1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN trong xu thế hội nhập.DOC

46 657 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 346 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN trong xu thế hội nhập

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự điều tiết và quản lý vĩ mô củaNhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trước ngưỡng cửa của sự hội nhập, trở thành thành viên chính thứccủa tổ chức thương mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta luôn xácđịnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội là sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộcđổi mới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theođịnh hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp Một trong những điều kiện tiên quyết để thựchiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định môi trường kinh tế vĩmô và có các chính sách kinh tế phù hợp Trong đó chính sách tiền tệ làmột chính sách kinh té quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến cácbiến số kinh tế vĩ mô.

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điềutiết vĩ mô cực kỳ quan trọng, nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chếlạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua đãđạt mức cao song tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, đồng nội tệ ngày càng mấtgiá Điều này đòi hỏi Nân hàng Nhà nước Việt Nam phải có một chínhsách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước taphát triển nhanh, bền vững, đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

Với những nhận định trên, em quyết định lựa chọn đề tài: "Nâng caohiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Namtrong xu thế hội nhập" Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích:

Trang 2

- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam

- Xem xét việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua 20 nămđổi mới

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trong xu thế hộinhập.

Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, em đã áp dụng tổng hợp các phươngpháp sau:

- Phân tích vi mô- Phân tích vĩ mô

- Phương pháp tổng hợp- Phương pháp thông kê

Đề án này được kết cấu thành 3 chươngChương I: Lý luận về chính sách tiền tệ

Chương II: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt NamChương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ ởViệt Nam trong xu thế hội nhập.

Trong quá trình thực hiện đề án, do trình độ nghiên cứu còn hạn chế,việc thu thập tài liệu chưa nhiều, nên bài viết không tránh khỏi những thiếusót, rất mong được cô giáo xem xét và chỉ bảo.

Sau cùng, em xin phép được dành những lời trân trọng nhất để bày tỏsự biết ơn tới cô giáo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề ánnày.

Trang 3

NỘI DUNGCHƯƠNG I

LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.1 Một số khái niệm

Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà NHNN tác độngvào nền kinh tế để điều khiển mức cung tiền nhằm đảm bảo các mục tiêucủa Nhà nước.

Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản Nó bao gồmtiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngânhàng thương mại (NHTM).

Có hai loại hình chính sách tiền tệ đó là chính sách tiền tệ nới lỏng vàchính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động để làm giảm lượng tiền cung ứngkhi nền kinh tế quá nóng, tốc độ tăng trưởng quá cao, lạm phát cao Đâychính là chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Chính sách tiền tệ nưói lỏng: Với chính sách này NHNN sẽ cung thêmtiền cho nền kinh tế, tăng lượng tiền cho luu thông để khuyến khích đầu tư,gia tăng sản lượng, tạo việc làm cho người lao động và góp phần tạo sựtăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Ở mối quốc gia chính sách tiền tệ do NHNN vạch ra và đưa nó vàovận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩmô Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc giamà xác định đâu là mục tiêu chính.

Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một “tứ giác thầnkỳ” ứng với một tốc độ lạm phát 1 – 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăngtrưởng kinh tế phải đạt từ 3 – 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh

Trang 4

toán quốc tế chiếm từ 2 – 3% trên GNP Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn địnhnếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này.

1.2 Vị trí và nhiệm vụ của chính sách tiền tệ

1.2.1 V ị trí

Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ Ở đó baogiờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩmô quan trọng nhất của Nhà nước, bên cạnh chínhớách tài khoá, chính sáchphân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…

NHNN sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắtchặt trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sảnlượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn.

Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của NHNN Cóthể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động củaNHNN Các hoạt động khác của NHNN đều nhằm thực thi chính sách tièntệ đạt được các mục tiêu của nó.

1.2.2 Nhiệm vụ

Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toáncho nền kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trịđồng bản tệ Để thực hiện được điều đó, thông thường trên thé giới, việcxây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho NHNN Có một sốnước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể do một cơ quan khác, nhưngthực hiện chính sách tiền tệ vẫn là NHNN Tuy nhiên trong lĩnh vực này,NHNN cần được độc lập ở một mức độ nhất định với Chính phủ.

1.3 Mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia

1.3.1 Kiểm soát lạm phát

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian Khi lạmphát ở mức độ cao (lạm phát phi mã, siêu lạm phát) thì sẽ dẫn tới phân phốilại thu nhập và của cải giữa các tầng lớp giai cấp khác nhau Khi giá cả

Trang 5

tăng lên một cách bất thường thì người mất là những người đang nắm giữcác tài sản danh nghĩa, còn người được là những người có các khoản nợtính theo các giá trị danh nghĩa Khi lạm phát tăng lên ở mức độ cao, thunhập thực tế của dân cư sẽ giảm, đời sống nhân dân lao động giảm sút, lạmphát cao còn gây ra hiện tượng đầu tư tích trữ hàng hoá và hiện tuợngchuyển tiền sang các loại hàng hoá khác, làm cho cầu về hàng hoá tăng(gồm cả cầu giả tạo) dẫn tới mất cân đối cung cầu và giá cả hàng hoá tănglên, làm cho lạm phát tăng càng cao và dễ bị rơi vào vòng xoáy lạm phátnếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.

Còn khi lạm phát ở mức độ vừa phải (lạm phát dự tính), thường làdưới 10% thì nó không có tác động tiêu cực mà còn là liều thuốc bổ chotăng trưởng kinh tế Tuy nhiên thực chất của việc kiểm soát lạm phát làchấp nhận sự biến động với một biên độ cho phép Còn khi lạm phát ở mứccao thì NHNN sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đẻ làm giảm mứccung ứng tiền, giảm lạm phát

Như vậy, nhiệm vụ của NHNN là kiểm soát lạm phát tạo tiền đề chonền kinh tế phát triển bình thuờng, đảm bảo đời sống cho người lao động

1.3.2 Ổn định giá trị đồng bản tệ

Kiểm soát lạm phát được biều hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đốinội, giá trị đối ngoại của đồng tiền Giá trị đối nội và giá trị đối ngoại củatđồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau Muốn ổn định tiền tệ và phát triểnkinh tế - xã hội, Nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hoá vàdịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái.

Trong nền kinh tế mở, một sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ít haynhiều đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nước tuỳ theo mức độhướng ngoại của nền kinh tế.

Một tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng bản tệ có giá trị tăng lên so vớingoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu gây bất lợi cho xuất khẩu vìhàng xuất khẩu tương đối đắt khi bán cho nước ngoài Như vậy sẽ gây trở

Trang 6

ngại trong nước về xuất khẩu, bất lợi cho những chuyển dịch ngoại tệ từnuớc ngoài vào trong nước Khi đó khối lượng dự trũ ngoại hối dễ bị xóimòn.

Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (đồng bản tệ có giá trị thấp so vớingoại tệ) có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làmcho hàng nhập khẩu tương đối đắt, hàng xuất khẩu tương đối rẻ hơn.

Như vậy một tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều dẫn tới những tác độngkép tích cực và tiêu cực Do đó nhiệm vụ của NHNN là sử dụng nhữngcông cụ, chính sách của mình, can thiệp, giữ cho tỷ giá không thăng trầmquá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế quốcdân trong nuớc.

1.3.3 Tạo việc làm và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp

Những người trong lực lượng lao động khi không có việc làm sẽ trởthành người thất nghiệp Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mỗiquốc gia có nền kinh tế thị truờng cho dù quốc gia đó là phát triển, đangphát triển hay kém phát triển.

Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, sản xuất sút kém các nguồn lực khôngđược sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút Khó khăn kinh tế trànsang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển, tác hại của thâtnghiệp là rất rõ ràng Thất nghiệp luôn gắn liền với các tệ nạn xã hội nhưcờ bạc, trộm cắp, tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người, cóthể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, làm xói mòn lối sống lànhmạnh …

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệpchứ không phải là làm cho thất nghiệp bằng không mà ở tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên, khi nền kinh tế toàn dụng nhân công Trong thực tế có một số ngườithất nghiệp có lợi cho nền kinh tế Đó là khi người lao động quyết định đitìm một công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thấtnghiệp trong thời gian đang tìm việc làm Hoặc một số nguời lao động tự

Trang 7

nguyện rời bỏ công việc của mình để theo đuổi các hoạt động khác như họctập hay du lịch … và khi họ quyết định gia nhập trở lại thị truờng lao động,họ phải mất một thời gian đẻ tìm đúng công việc mà họ mong muốn.

Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm,tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Nếu chính sách tiền tệ củaNHNN nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ, tạo điều kiện mở rộng đầu tư sảnxutấ, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việclàm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽthu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghọêp và Nhà nướccần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

1.3.4 Ổn định và tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làmcao Chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời đến hai mục tiêu này Khicung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyếnkhích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp cónhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởngkinh tế Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽhạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanhnghiệp cần ít lao động hơn, làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinhtế chậm lại.

1.3.5 Các mục tiêu trung gian

Trong nền kinh tế thị trường NHNN phải xác định các mục tiêutrung gian của chính sách tiền tề, nhằm đạt đến các mục tieu cuối cùng củachính sách này Bởi lẽ, NHNN sử dụng các mục tiêu trung gian để có thểxét đoán nhanh chóng tình hình thực hiện hoạt động của mình phục vụ chocác mục tiêu cuối cùng hơn là chờ cho đến khi nhìn thấy kết quả cuối cùngcủa các mục tiêu đó.

Các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là các khối tiền tệ M1, M2,M3, L Đây là mục tiêu mang tính định hướng, chúng có thể đo lường kiểm

Trang 8

soát đuợc và có thể đoán trước được tác động của chúng với việc thực hiệncác mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

M1 bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiềngửi không kỳ hạn tại ngân hàng

M2: bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cókỳ hạn tại ngân hàng.

M3: bao gồm M2 cộng với các khoản tiền gửi tại các định chế tàichính khác.

Khối tiền tệ L: bao gồm M3 và các loại giấy tờ có giá trong thanhtoán.

Bằng việc tăng giảm các khối lượng tiền tệ NHNN góp phần đến tácđông tăng, giảm tổng cung và tổng cầu tiền tệ của xã hội Đồng thơi NHNNcũng có thể sử dụng công cụ lãi suất để tác động đến sự tăng giảm khốiluợng tiền tệ, từ đó tác động đến tổng cung và tổng cầu của xã hội.

1.4 Cơ cấu chính sách tiền tệ

Trong nền kinh tế thị truờng, chính sách tiền tệ bao gồm ba thànhphần cơ bản gắn với ba kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông đó là chính sáchtín dụng, chính sách ngoại hối và chính sách đối với ngân sách Nhà nước.

1.4.1 Chính sách tín dung

Thực chất của chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanhtoán cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàngdựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội vàvới một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận động của cơ chế thịtrường.

Trang 9

1.4.2 Chính sách ngoại hối

Nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản có giá trị thanhtoán đối ngoại, phục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế bền vững và gia tăng việc làm trong xã hội.

1.4.3 Chính sách đối với ngân sách Nhà nước

Chính sách này nhằm đảm bảo cung ứng phương tiện thanh toán choChính phủ trong trường hợp ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt Phương thứccung ứng tối ưu là NHNN cho ngân sách Nhà nước vay theo kỳ hạn nhấtđịnh Dần dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếuhụt ngân sách

1.5 Quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Nhìn tổng quát và có chiến lược lâu dài thì các mục tiêu chính sáchtiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau Điều đócho thấy rằng trong quá trinh thực hiện chính sách tiền tệ không thể tuyệtđối hoá một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độclập trên tầm vĩ mô Tuy nhiên, có nơi có lúc, trong thời gian ngắn có thểxảy ra sự xung đột, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu Điềuthường gặp và dễ thấy nhất là sự mâu thuẫn giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệthất nghiệp Tuy vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, song nhìn chung,mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng bản tệ, trên cơsở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

1.6 Các công cụ của chính sách tiền tệ

1.6.1 Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM)

NVTTM là hoạt động NHNN mua bán các giấy tờ có giá với mụcđích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hoà cung và cầu về giấy tờ có giá,gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHNN, từ đó tác độngđến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng này từ đó làm thay đổimức cung tiền.

Trang 10

Trên thị trưởng mở NHNN chủ yếu mua bán trái phiếu của Chínhphủ Bằng cách mua trái phiếu NHNN làm tăng khối dự trữ của NHTM.Khi đó, NHTM có thể mở rộng khả năng cho vay gấp bội lần tuỳ theo mứcdự trữ bắt buộc Hơn nữa việc NHNN mua trái phiếu với lãi suất thấp gópphần tăng cung tín dụng từ đó làm lãi suất tín dụng hạ thấp, kích thích cácdoanh nghiệp đi vay Đây cũng là một cách gia tăng khối tiền tệ NVTTMlà công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vì nghiệp vụ này là yếu tốquyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ, và lànguồn chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ.

Có hai loại NVTTM là NVTTM chủ động nhằm thay đổi mức dự trữvà cơ số tiền tệ; NVTTM thụ động nhằm bù lại những chuyển động của cácnhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ.

NVTTM có những ưu và nhược điểm sau:- Ưu điểm

NVTTM linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mứcđộ nào.

NVTTM dễ dàng được đảo ngược lại Khi có một sai lầm xảy ratrong lúc tiến hành NVTTM, NHNN có thể lập tức đảo ngược lại việc sửdụng công cụ đó.

NVTTM có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây ra nhữngchậm trễ về mặt hành chính.

- Nhược điểm: đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán phát triển và chỉ cóthể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tàikhoản tại ngân hàng.

1.6.2 Công cụ chiết khấu

Nghiệp vụ vủa NHTM là kinh doanh tiền tệ, tức là nhận tiền gửi vàcho vay phần lớn tiền gửi đó Nhưng không phải lúc nào hoạt động củangân hàng cũng thuận lợi Có những lúc người gửi tiền đến rút tiền quá

Trang 11

nhiều, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng kẹt vốn Những trường hợp ào ạt rúttiền thường xảy ra theo những chu kỳ kinh tế Do đó nhiều ngân hàng khótránh khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả, do đó nều không có NHNN,ngân hàng trung gian sẽ rất nguy hiểm vì dễ rơi vào tình trạng phá sản.Chính vào những lúc khó khăn đó, NHTM sẽ tìm mọi cách để có được vốnđể chi trả, có thể là đi vay, và người cho vay cuối cùng của NHTM chính làNHNN.

NHNN sẽ cấp tín dụng cho NHTM qua nhiều hình thức, thông dụngnhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiét khấu (tái chiết khấu) các thươngphiếu Khi chấp nhận chiết khấu tức là NHNN đã làm tăng khối tiền tệ.Thông qua lãi suất tái chiết khấu, NHNN có thể khuyến khích giảm hoặctăng mức cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, đồng thờigiảm hoặc tăng mức cung ứng tiền

Chiết khấu và tái chiết khấu có những ưu đểm và nhược điểm sau:- Ưu điểm

Các khoản cho vay của NHTM đều được đảm bảo bằng các giấy tờcó giá Do nó có khả năng tự thanh toán.

Có tính chất tích cực hơn biện pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tácđộng của quy luật cung cầu

Trang 12

1.6.3 Dự trữ bắt buộc

NHNN được giao quyền bắt buộc các ngân hàng trung gian phải kýgửi tại NHNN một phần của tổng số tiền gửi mà ngân hàng trung gian nhậnđược từ dân cư và các thành phần kinh tế theo một tỷ lệ nhất định Phần bắtbuộc ký gửi đó được gọi là dự trữ bắt buộc và tỷ lệ phần trăm mà NHNNquy định như trên gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhằm:

Giới hạn khả năng thương mại của ngân hàng trung gian, tránh đượctrường hợp ngân hàng này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quámức, có thể gây hại tới quyền lợi của người ký gửi tiền ở ngân hàng tức làđảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.

Việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian ở NHNN còn là mộtphương tiện để NHNN có thêm quyền lực để điều khiển hệ thống ngânhàng, tạo sự lệ thuộc của ngân hàng trung gian đối với NHNN.

Duy trì khả năng thanh toán của các ngân hàng trung gian trongnhững trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gửi của công chúng,tránh được tình trạng khủng hoảng ngân hàng.

1.6.4 Kiểm soát hạn mức tín dụng

Chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc sẽ giới hạn mức tín dụng tốiđa cấp cho những ngành mà Nhà nước không muốn phát triển nữa, ngượclại, ưu đãi những ngành hoạt động được coi như ưu tiên, cần yểm trợ tíndụng mạnh hơn Nếu không có chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc,NHNN sẽ chỉ hướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, xí nghiệpnuớc ngoài, mua bán chứng khoán, ít chú trọng tới những ngành hoạt độngcó lợi ích xã hội.

Ấn định hạn mức tín dụng là việc NHNN quy định một khối lượngtín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định.

Trang 13

Việc ấn định hạn mức tín dụng có ưu điểm là giúp NHNN quản lýđiều tiết được lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế khi các công cụ truyềnthống không hiệu quả Nhược điểm của công cụ này là tổng dư nợ thực tếcủa NHTM là không bằng hạn mức tín dụng mà NHNN quy định từ trước.Làm giảm bớt động lực cạnh tranh giữa NHTM vì các NHTM hoạt độngtốt khi sử dụng hết hạn mức tín dụng cũng không thể huy động vốn đượcthêm trong khi các NHTM hoạt động kém vẫn được huy động vốn vì chưahết hạn mức.

1.6.5 Quản lý lãi suất của các NHTM

Lãi suất được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệtrong việc cung ứng tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông.

Để lãi suất đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu thì việc hìnhthành lãi suất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Lãi suất tín dụng danh nghĩa bình quân bao giờ cũng phải bé hơn lợinhuận danh nghĩa bình quân.

Lãi suất tín dụng danh nghĩa phải bằng lãi suất thực cộng với một tỷlệ lạm phát.

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bao giờ cũng phải bằng lãi suất tiết kiệmcó kỳ hạn.

Lãi suất đồng ngoại tệ phải bằng lãi suất đồng nội tệ.Lãi suất dài hạn bao giờ cũng lớn hơn lãi suát ngắn hạn.

Lãi suất giữa các thành phần kinh tế khác nhau phải giống nhau.Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy dộng bình quân.

1.6.6 Cung ứng tiền mặt pháp định

NHNN có thế trực tiếp làm tăng, giảm dự trữ và cung ứng tiền bằngcác nghiệp vụ thị trường hối đoái và nghiệp vụ cho vay với Chính phủ,ngoài NVTTM và cho vay chiết khấu, tái chiét khấu.

Trang 14

Khi NHNN đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ, lập tức sẽ làm gia tănglượng tiền trong lưu thông, dẫn đến tỷ giá lên cao, nghĩa là phá giá đồngbản tệ Ngược lại, khi NHNN đem ngoại tệ ra bán, làm giảm nhanh cungứng tiền, lượng tiền trong lưu thông giảm đi, tỷ giá ngoại tệ hạ thâp xuống,tức là nâng giá đồng bản tệ.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Trang 15

Trong vòng xoáy bất ổn định, lạm phát càng gia tăng, lòng tin củadân chúng vào đồng tiền càng giảm sút Xuất phát từ yêu cầu cấp bách củanền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng này, việc chống lạm phát được coilà nhiệm vụ trung tâm Tại thời điểm đó, hai thay đổi lớn trong lĩnh vựctiền tệ: đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường và thi hành lãisuất thực dương đã tạo thành xung lực mạnh nhát để đảo ngược tình hình.Với mục tiêu trực tiếp là đem lại giá trị thực cho đồng tiền Việt Nam, trêncả hai phương diện tỷ giá hối đoái và lãi suất.

*Giai đoạn 1989-1992

Các chính sách kinh tế mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơnsốt lạm phát cao Nhưng lạm phát cao trên 66% năm 1990 – 1991 là khôngthể tránh khỏi vì nguồn nhân lực kinh tế đang trong quá trình chuyển đổithích nghi, hướng theo nền kinh tế thị trường.

Đi đôi với thắt chặt chi tiêu tài chính, tiết kiệm chi và giảm bội chi,việc tăng cường động viên tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết chotăng trưởng kinh tế cũng được quan tâm thích đáng Đặc biệt chính sáchđộng viên thuế thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế từ năm1990 đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng và tập trung kịp thời các

Trang 16

nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Số thu trong năm 1991 so với năm1990 đã tăng 32,4%.

2.1.2 Giai đoạn 1993 – 1998

Sự ổn định kinh tế đã đi vào chế độ dừng Chỉ số hàng hoá và dịchvụ dao động xung quanh 12%, nhưng vẫn chưa có khả năng kiểm soát lạmphát theo mong muốn như dự đoán Nhân tố quyết định trạng thái ổn địnhlà Nhà nước, qua kinh nghiệm điều hành đã nhận thức rõ nét tác động củacung ứng tiền tệ lên lạm phát Vì vậy, việc cung ứng tiền cho bội chi ngânsách đã chấm dứt Cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách Nhànuớc Các chính sách kinh tế theo hướng thị trường đưa đến nhịp độ tăngtrưởng kinh té cao, đã làm tăng trưởng tổng cung và tổng cầu về hàng hoá.

Năm 1993 lạm phát dự kiến là 10 – 13%, thực tế là 5,3% Bởi vì,giữa năm 1993 hàng hoá Trung Quốc tràn sang với giá rẻ do chính sáchđiều chỉnh giá của họ, đồng thời do bản thân nền kinh tế Việt Nam đanggiảm phát Năm 1994 dự đoán tỷ lệ lạm phát dưới một con số nhưng vàotháng 10 trở đi do lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho giá lươngthực tăng vọt, đẩy lạm phát năm 1994 lên 14,4% và ảnh hưởng cả đầu năm1995 Sáu tháng đầu năm 1995 chỉ số giá cả liên tục tăng cao tới mức11,4%/6 tháng, nhưng sau đó chỉ số giá lại giảm xuống dưới 0,5%.

Nói về nguồn thu của ngân sách Nhà nước, số thu ngân sách Nhànước tiếp tục tăng Năm 1993 tăng 50,5% so với năm 1992 và năm 1994 sovới năm 1993 tăng 33,6%; điều này cần nhấn mạnh trong những năm quamặc dù số thuế thu ngày một tăng nhanh nhưng kinh tế vẫn đạt tôc độ tăngtrưởng tương đối khá.

Trong những năm qua, nguồn thu trong nước không những đáp ứngyêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách Nhà nước mà còndành ra một phần tích luỹ để chi cho đầu tư phát triển và để trả nợ Nhànước đã thực hiện đổi phương thức cân đối ngân sách theo hướng hạn chếvà đi đến chấm dứt phát hành thêm tiền thay thế bằng việc vay dân vay

Trang 17

nước ngoài Các biện pháp vay dần dần được cải thiện nhằm huy động tiềnnhàn rỗi trong dân cư Bên cạnh việc phát hành tín phiếu kho bạc, việc vaynợ nước ngoài cũng được triển khai, từ năm 1992 – 1994 Nhà nước khôngcòn phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.

Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố quyết định chiều huớng thuậnlợi cho chính sách tiền tệ Chính phủ luôn luôn ổn định kinh tế vĩ mô giữlạm phát ở mức thấp và quan tâm đến chính sách tiền tệ Pháp lệnhNHNN, pháp lệnh NHTM và hợp tác xã tín dụng đã quy định cơ sở choviệc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp NHNN đã tập trung vào điềuhành chính sách tiền tệ, chú ý đến cung lượng tiền và chú ý đến chính sáchlãi suất thực dương Từ đó quản lý và tạo môi truờng cho các NHTM quốcdoanh các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và các tổ chức tín dụngkhác hoạt động có lãi theo cơ chế thị truờng.

Bên cạnh đó Nhà nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sựgiúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế Cán cân thanh toán có chiềuhuớng thuận lợi.

2.1.3 Giai đoạn 1999 - 2006

*Giai đoạn 1999 - 2000

- Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 1999 - 2000

Trong giai đoạn 1999 - 2000 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn:xu hướng giảm sút tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất từ các nămtrước chưa được khắc phục, thiên tai liên tiếp, đầu năm hạn hán, cuối nămdiễn ra trận lụt thế kỷ ở miền Trung gây thiệt hại hết sức nặng nề về ngườivà tài sản, thêm vào đó là tác động bất lợi của khùng hoảng tài chính tiền tệkhu vực vẫn còn rất lớn Song với sự quan tâm cao và tinh thần tự lực tựcường, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách đúng đắn, các giảipháp tích cực, vượt qua khó khăn và đã giành được nhiều thành tựu to lớn.Kết thúc năm 1999, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởngkhá cao, không để xảy ra những biến động lớn trong môi trường kinh tế vĩ

Trang 18

mô Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 4,8% so với năm 1998 Tuy nó có kémnăm trước 0,8% và chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch (kế hoạch 5 - 6%) nhưng đãxuất hiện xu hướng nhích dần lên, quý sau cao hơn quý trước Năm 2000tốc độ tăng GDP đạt 6,75%.

Về xuất khẩu thì dấu hiệu đáng mừng năm 1999 cơ cấu mặt hàngbước đầu đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nhóm hàng xuấtkhẩu qua chế biến đã tăng từ 53% lên 59%, hàng nguyên liệu giảm từ 47%xuống 41% Có thêm một số mặt hàng mới như điện tử, máy tính, linh kiện.Nhập khẩu thì giảm trong năm 1999 và tăng trong năm 2000 Năm1999 ước đạt 11,2 tỷ USD, thâm hụt cán cân thương mại chỉ còn khoảng200 triệu USD Nhưng sang năm 2000 thì ta nhập siêu gần 1 tỷ USD dophục vụ sản xuất.

Tình hình giá cả năm 1999 chưa thoát khỏi đà giảm sút liên tục, chỉsố giá chỉ tăng 0,1%, trong khi giá vàng giảm và giá USD tăng Thị trườnggiá cả năm 2000 có phần sôi động hơn do những biện pháp kích cầu củaChính phủ Nhưng nó cũng không tăng nhiều năm so với năm 1999.

*Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ giai đoạn 1999 - 2000+ Nghiệp vụ thị trường mở

Nhằm chuyển hướng điều hành tiền tệ từ các cơ cấu trực tiếp sang sửdụng các cơ cấu gián tiếp trong năm 1999 NHNN đã gấp rút chuẩn bị mọiđiều kiện về pháp lý cũng như công cụ cho hoạt động thị trường mở: nhưtạo hàng hoá, cơ chế mua bán và các điều kiện để xác định khối lượng hànghoá một cách phù hợp cụ thể:

Mỗi lĩnh vực tạo dựng hàng hoá: các loại hàng hoá như tín phiếukho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN, các giấy tờ có giá trị thuộc sở hữu củacác tổ chức tín dụng đã được quy đinh cụ thể.

Cơ chế phát hành tín phiếu NHNN đối với các tổ chức tín dụng theophương thức đấu thầu lãi suất (kể từ 25/4/2000)

Trang 19

Cơ chế phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước dướihình thức đấu thầu lãi suất

Cơ chế xác định các giấy tờ có giá trị ngắn hạn thuộc quyền sở hữucủa các tổ chức tín dụng được đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trưởng mở.

Sau quá trình chuẩn bị khá kỹ càng thì đến đầu tháng 7/2000 NHNNđã chính thức đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động Tổng số đã có14 ngân hàng thương mại đăng ký và được chấp nhận là thành viên của thịtrường Bình quân 10 ngày tổ chức một phiên giao dịch mua bán tín phiếuNHNN và tín phiếu kho bạc Nhà nước có thời hạn ngắn Tính đến ngày31/12/2000 NHNN đã tổ chức được 15 phiên giao dịch Tổng khối lượngtín phiếu mua bán 1.428 tỷ đồng, trong đó NHNN mua vào 878 tỷ và bán ra550 tỷ Lãi suất giao dịch từ 4,9% đến 5,58% Tuy nhiên do đây là nghiệpvụ mới mẻ của NHNN Việt Nam nên thị trường mở hoạt động còn trầmlặng, mới tập trung chủ yếu vào giao dịch của một số NHTM quốc doanh.+ Lãi suất chiết khấu

Chương trình cho vay tái cấp vốn được thực hiện đối với các NHTMquốc doanh NHNN Việt Nam đã kịp thời bổ sung vốn điều lệ và từng bướccó giải pháp nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của NHTM trêncơ sở tiếp tục xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ đọng NHNN cho vay tái cấpvốn NHTM quốc doanh với số tiền là 3350 tỷ đồng với lãi suất 0,2%/tháng,thời hạn 12 tháng để cơ cấu lại nợ bao gồm: ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam: 500 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam: 300 tỷ; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: 530 tỷ; Ngânhàng Công thương 2020 tỷ; đồng thời NHNN đã tiến hành linh hoạt côngcụ tái cấp vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế Sau 4lần điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ mức 1,1%/tháng tại thời điểm đầu năm1999 đến nay chỉ còn 0,5%/tháng.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trang 20

Trong năm 1999 NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắtbuộc đối với các tổ chức tín dụng từ mức 7% xuống còn 5% đối với cácNHTM cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng Trung ương, quỹ tín dụng khu vựcthì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% Riêng ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn do phái tập trung vốn thực hiện một số chính sách phục vụ nôngnghiệp và phát triển nông thôn nên tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm xuốngmức 3% Trong năm 2000 tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định là 5% trêntổng số dư tiền gửi dưới 12 tháng đối với các tổ chức tín dụng ở đô thị và1% đối với các tổ chức tín dụng ở nông thôn Riêng tiền gửi dự trữ bắtbuộc bằng ngoại tệ được nâng từ mức 5% lên 8% thực hiện từ tháng10/2000, tiếp đến từ 1/12/2000 tỷ lệ này được điều chỉnh lên 12% trên tổngsố dư tiền gửi bằng ngoại tệ dưới 12 tháng áp dụng cho tất cả các loại hìnhtổ chức tín dụng Nhìn chung tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng nội tệ trong năm2000 thấp hơn so với các năm trước, điều đó đã góp phần đáng kể trongviệc khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng cho nềnkinh tế Còn tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được điều chỉnh 3 lần trongnăm nhằm mục đích thích ứng với diễn biến tiền gửi ngoại tệ trong hệthống ngân hàng đã tăng nhanh chóng trong những tháng cuối năm 2000.+ Kiểm soát lãi suất tín dụng

Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ do NHNNđiều hành Trong năm 1999 trước chỉ số giá cả hàng hoá dịch vụ giảm sút,tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại NHNN đã điều hành lãisuất theo cơ chế lãi suất trần và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bámsát các diễn bién kinh tế vĩ mô, cung và cầu vốn trên thị trường tiền tệ, theoxu hướng nới lỏng tiền tệ, giảm trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.NHNN đã có 5 lần giảm lãi suất cho vay VNĐ từ mức 1,25%/tháng đối vớicho vay trung và dài hạn, 1,2%/tháng đối với cho vay ngắn hạn xuống cònmột mức thống nhất là 0,8%/tháng đối với khu vực đô thị và 1%/tháng đốivới khu vực nông thôn Riêng khối NHTM cổ phần nông thôn là1,15%/tháng, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng cho vay

Trang 21

đối với thành viên là 1,5%/tháng, lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ củacác pháp nhân cũng được điều chỉnh giảm từ 3% - 3,5%/năm xuống còn2,5 - 3%/năm nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuấtđồng thời cũng phù hợp với việc giảm lãi suát trần VNĐ Lãi suất cho vayđối với học sinh, sinh viên cũng được giảm từ 0,7% xuống còn 0,6%/tháng,cho vay đối với hộ nghèo cũng giảm từ 0,8%/tháng xuống còn 0,7%/tháng.

Trong tất cả các tháng 8, 9, 10, 11, 12/2000 lãi suất cơ bản đối vớitiền đồng Việt Nam vẫn liên tục được giữ nguyên ở mức 0,75%/tháng CácNHTM được quy định mức lãi suất cho vay cụ thể xoay quanh biên độ0,3% đối với cho vay ngắn hạn; 0,5% đối với cho vay trung và dài hạn Lãisuất cho vay ngoại tệ được dựa trên cơ sở lãi suất trên thị trường ngoại tệliên Ngân hàng SINGAPORE kỳ hạn 3 tháng cộng với biên độ 1,0% đốivới cho vay ngắn hạn và 2,5% đối với cho vay trung dài hạn Lãi suất chovay tái cấp vốn của NHNN được điều chỉnh từ 0,4%/tháng (từ 1/8) lên0,5%/tháng (từ 1/11) và lãi suất tái chiết khấu tăng từ 0,4% lên 0,45%.

Chuyển sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản là sự kiện đổi mớiquan trọng về sử dụng các cơ cấu chính sách tiền tệ tiến tới tự do hoá lãisuất theo thông lệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh giữa các NHTM, có lợi chongười gửi tiền và người vay vốn Trong các tháng cuối năm 2000, nhu cầuvốn tăng lên, sức ép tăng lãi suất rất lớn, các NHTM cạnh tranh đồng loạttăng lãi suất huy động vốn lên một giới hạn nhất định, còn lãi suất cho vaythì hầu như không tăng Mức lãi suất cao nhất của tiền gửi đồng Việt Namkỳ hạn 12 tháng phổ biến ở các ngân hàng cổ phần lên tới 0,6 -0,65%/tháng tương đương 7,2-7,8%/năm Kỳ hạn 6 tháng: 0,4 -0,55%/tháng Tiền gửi USD kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 5,5 - 6,0%/năm.+ Công cụ tỷ giá hối đoái và chính sách quản lý ngoại hối

Nhìn chung năm 1999 tỷ giá ngoại hối luôn ổn định và cơ bản phùhợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường và mục tiêu quản lý của NHNN,giao dịch mua bán trên thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Trang 22

cũng như các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng sôi động hơn nămtrước Theo quyết định số 6465 của Ngân hàng Nhà nước ngày 25/2/1999quy dịnh: NHNN công bố tỷ giá hàng ngày trên cơ sở tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường liên ngân hàng ngày gần nhất và NHNN sẽ khống chếmức độ biến động hàng ngày của tỷ giá trong biên độ 0,1% so với tỷ giácông bố

Bước sang năm 2000 thì tỷ giá VNĐ/USD liên tục tăng chậm dầntrong năm rất ít khi giảm hay đứng nguyên tạo ra tâm lý lớn đồng tiền ViệtNam mất giá Bên cạnh đó trong quan hệ về lãi suất tiền gửi đồng ViệtNam giảm thấp, lãi suất cho vay nội tệ cũng không cao, còn lãi suất tiềngửi ngoại tệ (USD) tăng cao và tương ứng với lãi suất tiền gửi nội tệ, do đóngười vay thì thích vay tiền Việt Nam, còn người gửi thích gửi tiền USD.Do đó lượng tiền USD trong các NHTM ở Việt Nam tăng khá nhanh.Trong năm 2000 tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ gấp 3 lần tốc độ tăng tiền gửiđồng Việt Nam và chiếm 40% tổng số dư tiền gửi Do lãi suất trên thịtrường thế giới tăng nhanh, tăng cao nên một lượng USD được các NHTMViệt Nam chuyển gửi ở nước ngoài, hưởng thu nhập hợp pháp từ nghiệp vụtiền gửi Ngược lại dư nợ cho vay ngoại tệ tăng chậm.

Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối NHNN quy định lại nguyên tắcgiao dịch tỷ giá, mở rộng thêm đối tựơng vay ngoại tệ và bán ngoại tệ chocác nhà đầu tư nước ngoài Tại quyết định số 418/2000 ngày 21/9/2000 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có thêm 6 đối tượng được vaybằng ngoại tệ Thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá và dịchvụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, các dự ánđầu tư theo quyết định của Chính phủ.

Theo quyết định số 468/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướccác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên tham gia hợp đồng, hợptác được mua ngoại tệ cho các giáo dịch năm, giao dịch vãng lai, chủ yếu lànhập khẩu vật tư hàng hoá, trả nợ gốc , lãi, phí đối với các khoản nợ vay

Trang 23

nước ngoài ngắn hạn, trung và dài hạn đã đăng ký với ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chuyển vốn pháp định, vốn tái đầu tư hay vốn thực hiện hợp táckinh doanh ra nước ngoài khi chấm dứt hoạt động.

*Giai đoạn 2001-2003

- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2003

Giai đoạn 2001-2003 là giai đoạn mở đầu thực hiện Nghị quyết Đạihội Đảng lần thứ IX, kế hoạch 5 năm (2001-2005) đầu tiên, thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 Khi triển khai thực hiệnkế hoạch 5 năm này, thuận lợi cơ bản là sau 15 năm đổi mới và hội nhậpquốc tế, thế và lực của nước ta cũng như kinh nghiệm tổ chức quản lý vàđiều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tăng lênđáng kể Tuy nhiên khó khăn cũng không phải ít Trong khi nền kinh tếnước ta còn nhiều mặt yếu kém, kinh tế thế giới chưa ra khỏi trì trệ thì lạiphải đối phó với những tác động tiêu cực của khủng bố quốc tế liên tiếpxảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực

Giai đoạn này kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và cơ cấukinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta Tổng sản phẩm trongnước trong những năm 1992 - 1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm8 - 9%, đã đột ngột giảm xuống còn 5,8% vào năm 1998 và 4,8% vào năm1999 Năm 2000 chúng ta chặn được sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng vànăm 2001 đã đưa tổng sản phẩm trong nước tăng 6,89% và mức lạm phát0,8%; năm 2003 đạt tốc độ tăng 7,24% Tính trong 3 năm 2001 - 2003 bìnhquân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,06%.

Đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện và xoá đóigiảm nghèo đạt kết quả quan trọng Tiền lương tối thiều được điều chỉnh từ180 nghìn đồng cuối năm 2000 lên 210000 đồng đầu năm 2001 và 290000dầu năm 2003, cùng với việc triển khai nhiều chương trình xoá đói giảm

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w