách tài chính phù hợp với quy luật kinh tế thị trường NSNN cầnưu tiên lựa chọn mục tiêu trung tâm, trọng điểm, đào tạo nhân lực, phát triển nộilực, thu hút, huy động và chuyển hóa ngoại lực thành nội lực nhằm phát triểnnhanh nền KTXH

Trước đây, nhiều nhà kinh tế học chủ trương xây dựng một NS tối thiểu vàcân bằng, có qui mô thu chi vừa đủ để duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng; bảo đảmthực hiện các chức năng nhà nước công quyền, bảo vệ an ninh - quốc phòng, antoàn xã hội Nghĩa là NSNN chỉ giới hạn trong tiêu dùng nằm ở khâu sau phânphối lại kết quả sản xuất kinh doanh Hiện nay, quan điểm được nhiều quốc gia ápdụng là NSNN không chỉ phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh mà trước khi

Trang 12

phân phối lại, NSNN đã tham gia phân phối các yếu tố đầu vào của quá trình kinhtế (đầu tư hạ tầng KTXH, ĐTPT nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, xúctiến thương mại…) Với đặc điểm này, NSNN chủ động thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Cụ thể:

Thứ nhất, NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy

nền kinh tế tăng trưởng và phát triển

Là chủ đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế, Nhà nước giữ vai trò đặc biệtquan trọng trong việc phát triển KTXH Ở Việt Nam cũng như đa số các nướcđang phát triển trên thế giới, vốn đầu tư từ nguồn NSNN có một vị trí rất quantrọng, chiếm khoảng từ 22%-30% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội Vì vậy, về mặtlượng, quy mô đầu tư vào nền kinh tế từ nguồn NSNN đóng vai trò quan trọngtrong việc tăng quy mô đầu tư của toàn xã hội.

Để thu hút vốn làm tăng quy mô đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước, đòi hỏi Nhà nước phải tăng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đàotạo, văn hóa thông tin, hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng KTXH khác, tạomôi trường thuận lợi cho đầu tư, thúc đẩy KTXH phát triển.

Thứ hai, quy mô và cơ cấu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ

cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế.

Với tư cách là chủ thể kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế, Nhà nước chi tiêunhiều hay ít sẽ tác động trực tiếp đến tổng cầu, đến sức mua của thị trường Nếucác bộ phận khác của tổng cầu không thay đổi, thì chi tiêu của nhà nước tăng sẽtác động trực tiếp làm gia tăng tổng cầu của xã hội Đến lượt nó, sự gia tăng củatổng cầu nhanh hơn sự gia tăng của tổng cung thì một mặt, nó làm tăng sức muacủa xã hội, giảm thời gian lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển của vốn trong nềnkinh tế, tăng GDP và tăng hiệu quả KTXH; mặt khác, mức dư cầu trên thị trườngở chừng mực nhất định làm tăng giá tiêu thụ hàng hóa ở mức độ vừa phải có tácđộng điều tiết mức tiêu dùng hợp lý hơn, đồng thời khuyến khích phát triển sản

Trang 13

xuất, tăng đầu tư trong nền kinh tế.

Thứ ba, thông qua việc sử dụng NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều

chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững,phù hợp với quy hoạch của tỉnh, không ngừng nâng cao hiệu quả KTXH.

Mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Nhà nước là làm tăng hiệu quảKTXH, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước Nếu việc điều chỉnh cơ cấukinh tế nặng vì mục tiêu xã hội, Nhà nước thực hiện chính sách tài khóa “nớilỏng”, mở rộng đầu tư từ nguồn NSNN hỗ trợ, bao cấp doanh nghiệp hoặc nângmức động viên để Nhà nước có đủ nguồn lực thực hiện chính sách xã hội

Với tư cách là công cụ kinh tế quan trọng, bằng nguồn lực tài chính củamình, Nhà nước sử dụng NSNN hỗ trợ gián tiếp hoặc trực tiếp đầu tư các ngànhnghề cần phát triển, tác động vào nền kinh tế nhằm xác lập cơ cấu kinh tế theomục tiêu hoạch định Sự tác động của NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc xâydựng hình thành cơ cấu kinh tế mới

Mặt khác, thông qua việc phân bổ sử dụng NSNN, Nhà nước tác động vàocác mối quan hệ trong nội bộ ngành, từng lĩnh vực, quan hệ giữa các ngành, cáclĩnh vực, giữa sản xuất và lưu thông, giữa các khu vực, các miền, các vùng của đấtnước để duy trì các cân đối lớn trong nền kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lýnhằm làm tăng hiệu quả KTXH.

Thứ tư, NSNN là công cụ kinh tế quan trọng mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại, kích thích xuất khẩu, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Ngày nay, quan hệ ngoại thương, quan hệ hợp tác đầu tư giữa các nướckhông ngừng phát triển và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Nhànước sử dụng NS của mình như một phương tiện vật chất, một công cụ tác độngvào hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng tranh thủ cơ hội để phát triển Ở điềukiện nhất định, Nhà nước ban hành hệ thống những cơ chế chính sách để thựchiện, đồng thời sử dụng NSNN hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm khuyến khích

Trang 14

phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, thúc đẩy và khuyến khích hoạtđộng xuất nhập khẩu phát triển.

Cùng với quá trình cải cách thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi đối vớiđầu tư nước ngoài thì việc ĐTPT cơ sở hạ tầng KTXH, trong đó quan trọng bằngvốn NSNN có ý nghĩa tạo môi trường hấp dẫn đầu tư, xác lập những tiền đề,những điều kiện vật chất để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt độngvà phát huy hiệu quả.

Thứ năm, NSNN là công cụ kinh tế để nhà nước thực hiện việc điều hành

quản lý, kiểm soát nền kinh tế.

Vốn NSNN chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố đầu vào của nền sản xuấtxã hội Vì vậy, để xác định rõ vị trí, vai trò của NS trong nền kinh tế và để đạt mụctiêu sử dụng vốn NS có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được thực trạng các nguồn lựccủa cả nền kinh tế

Về nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, song hiện nay với tư cách người chủ sở hữu hoặcngười nắm giữ cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quantrọng trong nền kinh tế, Nhà nước phải thực hiện chính sách quản lý để tăng hiệuquả nguồn vốn này hoặc thực hiện chuyển dần một bộ phận nguồn vốn này sangcho khu vực ngoài nhà nước thông qua thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa, sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực toàn xãhội Đồng thời, thông qua việc tạo lập hạ tầng cơ sở và việc kiểm tra, giám sáthoạt động của doanh nghiệp, Nhà nước tác động mạnh mẽ vào sự cạnh tranh vàphát triển của doanh nghiệp theo định hướng của mình

Thứ sáu, NSNN trực tiếp ĐTPT nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào tạo,

y tế, văn hóa, khoa học ) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành viêntham gia sản xuất và lợi ích chung của toàn xã hội, việc phân phối nguồn NS được

Trang 15

ưu tiên thực hiện một số chính sách xã hội, bù đắp những khiếm khuyết của thịtrường, thực hiện công bằng xã hội

Thông qua việc đầu tư trực tiếp của NS cho các sự nghiệp văn hóa, y tế,giáo dục đào tạo, khoa học, Nhà nước bảo đảm sự phát triển toàn diện của quốcgia, giải quyết các vấn đề thuộc phúc lợi công cộng và đảm bảo xã hội, thực hiệncác hoạt động đối ngoại và nghĩa vụ quốc tế [1, 24, 35].

1.2 QUI TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.2.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý NS là quá trình nhà nước trung ương và cấp tỉnh phângiao những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho các cấp chính quyềnở địa phương trong hoạt động quản lý thu chi NSNN.

Phân cấp quản lý NSNN được xem như là một trong những biện pháp quảnlý NSNN Thực chất của việc phân cấp quản lý NSNN là việc phân chia tráchnhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính quyềnnhằm làm cho hoạt động của NSNN được lành mạnh và đạt hiệu quả cao Phâncấp quản lý thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, tập trungdân chủ.

Tư tưởng chỉ đạo trong phân cấp quản lý NSNN theo Luật NSNN là phânđịnh cụ thể nhiệm vụ thu chi cho NS mỗi cấp.

+ Phân cấp quản lý thu NSNN:

Tập trung đại bộ phận nguồn thu lớn, ổn định cho NSTW, đồng thời tạocho NSĐP có nguồn thu gắn với địa bàn Trên tinh thần đó, nguồn thu được chiathành 3 loại:

- Các khoản thu NSTW hưởng 100%.- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%.

- Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa trung ương và địaphương.

Trang 16

+ Phân cấp quản lý chi NSNN

Thực chất của phân cấp chi NSNN là xác định cụ thể và phân chia, phân bổcác nhiệm vụ chi NSNN mà mỗi cấp chính quyền phải đảm bảo theo nguyên tắc:

- NSTW đảm bảo nhu cầu chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược,quan trọng của quốc gia.

- NSĐP đảm bảo nhu cầu chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triểnKTXH, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi địa phươngquản lý.

+ Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN

Để đảm bảo phân cấp quản lý NS đạt kết quả tốt, cần phải quán triệt cácnguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất, phù hợp với phân cấp quản lý KTXH, quốc phòng, an ninh và

năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền về quản lý nhà nước dopháp luật quy định Ngân sách là công cụ của chính quyền các cấp trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ Vì vậy, phân cấp quản lý NS phải phù hợp nhằm đảm bảođiều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả Năng lực quản lý củachính quyền các cấp cũng là một yếu tố cần được xem xét kỹ trước khi thực hiệnphân cấp mạnh cho địa phương

- Thứ hai, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của NSĐP

trong hệ thống NSNN thống nhất.

Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW là một đòi hỏi khách quan, bắt nguồntừ vị trí, vai trò của Chính phủ trong quản lý kinh tế và xã hội Đồng thời, NSTWcòn có vai trò điều tiết, điều hòa các vốn NSNN nhằm góp phần đảm bảo côngbằng giữa các địa phương.

NSTW tập trung đại bộ phận nguồn thu của NS quốc gia và thực hiện cácnhiệm vụ chi chủ yếu của cả nước Các dự án ĐTPT kết cấu hạ tầng KTXH có tác

Trang 17

động đến cả nước, các chương trình, dự án quốc gia, chính sách xã hội quan trọng,điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đốingoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi NS đều do NSTWđảm bảo.

NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệmvụ phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm viquản lý ở địa phương mình.

Vị trí độc lập tương đối của nó được thể hiện qua cả ba khâu của chu trìnhNS: lập, chấp hành và kế toán, quyết toán NS Trong phạm vi phân chia nguồnthu, nhiệm vụ chi được ổn định từ ba đến năm năm, các địa phương được chủđộng tìm các biện pháp nhằm tăng thu hợp pháp để có thêm nguồn vốn thúc đẩyphát triển KTXH, tăng khả năng tự cân đối NS.

- Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN.

Để giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng, các địa phương trongquá trình phân cấp cần đảm bảo cơ chế điều hòa, hỗ trợ giữa trung ương với địaphương, giữa NS cấp trên với NS cấp dưới Bổ sung cân đối NS và bổ sung cómục tiêu là hai phương thức tài trợ mà chính quyền cấp trên thường sử dụng đốivới chính quyền cấp dưới.

Ngoài ra, việc thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền thông quachi NSTW vào đầu tư cơ sở hạ tầng KTXH cũng được sử dụng như là biện phápbổ trợ cho hai phương thức trên [2, 9, 16, 18, 25, 40].

1.2.2 Lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước

1.2.2.1 Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển

1.2.2.1.1 Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán

Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướngdẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầutư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo số

Trang 18

kiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lậpdự toán vốn ĐTPT.

Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụngvốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toánvốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệpcó tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng,nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quanquản lý cấp trên Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợpdự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.

UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trực HĐNDtỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đối chủyếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ và UBND cấp tỉnhxây dựng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dựán quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn [9, 25].

1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển

Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, cácBộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tưthuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đãđủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổngmức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghịquyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội và dự toán NSNN hàng năm Riêng đối với các dự án được đầu tư từcác nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội (tiền sử dụng đất, thu từhoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầutư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn.

Trang 19

Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùngcấp quyết định Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiếnphân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáo UBND cấp tỉnhquyết định Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năngcủa huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự ándo huyện quản lý Bộ máy quản lý tài chính NS ở xã tham mưu cho UBND cấp xãlập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp xã được phâncấp quản lý.

Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND tỉnh phải gửiBộ Tài chính UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xã gửi choPhòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau:

- Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàngnăm.

- Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốntrong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự án quantrọng của Nhà nước.

- Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từngnguồn vốn đầu tư với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyết củaQuốc hội và quyết định của Chính phủ [9, 25].

1.2.2.2 Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên

1.2.2.2.1 Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên

Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dự toánchi NSNN Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên những căn cứ sau:

- Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộmáy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng – an ninh và cáchoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việclập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ

Trang 20

mà NSNN phải hướng tới Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương phápphân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đã đặt ra.

- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đến việccấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN Đây chính là việc cụ thể hóa cácchủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch.Các chỉ tiêu này kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơbản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN Tuy nhiên, khi dựa trên căncứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải thẩm tra, phântích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó để có ý kiến điềuchỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp.

- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên củanăm dự toán Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thu NSNNkỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiết lập mứccân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên củaNSNN.

- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dựđoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thời gian tới Đây là cơ sởpháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điều kiệncho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổichính sách, chế độ chi tiêu.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chithường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dựtoán chi theo các phương diện:

+ Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chi tiêuhiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời.

+ Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu Kếtquả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường

Trang 21

xuyên của NSNN.

Có thể nói các thông tin thu thập được từ kết quả phân tích, đánh giá tìnhhình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN năm báo cáo là căncứ mang tính thực tiễn cao đối với quá trình lập dự toán chi thường xuyên Trongkhuôn khổ của dự án: “Lập trình tài chính và cải cách cơ cấu” do Học viện đào tạokhu vực của IMF tại Singapore (STI) hỗ trợ cho Bộ Tài chính Việt Nam, tháng9/1999 đã đề cập đến phương pháp phân tích số liệu thực tiễn qua một giai đoạnđể xác định chỉ số gia tăng bình quân qua các năm, nhằm lựa chọn mức dự đoáncho từng chỉ tiêu thu, chi NSNN năm dự toán Tuy nhiên, muốn tăng tính chínhxác của chỉ tiêu dự đoán cần phải kết hợp với nhiều tham số khác nữa Chính vìvậy, việc sử dụng và tôn trọng tất cả các căn cứ là yêu cầu tất yếu khi xây dựng dựtoán chi thường xuyên của NSNN [9, 25].

1.2.2.2.1 Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của ngân sáchnhà nước

Có 2 phương pháp tính để xác định dự toán chi thường xuyên của NSNN:

a Phương pháp tính tổng hợp

Theo phương pháp này thì số dự toán chi thường xuyên cho mỗi loạihình đơn vị sẽ được xác định dựa vào định mức chi tổng hợp (hay định mứcphân bổ) dự kiến cho một đối tượng và số đối tượng bình quân được tính địnhmức Tổng dự toán chi thường xuyên cho các loại hình đơn vị sẽ là số chithường xuyên dự toán của NSNN Có thể mô tả phương pháp này theo côngthức sau:

Trong đó: CTX: số chi thường xuyên dự toán của NSNN;

Mi: định mức chi tổng hợp dự kiến cho một đối tượng thuộc loạihình đơn vị thứ i;

Trang 22

Di: số đối tượng bình quân được tính định mức thuộc loại hìnhđơn vị thứ i.

Định mức chi tổng hợp thường do cơ quan tài chính phối hợp với các cơquan quản lý ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định dựa trên các định mứckinh tế kỹ thuật, đặc thù về chuyên môn vụ, các chế độ chính sách và khả năngkinh phí của NSNN trong từng thời kỳ.

Định mức chi tổng hợp được sử dụng để phân bổ NSNN giữa NS các cấphoặc trong một cấp NS cho các đơn vị dự toán trực thuộc.

b Phương pháp tính theo các nhóm mục chi

Trong công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của NSNN, người tathường phân chia nội dung chi theo 4 nhóm chi chủ yếu như sau:

- Chi thanh toán cho cá nhân;- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn;- Chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản;- Các khoản chi khác.

Dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi theo các tiêu thức kể trên,phương pháp tính dự toán chi thường xuyên theo các nhóm mục được tiến hànhnhư sau:

Thứ nhất, xác định dự toán chi cho con người dựa trên số công chức viên

chức (CCVC) bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán và mức dự kiến chibình quân 1 CCVC

CCN = (MCNi x SCNi)Trong đó:

CCN: số dự toán chi cho CCVC của NSNN.

MCNi: mức chi bình quân một CCVC dự kiến năm dự toán thuộc ngànhthứ i.

SCNi: số CCVC bình quân dự kiến năm dự toán thuộc ngành i.

Trang 23

MCNi thường được xác định dựa vào mức chi thực tế của năm báo cáo, đồngthời có tính đến những điều chỉnh có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một sốkhoản khác mà Nhà nước dự kiến thay đổi trong kỳ kế hoạch.

SCNi = SCNđn + SCNtg - SCNgi

Trong đó:

SCNđn: số CCVC có mặt đầu năm dự toán ngành thứ i.

SCNtg: số CCVC dự kiến tăng bình quân năm dự toán ngành thứ i.SCNgi: số CCVC dự kiến giảm bình quân năm dự toán ngành thứ i.

Thứ hai, tính dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn

Tùy theo tính chất hoạt động của mỗi ngành và chế độ Nhà nước cho phépmà số chi nghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau Do vậy, số chi nghiệp vụchuyên môn của mỗi ngành sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn vớinhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo của nguồn kinh phí NSNN Chi NSNNcho nghiệp vụ chuyên môn thuộc mỗi ngành gồm:

CNVi = CVLDC + CNCKH + CĐPTP + CK

Trong đó:

C : số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.

CVLDC: số dự kiến chi về vật liệu, dụng cụ cho nghiệp vụ chuyên môn nămdự toán ngành thứ i.

CNCKH: số dự kiến chi về nghiên cứu khoa học hay thuê nghiên cứu khoahọc cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.

CĐPTP: số dự kiến chi về đồng phục, trang phục,… cho nghiệp vụ chuyênmôn năm dự toán ngành thứ i.

CK: số dự kiến chi về các khoản khác cho nghiệp vụ chuyên môn năm dựtoán ngành thứ i.

CC

Trang 24

Thứ ba, tính dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản

Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng chocác hoạt động HCSN nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắmthêm trang thiết bị hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuốngcấp ở những đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí Vì vậy, cần phải xác định nhucầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa tài sản trong dự toán kinh phí hàngnăm của mỗi đơn vị, mỗi ngành để làm cơ sở lập dự toán NSNN.

Khi phân bổ dự toán chi NSNN cho nhóm mục này, cơ quan tài chính chủyếu dựa trên các căn cứ sau:

- Thực trạng của tài sản đang sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị được xácđịnh thông qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dựtính mức chi cho mỗi ngành, mỗi đơn vị.

- Khả năng vốn NSNN dự kiến có thể huy động và dành cho mua sắm, sửachữa lớn hoặc xây dựng nhỏ thuộc kinh phí chi thường xuyên.

Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho muasắm, sửa chữa tài sản bằng một tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá tài sản cố định(TSCĐ) hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị Cụ thể là:

Thứ tư, tính dự toán chi các khoản chi khác

Trước hết, xác định số chi cho nhu cầu hoạt động quản lý chung của đơn vịmà ta thường gọi là quản lý hành chính trong mỗi cơ quan, đơn vị đó.

Trang 25

Với đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của NSNN về công tác quản lý hànhchính thì kinh phí chi tiêu cho quản lý hành chính bao gồm: chi trả tiền điện, nướcsử dụng tại văn phòng cơ quan, chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi giaodịch, tiếp khách, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, lễ tân, khánh tiết, v.v… Các khoảnchi trên liên quan nhiều đến hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị Vìvậy, việc xác định số chi kinh phí cho quản lý hành chính năm dự toán thường căncứ vào số CCVC bình quân và mức chi quản lý hành chính bình quân cho mộtCCVC kỳ kế hoạch.

CQL & khác = MQLi x SCNi

Ngoài các nhóm mục chủ yếu như trên, trong cơ cấu chi thường xuyên củaNSNN còn một số khoản chi khác như chi hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh, chi trợgiá… Mức chi các khoản chi này phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNNvà yêu cầu thực hiện các chủ trương của Nhà nước về mỗi loại hoạt động đặc thùnày.

Dựa vào số liệu được xác định theo các nhóm các mục chi như trên, tổnghợp lại ta có:

CTX = CCN + CNV + CMS + CQL & khác

Trong đó:

Trang 26

CCN: số chi cho con người dự kiến năm dự toán.CNV: số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán.CMS: số chi mua sắm, sửa chữa tài sản năm dự toán.

CQL&khác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán [9].

1.2.2.3 Quy trình lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước

- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo sốkiểm tra

+ Trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xâydựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau.

+ Trước ngày 10/6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toánNSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS chocác đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toánNS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.

- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách.

+ Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lậpdự toán thu, chi NS trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lýcấp trên trực tiếp Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thểbáo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.

+ Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NSvới cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp dưới (đốivới năm đầu của thời kỳ ổn định NS); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làmviệc để thảo luận về dự toán với các Đơn vị sử dụng NS trực thuộc trong quá trình

Trang 27

lập dự toán.

+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơquan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi NSNN, lập phương án phân bổNSTW trình Chính phủ Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báocáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quychế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổNSTW.

- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách nhànước

+ Trước ngày 20 tháng 11, căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, BộTài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệphần trăm (%) phân chia các khoản thu, phân chia giữa NSTW và NSĐP và mứcbổ sung cân đối, mức bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

+ Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP,phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NStừng huyện thuộc tỉnh.

+ Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBNDtỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộctỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NS cáccấp chính quyền địa phương và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện; SởKế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh việc phân bổ chi tiết dự toán chi ĐTPT.

+ Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấptrên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phânbổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày31 tháng 12 năm trước [9, 25].

Trang 28

1.2.3 Chấp hành ngân sách nhà nước

1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành ngân sách nhà nước

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tàichính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi NSNN đã được ghi trong dựtoán NSNN hàng năm trở thành hiện thực.

Để thực thi NS được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là hết sức quantrọng Một NS dự toán tốt có thể được thực hiện không tồi, nhưng một NS lập tồithì không thể thực hiện tốt Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình thựchiện NS chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ NS như dự kiến ban đầu, mà phải thíchứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệuquả hoạt động.

Mục tiêu của chấp hành NSNN là:

- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiếntrở thành hiện thực Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triểnKTXH của Nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức vềkinh tế - tài chính của Nhà nước Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánhgiá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

- Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quantrọng có ý nghĩa quyết định Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mớidừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thựchay không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS Hơn nữa, chấp hành NS thựchiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.

1.2.3.2 Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước

1.2.3.2.1 Tổ chức thu ngân sách nhà nước

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinhtrong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa

Trang 29

bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước

Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quankhác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS Các khoản thu có tính chất nội địanhư thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện Cơ quan Hải quan tổchức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được ủy quyền thu các khoản thu cònlại của NSNN.

1.2.3.2.2 Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán NS, các đơn vị dựtoán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NStrực thuộc.

Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng NS được phân bổ theotừng loại và 4 nhóm mục:

- Chi thanh toán cá nhân;- Chi nghiệp vụ chuyên môn;- Chi mua sắm, sửa chữa;- Các khoản chi khác.

Dự toán chi ĐTPT được phân bổ chi tiết theo từng loại, từng công trình vàcác mục của Mục lục NSNN và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.

1.2.3.3 Quản lý quá trình sử dụng ngân sách nhà nước

Trang 30

đó đổi mới các nội dung chi và cơ cấu chi, chuyển việc sử dụng NSNN mang tínhchất bao cấp sang sử dụng NSNN phù hợp với kinh tế thị trường.

- Gắn nội dung quản lý các nhiệm vụ chi NSNN với nội dung quản lý cácmục tiêu của kinh tế vĩ mô Các mục tiêu đó là cơ sở đặt ra yêu cầu cho việc thựchiện các khoản chi của NSNN Ngược lại, các khoản chi của NSNN lại có tácđộng to lớn đến các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

1.2.3.3.2 Biện pháp quản lý

- Xây dựng các định mức chi Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng dựtoán chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát chi của NSNN Nguyên tắcchung để thiết lập các định mức chi là vừa phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu thựctiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí của NSNN, vừa phảiđảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.

- Xác lập thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi của NSNN theo mức độ cần thiếtđối với từng loại chi trong tình hình cụ thể về phát triển KTXH, về việc thực hiệncác chức năng của cơ quan công quyền.

- Xây dựng quy trình cấp phát chặt chẽ, hợp lý các khoản chi nhằm ngănchặn những biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.

1.2.4 Định hướng xây dựng, hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách nhànước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam

1.2.4.1 Về lập ngân sách theo đầu ra, kết quả

Đầu ra là hàng hóa công do các cơ quan nhà nước tạo ra và cung cấp choxã hội; kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra mộtđầu ra hoăc nhóm các đầu ra.

Lập NS theo đầu ra, kết quả là phương thức soạn lập NS dựa vào cơ sở tiếpcận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chínhnhằm hướng vào việc đạt những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ

Trang 31

Lập NS theo đầu ra, kết quả bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạtđược những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường mức độ hoànthành công việc so với mục tiêu đề ra, gồm các công đoạn:

- Thiết lập mục tiêu, lựa chon các chỉ số và kết quả nhằm tới;- Giám sát công việc thực hiện;

- Phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra.

Phương thức lập, phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả có nhữngđặc điểm cơ bản sau:

- Ngân sách được lập theo tính chất “mở” – công khai, minh bạch.

- Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn, dựa vào nhu cầu và mục tiêuphát triển kinh tế, xã hội.

- Ngân sách hợp nhất giữa dự toán chi thường xuyên và chi ĐTPT.- Phân bổ NS dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược.

- Phi tập trung hóa trong quản lý NS, người quản lý được trao quyền chủđộng trong chi tiêu.

Lập dự toán và phân bổ NSNN hướng theo đầu ra, kết quả là một phươngpháp đổi mới chi tiêu công cộng đang được áp dụng ở một số nước phát triển nhưNewZeland, Pháp, Ôxtraylia, Singapore, và đã được nhiều thành công, phát huyhiệu quả lớn.

1.2.4.2 Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Luật NSNN năm 2002, thay thế Luật NSNN năm 1996 và các văn bảnhướng dẫn thực hiện Luật vẫn thể hiện tư tưởng chủ đạo trong quản lý NS là quảnlý đầu vào, theo các nhóm mục chi Tuy nhiên, những ý tưởng của quản lý NSNNtheo đầu ra, kết quả đã bắt đầu được đề cập trong một số các văn bản pháp quycủa Chính phủ và Bộ Tài chính, cụ thể:

- Thứ nhất: Chương trình tổng thể về cải cách hành chính, nhà nước giai

đoạn 2001 – 2010 và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt của nhà cung

Trang 32

cấp dịch vụ

Quyết định Phê duyệt Chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt nền móng cho quátrình cải cách tài chính công, trong đó hàm chứa bước đột phá hướng tới quản lýtheo kết quả hoạt động đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: “… thaythế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động,hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hànhchính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ độngcủa cơ quan sử dụng NS”

Đối với cơ quan hành chính nhà nước, ngày 17/12/2001 Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoánbiên chế và kinh phí quản lý hành chính Tiếp đó là Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệmvề sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nướcthay thế cho Quyết định số 192.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 16/01/2002 Chính phủ đã banhành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủcho các đơn vị sự nghiệp có thu Gần đây nhất đã được thay thế bởi Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sựnghiệp công lập.

Mặc dù, cách kiểm soát của các cơ quan chức năng vẫn là kiểm soát địnhmức đầu vào nhưng các định mức chi tiêu chủ yếu là do đơn vị tự xây dựng thểhiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ Các cơ quan quản lý phải thiết lập các tiêu chícơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thựchiện chế độ tự chủ dựa trên các tiêu chí về khối lượng, chất lượng công việc thựchiện; thời gian giải quyết công việc; tình hình chấp hành chính sách, chế độ và

Trang 33

quy định về tài chính.

- Thứ hai: Quyết định số 20/2002/QĐ-BTC ngày 04/3/2002 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn2001-2005

Nhằm trọng tâm hướng vào đổi mới công tác kiểm soát chi NS phù hợp vớicác cơ chế tài chính của loại hình cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: đổimới công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo đầu ra, kếtquả thực hiện nhiệm vụ

- Thứ ba: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ

về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thaoTiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơchế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, cung ứngdịch vụ công ích, không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận, chuyểnphương thức cấp NS từ bên cung sang bên cầu, tạo tự do cho việc lựa chọn cơ sởcung cấp dịch vụ cho dù là tư nhân hay Nhà nước

Thứ tư: Luật kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH ngày 14/6/2005 của

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài hai loại hình kiểm toán truyền thống là: kiểm toán báo cáo tài chínhvà kiểm toán tuân thủ, Luật Kiểm toán đã nhấn mạnh đến kiểm toán hoạt động:loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quảnlý và sử dụng NS, tiền và tài sản Nhà nước.

1.2.4.3 Những vấn đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhànước và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phương thức quản lý NStruyền thống theo mục chi, vì vậy quá trình xây dựng ĐMPBNS và áp dụng côngnghệ mới của thế giới về quản lý NS theo đầu ra, kết quả vẫn chủ yếu đang nằmtrong quá trình thử nghiệm

Trang 34

Luật NSNN (2002) trao thêm quyền tự chủ về NS cho các địa phương.Theo đó, HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chínhquyền các cấp; xây dựng ĐMPBNS và mức phân bổ NS cho các ngành, các cấp.Các ĐMPBNS này được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định NS (3-5năm) Việc xây dựng đầy đủ các ĐMPBNS ở tất cả các lĩnh vực là việc làm hoàntoàn mới.

Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào đề cập đếnphương pháp phân bổ NSNN ở địa phương Chưa có tài liệu nào có thể cung cấpđầy đủ các căn cứ khoa học và thực tiễn, hoặc cơ sở, phương pháp giúp cho cácHĐND, UBND các tỉnh trong việc xây dựng ĐMPBNS Việc phân bổ NSNN chủyếu dựa vào kinh nghiệm, cách thức phân bổ của những năm trước (phân bổ NStăng dần hàng năm) hoặc mô phỏng theo Quyết định 139/CP về phân bổ NSNNcủa Chính phủ, thậm chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chí của ngườiquản lý, chưa hình thành tiêu chí, căn cứ, phương pháp phân bổ NS một cáchkhoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN,gắn với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và kết quả đầu ra

Được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các Bộ, các ngành,các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu phục vụ cho việc đổimới về quy trình, phương pháp và nội dung quản lý NS theo đầu ra, kết quả Nhànước đã từng bước “nới lỏng” kiểm soát đầu vào đối với các khoản chi thườngxuyên từ các 11 mục chi sang các 4 nhóm mục chi, trao quyền chủ động cho cácđơn vị trong điều chuyển các mục chi Các cơ quan hành chính nhà nước ngàycàng thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, xã hội Cácđơn vị cung cấp dịch vụ công chuyển dần theo hướng tự chủ về nhiệm vụ, tổ chứcbộ máy cũng như quản lý tài chính, tài sản của đơn vị.

Để hướng tới hoàn thiện ĐMPBNS và quản lý NS theo đầu ra, kết quả,Việt Nam cần xây dựng lộ trình với các bước đi thích hợp Cụ thể:

Trang 35

- Tổ chức khảo sát tình hình thực tế, phân tích, đánh giá rõ các ưu nhượcđiểm, chỉ rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quảphân bổ NSNN; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành NS của mộtngành, phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ tác động của từng nhân tố ảnhhưởng đến quá trình phân bổ NSNN (biên chế, quỹ lương, dân số, số học sinh,trình độ phát triển, yếu tố xã hội, đặc điểm vùng, đặc thù hoạt động của mộtngành, sự thay đổi về chế độ chi tiêu, định hướng thay đổi cơ cấu chi NSNN trongtừng thời kỳ,…) trên cơ sở các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cấu thành chi phí hoạtđộng hoặc sản phẩm của từng ngành Từ đó xây dựng hệ thống các căn cứ, tiêuchí, phương pháp định lượng phân bổ NSNN một cách khoa học, hợp lý.

- Đẩy mạnh quá trình cải cách cách hành chính công, gắn liền với cải cáchchi tiêu công nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng cường việc sửdụng hiệu quả các nguồn lực công Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơquan, đơn vị cũng như của công chức nhà nước, viên chức sự nghiệp làm cơ sởxác định định mức lao động và nguồn NS cấp.

- Trước mắt, trong một số lĩnh vực cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân bổNS có căn cứ khoa học vững chắc dựa trên đầu vào Có thể áp dụng kiểu “ngânsách trọn gói” trong ba - bốn năm đối với chi thường xuyên, tiến tới áp dụng đốivới cả các khoản chi đầu tư nhằm tăng tính linh hoạt hơn cho các đơn vị sử dụngNS.

- Trao quyền và giao trách nhiệm về quản lý chi tiêu công gồm cả chi đầutư và chi thường xuyên cho các Bộ, ngành được thụ hưởng NS để nâng cao tínhlinh hoạt, tích cực của các cơ quan này trong việc quản lý và sử dụng các nguồnlực được phân bổ.

- Đảm bảo minh bạch trong việc thực hiện chi tiêu công trong các khâu: lậpNS, phân bổ NS và sử dụng NS

- Thiết lập cơ chế kiểm soát nội bộ vững chắc để đảm bảo sử dụng có hiệu

Trang 36

quả nguồn NS.

- Ngoài ra, xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đảm bảo cho Nhà nướcquản lý NS có được nguồn lực chắc chắn để có thể lập kế hoạch phát triển đơn vịtrong thời gian dài [23, 27].

Trang 37

Với diện tích tự nhiên 5.053 km2, chiếm 1,52 % so với diện tích cả nước.Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ, với đầy đủ các dạng địahình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, tập trung trong một khônggian hẹp, thấp dần từ tây sang đông: phía tây có dãy núi cao, phần giữa là đồi núithấp và phía đông là giải đồng bằng nhỏ hẹp Ven biển có nhiều đầm phá như pháTam Giang, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai…

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có mùa đôngvà mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 độ, mùa mưa ở Thừa ThiênHuế chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, thường gây nên những trận lũ lụt

2.1.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính

Dân số Thừa Thiên Huế năm 2006 là 1.149,2 nghìn người, chiếm

Trang 38

1,37% dân số cả nước, trong đó dân số thành thị 359,4 nghìn người, chiếm31,3%, nông thôn 789,8 nghìn người chiếm 68,7% Có 24 dân tộc chung sốngtrong cộng đồng [14].

Về tổ chức hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 huyện và 1 thành phốvới 152 xã

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Thừa Thiên Huế có tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế Cảnh quanthiên nhiên gồm sông, núi, rừng, biển hấp dẫn Quần thể di tích cố đô Huế lànhững kiệt tác về kiến trúc cung đình với những lâu đài, lăng tẩm, đền chùa, miếumạo đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa của nhân loạilà điều kiện hết sức thuận lợi để sớm phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớncủa cả nước

Chiều dài 126 km bờ biển và hệ sinh thái đầm phá, đặc biệt là phá TamGiang với diện tích 22 nghìn ha có nhiều lợi thế về phát triển thủy sản Vùng biểncó những vũng, vịnh đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống cảngbiển

Tài nguyên, khoáng sản của Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng vớihơn 100 điểm khoáng sản, như titan, đá vôi, đá granit, cao lanh, than bùn, nướckhoáng…

Nguồn lao động được đào tạo có trình độ và tay nghề cũng là mộttiềm năng đã và đang được phát triển Người Huế lịch thiệp, mến khách,lao động cần cù và sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoahọc - kỹ thuật,…

Con người, vị trí và nguồn tài nguyên dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợibước đầu để thừ Thiên Huế có những lợi thế nhất định trên con đường pháttriển nhanh, ổn định và bền vững trong những năm tới

Trang 39

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006

2.1.2.1 Những thành tựu đã đạt được

2.1.2.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2006

Chỉ tiêuĐơn vị tínhThực hiện

Tốc độ tăng giá trị sản xuất

9 Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng nước sạch (nước máy,

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê

2.1.2.1.2 Về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng nămgiai đoạn 2001 - 2006 đạt 10,4%, là giai đoạn có mức tăng trưởng khá cao, tươngđối ổn định và có tính bền vững hơn so với các giai đoạn trước

Cơ cấu kinh tế công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp tiếp tục chuyểndịch đúng hướng Năm 2006, tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng 35,9%, dịchvụ 43,1%, nông nghiệp 21% (năm 2000, tương ứng là: 30,9% - 45% - 24,1%).Các vùng, các thành phần kinh tế phát triển đồng đều Cơ cấu lao động chuyểndịch theo hướng tích cực

Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, tạo môitrường thuận lợi cho công cuộc đổi mới, góp phần nâng cao vị thế của thành phốHuế và của tỉnh, từng bước trở thành trung tâm quan hệ đối ngoại và hợp tác với

Trang 40

các tỉnh láng giềng, các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế, mở ra khả năngmới trong hợp tác và hội nhập

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) có chuyển biến, các nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính phủ (ODA) và phi chính phủ (NGO) năm sau cao hơn nămtrước Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đã đónggóp tích cực vào phát triển KTXH và tăng nguồn thu NS

Xuất khẩu tuy gặp nhiều khó khăn, nhất là hàng thủy sản, giá cả biến độngnhưng bình quân hàng năm vẫn tăng 13,9% Một số sản phẩm tăng khá nhưkhoáng sản, hàng dệt may, dăm gỗ, thủ công mỹ nghệ Hoạt động nhập khẩu cơbản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, hình thành một sốngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho nền kinh tế Giá trị sản xuất tăng bìnhquân 16,1%/năm, so với năm 2000, công nghiệp chế biến khoáng sản tăng 6,5 lần,chế biến thực phẩm tăng 1,8 lần, vật liệu xây dựng tăng 1,9 lần các sản phẩmcông nghiệp chủ lực của tỉnh như xi măng, sợi, bia, vật liệu xây dựng, có mứcsản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Các ngành dịch vụ khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế so sánh; xây dựngmạng lưới rộng khắp và đa dạng; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,2%,tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP Cơ sở vật chất một số ngành dịch vụnhư bưu chính - viễn thông, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, giao thông - vận tải, ytế, giáo dục được đầu tư hiện đại, mở rộng quy mô, nhiều loại hình dịch vụ mới Du lịch phát triển cả quy mô và chất lượng, sản phẩm từng bước đa dạng.Hoạt động tuyên truyền quảng bá mở rộng thị trường được chú trọng, tiềm năngvăn hóa, du lịch được phát huy Đặc biệt, thành công của 3 kỳ Festival đã mở racơ hội thúc đẩy phát triển du lịch Hoạt động du lịch được xã hội hóa với nhiềuhình thức phong phú: nhà vườn, sinh thái, nghỉ dưỡng, lễ hội; gắn du lịch với khôiphục ngành, nghề thủ công truyền thống

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006 - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006 (Trang 39)
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2006 - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2006 (Trang 39)
Bảng 3.1: Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.1 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp (Trang 56)
Bảng 3.1: Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.1 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp (Trang 56)
Bảng 3.3: Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập dự toán NSNN - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.3 Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập dự toán NSNN (Trang 62)
Bảng 3.3: Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập  dự toán NSNN - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.3 Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập dự toán NSNN (Trang 62)
Bảng 3.5: Đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.5 Đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước (Trang 66)
Bảng 3.7: Chi đầu tư phát triển qua các giai đoạn - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.7 Chi đầu tư phát triển qua các giai đoạn (Trang 77)
Bảng 3.7: Chi đầu tư phát triển qua các giai đoạn - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.7 Chi đầu tư phát triển qua các giai đoạn (Trang 77)
2 Khu vực công nghiệp xây dựng 3,88 16,44 15,33 5,32 - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
2 Khu vực công nghiệp xây dựng 3,88 16,44 15,33 5,32 (Trang 88)
Bảng 3.10: Bảng so sánh tốc độ tăng bình quân năm của chi NSNN, GDP và mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP giai  đoạn 2001 – 2006 - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.10 Bảng so sánh tốc độ tăng bình quân năm của chi NSNN, GDP và mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 – 2006 (Trang 88)
Bảng 3.11: Cơ cấu chi NSNN tỉnh theo chi ĐTPT, chi thường xuyên - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 3.11 Cơ cấu chi NSNN tỉnh theo chi ĐTPT, chi thường xuyên (Trang 94)
Bảng 4.1: Bảng chỉ tiêu căn cứ phân bổ vốn đầu tư - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.1 Bảng chỉ tiêu căn cứ phân bổ vốn đầu tư (Trang 111)
Bảng 4.1: Bảng chỉ tiêu căn cứ phân bổ vốn đầu tư - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.1 Bảng chỉ tiêu căn cứ phân bổ vốn đầu tư (Trang 111)
Bảng 4.3: Bảng định mức chi hành chính năm 2007 - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.3 Bảng định mức chi hành chính năm 2007 (Trang 120)
Bảng 4.6:  Dự kiến thu NSNN trên địa bàn đến năm 2010 - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.6 Dự kiến thu NSNN trên địa bàn đến năm 2010 (Trang 127)
Bảng 4.7: Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo khu vực kinh tế - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.7 Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo khu vực kinh tế (Trang 128)
Bảng 4.7: Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo khu vực kinh tế - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.7 Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo khu vực kinh tế (Trang 128)
Bảng 4.8: Phân bổ chi thường xuyên phân theo ngành - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Bảng 4.8 Phân bổ chi thường xuyên phân theo ngành (Trang 130)
vực kinh tế giai đoạn 2007 – 2010 ở Bảng 4.9. - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
v ực kinh tế giai đoạn 2007 – 2010 ở Bảng 4.9 (Trang 131)
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế Đạt yêu cầu - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế Đạt yêu cầu (Trang 148)
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế Đạt yêu cầu - Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế Đạt yêu cầu (Trang 149)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w