÷2008
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay NHTW để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ nhằm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.
Mục tiêu của Chính sách tiền tệ:
Rõ ràng là NHTW có thể điều chỉnh đến việc cung ứng tiền để tác động đến tổng cầu và do đó tác động một cách tiềm tàng đến mức tăng trưởng GDP thực tế, mức thất nghiệp và mức tăng của giá cả.
Do đó, về mặt lý thuyết, NHTW có thể dùng chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự biến động của nền kinh tế trong chu kỳ kinh tế. Chính sách
như vậy được gọi là chính sách ngược chu kỳ - chính sách này được sử dụng để cưỡng lại chu kỳ kinh tế.
- Khi nền kinh tế ở dưới mức tăng trưởng tự nhiên, về mặt lý thuyết NHTW có thể tăng cung ứng tiền để cố gắng tăng AD và tăng mức tăng trưởng GDP thực tế.
- Khi nền kinh tế ở trên mức tăng trưởng tự nhiên, nó gây ra những áp lực lạm phát và về mặt lý thuyết ngân hàng trung ương có thể giảm tăng trưởng tiền tệ để giảm AD và giảm áp lực lạm phát.
Tuy nhiên, trên thực tế NHTW không phải bao giờ cũng kiểm soát hoàn toàn tình huống.
Các khó khăn khi thực thi Chính sách tiền tệ trên thực tế:
Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ.