LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế vĩ mô mang lại cho chúng ta cái nhìn bao quát về tình hình kinh tế của một quốc gia. Việc nghiên cứu những tương tác giữa các bộ phận của nền kinh tế, giữa hành vi của các nhà doanh nghiệp và của những người tiêu dùng đơn lẻ được gọi là kinh tế vĩ mô. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là xem xét tất cả các xu thế của nền kinh tế, chẳng hạn như mức sử dụng nhân công, mức tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán và lạm phát. Việc nghiên cứu nền kinh tế thế giới chủ yếu là nghiên cứu tổng quát về kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chính sách tiền tệ (kiểm soát lượng cung tiền tệ của một quốc gia) và chính sách tài khóa (kiểm soát thu và chi của chính phủ). Việc kiểm soát nền kinh tế thực chất nằm trong tay của Ngân hàng Trung ương (NHTW) và của chính phủ, bởi vì, chỉ có chính phủ và NHTW mới có thể kiểm soát được lượng tiền tệ để nạp cho nền kinh tế.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
Bộ môn Kinh Tế
-o0o -BÀI TẬP LỚN
Môn: kinh tế vĩ mô 1
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN PHONG NHÃ Sinh viên: LÊ THỊ CHI
Lớp: KTB51-ĐH3
Mã sinh viên: 40465 Nhóm: N.06
Hải Phòng - 2011
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế vĩ mô mang lại cho chúng ta cái nhìn bao quát về tình hình kinh tế của một quốc gia Việc nghiên cứu những tương tác giữa các bộ phậncủa nền kinh tế, giữa hành vi của các nhà doanh nghiệp và của những người tiêu dùng đơn lẻ được gọi là kinh tế vĩ mô Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là xem xét tất cả các xu thế của nền kinh tế, chẳng hạn như mức sử dụng nhân công, mức tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán và lạm phát Việc nghiên cứu nền kinh tế thế giới chủ yếu là nghiên cứu tổng quát về kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chính sách tiền tệ (kiểm soát lượng cung tiền tệ của một quốc gia) và chính sách tài khóa (kiểm soát thu
và chi của chính phủ) Việc kiểm soát nền kinh tế thực chất nằm trong tay của Ngân hàng Trung ương (NHTW) và của chính phủ, bởi vì, chỉ có chính phủ và NHTW mới có thể kiểm soát được lượng tiền tệ để nạp cho nền kinh tế
Chính sách tiền tệ (CSTT) của một quốc gia cũng như việc kiểm soát lượng tiền lưu thông là thuộc chức năng của NHTW NHTW kiểm soát nền kinh tế bằng cách gia giảm lượng cung ứng tiền tệ Thông qua những quy định chặt chẽ về cung ứng tiền tệ như một công cụ thúc đẩy nền kinh tế, NHTW giữ cho nền kinh tế khỏi bị biến động quá mức
Nền kinh tế cũng có thể kiểm soát được bằng điều chỉnh chính sách tài khóa bằng những khoản thu chi của chính phủ Việc thu chi của chính phủ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước Cho dù tốt hay xấu thì những ảnh hưởng kinh tế chủ yếu đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta như lạm phát và thất nghiệp trước tiên là kết quả của những quyết định ở tầm vĩ mô
Để tìm hiểu sâu hơn, trong bài tập lớn này, em đề cập đến lý thuyết
về chính sách tiền tệ và đánh giá việc thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2008.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài tập lớn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định Kính mong thầy giáo cùng bạn đọc góp ý và giúp đỡ để bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn
Bài tập lớn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Phong Nhã.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Hải Phòng, ngày 20/11/2011 Sinh viên
Lê Thị Chi
Trang 3NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1 : Lý thuyết về chính sách tiền tệ
1 Giới thiệu môn học, vị trí của môn học trong chương trình học Đại học.
1.1 Giới thiệu về môn học
1.1.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô – một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Nói cách khác, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh
tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội
Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế Phân tích kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này
Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia là tổng sản phẩm trong nước (GDP) GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của một quốc gia Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trưởng này Nguồn gốc của tăng trưởng nhanh hơn các nước khác? Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một nền kinh tế hay không?
Mặc dù tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số thời kì Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kì kinh doanh Hiểu biết về chu kì kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế học vĩ mô Tại sao các chu kì kinh doanh lại xuất hiện? Các lực lượng kinh tế nào gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào làm cho nền kinh tế phục hồi? Phải chăng các chu kì
Trang 4kinh doanh gây ra bởi các sự kiện không dự tính được hay chúng bắt nguồn
từ các lực lượng nội tại có thể dự tính trước được? Liệu chính sách của chínhphủ có thể sử dụng để làm dịu bớt hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là những vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất cũng đã được giải đáp một phần bởi kinh tế học vĩ mô hiện đại
Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng của thị trường lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt động của nền kinh tế Sự biến động ngắn hạn của tỉ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kì kinh doanh Những thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại Một mục tiêu kinh tế vĩ mô
cơ bản đối với mọi quốc gia là đảm bảo trạng tahí đầy đủ việc làm, sao cho mọi lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tại mức tiền lương hiện hànhđều có việc làm
Biến số then chốt thứ ba mà cá nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỉ gần đây Vấn đề đặt ra là điều gì quyết định tỉ lệ lạm phát dài hạn và những dao động ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỉ lệ lạmphát có liên quan như thé nào đến chu kì kinh doanh? Lạm phát có tác động đến nền kinh tế như thế nào và phải chăng NHTW nên theo đuổi mục tiêu lạm phát bằng không?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm
và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế qua, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kĩ thuật trênthế giới ngày càng thông thoáng hơn, một vấn đề được kinh tế học vĩ mô hiện đại quan tâm nghiên cứu là cán cân thương mại Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì điều gì quyết định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức
là mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc phải giảm lượng tài sản quốc tế hiện nắm giữ Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhậpkhẩu, thì nước đó sẽ tích tụ thêm tài sản của thế giới bên ngoài Như vậy, nghiên cứu về mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với việc xem xét tại sao các công dân một nước lại đi vay hoặc cho vay các công dân nước khác vay tiền
Trang 5Cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng có những cách nói và tư duy riêng Điều cần thiết là phải học được các thuật ngữ của kinh tế học bởi vì nắm dược các thuật ngữ này sẽ giúp cho bạn trao đổi với những người khác về các vấn đề kinh tế một cách chính xác Việc nghiên cứu kinh tế học có một đóng góp rátlớn vào nhận thức của bạn về thế giới và nhiều vấn đề xã hội của nó Tiếp cận nghiên cứu với một tư duy mở sẽ giúp bạn hiểu được các sự kiện mà bạnchưa từng biết trước đó
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Mỗi quốc gia có thể những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràngbuộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội Song, sựlựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế đó Những kiến thức và công
cụ phân tích này được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh tế thuộc nhiều thế hệ khác nhau Ngày nay, chúng càng được hoàn thiện thâm để có thể mô tả chính xác hơn đời sống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta
Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp, tức là xem xét sự cân bằng đồng thời tất cả các thị trường hàng hóa và các nhân tố xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ của nền kinh tế, từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng Ngoài ra, kinh tế học vĩ mô cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích thống kê số lớn, môhình hóa kinh tế, Đặc biệt những năm gần đây và tương lai, các mô hình kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại
1.2 Vị trí của môn học kinh tế vĩ mô trong chương trình học Đại học.
Để đáp ứng yêu cầu về cải cách và đổi mới nền kinh tế ở nước ta, phục
vụ cho sự nghiệp đào tạo cán bộ kinh tế tài chính trong thời đại mới hiểu về cách thức của nền kinh tế cùng với cách ứng xử của đất nước đối với các vấn
đề kinh tế trong phạm vi quốc gia, trong chương trình đào tạo đại học, môn học kinh tế vĩ mô đóng vai trò cơ bản Môn học này đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở và bản chất, giúp sinh viên hiểu được những vấn
đề kinh tế đang diễn ra hàng ngày cũng như hiểu được lý do về sự ứng xử trước những vấn đề đó của nhà nước
Trang 6Giúp cho sinh viên kết nối được kiến thức, biện chứng trong tư duy, môn học kinh tế vĩ mô kết hợp với môn kinh tế vi mô góp phần tạo nền móng kiến thức cho sinh viên có khả năng lĩnh hội kiến thức chuyên ngành, kiến thức bộ môn kinh tế học
2 Trình bày các chức năng của tiền, các nhân tố hình thành thị trường tiền tệ.
2.1 Các chức năng của tiền
Để được chấp nhận chung trong việc thanh toán, tiền phải có những chức năng đặc biệt của nó Nhìn chung, các lý thuyết tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năng căn bản của tiền:
(i) phương tiện thanh toán
(ii) dự trữ giá trị
(iii) đơn vị hạch toán
2.1.1 Phương tiện thanh toán
Phương tiện trao đổi là một vật được mọi người chấp nhận để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ Vậy tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất Dòng lưu thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường Chúng ta hãy tưởng tượng trong nền kinh tế không có tiền, một vị giáo sư kinh tế hộc muốn uống bia, nhưng chỉ có thể đổi lấy bia bằng bài giảng của mình thì liệugiáo sư đó có thoả mãn được mong muốn đó không? tuy nhiên trong nền kinh tế tiền tệ ông giáo sư có thể yên tâm giảng dạy kinh tế học vì muốn uống bia lúc nào cũng được, vì sẽ nhận được thù lao bằng tiền và có thể sử dụng tiền để mua đồ uống và các thứ khác mà giáo sư đó có nhu cầu Quán bia sẽ chấp nhận những tờ tiền giấy được quy định là tiền bởi vì họ tin rằng những người khác cũng chấp nhận chúng Như vậy tiền có giá trị bởi vì dân
cư nghĩ rằng nó có giá trị Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúcđẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất Dòng lưu thông tiền tệ trở thanh hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường
2.1.2 Dự trữ giá trị
Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai,do vậy tiền có thể hoạt động với tư cách là phương tiện trao đổi chỉkhi nó cũng đóng vai trò là phương tiện boả tồn và cất giữ giá trị Tất nhiên,
Trang 7tiền không phải là phương tiện cất giữ giá trị duy nhất trong nền kinh tế, bởi
vì một người có thể chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai bằng cách nắmgiữ các tài sản khác Thuật ngữ “tài sản” được dung để chỉ ngững phương tiện cất giữ giá trị trong đó có tiền và các tài sản khác không phải tiền Như vậy, tiền là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng,thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất
2.1.3 Đơn vị hạch toán
Với hai chức năng trên tiền trở thành một đơn vị hạch toán rất tiện lợi
và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các hànghoá khác Đặc biệt, nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, vì khả năng so sánh cácchi phí và lợi ích của các phương án kinh tế Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia
2.2 Các nhân tố hình thành thị trường tiền tệ
Bất cứ một thị trường nào cũng hai chiều hoạt động đó là cung và cầu;trong thị trường chứng khoán thì có cung của người bán chứng khoán và cầungười mua chứng khoán hay trong thị trường việc làm có cung người muốn thuê, tuyển dụng lao động và cầu người lao động Và trong thị trường tiền tệ cũng như vậy, có cung tiền và cầu tiền Đây chính là hai nhân tố giúp hình thành thị trường tiền tệ
2.2.1 Cung tiền
2.2.1.1 Các loại tiền
Với chức năng phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài sản chính Trong thực tế chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu, Không phải loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
Ta có thể phân chia các loại tiền theo tính chuyển đổi như sau:
Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi
là Mo
Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc… để thanhtoán cũng là một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kém tiền mặt
Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) – một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một số quốc gia
Trang 8Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy chính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt
mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán
M1 + tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M2 Vì khả năng thanh toán tương đối cao của loại tiền này, nên cũng có nhiều nước xác định
M2 là đại lượng đo cung tiền chủ yếu
Ngày nay, sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn, ), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng, Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán và vì thế, tùy theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượngcung tiền M3, M4,…
Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là M1 hoặc M2…) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường
xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân
Trên giác độ kinh tế vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2; đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác
Vì vậy, khối lượng tiền tệ M tùy mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn
là M1 và M2 dùng làm đại lượng chính đo mức cung tiền Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2 Tỷ lệ M2/GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức
độ tiền tệ hóa của một nền kinh tế
2.2.1.2 Định nghĩa mức cung tiền (MS)
Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán cao nhất bao gồm tiền mặt đang lưu hành và tiền gửi không kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng
Chúng ta cần phân biệt cung tiền với cơ sở tiền tệ, tức là lượng tiền doNHTW phát hành Cơ sở tồn tại dưới hai hình thái: tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ của các NHTM Trong nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ
2.2.1.3 Các nguồn cung về tiền
NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền Lượng tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở (hay cơ sở tiền)
Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ
Trang 9Vậy, khối lượng tiền cơ sở bằng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trongcác ngân hàng.
2.2.1.4 Ngân hàng thương mại(NHTM) và “hoạt động tạo ra
tiền” của NHTM
NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi và cho vay tạo ra lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi
Đặc điểm hoạt động của NHTM:
- Khi NHTM nhận được một khoản tiền gửi thì nó bắt buộc phải giữ lại để dự trữ theo một tỷ lệ % nào đó do NHTW quy định nhằm:
+ Đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên của NHTM
+ Theo yêu cầu quản lý tiền tệ của NHTW
- Tỷ lệ % đó được gọi là tỉ lệ dự trữ bắt buộc (quỹ dự phòng quy định)
Trang 10 Cách xác định mức cung tiền
Hình 1.1 cho biết: tiền cơ sở H là tiền do NHTW phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng Các khoản tiềngửi ngân hàng là bội số của tiền dự trữ của ngân hàng
Hình 1.1 trình bày mối quan hệ giữa lượng tiền cơ sở và mức cung tiền Như vậy trên giác độ tổng thể nền kinh tế quốc dân, số nhân tiền tệ chính là tỷ số giữa mức cung tiền là lượng tiền cơ sở
mM = H MS
Trong đó: mM – số nhân tiền tệ
Từ đó ta có thể xác định mức cung tiền (MS) sẽ là:
MS = mM.HTrong hình 1.1 mức cung tiền bao gồm hai thành phần tiền mặt lưu hành và tiền gửi không kỳ hạn
MS = U + DTrong đó: MS: mức cung tiền
U: tiền mặt lưu hành
D: tiền gửiThì tỷ lệ dự trữ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là:
Mức cung tiền (MS)
Tiền mặt lưu hành Dự trữ tiền mặt của
các NH
Các khoản tiền gửi không kỳ hạn
Hình 1.1 Xác định mức cung tiền
Tiền cơ sở (H)
Trang 11 Các nhân tố tác động đến mức cung tiền danh nghĩa bao gồm
- Tiền cơ sở (H): nếu H nhiều thì MS tăng
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong dân (s): tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong dân càng nhỏ thì số nhân tiền tệ càng lớn Tỷ lệ này phụ thuộc vào:
+ Thói quen thanh toán của xã hội
+ Phụ thuộc tốc độ tăng của tiêu dùng: tốc độ tiêu dùng càng tăng thì
s càng tăng
+ Khả năng đáp ứng tiền mặt của các NHTM: khả năng đáp ứng càngcao thì s càng thấp
- Tỷ lệ dự trữ thực tế (ra): tỷ lệ dự trữ thực tế càng nhỏ thì số nhân tiền tệ càng lớn Tỷ lệ dự trữ thực tế phụ thuộc vào ba yếu tố:
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTW
+ Tính không ổn định của lượng tiền mặt vào và ra khỏi các NHTM
đã bắt buộc các NHTM muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn
+ Sự thiệt hại do phải trả lãi suất nếu phải vay tiền do thiếu hụt dự trữ
Ngoài ra có thể xác định MS theo phương trình trao đổi tiền tệ
Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế Vì tiền tệ có chức năng là phương tiện trao đổi nên khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn, thì cũng cần thiết phải thay đổi cung tiền Mối quan hệ này được xác định trong phương trình trao đổi về lượng của tiền tệ:
M.V=P.QTrong đó: M: là mức cung tiền; khối lượng tiền
V: là vận tốc lưu thông tiền tệ
vĩ mô
2.2.2 Mức cầu về tiền (LP,MD)
Trang 122.2.2.1 Các loại tài sản tài chính
- Tài sản giao dịch (thanh khoản) không tạo ra thu nhập, nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa dịch vụ…
- Các tài sản tài chính khác tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, ) nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hóa
Hầu hết các hộ gia đình và các doanh nghiệp giữ của cải của họ dưới dạng kết hợp cả hai loại tài sản này Trong phần này, mọi tài sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái
Phân biệt cầu tiền danh nghĩa (LPn) và cầu tiền thực tế (LPr):
- Khi giá cả tăng lên, mức cầu tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua đủ khối lượng hàng hoá cần thiết đã dự định, như vậy, thực chất củamức cầu về tiền tệ là cầu về cán cân tiền tệ thực tế
- Mức cầu tiền thực tế (LPr ) phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Thu nhập thực tế: Con người giữ một phần tài sản ở dạng tiền để có
thể mua được hàng hóa, dịch vụ Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng sẽ tăng
và theo đó cầu tiền cũng tăng lên
+ Lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền và thu nhập từ lãi suất
mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền Trong các điều kiện khác không thay đổi, khi lãi suất giảm xuống người dân muốn để nhiều tài sản dưới dạngtiền hơn và ít tài sản dưới dạng trái phiếu hơn
LPr =
P
LP n
Hàm cầu về tiền:
- Định nghĩa: Quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi
là hàm cầu về tiền (hàm ưa thích tiền thanh khoản)
- Hàm này có dạng như sau:
Trang 13Hình 1.1 cho biết:
+ Hàm LP biến thiên giảm theo lãi suất
+ Đường LP0 là đường cầu về tiền khi thu nhập ở Y0
+ Khi thu nhập tăng tới Y1 thì đường LP dịch chuyển đến LP1
Cùng mức lãi suất io nhưng cầu về tiền sẽ lớn hơn (M1 > M0) khi thu nhập tăng lên (Y1 > Y0)
- Khi tính mức cầu về tiền, người ta còn chú ý đến nhu cầu dự phòng Đó là những khoản chi tiêu cần thiết nhưng chưa có khả năng dự tính trước, nên cần phải giữ một lượng tiền nào đó để dự phòng Khi dự tính mức cầu tiền
dự phòng, người ta thường so sánh giữa thiệt hại của việc không sẵn tiền vớikhoản lãi mất đi do giữ tiền lại cho nhu cầu này
2.2.2.3 Mức cầu trái phiếu, mối quan hệ giữa mức cầu về tiền và câu trái phiếu
Cầu về trái phiếu: là mức cầu về những loại tài sản có thể sinh lời, các loại trái phiếu hay sinh lời nhưng chứa những rủi ro giá của chúng đượcxác định trên thị trường nên rất khó dự đoán Giữ tiền thì không tạo ra lãi suất nhưng lại không gặp rủi ro trừ trường hợp lạm phát
Để đơn giản hóa ta chia toàn bộ tài sản tài chính thành 2 loại: tiền
và trái phiếu Mỗi người đều tự quyết định lựa chọn sự phân phối tài sản củamình theo hai loại trên (được gọi là quyết định tích sản) sao cho có thu nhập cao, an toàn nhất… Ta có thể biểu hiện sự phân phối trên bằng đẳng thức:
Trang 14Trong đó: LP: cầu tiền thực tế
DB: giá trị thực tế của cầu các loại trái phiếu
P : chỉ số giá
WN: tổng tài sản tài chính danh nghĩa
Tổng giá trị tài sản tài chính trong nền kinh tế có thể đo lường được
từ những loại tài sản cụ thể đã được cung ứng như mức cung tiền, số lượng
và giá trị trái phiếu các loại đã đưa ra thị trường… và được biểu hiện bằng đẳng thức:
SB: giá trị thực tế của cung các loại trái phiếu
LP - MS P = SB – DBhay (LP - MS P ) – (SB – DB) = 0
Giả sử rằng, thị trường tiền tệ cân bằng thì: LP - MS P = 0
và khi đó: SB – DB = 0
Nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng
Tóm lại, khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường tài sản cũng cân
bằng hoặc nói theo cách khác, thị trường tài chính nói chung cũng cân bằng
3.Phân tích chính sách tiền tệ dưới góc độ lý thuyết kinh
tế học.
Về mặt lý thuyết kinh tế, chính sách tiền tệ được xem là một công cụ chính sách quan trọng nhằm tác động đến nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả Tác động của chính sách tiền tệ luôn được thể hiện rõ nét và có uy lực tới nền kinh tế nói chung và thịtrường tài chính nói riêng so với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn, thông qua các chỉ tiêu tiền tệ như: cung tiền, tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái,
Trang 15mà mục tiêu cuối cùng của công tác điều hành chính sách tiền tệ là tác động đến thị trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và mức giá cả trong nền kinh tế.
Bất kỳ nền kinh tế nào, ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn NHTW điều hành CSTT phải kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiềnvới mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng, không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu của lưu thông Xét cho cùng, CSTT có thể được xác định theo một trong hai hướng sau:
- CSTT mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm Trong trường hợp này, chính sách nhằm chống suy thoái
- CSTT thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, trường hợp này CSTT nhằm kiềm chế lạm phát
Bằng cách NHTW tác động đến cung ứng tiền (Money Supply) làm thay đổi cung ứng tiền để tác động đến lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến chi tiêucủa các khu vực nền kinh tế, cuối cùng CSTT có tác động quan trọng đến GDP (thực tế, tiềm năng) và lạm phát Trong dài hạn, CSTT xác định giá trị danh nghĩa hay giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ - đó chính là mức giá chung hay CSTT chính là yếu tố quyết định mức giá chung trong dài hạn Tuy nhiên, những thay đổi của CSTT cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn CSTT là cách thức hay tổng thể các biện pháp, công cụ của NHTW nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế, thông qua việc chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền
CHƯƠNG II : Đánh giá việc thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam thời kỳ 2006 2008
Trang 161 Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
1.1 Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2006
Năm 2006 đã chứng kiến một số biến đổi quan trọng liên hệ đến nền
kinh tế Việt Nam như chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và có Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn Những kết quảđạt được rất khả quan, thể hiện sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành, cácđịa phương Sự gia tăng các dự án của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thếgiới như Hoa Kỳ, Nhật Bản vào cuối năm 2006, Hội nghị APEC 14 thànhcông tốt đẹp đang làm sôi động dòng vốn đầu tư nước ngoài mới vào ViệtNam
Thành tựu:
- Trong năm 2006 có bốn biến chuyển kinh tế đặc biệt là:
Thứ nhất là Việt Nam giảm thuế đối với tất cả những hàng nhập cảng
từ tất cả 10 thành viên của khối AFTA xuống còn 0-5% kể từ ngày01/01/2006 Đến năm 2012, Việt Nam sẽ hoàn toàn bỏ thuế nhập cảng nhưcác nước khác trong khối AFTA để cải thiện tình trạng kinh tế trước sự cạnhtranh của Trung Quốc, theo như nhận định của những nhà quan sát quốc tế
Thứ hai là Việt Nam đã hoàn thành trách nhiệm tổ chức một hội nghị
lớn nhất từ trước đến nay đó là Hội Nghị APEC vào giữa tháng 11, quy tụnguyên thủ và đại diện của 21 quốc gia và lãnh thổ
Thứ ba là Việt Nam đã được Hoa Kỳ chấp thuận cho hưởng quy chế
PNTR Kết qủa là kể từ nay việc buôn bán giữa Hoa kỳ với Việt Nam sẽkhông còn phải được cứu xét lại hàng năm như trước đây
Thứ tư là WTO đã nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức
này Đây là một diễn biến quan trọng nhất đòi hỏi Việt Nam thực hiệnnhững cải tổ kinh tế sâu rộng về nhiều lĩnh vực kể cả nông nghiệp, dịch vụ,công nghệ, luật pháp, môi trường, lao động, hành chính, v.v Quy chế hộiviên WTO vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế và đưa ra những thử thách lớnlao cho Việt Nam Quy chế này bắt đầu có hiệu quả vào ngày 11/01/2007
- Việt Nam là một nước mức độ kinh tế tăng trưởng cao nhất trongvùng châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
do Quốc hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm ước tăng 8,2% (kế hoạch là8%) GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương 720USD (năm 2005 đạt trên 10 triệu đồng, tương đương 640 USD); giá trị tăng
Trang 17thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 - 3,5% (kế hoạch là3,8%); ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,4 - 10,5% (kế hoạch là10,2%); ngành dịch vụ tăng 8,2 - 8,3% (kế hoạch là 8%); tổng kim ngạchxuất khẩu tăng khoảng 20% (kế hoạch là 16,4%); tổng nguồn vốn đầu tưphát triển toàn xã hội đạt khoảng 41% GDP (kế hoạch là 38,6%); tốc độ tănggiá tiêu dùng khoảng 7 - 7,5% (kế hoạch là thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinhtế); tạo việc làm mới cho 1,6 triệu lao động (kế hoạch là 1,6 triệu); giảm tỷ
lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn 19% (kế hoạch là 20%); tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm dưới 24% (kế hoạch là 24%); mức giảm
tỷ lệ sinh 0,3%o (kế hoạch là 0,4%); tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên
258 nghìn tỷ đồng (dự toán là 237,9 nghìn tỷ đồng), tăng 19%; tổng chi ngânsách nhà nước đạt trên 315 nghìn tỷ đồng (dự toán là 294,4 nghìn tỷ đồng),tăng 20%; bội chi ngân sách nhà nước trong mức 5% GDP (dự toán là 5%);trong 8 chỉ tiêu còn lại, có 6 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, gồm chỉ tiêu vềđào tạo nghề dài hạn, số lượng địa phương hoàn thành phổ cập trung học cơ
sở, tuyển mới đại học cao đẳng, tỷ lệ che phủ rừng, cung cấp nước sạch cho
đô thị và tỷ lệ xử lý số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Còn 2chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch, là tuyển mới trung học chuyên nghiệp và
tỷ lệ dân số ở nông thôn được cung cấp nước sạch
- Một số lĩnh vực đạt kết quả nổi bật, như tổng nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội năm 2006 đạt khoảng 41% GDP, là mức cao nhất trong nhiều nămqua, trong đó nguồn vốn của doanh nghiệp dân doanh chiếm gần một phầnba; đây là một cố gắng rất lớn trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tưphát triển và là yếu tố rất quyết định cho tăng trưởng GDP Sản lượng lươngthực vẫn đạt khoảng 40 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồngthời duy trì xuất khẩu gạo năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 5 triệu tấn và đạt trên
1 tỷ USD trong năm 2006 Công nghiệp và xây dựng có nhịp độ tăng trưởngkhá cao, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng khá so với cùng kỳnăm trước; các công trình trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư nhóm Ađược tập trung chỉ đạo, cơ bản kiểm soát được tiến độ Xuất khẩu hàng hoátăng cả về số lượng, mặt hàng và tổng kim ngạch; thị trường xuất khẩu tiếptục được mở rộng; nhập siêu giảm nhiều so với các năm trước Lĩnh vựcdịch vụ đạt mức tăng khá cao
- Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước được tiến hànhtích cực; năm 2006 cổ phần hóa 420 doanh nghiệp, đưa tổng số doanhnghiệp nhà nước được cổ phần hóa lên 3.480, hầu hết là hoạt động có hiệuquả và đã có 81 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán; các tậpđoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước tiếp tục được kiện toàn, sản xuấtkinh doanh đạt kết quả tốt hơn Đã có hơn 41.000 doanh nghiệp dân doanh
Trang 18được thành lập và đăng ký kinh doanh, thu hút một nguồn lực lớn của xã hộivào sản xuất, kinh doanh Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt kết quả khảquan, với tổng số vốn cấp phép mới và tăng thêm đạt khoảng 6,6 tỷ USD và
số vốn thực hiện khoảng 3,7 tỷ USD
- Các hoạt động khoa học - công nghệ trọng điểm được đẩy mạnh Cơchế quản lý tiếp tục được đổi mới theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm của tổ chức khoa học - công nghệ và thực hiện xã hội hoá nhằmhuy động các nguồn lực cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học -công nghệ Nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và ứngdụng khoa học Hình thức chợ và sàn giao dịch thiết bị công nghệ được tổchức ở một số địa phương, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong vàngoài nước đã có những kết quả thiết thực
- Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được triển khai
tích cực Công tác tổ chức thi tuyển ở các cấp có tiến bộ Quy mô đào tạobậc đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng Cơ sở vậtchất nhà trường được củng cố, tăng cường; gần 90% địa phương đã hoànthành chương trình kiên cố hoá trường, lớp, cải thiện điều kiện dạy và học,tạo diện mạo mới cho các cơ sở giáo dục Các trung tâm học tập cộng đồngtiếp tục được mở rộng Cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục
đã có một số chuyển biến, được sự đồng thuận của xã hội
- Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tốt hơn, được cộng
đồng quốc tế đánh giá cao Các xã, các hộ sau khi thoát nghèo được chú ý hỗtrợ các điều kiện để phát triển sản xuất
- Sự chỉ đạo chủ động, quyết liệt, sát sao của trung ương và các địaphương, cùng với sự nỗ lực của nhân dân, của các lực lượng và cơ quanchức năng, chúng ta đã khống chế, ngăn chặn được sự bùng phát, lan rộngcủa dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng gia súc; đặc biệt đã hạn chếđược tối đa sự tổn thất về người và tài sản trong cơn bão số 6, cơn bão mạnhnhất trong nhiều năm qua Trong thiên tai bão lũ đã có nhiều hành động,nhiều tấm gương tiêu biểu trong phòng chống và cứu trợ, đùm bọc lẫn nhau,cùng nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn
- Mức lương tối thiểu chung và lương hưu, trợ cấp xã hội đã được
điều chỉnh tăng lên từ ngày 01/10/2006, sớm hơn so với lộ trình cải cách tiềnlương, đồng thời với việc thực hiện các biện pháp để kiểm soát và bình ổngiá cả
- Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh Đã
tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãngphí và Luật Phòng chống tham nhũng; ban hành và tổ chức thực hiện
Trang 19Chương trình hành động của Chính phủ về phòng chống tham nhũng, lãngphí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III của Đảng.
- Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường Công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo được chỉ đạo tích cực hơn; tệ nạn xã hội và tội phạmhình sự tiếp tục được kiềm chế; kịp thời phát hiện và làm thất bại nhiều âmmưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chính trị xã hội ổn định,tạo môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
- Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt nhiều kết quả.
Một số hoạt động đối ngoại quan trọng của Đảng, Nhà nước được triển khai
và đã nâng thêm vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Sau 11năm kiên trì đàm phán, chúng ta đã kết thúc đàm phán cả song phương và đaphương để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo phương án đề
ra Đến nay đã hoàn thành cơ bản công tác chuẩn bị và thực hiện thành côngnhiều hoạt động quan trọng để tiến đến tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC, lầnđầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
→ Những thành tựu đạt được trong năm 2006 bắt nguồn từ thế và lực củađất nước Sự nỗ lực và hoạt động có hiệu quả của cả hệ thống chính trị vànhững cố gắng phấn đấu vượt bậc để vượt qua thách thức khó khăn của cáctầng lớp nhân dân, của cộng đồng các doanh nghiệp, đã tạo nên sức mạnhtổng hợp để phát triển đất nước
Yếu kém :
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng nghiêm túc nhìnnhận rằng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập Tốc độtăng GDP tuy vượt kế hoạch đề ra nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng Chất lượng của sự tăng trưởng, nhất là sức cạnh tranh của nền kinh tếtuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu kém Cơ cấu kinh tế chuyểndịch còn chậm Việc phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhànước và xã hội còn kém hiệu quả Các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc.Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học - công nghệ, giáodục - đào tạo, bảo vệ - cải thiện môi trường, chăm sóc sức khoẻ nhân dânvẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tếđối ngoại còn nhiều trở ngại Đời sống nhân dân nhiều nơi ở nông thôn, nhất
là miền núi, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn Cải cách hành chính vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tuy
có được những kết quả, nhưng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng.Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao
- Lạm phát cao là một trong những rủi ro cho sự phát triển kinh tế.Lạm phát gia tăng sẽ kéo theo lãi xuất và và chi phí sản xuất Hậu quả là sự
Trang 20gia tăng đầu tư sẽ bớt vì tiền lời cao và giảm bới khả năng cạnh tranh củahàng xuất cảng Giới nghèo với đồng lương cố định sẽ chịu nhiều thiệt thòihơn cả Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng lạm phát ở mức độ thấpkhông có ảnh hưởng hoặc còn kinh tế phát triển Trái lại, khi lên cao tới mộtmức nào đó (trên 1/3 mức phát triển) lạm phát sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực,nhất là đối với những nước đang phát triển
→ Kinh tế Việt Nam phát triển khả quan nhờ những yếu tố bên ngoàithuận lợi và chính sách vĩ mô thận trọng Trong khi đó, những trở ngại bêntrong đã và đang làm giảm bớt tốc độ phát triển Nguy cơ Việt Nam đangphải đối phó là sự phát triển thiếu quân bình giữa các vùng và giữa hai giớigiàu - nghèo Việc gia nhập WTO sẽ giúp kinh tế phát triển thêm nhưngđồng thời sẽ làm cho sự phân hoá xã hội ngày càng trầm trọng nếu Việt Namkhông sẵn sàng đáp ứng với những xáo trộn do sự hội nhập kinh tế toàn cầutạo ra Việc gia nhập WTO đánh dấu một giai đoạn đổi mới thực sự Nó đòihỏi Việt Nam thực hiện những cải tổ kinh tế sâu rộng và khó khăn hơnnhững gì đã làm trong hai thập niên vừa qua Việt Nam cần phải chú trọnghơn về sự phát triển hạ tầng cơ sở và chất lượng của sự phát triển thay vì chỉmáy móc nhắm vào những chỉ tiêu Với đà phát triển hiện nay, Việt Namvẫn không có cơ may để thoát khỏi tình trạng tụt hậu và tham nhũng so vớinhững nước láng giềng
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2007
Kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2007 đã có nhiều thành tíchđáng khích lệ về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốnđầu tư, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thị trường chứng khoán, vị thếquốc tế, giảm nghèo…
Thành tựu:
- Thành tích nổi bật là tăng trưởng kinh tế cao, đạt được mức của mụctiêu do Quốc hội đề ra, thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trênthế giới Tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần làm cho quy mô kinh tế lớnlên GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng, bình quânđầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ USD và 839USD/người Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được mục tiêuthoát khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm tới
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Theo nhómngành kinh tế, nông, lâm nghiệp - thủy sản vốn tăng thấp, năm nay lại gặpkhó khăn do thiên tai, dịch bệnh lớn nên tăng thấp và tỷ trọng trong GDPcủa nhóm ngành này tiếp tục giảm (hiện chỉ còn dưới 20%) Công nghiệp -xây dựng tiếp tục tăng hai chữ số, cao nhất trong ba nhóm ngành, nên tỷ