Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.
Trang 1CHƯƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG
1.1.1.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Ngân hàng Thương mại
1.1.2.Vai trò tính tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán quốc tế tại
MẠI 9.
1.2.1.Khái niệm .9.1.2.2 Phân loạI thanh toán quốc tế 111.2.3 Các phương tiện thanh toán quốc tế
1.2.6 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (TECHCOMBANK).
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TECHCOMBANK 35
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Techcombank 35
Trang 22.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Techcombank và một số phòngban 38
2.1.4 Một số đặc điểm kinh doanh của Techcombank 38
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠITECHCOMBANK 48
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Techcombank 482.2.2 Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạiTechcombank 512.2.3 Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền tại Techcombank
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGHOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIANTỚI 77
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Techcombank 773.1.2 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế 78
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
Trang 33.2.2 Giải pháp đối với ngân hàng 80
3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠITECHCOMBANK 85
3.3.1.Kiến nghị với ngân hàng Techcombank 853.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước, chính sách quản lýNHNN 87
Kết luận 87Tài liệu tham khảo 88
MỞ ĐẦU
Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động hết sức quan trọng đối vớicác ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước tachuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn mở của buôn bán và giao lưu quốc tế Hoạtđộng trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau ngày càng được mở rộng,càng được đẩy mạnh, thanh toán giữa các tổ chức với nhau diễn ra trong nhữngđiều kiện đầy rủi ro đòi hỏi các tổ chức phải cần đến sự giúp đỡ của ngân hàng.Hoạt động thanh toán quốc tế ra đời và phát triển như là một đòi hỏi tất yếu củasự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Vì những đòi hỏi tất yếu đó,nâng cao chất lượng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong các ngânhàng thương mại sẽ là điều kiện để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,tham gia vào quá trình mở rộng và phát triển của chiến lược quốc tế hoá kinh tếnói chung, hỗ trợ tích cực cho công tác thanh toán trong trao đổi và buôn bánhàng hoá giữa các nước nói riêng Đây là bước tạo tiền đề cho quá trình gia nhậpcủa nước ta vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế thời gian tới như AFTA,WTO
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán quốc tế ở các ngânhàng thương mại, em lựa chọn đề tài :
3
Trang 4“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốctế tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank ).
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục nội dung củachuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngânhàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng kỹ thương(Techcombank).
- Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toánquốc tế tại ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank).
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và góp ý nhiệt tình của thầy giáo:NGUYỄN ANH TUẤN, sự giúp đỡ của các cán bộ ở Phòng Quan hệ đối ngoại -Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ghi nhận các ý kiến quý báucủa thầy giáo giúp em hoàn thành cuốn chuyên đề một cách tốt hơn.
1.1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại ra đời tồn tại song song và gắn bó với lịch sử pháttriển nền kinh tế quốc dân Những đóng góp của ngành ngân hàng Việt Nam chođất nước có tầm quan trọng đặc biệt và được mọi người thừa nhận Trong thời đạinền kinh tế thông tin và kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế thì vai trò củangân hàng càng quan trọng.
Trang 5Trong các định chế tài chính, ngân hàng thương mại là định chế có kỳ hạnquan trọng nhất, điều này được chứng minh trong tính ưu việt và tầm quan trọngcủa chúng.
Có thể thấy tầm quan trọng của ngân hàng thương mại thông qua các chứcnăng của nó
Chức năng tạo tiền:
Một trong những chức năng chủ yếu của ngân hàng là khả năng tạo tiền vàhuỷ tiền Chức năng này được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tưcủa ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng có mục tiêu là kiếm lợi nhuận trên cơ sở phục vụ cácnhu cầu tín dụng của cộng đồng Ngân hàng phải xác định một tỷ lệ phân chiavốn hợp lý trong phạm vi khoản mục cho vay, điều này có nghĩa là vốn phải đượcphân chia vào các mục tiêu tiêu dùng, đầu tư, thương mại một cách hợp lý Sựphân chia này phụ thuộc vào khả năng sinh lời của từng lĩnh vực và phụ thuộcmục tiêu kinh doanh riêng của từng ngân hàng Hoạt động tín dụng có một vai tròrất quan trọng nó giúp điều hoà cung cầu tiền tệ trên thị trường, giúp ổn định giácả, tạo được việc làm cho người lao động và giúp cho các doanh nghiệp tiến hànhkinh doanh một cách liên tục.
Chức năng thanh toán:
Cơ chế thanh toán hay sự vận động của vốn là môt trong những chức năngquan trọng do ngân hàng thương mại thực hiện Thông qua hoạt động thanh toánquốc tế, chức năng thanh toán giúp cho sự vận chuyển của đồng tiền một cáchđơn giản và nhanh gọn hơn Trước đây ngân hàng sử dụng các phương tiện thanhtoán chủ yếu bằng phát hành séc, ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển đãgiúp cho hoạt động thanh toán diễn ra nhanh hơn, các hình thức chuyển tiền bằngđiện tử ra đời thay thế một phần việc sử dụng séc trong thanh toán.
Dịch vụ này có vai trò rất lớn, nó tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện cáckhoản thanh toán mà không phải mang theo bên mình một lượng tiền lớn, nóđược xác lập dựa trên cơ sở mối quan hệ quốc tế cũng như tính thuận tiện của cácphương tiện truyền tin
5
Trang 6 Huy động tiết kiệm
Các ngân hàng thương mại thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cảcác khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi choviệc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng Người gửi tiết kiệm được nhận một khoảntiền thưởng dưới danh nghĩa là lãi suất tiết kiệm trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ởcác ngân hàng, với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao.
Số tiền huy động được thông qua hình thức tiết kiệm, ngân hàng dùng để đápứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năngsản xuất và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân như mua sắm hàng tiêu dùng vànhà cửa
Dịch vụ tài chính và tư vấn:
Dịch vụ tài chính và tư vấn được thực hiện khi ngân hàng trợ giúp các công typhát hành chứng khoán bằng việc đứng sau bảo lãnh cho các chứng khoán này,hoặc khi ngân hàng đưa ra những lời khuyên gợi ý cho khách hàng về những thờiđiểm thích hợp nhất để đầu tư vào chứng khoán có lãi.
Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương.
Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động nộithương, nhưng nó có sự khác biệt đáng kể như là: các bên giao dịch thuộc cácquốc gia khác nhau, hàng hoá được trao đổi qua biên giới, đồng tiền thanh toán làđồng ngoại tệ đối với ít nhất một trong hai nước, khác nhau về mặt ngôn ngữ Chính vì có những sự khác biệt này, mà các hoạt động ngoại thương cần đến ngânhàng thương mại Ngân hàng thương mại có khả năng cung ứng ngoại tệ mộtcách nhanh chóng, giúp cho các bên mua đảm bảo được việc nhận hàng, bên bánđảm bảo thu được tiền hàng Như vậy có thể nói, ngân hàng thương mại đã tạođiều kiện rất lớn cho hoạt động ngoại thương.
Ngoài những chức năng trên, ngân hàng còn có một số chức năng khác như:dịch vụ uỷ thác, bảo quản an toàn vật có giá, bảo lãnh tín dụng, thương mại
1.1.2 Vai trò, tính tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán quốc tế tại
Trang 7a Khái niệm:
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liênquan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổchức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước.
Một cách khác thanh toán quốc tế có thể được hiểu là việc chi trả nhữngkhoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá đã được thoảthuận quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế.
b Tính tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là một trong những khâu quan trọng trong xuất nhập khẩuhàng hoá, hay nói rộng hơn thì nó là một khâu quan trọng của hoạt động thươngmại quốc tế
Khái niệm: Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước
thông qua mua bán Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội vàphản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa người sản xuất hàng hoá riêngbiệt giữa các quốc gia.
Ta có thể chứng minh sự hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là tất yếutrong quá trình trao đổi hàng hoá trên phạm vi thanh toán quốc tế qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: luồng chuyển dịch hàng, tiền, chứng từ.
(5)(4)(3)(2)
Trang 8(3) Giao hàng đối lưu (người nhập khẩu đồng thời là người xuất khẩu vàngược lại).
(4) Chuyển giao nghĩa vụ, khoản nợ.
(5) Người nhập khẩu tiến hành giao tiền cho người xuất khẩu.
Sự kết hợp các luồng dịch chuyển ở sơ đồ trên tạo ra một số phương thức thanhtoán
Khi (1) kết hợp với (2) người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhậpkhẩu, sau đó chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng Việc thanhtoán giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu có thể bằng cách giao trực tiếp,nhưng trên thực tế do cách xa về mặt địa lý mà việc thanh toán trực tiếp ở đây làrất ít Mặt khác sau khi giao hàng và chứng từ người xuất khẩu không chắc chắnviệc thu tiền của mình nên họ phải nhờ đến bên thứ ba có thể là hệ thống ngânhàng thương mại để đảm bảo việc thu tiền của mình Hệ thống ngân hàng thươngmại có vai trò như thế nào còn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa người nhập khẩuvà xuất khẩu Phương thức thanh toán được hình thành ở đây có thể là nhờ thu,chuyển tiền, L/C Khi khách hàng áp dụng phương thức L/C thì vai trò của ngânhàng là rất lớn, điều này sẽ được trình bày ở phần dưới đây
(1) kết hợp với (3) đây là phương thức giao hàng đối lưu Phương thức giaodịch này người xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với người nhập khẩu, người bán đồngthời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi ở đây có giá trị tương đương Đồngtiền ở đây đóng vai trò là đồng tiền tính giá Trong trường hợp này có thể cần đếnhệ thống ngân hàng thương mại như một nhà trung gian giúp đảm bảo thực hiệnhợp đồng bằng cách dùng thư tín thương mại đối ứng, khống chế chứng từ sởhữu hàng hoá.
(2) kết hợp với (4) ở đây bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền hàng chobên thứ ba, khi này nghĩa vụ trả tiền hàng cho người xuất khẩu không còn thuộcnghĩa vụ của người nhập khẩu Để đảm bảo việc thanh toán tiền hàng cho ngườixuất khẩu, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà hệ thống ngân hàng thương mại có
Trang 9(1) kết hợp với (5) trong phương thức giao dịch này người xuất khẩu và ngườinhập khẩu gặp nhau trực tiếp để giao hàng và thanh toán tiền hàng, khi này vaitrò của hệ thống ngân hàng thương mại được thể hiện không rõ.
Như vậy có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế được sử dụng ở hầu hết cácphương thức giao dịch, người ta có thể áp dụng phương thức thanh toán quốc tếtrong giao dịch hay không điều này còn tùy thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên,mức độ quen thuộc của bạn hàng và phụ thuộc vào phong tục tập quán về hoạtđộng thanh toán của nước đó Qua sự chứng minh trên ta có thể thấy sự tồn tại tấtyếu khách quan của hoạt động thanh toán quốc tế trong quá trình trao đổi hànghoá trên phạm vi quốc tế.
Ngày nay, thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì nó giúp mở rộng khảnăng sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêudùng so với ranh giới của khả năng sản xuất, tiêu dùng trong nước khi thực hiệnchế độ tự cung tự cấp Sự trao đổi hàng hoá dịch vụ thông qua mua bán là cầnthiết bởi vì với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi mở rộng của chuyênmôn hoá ngày một tăng Một đất nước sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầucủa người dân nước đó thì đòi hỏi phải có sự trao đổi buôn bán ra bên ngoài Sựtồn tại tất yếu khách quan của thương mại quốc tế còn có nhiều lý do khác nữanhư là: Với lợi thế tương đối, mỗi nước có những điều kiện hơn hẳn các nướckhác về lĩnh vực sản xuất nhất định, nên có khả năng sản xuất ra sản phẩm đó vàtrao đổi cho nước khác Theo thuyết trên khi mà một nước nào đó có điều kiện tàinguyên thiên nhiên, về lao động hay về khoa học kỹ thuật thì sản xuất ra sảnphẩm đó sẽ có ưu thế và có thể xuất khẩu đạt hiệu quả Ngoài ra còn có nhiều yếutố liên quan khác như chi phí cơ hội, điều kiện môi trường, pháp lý xuất phát từcác lý do này mà cần có sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau haycần có thương mại quốc tế Sự tồn tại tất yếu khách quan của hoạt động thươngmại quốc tế một lần nữa khẳng định sự tồn tại của hoạt động thanh toán quốc tế.
c Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại.
9
Trang 10Thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hànghoá Hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh này một phần lớn phụ thuộc vàohoạt động thanh toán Việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt nam trong nhữngnăm đổi mới đã làm cho hoạt động thanh toán quốc tế có điều kiện phát triển, sựxoá bỏ dần các điều kiện ràng buộc như hàng rào thuế quan, tham gia vào quátrình quốc tế hoá đời sống là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trìnhphát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.
Quá trình buôn bán trao đổi hàng hoá làm nảy sinh quan hệ trao đổi hàng tiền,phát sinh nghĩa vụ thanh toán giữa các bên với nhau, đây là khâu cuối cùng củasản xuất và lưu thông, sự kết thúc của thương vụ, các quan hệ hàng tiền trở nêngắn liền với nhau thông qua trao đổi Như vậy xu hướng mở rộng nền kinh tế mộtlần nữa đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế nóichung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.
1.2 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1 Khái niệm:
Như trên đã nêu: thanh toán quốc tế là việc chi trả những khoảnngoại tệ, tín dụng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã đượcthoả thuận, quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Trong xuất nhập khẩu hàng hoá, việc thanh toán cần phải xét đến các vấnđề:
+ Tỷ giá hối đoái.
+ Tiền tệ trong thanh toán quốc tế.+ Thời hạn trong thanh toán.
+ Các phương thức và hình thức thanh toán quốc tế.+ Các điều kiện đảm bảo hối đoái.
+ Các điều kiện đảm bảo tín dụng.
Trang 11Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, có rất nhiều vấn đề có liên quanđến quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên Phương thức thanh toán là một trongnhững biện pháp giúp chúng ta đảm bảo được phần nào quyền lợi của bên xuấtkhẩu và nhập khẩu.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế phụ thuộc vào phương thức thanh toán ápdụng và là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế Để hoạt độngthanh toán đạt hiệu quả cao chúng ta phải nghiên cứu kỹ phương thức thanh toánvà vận dụng chúng một cách tốt nhất trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồngmua bán quốc tế.
Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh toán quốc tế là:- Đối với người xuất khẩu.
+ Bảo đảm chắc chắn thu được đúng, đủ tiền hàng, thu tiền về càng nhanhcàng tốt.
+ Bảo đảm giữ vững giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ khi có biến độngtiền tệ xảy ra.
+ Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường, phát triểnthêm thị trường mới.
- Đối với người nhập khẩu:
+ Bảo đảm chắc chắn nhập được hàng đúng số lượng, chất lượng, đúng thờihạn.
+ Trong điều kiện khác không thay đổi thì trả tiền càng chậm càng tốt.
+ Góp phần làm cho việc nhập khẩu của ta theo đúng nhu cầu phát triển củanền kinh tế quốc dân một cách thuận lợi.
1.2.2 Phân loại thanh toán quốc tế.
Theo tính chất người ta chia thanh toán quốc tế ra làm hai loại: Thanh toán mậu dịch.
Thanh toán phi mậu.Trong đó
11
Trang 12Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hàng hoá,dịch vụ thương mại kết hợp với xuất nhập khẩu dựa trên giá quốc tế Trong thanhtoán mậu dịch các bên tham gia sẽ bị ràng buộc bởi hợp đồng kinh tế đã ký kết vàcác cam kết thương mại khác Nếu hai bên không ký hợp đồng mà chỉ có đơn đặthàng thì sẽ căn cứ vào đại diện các bên giao dịch.
Xuất phát từ khái niệm của thanh toán mậu dịch ta thấy rằng đây là mộthoạt động phức tạp, có nhiều bên tham gia, việc thanh toán này xuất hiện dựa trêncơ sở buôn bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế Đối với loại này nó ràng buộc trách nhiệm của các bên bởi các chứng từmua bán, bởi các thoả thuận mang tính chất pháp luật, nó được điều chỉnh bởinhiều hệ thống luật khác nhau Chính vì vậy thanh toán mậu dịch có mức độ rủiro cao và đây là đối tượng của hoạt động thanh toán quốc tế, là đối tượng củangân hàng thương mại.
Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quantới hàng hoá không có tính thương mại Thanh toán phi mậu dịch bao gồm các chiphí của các cơ quan ngoại giao ở các nước sở tại, chi phí vận tải, chi phí đi lại củacác đoàn khách Chính phủ của các tổ chức của các đoàn khách cá nhận.
Dựa trên khái niệm ta có thể thấy thanh toán phi mậu dịch đơn giản hơnnhiều so với thanh toán mậu dịch, đối với ngân hàng thương mại thì thanh toánmậu dịch là đối tượng chính.
Trang 13Từ sau đại hội đảng VI- 1986, nền kinh tế đã chuyển từ cơ chế kế hoạchhoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Nềnkinh tế Viêt Nam từ đó đến nay có bước phát triển không ngừng, từ một nền kinhtế nghèo nàn lạc hậu chúng ta đã và đang xây dựng một nền kinh tế thị trường ổnđịnh ngày càng phát triển, người dân từ chỗ mong mỏi thoả mãn nhu cầu tối thiểucủa họ hiện nay đã quan tâm tới nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội và xa hơn nữa lànhu cầu cá nhân Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, mức tăngtrưởng bình quân đầu người ngày một gia tăng, tăng trưởng GDP ngày càng caovà ổn định, năm 2000 chúng ta đã đạt tới 6,7% Nhu cầu về sự đa dạng của hànghoá càng cao thương mại quốc tế càng phát triển, thanh toán quốc tế ngày càngphát huy vai trò của mình.
1.2.3 Các phương tiện thanh toán quốc tế.
Các phương tiện lưu thông tín dụng hối phiếu, kỳ phiếu, séc được dùnglàm phương tiện thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở phát triển tín dụngthương nghiệp và tín dụng trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong thanhtoán quốc tế Cùng với quá trình hình thành và phát triển tín dụng thương nghiệpvà tín dụng ngân hàng các phương tiện tín dụng đã ra đời rất lâu trong lịch sửdưới các hình thức như giấy ghi nợ, nhận nợ Thương mại quốc tế ngày càngphát triển, gắn liền với sự phát triển đa dạng và quy mô ngày càng lớn của cácnghiệp vụ tín dụng Dần dần các phương tiện lưu thông tín dụng đã trở thành vậtmang hình thái tiền tệ đặc thù.
Các phương tiện tín dụng được tạo ra chủ yếu trên cơ sở quan hệ hợp đồngmua bán và nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.
1.2.3.1 Hối phiếu.
a Khái niệm:
13
Trang 14Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phátcho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến mộtngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trảmột số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả chomgười khác hoặc người cầm phiếu.
Qua khái niệm trên cho thấy hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng: Tính trừu tượng của hối phiếu:
Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức lànguyên nhân gây ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và nộidung có liên quan đến việc trả tiền Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bịràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu Một khi tách ra khỏi hợp đồngđến tay người thứ ba thì hồi phiếu trở thành một trái vụ độc lập, chứ không phảitrái vụ sinh ra từ hợp đồng Hay nói một cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hốiphiếu là trừu tượng.
Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu:
Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu.Người trả tiền không thể viện những lý do riêng của mình với người ký phátphiếu, người ký hậu mà từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra tráivới đạo luật chi phối nó Ví dụ một người đặt hàng máy móc sau khi ký hợp đồngđã chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do người cung cấp hàng gửi đến, hối phiếu đóđã được chuyển sang tay người thứ ba thì người đặt hàng bắt buộc phải trả tiềncho người cầm phiếu này ngay cả trong trường hợp người cung cấp hàng vi phạmhợp đồng không giao hàng cho người mua.
Tính lưu thông của hối phiếu.
Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạncuả nó Sở dĩ có được đặc điểm này, bởi vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của ngườinày đối với người khác, hối phiếu có một trị giá tiền nhất định, có một thời hạnnhất định, thời hạn này thường là ngắn hạn và được người trả tiền chấp nhận.
Trang 15b Các loại hối phiếu.
Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiều làm ba loại: + Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này dongười cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
+ Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định, thường từ 5-7 ngày:người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cấm phiếu xuất trình thì tiếnhành ký chấp nhận trả tiền, sau đó từ 5-7 ngày thì trả tiền tờ hối phiếu đó.
+ Hối phiếu có kỳ hạn: sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu,người trả tiền hối phiếu phải trả tiền ghi trên hối phiếu, hoặc tính từ ngày chấpnhận hối phiếu, ngày ký phát hối phiếu, hoặc tính từ một ngày khác quy định cụthể Việc trả tiền cũng có thể phải thực hiện vào một ngày quy định cụ thể trongtương lai.
Căn cứ vào hối phiếu có kèm chứng từ hay không có thể được chia làm hailoại:
+ Hối phiếu trơn: Loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả tiềnkhông có kèm theo điều kiện có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hoá Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này được dùng để thu tiền cước phí vận tải,bảo hiểm, hoa hồng v.v hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của ngững thươngnhân nhập khẩu tin cậy.
+ Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được gửi đến cho ngườinhập khẩu có kèm theo chứng từ hàng hóa Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại.Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against payment - viết tắtlà D/P) và loại hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận thanh toán (Documents againstacceptance - viết tắt là D/A).
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu có thể chia làm ba loại: + Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hốiphiếu không kèm theo điều khoản theo lệnh Ví dụ: hối phiếu ghi như sau “Saukhi nhìn thấy hối phiếu này trả cho ông X một số tiền là ” Hối phiếu đích danhkhông chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu theo luật định.
15
Trang 16+ Hối phiếu theo lệnh: loại hối phiếu chi trả theo lệnh của người hưởnglợi hối phiếu Ví dụ ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này , trả theo lệnhcủa ông X một số tiền là ” Hối phiếu theo lệnh có thể được chuyển nhượngbằng thủ tục ký hậu theo luật định Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãitrong thanh toàn quốc tế
+ Hối phiếu trả cho người cầm phiếu( to bearer bill).
Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại:
+ Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiềnngười nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hoá xuất khẩu hoặc dịch vụcung ứng.
+ Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng phát ra lệnh cho đại lýcủa mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hốiphiếu.
1.2.3.2 Séc trong thanh toán quốc tế.
Nếu như hối phiếu hình thành trên cơ sở của lưu thông hàng hoá thì séchình thành trên cơ sở lưu thông tín dụng ngân hàng.
Những người có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng đều có thểyêu cầu ngân hàng trích tiền của mình từ tài khoản đó để trả cho người khác Yêucầu này được làm bằng văn bản dưới dạng hình mẫu nhất định, đó là séc(cheque).
a Khái niệm.
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngânhàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mởở ngân hàng để trả cho người cầm séc.
Xuất phát từ khái niệm trên mà séc không chỉ là phương tiện chi trả được sử dụngphổ biến trong thanh toán nội bộ mà còn được sử dụng trong thanh toán quốc tế.Tuy nhiên việc thanh toán bằng séc phụ thuộc nhiều vào số dư tài khoản của séc
Trang 17b Các loại Séc.
+ Séc vô danh (cheque to bearer): Là loại séc không ghi tên người hưởnglợi, chỉ ghi câu “Trả cho người cầm séc” (Pay to the bearer) Đối với loại séc này,ai cầm được séc đều có thể lĩnh được tiền.
+ Séc đích danh (nominal cheque): Loại séc chỉ định rõ tên người đượchưởng và chỉ có người này mới được lĩnh tiền.
+ Séc theo lệnh (cheque to order): Loại séc ghi “trả theo lệnh” của ngườihưởng lợi Séc này được chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu, vì vậy séc theolệnh được dùng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
+ Séc gạch chéo (crossed cheque): Là loại séc trên mặt trước của nó có haigạch chéo song song với nhau từ góc này sang góc kia của tờ séc Mục đích củagạch chéo là dùng để chuyển khoản qua ngân hàng để không rút tiền mặt.
Có hai loại gạch chéo:
Gạch chéo không tên và gạch chéo ghi tên.
Gạch chéo không tên còn gọi là gạch chéo thường (cheque crosedgenerally) tức là giữa hai đường chéo song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộtiền Với gạch chéo này thì ngân hàng nào cũng có thể nhận hộ tiền cho ngườihưởng lợi.
Gạch chéo ghi tên còn gọi là gạch chéo đặc biệt (cheque crossed specially)tức là giữa hai gạch chéo song song có ghi tên của ngân hàng lĩnh hộ tiền chongười được hưởng lợi và chỉ có ngân hàng này mới lĩnh được tiền mà thôi.
+ séc chuyển khoản: Là loại séc mà ngân hàng phải trích tiền từ tài khoảncủa con nợ sang tài khoản của chủ nợ Séc chuyển khoản không thể chuyểnnhượng và không lấy được tiền mặt.
+ Séc xác nhận: Là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền Mụcđích của séc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc và chống việcphát hành séc khống.
+ Séc du lịch: Là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bấtcứ chi nhánh hay ở đại lý của ngân hàng đó ở trong hay ngoài nước.
17
Trang 181.2.3.3 Kỳ phiếu.
Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do người thụ trái viết ra để cam kết hứa trả tiềncho người hưởng lợi Với tính thụ động trong thanh toán, kỳ phiếu trong thanhtoán ít thông dụng hơn hối phiếu.
a Khái niệm.
Kỳ phiếu là một chứng từ cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập hối phiếuký phát, trong đó người lập hối phiếu cam kết trả một khoản tiền nhất định chongười hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho một người thứ ba theo quyđịnh trong kỳ phiếu.
Đối với kỳ phiếu, luật không áp dụng thể thức chấp nhận và trong kỳ phiếu ngườiký phát ra lệnh cho chính mình trả tiền cho người hưởng lợi.
1.2.3.4 Thư tín dụng (L/C).
a Khái niệm.
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trảtiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp vớinội dung của L/C.
b Nội dung chủ yếu của thư tín dụng.
+ Số hiệu của thư tín dụng: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệuriêng của nó, tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quanđến thư tín dụng.
+ Địa điểm mở thư tín dụng: Là nơi mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiềncho người xuất khẩu.
+ Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/Cvới người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính hiệu lực của L/C và nó là căn cứ đểngười xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng như hạn quyđịnh trong hợp đồng không.
Trang 19+ Tên địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụngchứng từ như người nhập khẩu, người xuất khẩu hay người hưởng lợi, ngân hàngmở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận.
+ Số tiền của thư tín dụng: Vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữvà phải thống nhất nhau.Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.
+ Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thưtín dụng, trong đó :
- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/Ccam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu trình bộ chứng từ phùhợp với những quy định trong L/C.
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và khôngđược trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, ngày hếthạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý
- Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau.- Thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và được hợp đồng muabán quy định Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn mở L/C.
+ Những nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng giá cả,quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi vào thư tín dụng.
+ Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện cơ sở giaohàng FOB, CIF, , nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng cũng được ghi vào thư tín dụng
+ Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình, đây là nội dung thenchốt của thư tín dụng
+ Những điều khoản đặc biệt khác
+ Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng.
b Các loại thư tín dụng thương mại.
Các loại thư tín dụng thường thấy trong thanh toán quốc tế :
19
Trang 20- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra vàngười xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sunghoặc huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận khác của bêntham gia tín dụng.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷbỏ được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mởL/C.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy đòi: là loại L/C mà sau khi người xuấtkhẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền ngườixuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào.
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quyđịnh quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/Cchuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiềungười khác L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển một lần.
- Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng hoặc đãhết hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn chođến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
- Thư tín dụng giáp lưng: Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở chomình hưởng người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác chongười hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mởsau gọi là L/C giáp lưng.
- Thư tín dụng đối ứng: Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tíndụng đối ứng với nó đã mở ra.
- Thư tín dụng dự phòng
- Thư tín dụng thanh toán dần về sau.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồngmua bán nhưng sau khi thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.Thư tín dụng là phương tiện rất quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng
Trang 211.2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiệnthanh toán quốc tế Phương thức thanh toán tức là chỉ người bán làm cách nào đểthu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền Trong thanh toán người ta cóthể chọn nhiều nhiều phương thức khác nhau, nhưng xét cho cùng việc lựa chọnphương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu người bán là thu tiền nhanh, đầyđủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng về số lượng, chất lượng vàthời hạn.
1.2.4.1 Phương thức chuyển tiền.
a Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng( người trảtiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngườikhác( người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiềndo khách hàng yêu cầu.
Một vài phương thức sẽ được áp dụng để chuyển tiền giữa các bên khác nhausinh sống hoặc đi lại giữa các quốc gia khác nhau Các phương thức thông thườngbằng đường hàng không hoặc đường điện Với việc chuyển tiền bằng thư kháchhàng sẽ đem tiền hoặc séc đến ngân hàng, ngân hàng chuyển tiền bằng cách dùngthư máy bay ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởnglợi Cuối cùng ngân hàng đaị lý sẽ tiếp xúc với người hưởng lợi tiến hành thanhtoán Đôi khi phải chuyển tiền một cách nhanh chóng trong trường hợp như vậyviệc chuyển tiền sẽ được chuyển bằng điện báo hoặc bằng điện thoại.
b Quy trình hoạt động chuyển tiền
Người hưởng lợiNgười chuyển tiền
Trang 22(2) Người nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền cùng giấy uỷ nhiệm chi.
(3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra nếu thấy hợp lệ thì sẽ trích tài khoản củangười nhập khẩu để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ, giấy báo đã thanh toáncho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoàitrích tiền trả cho người hưởng lợi.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền trả cho người hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếpqua ngân hàng khác.
1.2.4.2 Phương thức nhờ thu(collection of payment).
a Khái niệm.
Trang 23Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán saukhi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng,uỷ thác cho ngân hàng mình thu hộ một số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếulập ra.
b Các loại nhờ thu đó là.
- Nhờ thu phiếu trơn.- Nhờ thu kèm chứng từ
* Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn (sơ đồ 2):
(1) người bán sau khi giao hàng và lập bộ chứng từ hàng hoá gửi thẳng cho ngườimua thì ký phát hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ởngười mua.
(2) Ngân hàng uỷ thác gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu cho ngân hàng đại lýnhờ thu tiền ở người mua
(3) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến cho người mua và yêu cầu trả tiền chongười bán.
(4) Người mua sau khi kiểm tra thì trả tiền ký chấp nhận hối phiếu hoặc từ chốitrả tiền hoặc gửi yêu cầu trả tiền tới ngân hàng đại lý.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền hoặc hối phiếu cho ngân hàng uỷ thác.
(6) Ngân hàng uỷ thác trả tiền hoặc sau khi ghi có vào tài khoản của người bánrồi thông báo cho người bán biết hoặc trả lại hối phiếu
(2)
(5)
(1) (6) (4) (3)
Ngân hàng đại lýNgân hàng phục
vụ bên bán
Người muaNgười bán
Trang 24Chứng từ và hàng hoá
Sơ đồ 3: Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn.
Phương thức này có ưu điểm là nhanh gọn, đơn giản nhưng nó có nhược điểmđối với người xuất khẩu họ không chắc có nhận được tiền thanh toán hay không.Phương thức thanh toán này có lợi cho người nhập khẩu hơn vì việc giao hàng vàthanh toán tách rời nhau Phương thức này có khác với phương thức chuyển tiềnở đây người bán là người chủ động đòi tiền còn ở phương thức chuyển tiền thìngười nhập khẩu là người chủ động trả tiền.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán vềmậu dịch Phương pháp này thường áp dụng khi bạn hàng thân quen tin tưởng,nội bộ công ty, liên doanh liên kết không nên áp dụng cho giao dịch lần đầu.* Quy trình nhờ thu kèm chứng từ.
Khái niệm Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu
hộ tiền cho ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vàobộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấpnhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới tra bộ chứng từ gửi hàng cho ngườimua để nhận hàng.
Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (sơ đồ 4)
(1) Người bán sau khi giao hàng lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền.(2) Ngân hàng bên bán gửi ngân hàng đại lý thư uỷ nhiệm kèm theo toàn bộ bộ
chứng từ thanh toán nhờ thu hộ tền cho người bán.
(3) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra toàn bộ bộ chứng từ gửi hối phiếu đến chongười mua yêu cầu trả tiền.
(4) Người mua tiến hành trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền hối phiếu tuỳ thuộcvào một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1 (D / P): Nhờ thu đổi chứng từ thì người mua phải trả tiền
Trang 25- Trường hợp 2 (D / A): Người mua phải chấp nhận trả tiền để ngân hànggiao bộ chứng từ đi nhận hàng.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền hoặc hối phiếu trở lại cho ngân hàng phục vụbên bán.
(6) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển trả tiền hoặc sau khi ghi có vào tài khoảncủa người bán thì báo lại cho người bán hoặc chuyển trả hối phiếu cho người bán (2)
(5)
(1) (6) (4) (3) Gửi hàng
Sơ đồ 4: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ.
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có ưu điểm là ngoài việc thu hộ tiền chongười bán còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua, đâychính là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn, ởđây quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn Tuy nhiên nhờ thu kèm chứng từcòn một số nhược điểm như :
Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hànghoá của người mua chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua, thờigian từ lúc giao hàng đến khi nhận tiền có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm.Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu hộ tiền,không có trách nhiệm đến việc trả tiền cuả người mua.
1.2.4.3 Phương thức ghi sổ.
a Khái niệm:
Ngân hàng đại lýNgân hàng phục
vụ bên bán
Người muaNgười bán
Trang 26Người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua saukhi người bán đã hoàn thàth giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người muatrả tiền cho người bán.
Phương thức thanh toán này không có sự tham gia của các ngân hàng vớichức năng là người mở tài khoản và tiến hành thanh toán, chỉ có hai bên tham giathanh toán: người bán và người mua.
b Quy trình thanh toán theo phương thức ghi sổ.
Sơ đồ 5: Quy trình thanh toán theo phương thức ghi sổ.
(1) Sau khi tiến hành giao hàng và chứng từ cho người mua, người bán báo nợtrực tiếp tới người mua.
(2), (3), (4) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho người bánkhi đến kỳ thanh toán.
Phương thức này nói chung không đảm bảo cho nhà xuất khẩu kịp thời thutiền, nó thường dùng khi hai bên mua và bán thực sự tin cậy lẫn nhau, dùng chothanh toán nội địa, thanh toán phi mậu dịch Phương thức này chỉ có lợi chongười mua.
1.2.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ.
a Khái niệm.
Ngân hàng bên MuaNgân hàng
bên Bán
Người muaNgười bán
Hàng hoá và chứng từ(1)
Trang 27Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người xin cầu mở thưtín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền củathư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi sốtiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phùhợp với quy định đề ra trong thư tín dụng.
Có thể nói, phương thức tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toánđảm bảo hiệu quả và linh hoạt nhất trong thương mại quốc tế Khi người mua vàngười bán ở các nước khác nhau thì thường không hiểu rõ lắm về nhau, họ cónhiều lo ngại về tính trung thực trong thanh toán Quyền lợi giữa người mua vàngười bán luôn tồn tại những mâu thuẫn, với phương thức thanh toán này đã giảiquyết được phần nào mâu thuẫn đó Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo chothanh toán hơn bằng cách quy định thông qua các điều khoản mà L/C quy định Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
+ Người xin mở thư tín dụng là người mua (người nhập khẩu hàng hoá) + Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu.
+ Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán (người xuất khẩu) hay bất cứngười nào khác được người xuất khẩu chỉ định.
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.Trong phương thức tín dụng chứng từ thì thư tín dụng thương mại là mộtcông cụ quan trọng, nó đóng vai trò quyết định sự tồn tại của phương thức này.Bởi vì theo các UCP, việc thanh toán này mà ngân hàng thực hiện hoàn toàn dựatrên cơ sở các chứng từ đã được quy định trong L/C mà không căn cứ vào cácthoả thuận khác
b Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Ngân hàngmở L/C
Ngân hàngthông báo L/C
Người
(3)(5)(6)(6)
Trang 28Sơ đồ 6: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mìnhyêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập mộtthư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩuthông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.(3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người
xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhậnđược bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếukhông thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng chophù hợp với hợp đồng.
(5) Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tíndụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụngxin thanh toán.
(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thư tíndụng thì tiến hành trả tiền người xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp ngân hàng từchối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từcho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(8) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành trảtiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Trang 29Các phương thức thanh toán như: nhờ thu, ghi sổ, chuyển tiền đều có lợi chongười nhập khẩu, ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán với tư cách làtrung gian chứ không chịu trách nhiệm về việc đảm bảo thanh toán Phương thứctín dụng chứng từ đã đảm bảo được sự bình đẳng về quyền lợi cho cả bên mua vàbên bán, ngân hàng tham gia trực tiếp vào quá trình thanh toán và có trách nhiệmthanh toán:
+ Đối với người mua: Thanh toán theo phương thức này có thể kiểm soát đượccác điều kiện và thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng chủng loại hàng hoá.Và đây là ưu điểm duy nhất chỉ có ở phương thức thanh toán này.
+ Đối với người bán: Trong phương thức này người bán chắc chắn thu đượctiền hàng hơn với một bộ chứng từ hoàn hoàn hảo Nhà xuất khẩu sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng có được bộ hồ sơ chứng từ đúng và phù hợp để xuấttrình cho ngân hàng sẽ được thanh toán và nhanh chóng thu hồi vốn Nhà xuấtkhẩu có thể luôn chắc chắn rằng mình sẽ được ngân hàng trả tiền trong bất cứhoàn cảnh như thế nào miễn là bộ hồ sơ hợp lý.
+ Đối với ngân hàng: Ngân hàng tham gia với tư cách là trung gian thanh toánhộ, ngân hàng hưởng phí từ hoạt động này, thêm vào đó còn có cơ hội mở rộngquan hệ thanh toán với các ngân hàng quốc tế khác Ngoài ra ngân hàng có cơ hộikinh doanh ngoại tệ nếu ngân hàng thuyết phục được khách hàng mua bán ngoaịtệ theo yêu cầu của hợp đồng ngay tại ngân hàng mình.
1.2.5 Một số chỉ tiêu chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tạiNHTM.
29
Trang 30Hoạt động thanh toán cũng như cũng như các hoạt động khác, nó là một hoạtđộng kinh doanh thu lợi nhuận cho ngân hàng Nghiệp vụ này có tồn tại vữngmạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả do hoạt động này mang lại Dovậy việc đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế được xem là một trong nhữngvấn đề cần thiết và hết sức quan trọng của ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngânhàng có hoạt động thanh toán quốc tế Chất lượng của nghiệp vụ thanh toán quốctế được đo bằng những đặc tính mà từ đó thoả mãn tốt nhất nhu cầu của kháchhàng Đối với một sản phẩm dịch vụ việc đánh giá chất lượng là rất khó khăn bởivì người ta chỉ có thể cảm nhận đánh giá nó sau khi người ta tiêu dùng nó.
Trang 31- Tính an toàn: cũng như tính chính xác, tính an toàn cũng là một yêu cầulớn đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế Do đặc thù của nghiệp vụ này là hoạtđộng trong một môi trường có tính rủi ro cao, đối tượng chính của hoạt động nàylà tiền tệ, một loại hàng hoá được xem là có sự nhạy cảm lớn với sự biến độngcủa môi trường Rủi ro của hoạt động này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhận, đólà hậu quả của những hạn chế trong công tác thực hiện thanh toán quốc tế như dobất đồng ngôn ngữ, xa cách về địa lý, không nắm vững tình hình tài chính củanhau, không hiểu biết kỹ về nhau ngoài ra còn có sự phân biệt về đồng tiền ngoạitệ Trong khi đến với ngân hàng, mong muốn của khách hàng là hạ thấp rủi ro,nâng cao mức độ an toàn trong thanh toán, vì vậy đặc điểm cơ bản của nghiệp vụthanh toán quốc tế tại ngân hàng là phải đảm bảo mức độ an toàn cao hơn, giúpkhách hàng loại bỏ bớt những rủi ro có thể và đây cũng chính là điều kiện quyếtđịnh tính hữu ích cuả ngân hàng, hay nói đúng hơn là quyết định sự tồn tại củachính các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại Ngânhàng phải luôn xác định trách nhiệm trong việc đảm bảo sự an toàn này, giúpkhách hàng của mình tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối tác; có quan điểm toàndiện trong đánh giá và xem xét tính hợp lý, tính trung thực của bộ chứng từ nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
Vì vậy, tính chính xác và an toàn trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế là đòihỏi quan trọng, nó có tính chất quyết định đến hiệu quả của hoạt động Đồng thờinó cũng là điều kiện của nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện yêu cầu này của hoạtđộng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.
1.2.5.2 Tính nhanh chóng và kịp thời.
31
Trang 32Một sản phẩm hàng hoá dịch vụ chỉ có ý nghĩa đối với những đối tượng nhấtđịnh, tại những điạ điểm cụ thể và trong một khoảng thời gian xác định Có thểcó một số sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó là cần thiết với đối tượng này nhưngnó không đáp ứng được kịp thời thì sẽ trở nên vô nghĩa Nhanh chóng và kịp thờilà các khái niệm dùng để chỉ khả năng đáp ứng nhu cầu của một sản phẩm nào đóso với yêu cầu thời gian đặt ra Trong kinh doanh, tính chính xác và kịp thời đảmbảo rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng số vòng quay của vốn, thu nhanhlợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong hoạt động thanh toán quốc tếcũng vậy, việc thực hiện nhanh chóng kịp thời không những giúp cho ngân hàngcó thể đẩy nhanh hoạt động của mình, tăng hiệu quả hoạt động của vốn mà mặtkhác còn giúp cho khách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ, từ đó giúp kháchhàng đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng kinh doanh của mình Với một ngânhàng hoạt động có hiệu quả, tức là có những biện pháp hợp lý để thúc đẩy đượctính nhanh chóng kịp thời thì sẽ làm cho khách hàng yên tâm hơn, tin tưởng hơnvào ngân hàng đó Hiệu quả của công tác này sẽ được nâng cao, mang lại chongân hàng không chỉ về mặt vật chất mà còn rất nhiều mặt khác nữa mà khó cóthể tính toán được.
Để có được tính nhanh chóng và kịp thời này đối với nghiệp vụ thanh toánquốc tế phải chọn quy trình thanh toán nào là tối ưu nhất, tuỳ bạn hàng mà nênchọn phương thức thanh toán nào phù hợp, mỗi khâu trong quá trình nên phảiđược chuyên sâu để tránh những sai sót không đáng có Điều đó không chỉ bảođảm tính kịp thời mà còn nâng cao mức độ an toàn trong thanh toán.
1.2.5.3 Cảm nhận từ phía khách hàng.
- Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo nên doanh thu cho mọi hoạt độngcủa ngân hàng Việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho ngân hànggiữ được khách hàng truyền thống, thu hút được những khách hàng tiềm năng.
Trang 33- Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế.Khách hàng vừa là cơ hội đôi khi cũng là thách thức đối với ngân hàng Nếu mứcđộ thoả mãn của khách hàng là cao, họ sẽ tín nhiệm ngân hàng, tiếp tục hợp tácvới ngân hàng khi này uy tín của ngân hàng được nâng lên và đôi khi họ còn làngười tạo thêm khách hàng cho ngân hàng Ngược lại, khi hoạt động dịch vụ củangân hàng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nó sẽ ảnh hưởng xấu tớichất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế làm ảnh hưởng xấu đến uy tín củangân hàng.
- Trong thời gian gần đây, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mạitrong nước diễn ra gay gắt, nhiều ngân hàng đã tìm các biện pháp kể cả cạnhtranh không lành mạnh nhằm lôi kéo khách hàng cuả nhau Chính vì vậy nên đòihỏi phải có sự cải tiến sản phẩm hàng hoá dịch vụ, đưa ra thị trờng những dịch vụmới như: Phục vụ khách hàng ngoài giờ hành chính, xuống tận khách hàng để thunhận tiền gửi tiết kiệm Để có thể cạnh tranh trong điều kiện hiện nay, đòi hỏicác ngân hàng thương mại phải cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ được khách hàng truyền thống, thu hútđược nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp, tạo thêm lợi nhuận.
1.2.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế.
1.2.6.1 Trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên.
Có thể nói rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt độngthanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, nhưng yếu tố đầu tiên phải nói đếnđó là trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên.
33
Trang 34Thanh toán viên phải là người có nghiệp vụ, nắm bắt thông tin nhanh đảmbảo việc tư vấn cho khách hàng của mình sử dụng sản phẩm dịch vụ nào là phùhợp nhất Thanh toán viên là người trực tiếp nhận bộ hoá đơn chứng từ, kiểm trachứng từ, là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán do vậy có thểnâng cao chất lượng hoạt động thanh toán đòi hỏi các thanh toán viên không chỉcó trình độ chuyên môn mà còn cần phải có sự khéo léo nhanh nhạy để sử lý kịpthời các tình huống cụ thể, có trình độ ngoại ngữ cũng như sự am hiểu luật phápvà các lĩnh vực xã hội khác có liên quan.
1.2.6.2 Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng.
Thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian xuất trình của bộchứng từ hay thời gian cần thiết để hoàn thành bộ chứng từ cũng như sự hoàn hảocủa bộ chứng từ đó Vì vậy hiểu biết của khách hàng trong nghiệp vụ ngoạithương rất quan trọng Chính sách mở cửa của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợicho các chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế, song hiệu quả của công tác này lạiphụ thuộc rất lớn và kiến thức thanh toán quốc tế của cán bộ làm nghiệp vụ ngoạithương Bên cạnh những khách hàng có kinh nghiệm lâu năm, còn có nhữngkhách hàng, non yếu về chuyên môn, thiếu hụt về kinh nghiệm làm việc dẫn đếnhợp đồng không chặt chẽ, sai sót trong định giá gây thiệt hại không những chochính họ mà còn cho cả bản thân ngân hàng.
Ngoài ra yếu tố thiện chí của các bên tham gia cũng là một yếu tố tác độngđến hiệu quả của hoạt động Nếu các bên tham gia đều có thiện chí thì việc thựchiện hợp đồng sẽ diễn ra một cách nghiêm túc hơn, hoạt động thanh toán quốc tếsẽ trôi chảy hơn, ngược lại nếu người mua không có năng lực về tài chính, hoặcthậm chí kém thiện chí trong quá trình thanh toán, chây ỳ với ý đồ hòng chiếmdụng vốn làm cho quá trình thanh toán bị kéo dài, gây ảnh hưởng không tốt đếnviệc thực hiện hoạt động thanh toán.
1.2.6.3 Hệ thống trang thiết bị phục vụ.
Trang 35Việc thanh toán có thực hiện được nhanh hay không phụ thuộc rất lớn vàocác thiết bị truyền tin và hệ thống máy móc trợ giúp thanh toán Do điều kiệnkhác nhau về trang thiết bị, xa xôi cách trở về mặt địa lý mà hoạt động thanh toánnhiều lúc không thể truyền tải được bằng thư tín thông thường, bởi vậy có thểkhông đảm bảo cho tính nhanh chóng và an toàn vì thế có thể làm chậm trễ quátrình thanh toán, thực tế này đòi hỏi các ngân hàng phải có các trang thiết bị đảmbảo cho các nghiệp vụ thông tin trong thanh toán Trong quá trình phát triển củaphương tiện thông tin đại chúng, các loại thiết bị công cụ như máy Telex,Computer nối mạng là một đòi hỏi tất yếu, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càngrộng, càng nhanh chóng và càng kịp thời, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó là các loại trang thiết bị thông dụng mà ngân hàng không thể thiếunhư là: máy điện thoại, máy Fax, máy chụp, máy quét Scaner v.v tổ hợp này làyếu tố chính giúp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong ngân hàng.
1.2.6.4 Chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nhà nước đóng vai trò là “người cầm chèo lái nền kinh” tế bằng hệ thốngcác chính sách vĩ mô Các chính sách của Chính phủ tác động đến toàn bộ hoạtđộng của nền kinh tế nói chung, và hoạt động thanh toan quốc tế nói riêng Bất cứmột sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế đối ngoại cũng có khả năng làm chohoạt đông thanh toán quốc tế của ngân hàng bị ảnh hưởng Quá trình cải tổ đổimới nền kinh tế theo hướng mở cửa, khuyến khích tự chủ trong hoạt động kinhdoanh đã tạo ra một bước thuận lợi đặc biệt đối các loại hoạt động như thanh toánquốc tế Việc mở rộng quan hệ quốc tế đã tạo cho doanh nghiệp cơ hội có nhiềubạn hàng làm ăn, thúc đẩy sự giao lưu và trao đổi trên phạm vi quốc tế
Hệ thông chính sách về tỷ giá hối đoái của Nhà nước là căn cứ cơ bản để hoạtđộng thanh toán dựa vào Bên cạnh đó Nhà nước còn ban hành thêm hàng loạtcác văn bản pháp luật quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng như quyếtđịnh số 207/QĐ-NH7 về quy chế mở thư tín dụng và bán hàng trả chậm, nghịđịnh 58CP ngày 30/8/1993 về vay trả nợ nước ngoài và các văn bản về quản lýngoại hối.
35
Trang 36Việc quy định các quy tắc trong thanh toán của Chính phủ, Thống đốc ngânhàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan về quản lý ngoại thương và quản lýngoại hối ảnh hưởng lớn tới hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàngthương mại Việc áp dụng các quy tắc trong thanh toán quốc tế ở mỗi ngân hànglà không giống nhau nhưng phải tuân theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự chi phối của luật pháp hainước đó là nước người mua và người bán, mỗi nước có tập quán thương mại quốctế khác nhau chính vì vậy có ảnh hưởng lớn tới hoạt động thanh toán quốc tế Sựchi phối này có ảnh hưởng lớn hay nhỏ tới hoạt động thanh toán quốc còn tuỳthuộc vào trình độ, sự hiểu biết của ngân hàng và mức độ quen thuộc với kháchhàng.
Như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.Sự thay đổ các yếu tố này có thể tác động tích cực hay tiêu cực tới hoạt động củangân hàng phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi của chính ngân hàng.Việc nghiên cứu các yếu tố này có thể tạo cơ hội cho ngân hàng và khách hàngcùng nhau thực hiện tốt công tác thanh toán quốc tế.
Trang 37CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK.
2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK.
2.1.1 Quá trình thành lập ngân hàng Techcombank.
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam( Techcombank) đượcthành lập vào năm 1993 với:
Giấy phép hoạt động số 0040/NHCP cấp ngày 06/08/1993 bởi NHNN Việt Nam Giấy phép thành lập số 1534/QD-VB cấp ngày 04/09/1993 bởi UBND TP HàNội
Giấy phép kinh doanh số 055697 cấp ngày 07/09/1993bởi Hội kinh tế Việt Nam:- Vốn điều lệ hiện có là 80,2 tỷ VNĐ.
Trang 382 Liên hiệp sản xuất XNK giầy da : 100.000.000 đ.3 Liên hiệp sản xuất XNK ngành dệt : 100.000.000 đ.4 Tạ Thị Phương Lý : 2.000.000.000 đ.5 Hoàng Văn Đạo : 2.000.000.000 đ.6 Lê Thị Thanh : 1.100.000.000 đ.7 Tạ Thị Ngọc Mỹ : 1.100.000.000 đ.8 Nguyễn Thị Tuệ : 20.000.000 đ.9 Bùi Đức Ngọc : 10.000.000 đ.10 Nguyễn Ngọc Lượng : 50.000.000 đ.
Trang 39
Tổng số vốn cổ phần là 6.980.000.000 đ- Cơ sở vật chất lúc ra đời : Techcombank có trụ sở chính ở 25-Lý ThườngKiệt, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Hiện nay trụ sở chính chuyển về 15Đào Duy Từ Tại đây diễn ra hầu hết các nghiệp vu trọng yếu của ngân hàng.Ngoài ra còn có các chi nhánh tại các điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Đànẵng, Hà nội Hiện nay Techcombank có hơn 165 cán bộ công nhận viên với cơcấu tổ chức tương đối hợp lý giúp cho Techcombank kinh doanh đạt hiệu quả tốt.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Techcombank.
Hội đồng quản trịTổng giám đốcĐại hội cổ đông
Phòng điện toánVăn phòng
Phòng thông tin đào tạoKiểm soát nội bộPhòng kế toán tài chínhPhòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tín dụngPhòng quan hệ đối ngoạiPhòng Kinh Doanh NT
Phòng tiền tệPhòng giao dịch số 2
Ban kiểm soátVăn phòng HĐQTPhó tổng giám đốcPhó tổng giám đốc
Chi nhánh Thăng LongPhòng giao dịch số 1Phòng giao dịch số 3Phòng giao dịch Thái Hà
Chi nhánh TP HCMPhòng giao dịch
Thắng Lợi
Chi nhánh Đà Nẵng
Trang 40Sơ đồ 6: Cơ cấu ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam( Techcombank )
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Techcombank và một số phòng ban chính
a Phòng thông tin đào tạo.
Có chức năng phát hành các bản tin về Techcombank có chất lượng Ngoàinhững bản tin thường kỳ, trung tâm còn phát hành những bản tin chuyên đề đặcbiệt theo yêu cầu chỉ đạo của HĐQT như bản tin phục vụ về xử lý nợ quá hạn vàmua bán phục vụ hội thảo, mua bán nợ do ngân hàng Nhà nước và Techcombankphối hợp tổ chức Phòng thông tin đào tạo thông qua việc khai thác và tổng hợpthông tin từ nhiều nguồn trên báo chí, tạp san và thông tin trên mạng Internet đểlàm cho bản tin của Techcombank kịp thời truyền tải những thông tin bổ ích vềcác hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, phòng ngừa phân tán rủi ro góp phần nângcao nhận thức và chất lượng hoạt động phục vụ tốt theo yêu cầu chỉ đạo củaHĐQT Bên cạnh công tác thông tin, trung tâm còn soạn thảo công tác đào tạobồi dưỡng nhận viên mới chuẩn bị nội dung nghiệp vụ cho các đợt thi tuyển cánbộ, chuẩn bị các điều kiện để khai thác các chương trình đào tạo, góp phần đẩymạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phát triển nguồn nhận lực củaTechcombank.
b Phòng kế toán tài chính.
Chịu trách nhiệm tổ chức việc thu nhận chi trả tiền gửi, tiền vay khách hàng,thực hiện việc thang toán, chuyển tiền cho khách hàng đi trong và ngoài nướcnhanh chóng, chính xác, kịp thời; phản ánh kịp thời thực trạng hoạt động kinhdoanh và tình hình sử dụng và quản lý tài sản.