- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả và điều này có thể có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ.
5. So sánh việc thực hiện chính sách tiền tệ trong thực tế và trên lý thuyết.
và trên lý thuyết.
Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ:
- Thứ nhất, như chúng ta đã thấy, cung ứng tiền bao gồm cả các khoảntiền gửi ngân hàng, mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của tiền gửi ngân hàng, mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của NHTW, và một phần do quyết định của các hộ gia đình, doanh nghiệp và
ngân hàng. Do đó, sự thay đổi trong cung ứng tiền có thể không chính xác như ngân hàng mong muốn.
- Thứ hai, có một loạt độ trễ trong việc thực thi chính sách tiền tệ, điều này có nghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách điều này có nghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế - điều này có thể đến quá trễ.
Ví dụ: NHTW có thể giảm lãi suất, nhưng các dự án đầu tư cần thời gian để xây dựng và thực hiện, và các nhà máy có thể không hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian mong muốn.
- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả và điều này có thể có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ. có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ.
Ví dụ: nếu chúng ta đạt đến mức có đầy đủ việc làm, một chính sách tiền tệ tăng lên sẽ làm tăng mức giá cả, và có ảnh hưởng nhỏ đến GDP thực tế và mức giá.
=» Vậy việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế không đơn giản. Có hai cách kiểm soát sau:
• Kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ lên xuống do tác động của cầu tiền.
• Kiểm soát lãi suất thì buộc phải để các lực lượng của thị trường quyết định mức cung tiền.
Cả hai cách trên đều gặp những khó khăn nhất định nên việc lựa chọn kiểm soát MS hay lãi suất (i) đều phải phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước.
Tóm lại :
Trước bối cảnh kinh tế, tiền tệ có nhiều biến động phức tạp, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã được thực hiện thận trọng, linh hoạt, đảm bảo đúng định hướng đề ra.
• Lãi suất và tỉ giá không có những biến động gây tác động xấu đến nền kinh tế.
• Lạm phát tuy không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, song vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
• Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Đứng trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường tài chính là một tất yếu, thì sự non yếu của thị trường tiền tệ là một thách thức không nhỏ đối với việc thực thi CSTT. Trong bối cảnh như vậy, để điều hành CSTT đạt hiệu quả, tức NHNN kiểm soát được luồng vốn, không để xảy ra những cú sốc trên thị trường tiền tệ, trước hết cần phải tạo dựng một cơ chế tốt cho lưu chuyển tiền tệ, bởi vì cho dù công cụ tốt, phân tích dự báo tốt, nhưng cơ chế tác động không thông suốt thì hiệu quả điều hành cũng không đạt được.
Đã có nhiều giải pháp đã và đang thực hiện nhằm phát triển thị trường tiền tệ như: hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng khả năng giám sát thị trường, tạo sân chơi bình đẳng...Nhưng vấn đề cốt lõi để phát triển cơ sở hạ tầng này là củng cố các thành viên thị trường. Ngoài việc nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các trung gian tài chính, nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị trường của các thành viên thị trường thì vai trò của NHNN trong việc chỉ đạo thị trường, chủ động tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường là rất quan trọng. Với mức dự trữ thanh khoản phù hợp với nhu cầu rút tiền hàng ngày của nền kinh tế, thì những tác động về cung tiền và lãi suất của NHNN mới làm cho các trung gian tài chính phản ứng nhanh trước những thay đổi đó. Bên cạnh đó, NHNN cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN. Đồng thời, xem xét tìm hiểu cơ chế tác động của cung tiền, lãi suất đến thị trường tiền tệ, tăng trưởng và lạm phát trong điều kiện thị trường tiền tệ còn non yếu là vấn đề rất cần thiết.
Việc tiến hành làm bài tập lớn này đã thêm một lần nữa giúp em nghiên cứu kỹ hơn những kiến thức kinh tế vĩ mô, đặc biệt là về chính sách tiền tệ và NHNN Việt Nam. Tìm hiểu chính sách này trên cơ sở thực tiễn mà đất nước đã sử dụng trong thời kỳ hội nhập, phát triển đặc biệt từ 2006 - 2008 giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về nền kinh tế, những thành tựu và hạn chế. Từ đó, em nhận thấy rằng: Việt Nam đang từng bước hội nhập, phát triển và khẳng định vị trí của mình trên trường khu vực và quốc tế nhưng vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, cần vượt qua để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Bài tập lớn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
Nguyễn Phong Nhã.