Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam sau gần hai mươi năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng và to lớn, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.Kết quả đó có sự đóng góp r
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 2
CHƯƠNG 1: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 3
1.1 Khái niệm và cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở 3
1.1.2.1 Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng 3
1.1.2.2 Về mặt giá - Tác động qua lãi suất 4
1.2 Các loại nghiệp vụ thị trường mở 5
1.3 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 7
1.3.1 Đấu thầu khối lượng 7
1.3.2 Đấu thầu lãi suất 8
1.4 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở 9
1.4.1 Tín phiếu kho bạc 9
1.4.2 Chứng chỉ tiền gửi 10
1.4.3 Thương phiếu 10
1.4.4 Trái phiếu chính phủ 10
1.4.5 Trái phiếu chính quyền địa phương 11
1.4.6 Các hợp đồng mua lại 11
1.5 Ưu, nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM 13
2.1 Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN 13
2.1.1 Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp 13
2.1.2 Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ 14
2.1.3 Xu thế hội nhập kinh tế 15
2.2 Quá trình hình thành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Nghiệp vụ thị trường mở 16
Trang 22.3 Diễn biễn hoạt động thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2010 – đầu năm 2013 16
2.3.1 Hàng hóa giao dịch trên thị trường mở 16
2.3.2 Thành viên tham gia vào thị trường mở 17
2.3.3 Doanh số giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở 18
1.1.3 2.3.4 Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở 22
2.3.5 Những kết quả đã đạt được 22
2.3.6 Một số hạn chế còn tồn tại 24
2.3.7 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 27
2.3.8 Một số giải pháp đề xuất 28
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 32
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hàng hóa giao dịch trên thị trường mở qua các năm 16
Bảng 2.2: Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua các năm 17
Bảng 2.3: Tổng doanh số giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở qua các năm 18
Bảng 2.4: Doanh số giao dịch theo quý năm 2011( Nguồn: NHNN) 19
Bảng 2.5: Doanh số giao dịch theo quý năm 2011( Nguồn: NHNN) 20
Trang 4DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng 3
Sơ đồ 1.2 Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất 4
Biểu đồ 2.1: Khối lượng bơm hút trên thị trường mở năm 2012 21
Biểu đồ2.2: Tín phiếu phát hành đầu năm 2013 (tỷ đồng) 21 Biểu đồ2.3: Diễn biến lãi suất cho vay của NHNN trên thị trường mở năm 2011-2013 (%) 22
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam sau gần hai mươi năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng và to lớn, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.Kết quả đó có sự đóng góp rấtlớn từ việc vận hành đúng đắn và chính xác chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như: chiết khấu,dự trữ bắt buộc, nghiệp
vụ thị trường mở, hạn mức tín dụng, tỷ giá… ngân hàng nhà nước 1 mặt cung cấp đầy
đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, mặt khác giữ ổn định giá trị của đồng nội tệ.Một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, Nghiệp vụ thị trường
mở sau khoảng thời gian đi vào hoạt động từ ngày 12 tháng 7 năm 2000, công cụ này
đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình với những ưu thế vốn có của nó, góp phần
ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên hoạtđộng thị trường mở trong thời gian qua vẫn bộc lộ một số hạn chế : số lượng hàng hoágiao dịch và số thành viên tham gia trên thị trường mở còn khiêm tốn, phương thứcgiao dịch còn nhiều thủ tục, kém linh hoạt…
Do vai trò quan trọng và còn nhiều điểm hạn chế trong việc vận hành công cụ thịtrường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua nên việc nghiên cứunhằm phát triển nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam là một đòi
hỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn Vì vậy đề tài : “Thị trường
mở và thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2012- đầu 2013” được lựa chọn nghiên cứu
cho đề án này Bài làm gòm 2 phần chính:
1 Ngiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Trung ương
2 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Trang 62 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu:
+Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngânhàng trung ương(NHTW)
+Phân tích đánh giá thực tiễn về việc sử dụng công cụ thị trường mở củangân hàng nhà nước Việt Nam(NHNN)
+Đề xuất các giải pháp và kiến nghị
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến việc khởi thảo và
thực thi công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thơì gian qua
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
-Phương pháp luận triết học: Duy vật biện chứng,duy vật lịch sử
-Phương pháp khảo sát thông kê , phân tích tổng hợp , so sánh tư duy logic vàkhái quát vấn đề
Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian và việc sưu tầmtài liệu nên bài đề án không tránh được nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiếnđánh giá góp ý của thầy cô để hoàn thiện hơn trong việc học tập và nghiên cứu củamình
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ths.Phạm Văn Sơn - người đã trựctiếp hướng dẫn cho em giúp em có thể hoàn thành đề án này
Trang 7CHƯƠNG 1: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG
2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác độngtrực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trênthị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá
và mặt lượng
1.1.2.1 Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác độngngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi củacác ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi củakhách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia OMO)
Sơ đồ 1.1 Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng
Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng tạiNHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra Trườnghợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số
Dự trữ mở rộng cho vay giảm
Khối lượng TD giảm
MS giảm
Trang 8dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hànggiảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra Sự giảm sút dự trữ của hệthống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tíndụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trênthị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên Như vậy, khi NHTWthực hiện nghiệp vụ thị trường nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnhhưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
1.1.2.2 Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng giántiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn
NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đến lượt nó, cung cầu tiền trung ươngthay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi Mức lãi suất ngắn hạn này,thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tácđộng tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính Tại một mức lãi suấtthị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế, và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽđược quyết định
Sơ đồ 1.2 Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về
Cung của quỹ cho vay giảm Lãi suất ngắn hạn tăng trường tăng Lãi suất thị
Giá TPKB giảm LS thị trường tăng
tăng
Trang 9loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinhlời của chúng cũng thay đổi Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trongcác giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trởlại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD và sản lượng.
Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng.Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãisuất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường.Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăngcung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc Điềunày làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫnđến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc Để cân bằng lãi suất và hạn chế
sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên Khi lãi suất thị trường tănglên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suấtsinh lời giảm Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống và góp phần làm giảm sảnlượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng
1.2 Các loại nghiệp vụ thị trường mở
Trong các nghiệp vụ thị trường mở phải có sự tham gia của NHTW bởi nếu không
có NHTW tham gia thì khối lượng tiền tệ nói chung sẽ không thay đổi Việc NHTMnày bán chứng khoán cho một NHTM khác, xét toàn cục, chỉ là sự dịch chuyển chứngkhoán và di chuyển ngược lại của một phần dự trữ đang dư thừa từ NHTM này sangNHTM khác đang thiếu vốn mà thôi
Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở năng động, nhằm làm thay đổi mức dự trữ và cơ số tiềntệ
Nghiệp vụ thị trường mở thụ động, nhằm bù lại những chuyển động của các nhân
tố khác đã làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thường được sử dụng theo hai cách chủ yếu
là : Các giao dịch không hoàn lại và các giao dịch có hoàn lại
Trang 10Các giao dịch không hoàn lại (hay các giao dịch mua bán đứt đoạn): bao gồm các
nghiệp vụ mua, bán chứng khoán của NHTW theo các phương thức mua đứt bán đoạntrên cơ sở giá trị thị trường Hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu đốivới các chứng khoán là đối tượng giao dịch Vì vậy, ảnh hưởng của nó đối với dự trữcủa các ngân hàng là dài hạn
Các giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn) :Phương pháp này chủ yếu được
sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại (Repor) Hợp đồngmua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện một giao dịch theo hợp đồng mua lại, cónghĩa là mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường, người đồng ý sẽ mua lạivào một ngay xác định trong tương lai Hợp đồng mua lại đảo ngược được áp dụng khiNHTW muốn rút bớt dự trữ của hệ thống ngân hàng Để đạt được mục đích này,NHTW bán chứng khoán cho người giao dịch, người đồng ý sẽ bán lại vào một ngàyxác định trong tương lai Sự chênh lệch giá bán chứng khoán tại thời điểm t=o và thờiđiểm t=T là lãi suất của khoản vay (Repor) Nói chung hợp đồng mua lại được sử dụngtrong một thời gian rất ngắn Thường là qua đêm với t = 1 ngày Tuy nhiên, cũng có khithời hạn hợp đồng mua lại dài hơn với t > 1 ngày, được coi là Repor có thời hạn Vớiloại Repor mở, thời hạn t không được xác định trước mà 2 bên thoả thuận lại vào mỗingày.Giao dịch theo hợp đồng Repor thực chất là một khoản vay có bảo đảm bằngchứng khoán có tính thị trường cao
Các giao dịch hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vìnhững lý do sau đây:
Thứ nhất: đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh
hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng
Thứ hai: chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng
mua bán đứt đoạn
Thứ ba: thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục.
Thứ tư: làm giảm bớt thời giam thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị
trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW
Trang 11Ngoài ra một loạt các nghiệp vụ khác cũng được NHTW sử dụng trong nghiệp vụthị trường mở như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi các chứngkhoán đến hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ.
1.3 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở
Các giao dịch OMO thường được thực hiện thông qua 2 phương thức đấu thầu làđấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất
1.3.1 Đấu thầu khối lượng
Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTW công bốtrước NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấuthầu và ấn định mức lãi suất thực hiện NHTW công bố điều kiện đặt thầu để các thànhviên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác định trước Saukhi mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức thamgia đặt thầu
Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộ số lượngđăng ký dự thầu được cộng lại với nhau Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặcbằng khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì toàn bộ các đơn dự thầu đều được phân
bổ theo khối lượng đặt thầu Nếu tổng khối lượng đặt thầu lớn hơn khối lượng NHTWchào mua/chào bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệthuận với khối lượng đặt thầu của thành viên đó Các đơn dự thầu sẽ được phân bổ nhưsau:
Tỷ lệ % phân bổ thầu: k = A/
1
n i i
b
trong đó:
- A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán
- n: là tổng số thành viên tham gia dự thầu
- bi là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i
- k là tỷ lệ phân bổ thầu
Trang 12Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (Wi)được xác định như sau:
Wi = k x bi
1.3.2 Đấu thầu lãi suất
Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số tiềnứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn
- Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc muaGTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãisuất từ cao xuống thấp Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiênphân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết Nếu tại mức lãi suấtthấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phânphối thì quá trình phân bổ như sau:
Gọi: - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán
- rt : là mức lãi suất thứ t được đăng ký
- b(rt)i là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãi suất rt
- b(rt) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mức lãi suất rt
- rm là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận
Đối với trường hợp NHTW đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệ thốngngân hàng thì: r1 rt rm
- k(rm) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng
k(r
m) =
A
-1 1 ( )
m t t
b r
B(rm)
Trang 13Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k(rm), khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i(Wi) tại mức lãi suất rm được xác định như sau:
1.4 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở
Chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở khônggiống nhau ở từng nước Ở những nước như Anh, Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở là hành
vi giao dịch các chứng khoán chính phủ của NHTW nhưng chủng loại các chứng khoánđược giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở lại phong phú hơn các nước khác nhưNhật Bản, Pháp, Úc Mặt khác, có nước chỉ cho phép các chứng khoán ngắn hạn đượcgiao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, trong khi các chứng khoán dài hạn lại đượcchấp nhận ở các nước khác Về mặt lý thuyết, nghiệp vụ thị trường mở không giới hạn
cụ thể chủng loại cũng như thời hạn các chứng khoán giao dịch, tuy nhiên những loạichứng khoán nợ chủ yếu bao gồm:
Trang 14phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu.Tín phiếu kho bạc được phát hành hàngtuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ, vì vậy, khối lượng tín phiếu nàythay đổi tùy theo nhu cầu vay mượn của chính phủ
1.4.2 Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các trung gian tài chính phingân hàng phát hành, xác nhận một món tiền gửi vào ngân hàng trong một thời giannhất định với mức lãi suất xác định trước Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường làngắn hạn (cũng có trường hợp thời hạn lên tới 3-5 năm) Sự ra đời của chứng chỉ tiềngửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tàisản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động chongân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền Tính ưu việt của chứng chỉ tiềngửi chính là đảm bảo cho sức sống của nó, và do đó nó được sử dụng như là hàng hóaphổ biến cho nghiệp vụ thị trường mở
1.4.3 Thương phiếu.
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kếtthanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian xác định Đây làgiấy ghi nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắnhạn của doanh nghiệp Luật và pháp lệnh thương phiếu ở các nước đảm bảo tính chất antoàn cho công cụ này bằng các quy định về điều kiện được phép phát hành thươngphiếu Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu, có thể là ngân hàng ( thông quacác hành vi chiết khấu hoặc cho vay có bảo đảm bằng thương phiếu) hoặc các tổ chứcphi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp ( cơ chế bảo lãnh của ngân hàng là làcho thương phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàng trongthanh toán của tổ chức này) Vì vậy, việc mua, bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnhhưởng mạnh đến dự trữ của các NHTM hoặc tiền gửi của các khách hàng tại cá NHTM
1.4.4 Trái phiếu chính phủ.
Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành nhằm
bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ
Trang 15được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở ở một số quốc gia bởi tính antoàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếpđến giá cả tín phiếu kho bạc trên thị trường tài chính
1.4.5 Trái phiếu chính quyền địa phương.
Tương tự như trái phiếu chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác
về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đển trái phiếu Thông thường người sởhữu trái phiếu của chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ tráiphiếu Sự can thiệp của NHTW qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự nhưtrái phiếu chính phủ Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho chitiêu của họ và thường chỉ có chính quyền địa phương lớn phát hành Loại chứng khoánnày được các nhà đầu tư ưa chuộng và các NHTM thường dùng trái phiếu này để táichiết khấu tại NHTW
1.4.6 Các hợp đồng mua lại
Đây là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vấtbảo đảm cho tài sản Có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanhtoán nợ Phần lớn các hợp đồng mua lại là do người kinh doanh thực hiện qua đêm Nhàkinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho tình hình vốn của họ.Các hợp đồng mua lại cũng có thể hiểu là các nghiệp vụ trên thị trường mở
Hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa , điều này phụthuộc vào các yếu tố sau đây:
Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt
là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính và sự xuất hiệnnhiều tổ chức cung cấp tài chính mới Tình trạng này đòi hỏi các tổ chức tài chính phảitìm kiếm các công cụ mới thỏa mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt : thời hạn, mức độ,rủi ro, mức sinh lời và cách thức thanh toán nợ Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sựthay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường mở
Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là
Trang 16động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loạihàng hóa trên thị trường mở.
1.5 Ưu, nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở có những ưu điểm tuyệt đối so với các công cụkhác của chính sách tài chính tiền tệ:
Thứ nhất : NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động
trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng
Thứ hai : Đây là công cụ có tính linh hoạt và chính xác cao,có thể sủ dụng ở bất
kỳ mức độ nào, mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn hay nhỏthế nào, NHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua hợc bán một khối lượnglớn, nhỏ chứng khoán
Thứ ba : NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm về
việc sủ dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược việc sủ dụng công cụ đó.Thí dụ ,nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ qua nhanh do đó mua quá nhiều giấy tờ có giátrên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán cácgiấy tờ có giá đó trên thị trường mở
Thứ tư : Việc thực hiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành
nhanh chóng Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định vàthực hiện ngay trong phiên giao dịch
Với những lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác, sau khi ra đời công cụ nghiệp
vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển Tuy nhiêncông cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn một số hạn chế Nhược điểm lớn nhất củacông cụ này là để nó có thể phát huy được hết hiệu quả của mình thì quốc gia đó phải
có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường (các giấy tờ có giá) phải đadạng và phong phú Không những thế , NHTW phải có khả năng dự báo được mức vốnkhả dụng của toàn hệ thống để có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán, có như vậy việccan thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng Ngoài
ra ,khi NHTW thực hiên việc mua bán trên thị trường mở thì sẽ tác động đến lượng tiềntrung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất Vì vậy, để có thể kiểm soát được các ảnhhưởng này, NHTW phải có các giải pháp xử lý phù hợp Điều này đòi hỏi NHTW phảirất nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ, điều hành chính sách tiền tệ
Trang 17CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM
2.1 Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
2.1.1 Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp
Nhìn chung, công tác điều hành CSTT của NHNN giai đoạn 1995-2000 đã đemlại những thành công đáng kể khi nhìn vào các chỉ số phản ánh sự biến động của cácmục tiêu vĩ mô: tỷ lệ lạm phát ở mức một chữ số, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bìnhquân 8,6%/năm
Tuy nhiên nếu quan niệm rằng mục tiêu hàng đầu của CSTT là ổn định giá trịđồng tiền thì mục tiêu này chưa được thực hiện tốt Tỷ lệ lạm phát biến động tương đốimạnh và khó dự đoán Đặc biệt từ năm 1996, mặc dù tổng phương tiện thanh toán vẫntăng liên tục nhưng chỉ số giá cả, tiếp đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, vẫn có xu hướnggiảm ở các tháng đầu năm 1996, 1997, 1998 và 1999 Điều này chứng tỏ sự hạn chếtrong hiệu quả tác động của các công cụ CSTT của NHNN, thể hiện sự thiếu chủ động,linh hoạt và khả năng truyền dẫn tác động chậm chạp
Hoạt động tái cấp vốn bước đầu đã hình thành cơ chế cho vay bù đắp sự thiếu hụttạm thời về nguồn vốn của NHNN đối với các ngân hàng, tạo ra kênh cung ứng vốn tíndụng ngắn hạn có kiểm soát của NHNN Tuy nhiên, việc tái cấp vốn mới chỉ thực hiệnchủ yếu tại 4 NHTM Nhà nước và hơn 70% các khoản vay dành cho mục tiêu chỉ định.Hiệu lực tác động của công cụ này thấp, không có tác dụng kích thích nhu cầu tiền tệcủa các TCTD và tác động tới lãi suất thị trường Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất táicấp vốn được quy định cứng nhắc, xa rời lãi suất thị trường và chỉ điều chỉnh nhằm phùhợp với lãi suất thị trường hơn là điều tiết thị trường
Bên cạnh đó, do NHNN không quy định phải tính DTBB đối với tiền gửi có kỳhạn trên 12 tháng nên khả năng kiểm soát và điều tiết M2 của NHNN còn hạn chế Việctrả lãi tiền gửi vượt DTBB đã không khuyến khích cả TCTD tận dụng tối đa nguồn vốn.Thêm vào đó việc quản lý vốn khả dụng của các NTHM còn yếu, chưa chủ động trong
Trang 18dự báo dẫn đến tình trạng có thời kỳ các NHTM để dự trữ dư thừa nhiều, hạn chế cáchoạt động của thị trường tiền tệ, nhất là hoạt động cho vay ngắn hạn hoặc qua đêm giữacác ngân hàng, có lúc gây ra thiếu phương tiện thanh toán trầm trọng.
Các công cụ hiện hành không cho phép NHNN có thể điều chỉnh linh hoạt lượngvốn khả dụng trong điều kiện dư thừa Tình trạng dự trữ dư thừa không mong muốn tạicác ngân hàng bắt đầu từ năm 1994 và kéo dài đến năm 2000 là cho các ngân hàng phảichịu áp lực mạnh về chi phí vốn, đồng thời giảm hiệu quả tác động của CSTT, đặc biệtcông cụ tái cấp vốn Các công cụ này tỏ ra thiếu chủ động trong việc điều chỉnh lượngtiền cung ứng Điều này thể hiện rõ trong hai năm 1998-1999 khi trần lãi suất cho vayliên tục giảm nhưng khối lượng tín dụng không tăng tương ứng, đồng thời giá cả và sảnlượng giảm liên tục
Hiệu quả của CSTT thấp còn bởi vì chúng chỉ tác động được qua kênh truyền dẫnduy nhất là kênh tín dụng của hệ thống ngân hàng Các kênh tác động khác như lãi suất
và thị trường tài chính chưa phát huy do thị trường tiền tệ và chứng khoán chưa hoạtđộng Vì vậy, tác động của CSTT trong giai đoạn này chủ yếu thông qua tác động vềkhối lượng
Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cáccông cụ hiện có cũng như kênh truyền dẫn tác động, việc đưa vào áp dụng các công cụCSTT gián tiếp có khả năng tác động đến lãi suất và khối lượng vốn của nền kinh tế làcấp thiết Một trong những công cụ đó là nghiệp vụ thị trường mở Chính vì vậy, sựhình thành thị trường mở trở thành mục tiêu của NHNN trong việc hoàn thiện công cụCSTT trong giai đoạn này
2.1.2 Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ
Trước năm 1990, nền kinh tế Việt Nam được tài trợ từ các trung gian tài chính màchủ yếu là các ngân hàng Từ đầu thập niên 1990s, tình trạng này đã được cải thiện.Nhiều người có nhu cầu vốn đã bắt đầu làm quen với hình thức huy động vốn trực tiếp
từ công chúng trên cơ sở sử dụng các giấy tờ có giá với các thời hạn khác nhau Đây là