Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010
Trang 1Chủ đề: Điều hành chớnh sỏch tiền tệ ở Việt Namtrong giai đoạn 2008 -2010.
Sinh viên thực hiện: Lớp
GIảng VIÊN Hớng dẫn:
Hà Nội - 2011MỤC LỤCLời mở đầu 01
PHẦN I: :Lí LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 02
I.Tổng quan về chớnh sỏch tiền tệ 02
1 Vai trũ của Ngõn hàng Nhà nước (NHNN) đối với chớnh sỏch tiền tệ 02
Trang 22 Chính sách tiền tệ 03
2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ 03
2.2 Phân loại chính sách tiền tệ 03
2.3 Đặc điểm của chính sách tiền tệ 03
2.4 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 04
2.4.1 Mục tiêu tiền tệ 04
2.4.2 Mục tiêu kinh tế 05
II Các công cụ của chính sách tiền tệ 06
III Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu 08
PHẦN II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2010 09
I Chính sách tiền tệ năm 2008 10
1 Bối cảnh chung năm 2008 10
2 Biện pháp 10
3 Đánh giá Chính sách tiền tệ 2008 14
II Chính sách tiền tệ năm 2009 16
1 Bối cảnh chung năm 2009 16
2 Biện pháp 16
3 Đánh giá Chính sách tiền tệ 2009 19
III CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2010 20
1 Bối cảnh chung năm 2010 20
2 Biện pháp 20
3 Đánh giá Chính sách tiền tệ năm 2010 22
PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI 23
KẾT LUẬN 26
Lời mở đầu
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vững chắctrên con đường hội nhập quốc tế Với những chủ trương, chính sách thể hiện tinhthần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” , đã giúp chúng ta nhanhchóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, các mối giao lưu thương mại giữa Việt
Trang 3Nam với các nước trên thế giới ngày càng lớn mạnh Để ổn định và phát triển kinhtế Việt Nam theo hướng có lợi thì không thể không đề cập đến vai trò điều tiết nềnkinh tế của chính phủ Trong chính sách điều tiết nền kinh tế mà chính phủ sửdụng thì chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng nhà nước (NHNN) đóng vai tròrất quan trọng Do nắm trong tay các công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ tronglưu thông, mà qua đó có thể tác động đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội vàảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng ngân sách nhà nước (NSNN), cán cân thanhtoán quốc tế và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia Việc sử dụng CSTT như thếnào và hướng mục tiêu của CSTT ra sao là một trong những vấn đề rất quan trọngmà NHNN cần hướng tới.
Giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam đã đối đầu với nhiều thách thứclớn từ trong nước và trên thế giới: lạm phát bùng nổ mạnh, kinh tế suy thoáinhanh chóng, sự tuột dốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán vàảnh hưởng lớn từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nhưng chính phủ, NHNNcó những biện pháp kịp thời, sáng tạo đã đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại ổnđịnh và trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng khá trong khu vựcvà thế giới Có được thành công trên là do NHNN đã sử dụng rất kịp thời, đúngđắn, quyết liệt các công cụ CSTT phù hợp với từng điều kiện của nền kinh tếtrong từng thời kỳ Từ thực tế đó, đề hiểu rõ hơn về việc điều hành CSTT của
NHNN, em đã chọn đề tài “Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong
Trang 4Nước vào lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng Dù với tên gọi khác nhau(NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ liên bang ), nhưng tất cả chúng đều có chungmột tính chất là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà Nước, độc quyền phát hànhtiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảmsự hoạt động an toàn và ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằmthực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước
Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là “linh hồn”của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trongnền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụngvào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính chủđộng tronh hoạt động kinh doanh tổ chức tín dụng NHNN thường không can thiệpvà không ra lệnh trực tiếp vào các quyết định tác nghiệp của các tổ chức tín dụngmà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường vàcác điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: khả năng thanh toán, mặtbằng lãi suất, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá để thông qua đó đạt tối đa hiệu quảmục tiêu của chính sách tiền tệ Để điều hành chính sách tiền tệ, NHNN phải hìnhthành và sử dụng hệ thống công cụ của nó Đặc điểm của các công cụ chính sáchtiền tệ là tạo cho NHNN khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề, bắtbuộc các tổ chức tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt của mình theo hướng chỉ đạo củaNHNN nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bìnhđẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
2 Chính sách tiền tệ.
2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay
ngân hàng trung ương để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra: như kiềmchế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăngtrưởng kinh tế Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suấtnhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui
Trang 5định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối Nội dung của Chính sách tiền tệ gồm hai vấn đề:
- Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu của chính sách.
- Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu
2.2 Phân loại chính sách tiền tệ:
- Chính sách mở rộng tiền tệ: áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn
thất nghiệp gia tăng Trong tình hình này, chính sách nớ lỏng tiền tệ làm tăng lượngtiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việclàm cho người lao động.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ: áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá,
đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng Chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lượngtiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm để chống lạm phát
2.3 Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – tài chính của quốc gia Ở mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ do NHNN vạch ra và NHNN sẽ đưa nó vào hệ thống thực tế nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô Trên cơ sở đó, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ hình thành của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính.
Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng một “tứ giác thần kỳ” ứng với một tốcđộ lạm phát 1% - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4% trên tổng số lao động, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3% - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2% - 3% trên GNP Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt đựoc “ tứ giác thần kỳ” này.
Vì chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế – tài chính của quốc gia và trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành có mốiquan hệ tác động hữu cơ với nhau Do vậy, một chính sách tiền tệ hữu hiệu đòi phải được thiết lập và vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với chính sách khác
Trang 6đứng trên góc độ toàn cục, chứ không nên tồn tại với tư cách là một yếu tố độc lập mặc dù nó cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng tương đối độc lập với các chính sách khác xuất phát từ ba luận điểm sau:
- Một là, sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư - Hai là, không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm
- Ba là, không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ.
Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định về giá cả và tiền tệ
2.4 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.4.1 Mục tiêu tiền tệ
Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạtđược đó là:
- Điều hòa khối tiền tệ: là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng Nguyêntắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ tùytheo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.
- Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát giá cả thiếu cơ sở vữngchắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ (M) còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tácđộng đến vật giá Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng sốlượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong một khoảng thờigian nhất định.
- Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêuổn định giá nói chung Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá điều có tác hạiđến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là biểu hiện của sự thăng trầm kinhtế.
- Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởngđến sức mua của đông tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh
Trang 7tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.
2.4.2 Mục tiêu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: lãi suất vàsố cầu tổng quát Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất vàsố cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tácđộng lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinhtế Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thôngqua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.
Giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế:
+ Mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạnphát triển.
+ Điều tiết khối tiền tệ để đảm bảo vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tình trạngngưng trệ.
+ Sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lam phát có thểchấp nhận được.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
- Giảm lạm phát và thất nghiệp.- Ổn định giá cả.
- Điều chỉnh tỷ giá.
II Các công cụ của chính sách tiền tệ.
Gồm có 6 công cụ:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước
(NHNN) đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) Khi cấp 1 khoản tín dụngcho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngânhàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Trang 8- Ưu điểm: các khoản vay của NHNN đảm bảo thu về được.
- Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô
hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (chovay) của các NHTM.
- Ưu điểm: NHNN nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tíndụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế do đó NHNN có thểtác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắtbuộc.
- Nhược điểm: Hạn chế khả năng sinh lời của đồng tiền.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động NHNN mua bán giấy tờ có
giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnhhưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cungứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ
- Ưu điểm: NHNN tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTMphải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng.
- Nhược điểm: Biện pháp này chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiềntrong lưu thông đều nằm tại các NHTM.
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện
chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm haygiảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sảnxuất.Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sáchvà giải pháp cụ thể của NHNN nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tíndụng trong từng thời kỳ nhất định.
- Ưu điểm: NHNN có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điềukiện tín dụng.
Trang 9- Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế, gâykhó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiềntệ sẽ bị suy giảm
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành
chính của NHNN để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tíndụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các NHTM phải chấphành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế
- Ưu điểm: Có thể kế hoạch một cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông.- Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trongcơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và
đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệcung cầu ngoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoạitệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trongnước Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuấtnhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thuhút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ củachính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuynhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giálà công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ
III Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc khủng hoảng với quy mô chưa từng có Nhiều quốc gia đang phải vật lộn với những hậu quả của tình trạng quá tải tín dụng Câu hỏi làm sao để vượt qua tình cảnh khó khăn này đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước trên toàn thế giới.Trong bối cảnh đặc biệt này, cuộc khủng hoảng của Nhật Bản diễn ra hơn một thập
Trang 10kỷ trước đang gây nên sự quan tâm của rất nhiều người Nhật Bản đã trải qua một chu kỳ từ tăng trưởng mạnh mẽ đi đến suy sụp từ những năm cuối của thập kỷ 80 cho đến đầu thế kỷ này Trong cả thập kỷ 90, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài
*Những đặc điểm của cuộc khủng hoảng tại Nhật
Nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng trì trệ trong suốt thập kỷ 90 Trong thờigian đó, tỷ lệ tăng trưởng thực bình quân hàng năm là 1,3%, thấp hơn nhiều so với 4% của thập kỷ trước đó Tuy nhiên, thậm chí trong năm 1998 là năm tồi tệ nhất sau thời kỳ bong bóng, tỷ lệ tăng trưởng của nước này là – 1,5%
Trên thực tế, giá bất động sản tại các thành phố lớn của Nhật bản từ giá trần giảm xuống giá sàn tới mức -70-80% trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuống mức -3% từ 1997 đến 2004 Khó khăn thực sự mà Nhật Bản vấp phải là sự gắn kết nguy hiểm giữa giảm phát tài sản và tình trạng tổn thương của hệ thống ngân hàng Sau khi thời kỳ bong bóng nổ tung, tăng trưởng của Nhật Bản có biểu hiện trì trệ diễn ra trong một thời gian dài Từ thập kỷ 80 bước sang thập kỷ 90, Nhật Bản không thích ứng kịp thời với những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu nhưlàn sóng phân cấp, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin – viễn thông
* Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, “các hành động táo bạo” không phải luôn luôn được đánh giá là táo bạo sau khi đã thực hiện Chính phủ Nhật Bản đã bơm một nguồn vốn lớn vào năm 1999 nhưng nó không đủ để hạn chế cái vòng luẩn quẩn giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính Chính vì vậy nó lại tạo ra tác dụng trái ngược
Thứ hai, về mặt chính trị, đối với cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Nhật Bản, những hành động chính sách táo bạo và nhanh chóng để duy trì ổn định tài chính xem ra không được lòng dân Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phải làm cho dân chúng tin rằng các hoạt động khống chế khủng hoảng của Chính phủ và Ngân
Trang 11hàng Trung ương không nhằm mục đích cứu vãn các ngân hàng đổ vỡ mà là nhằm cữu vãn toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng
Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô không phải là phương thuốc chữa trị bách bệnh mặc dù nó đóng một vai trò chính yếu trong việc chống suy giảm kinh tế trầmtrọng Không thể phục hồi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nếu không thanh toán những hậu quả thái quá xảy ra trong giai đoạn bong bóng Cũng như vậy, các chínhsách kinh tế vĩ mô không thể giải quyết những tổn thất về năng suất phát sinh từ khả năng bất lực của các công ty không thể điều chỉnh các mô hình kinh doanh của mình
* Biện pháp chống khủng hoảng.
4 nhân tố chủ chốt trong việc chế ngự khủng hoảng tài chính
1) Cung cấp đủ nguồn thanh khoản,
2) Hỗ trợ cho các hoạt động của thị trường tài chính, 3) Kích cầu kinh tế vĩ mô,
4) Bơm vốn nhà nước và loại bỏ những nhân tố bất ổn trong bảng cân đối tài sản
PHẦN II
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2010I Chính sách tiền tệ năm 2008
1 Bối cảnh chung năm 2008
Từ cuối năm 2007 và sau 2 tháng đầu năm 2008, nguy cơ lạm phát tăng cao vàđã khiến các nhà quản lý vĩ mô lo lắng Mặt khác, trong thời gian này thị trườngchứng khoán và thị trường bất động sản đều có vấn đề Tình trạng đầu cơ và kinhdoanh theo “bầy đàn” làm cho giá hàng loạt các loại cổ phiếu và bất động sản đềuở tình trạng “bong bóng” Lượng tiền cung ứng và dư nợ tín dụng tăng mạnh từcuối năm 2007 tiếp tục gây áp lực trực tiếp đến lạm phát”, trong đó dư nợ cho vaykhá lớn, để đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng
Trang 12thương mại (NHTM) cũ là một trong những tác nhân gây tăng lạm phát Cùng vớiđó là luồng vốn nước ngoài (bao gồm FDI và kiều hối ) đổ vào Việt Nam tăngmạnh, trong khi quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn lúng túng Trong khi đó,kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ (nền kinh tế lớn nhất thế giới) cũng đanggặp phải khó khăn Vụ đổ bể tín dụng nhà đất ở Mỹ buộc Chính phủ và Ngân hàngTrung ương Mỹ phải ra tay cứu trợ Giá cả thế giới tăng, trong đó đặc biệt là giáxăng, dầu, sắt thép, vàng biến động bất thường, chưa từng xảy ra ở mức cao nhưvậy.
Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ thị trường chứng khoán và kìm hãm sựtăng trưởng nóng của thị trường BDS Ngân hàng nhà nước Việt Nam đứng trướcmột bài toán khó trong công cuộc điều hành chính sách tiền tệ.
Tất cả những khó khăn trên được đặt lên vai trò chính sách tiền tệ của NHNN.
2 Biện pháp
2.1 Biện pháp của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu của tháng 2
năm 2008, các ngân hàng thương mại đã phải thực hiện đồng thời 4 quyết định vềthắt chặt tiền tệ của NHNN.
1/ Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đồng thời mở rộngthem phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Các ngân hàng nhà nước phải nộp 20000 tỷ cho NHNN.
2/ Phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, các NH phải mua20.300 tỷ đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ -1.000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ.
Điều đặc biệt nữa, nếu như các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trênthị trường mở với NHNN để được vay tái cấp vốn thì quyết định lần này NHNNnói rõ là không được vay tái cấp vốn Do đó các NHTM khi thiếu hụt tạm thờithanh khoản không thể sử dụng tín phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp vốn
Trang 13ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN Kỳ hạn của tín phiếu lại khá dài tới 364 ngày, haygần 1 năm.
=> Là 1 điều chỉnh mở rộng nghiệp vụ thị trường mở của NHNN nhằm thuhồi lượng tiền mặt quá lớn đồng thời thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thươngmại.
3/ Từ tháng 2/2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng cao hơn trước.Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốntăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.
4/ NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 vềsửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán Trái với mong đợi của các NHTM,Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây.
=>Với 4 quyết định được coi là cứng rắn và kiên quyết nói trên trong điềuhành chính sách tiền tệ của NHNN đã gây ra các tác động sốc và phản ứng tiêu cựctức thì của thị trường tiền tệ và hoạt động của NHTM Có thể nói đây là 1 cú phanhgấp trong quá trình tụt dốc của nền kinh tế VN, ngăn chặn sự leo thang mất giádồng tiền và lạm phát
Năm 2008 là năm thắt chặt tiền tệ.
2.2 Phản ứng của các ngân hàng thương mại
1/Lãi suất ngân hàng đã ở mức cực kỳ nguy hiểm.
Trước tiên thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế ViệtNam, vốn VND khan hiếm Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có ngườivay mà không có người cho vay Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bámđuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ Chỉ trong có 1 tuần một số NHTMđiều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần
Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng nhằm mục đích giữ khách hàng của
Trang 14mình không rút tiền gửi diễn ra gay gắt, chẳng hạn như:
Ngày 20/2/2008, NHTM CP Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suấtmới được coi như “một quả bom” dội vào cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suấttrên thị trường hiện nay, với mức kỷ lục là 12%/năm.
Không chịu thua, ngày 21/2/2008 NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)đưa ra chương trình siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm chokỳ hạn 1 tháng.
Lãi suất ngân hàng đã ở mức “cực kỳ nguy hiểm” Là nguyên nhân tiềm ẩn củacơn đổ vỡ những quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng trong thời điểm lạm phát lênđến 200%-300% như lúc này.
2/Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóngmặt.
Lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới43%/năm…
một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy hiểm của các ngânhàng thương mại.
Các giải pháp của NHNN trước hiện tượng này:
● Thị trường “căng” đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷđồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008.
● Trong vòng 1 tuần , NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanhkhoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước đến nay.
2.3 Chính sách tiền tệ cuối năm 2008
Sau 1 thời gian thắt chặt tiền tệ , ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báonhững điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất nhằm nới lỏng thị trường.