- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả và điều này có thể có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ.
3+4 Thu thập số liệu về biến động lãi suất, các công cụ mà NHNN Việt Nam đã sử dụng để tác động vào thị trường
mà NHNN Việt Nam đã sử dụng để tác động vào thị trường tiền tệ. Phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở số liệu vừa thu thập được.
Từ ngày 19/5/2008, NHNN thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
Lãi suất cơ bản được NHNN xác định và công bố trên cơ sở tham chiếu lãi suất thị trường, xu hướng cung - cầu vốn và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Một số NHTM thực hiện việc cung cấp thông tin về lãi suất huy động và cho vay vốn để phục vụ cho việc xác định lãi suất cơ bản (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng thương mại cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long, Ngân hàng liên doanh Vid Public, Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Hồng kông và Thượng
Đối với cho vay bằng đồng đôla Mỹ và các ngoại tệ khác, các TCTD có thể quyết định lãi suất dựa trên lãi suất thị trường quốc tế và quan hệ cung cầu ngoại tệ trong nước. Từ ngày 01/03/2007, NHNN bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi bằng USD đối với pháp nhân tại TCTD theo Quyết định số 07/2007/QĐ - NHNN ngày 6/2/2007. Theo đó, các TCTD ấn định lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân theo cơ chế thoả thuận, phù hợp với nhu cầu vốn kinh doanh, cung cầu vốn ở thị trường trong nước và lãi suất thị trường quốc tế.
NHNN hiện chỉ phổ biến các mức lãi suất sau trên cơ sở định kỳ hàng tháng trong ấn phẩm Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) của IMF: (1) lãi suất tái cấp vốn mà NHNN áp dụng đối với các khoản cho vay tới tất cả các tổ chức tín dụng; (2) lãi suất tín phiếu kho bạc (thu nhập bình quân tháng của tín phiếu kho bạc 360 ngày bán tại các đợt đấu thầu); (3) lãi suất tiền gửi (lãi suất bình quân vào cuối kỳ của tiền gửi 3 tháng của 4 NHTMNN lớn); và (4) lãi suất cho vay (lãi suất bình quân cuối kỳ của cho vay vốn lưu động với thời hạn dưới 12 tháng của 4 NHTMNN lớn). Tất cả các mức lãi suất đều được tính theo phần trăm năm.
Cụ thể như sau :
Đến 8/2008, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Từ ngày 21/10/2008 lãi suất cơ bản của NHNN được điều chỉnh giảm, lãi suất cho vay tối đa bằng VND của các TCTD đối với khách hàng (150% lãi suất cơ bản) cũng giảm tương ứng; Trong 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất huy động USD được điều chỉnh tăng với mức lãi suất huy động USD cao nhất là 7 - 8%/năm; Lãi suất cho vay USD cũng tăng lên khoảng 2 - 2,5%/năm so với đầu năm 2008 (lãi suất cho vay phổ biến
khoảng 9 - 9,5%/năm). Sau đó liên tục giảm từ 2 - 3%/năm.
Trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, cuối năm 2008, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT, góp phần thực hiện chính sách kích cầu (nổi bật là hỗ trợ 4% lãi suất cho vay của NHTM) của chính phủ, để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế…
Dự trữ bắt buộc(DTBB) được điều chỉnh hàng năm tăng hoặc giảm cả về khối lượng, diện phải DTBB và lãi suất tiền gửi nhằm khống chế mức vốn khả dụng của các NHTM. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tháng 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD (trừ NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, và một số TCTD hợp tác và NHTMCP nông thôn). Đồng thời mở rộng đối với loại tiền gửi kỳ hạn
từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao khả năng điều tiết công cụ DTBB. Những tháng cuối năm, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 7%.
Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, nhưng nhìn chung được giữ tương đối ổn định trong thời gian dài. Đặc biệt, năm 2006 tỷ giá VND/USD lần đầu được điều hành thử nghiệm theo cơ chế tỷ giá thả nổi thận trọng, có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu điều hành. Tỷ giá VND/USD trong năm 2008 được điều hành một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, kịp thời bám sát các diễn biến trên thị trường, có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Trong năm 2008, NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, đưa biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Từ ngày 25/12/2008, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng tăng 3% lên mức 16.989 VND/USD.
Về nghiệp vụ thị trường mở trong năm 2007 đã có những đổi mới như cố định phiên mua, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm bám sát mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến vốn bằng VND của các TCTD. Tổng doanh số giao dịch trên thị trường này tăng nhanh và liên tục qua các năm (năm 2006 tăng 45% so với năm 2005, năm 2007 tăng 113% so với năm 2006; năm 2008 doanh số giao dịch tăng khoảng 25% so với năm 2007…)
Nhờ những chính sách phù hợp nêu trên, về tổng thể, tình hình thị trường tiền tệ trong nước được giữ ổn định, không có đột biến lớn (trừ lạm phát cao năm 2007 - 2008), mặc dầu lãi suất và tỷ giá có những diễn biến phức tạp; hiện tượng găm và gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ cao. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng thường ở trong tình trạng cầu ngoại tệ lớn hơn cung (trừ những tháng đầu năm 2008); Tổng phương tiện thanh toán (PTTT) và tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm tăng liên tục với tốc độ khá cao, năm 2006 tăng 33,59% và năm 2007 tăng 46,12%. Năm 2007, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006. Năm 2008, dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng chỉ còn tăng 25,43%, tăng trưởng huy động vốn đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 47,64% của năm 2007, trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 21,38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53,99% của năm 2007. Huy động bằng ngoại tệ tăng 27,74%, giảm nhẹ so với mức 29,66% của năm 2007. Đặc biệt, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là
=> Điều này cho thấy cơ cấu tổng phương tiện thanh toán ngày càng được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế…
(Theo tài liệu tại http://www.gso.gov.vn, trang web chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam)
Qua xem xét tổng thể các động thái chính sách và diễn biến tiền tệ nước ta trong thời gian qua, có thể thấy:
Thứ nhất, nhìn chung, từ năm 2006 - 2008, tư tưởng chủ đạo trong
chính sách tiền tệ của Việt Nam là có tính đan xen giữa mở rộng thận trọng và thắt chặt linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể mang tính ngắn hạn, còn các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng đa dạng và được NHNN điều hành khá mềm dẻo, đồng bộ, ngày càng phù hợp cơ chế và bám sát các tín hiệu thị trường, đồng thời ngày càng phù hợp xu thế vận động chung của chính sách tiền tệ khu vực.
Thứ hai, chính sách tín dụng được sử dụng tích cực và năng động hơn
chính sách lãi suất và tỷ giá. Nói cách khác, trọng tâm của chính sách tiền tệ là nghiêng về sử dụng công cụ tăng tổng mức và dư nợ tín dụng, chứ không phải là công cụ lãi suất và tỷ giá.
Thứ ba, công cụ lãi suất được sử dụng mềm dẻo và tích cực hơn, còn
công cụ tỷ giá vẫn có tính ổn định cao nhất… Thực tế cho thấy, dòng ngoại tệ tập trung được và sự căng thẳng ngoại tệ ở ngân hàng thường tỷ lệ nghịch về xu hướng và gắn với sự neo giữ tỷ giá chính thức trong những thời điểm tương ứng.
Thứ tư, thị trường tiền tệ Việt Nam nhìn chung vẫn giữ được ổn định
về tổng thể, song chưa thực sự phát triển đồng bộ, cân đối, mang tính thị trường cao, nhất là thị trường liên ngân hàng, cũng không tránh khỏi những thời điểm nhạy cảm và thăng trầm ngắn hạn…
Thứ năm, thực tế cho thấy, điều quan trọng và đóng góp lớn nhất của
chính sách tiền tệ vào sự ổn định và phát triển của đất nước là tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, giảm các chi phí vốn cho doanh nghiệp và cung ứng kịp thời các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước trong phạm vi an toàn tín dụng cho phép.