1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc

112 996 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NHTM Ngân hàng Thương mại NH Ngân hàng

NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước

BASEL Ủy Ban Basel về Giám sát Hoạt động Ngân hàng CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng

KSNB Kiểm soát nội bộ TCTD Tổ chức Tín dụng

TCB - Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam CCA Bộ phận Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh

TSĐB Tài sản đảm bảo

SLA Thỏa thuận mức độ dịch vụ (Service Level Agreement) KPIs Chỉ số hiệu quả trọng yếu (Key Performance Indicator)

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinhdoanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Tuynhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụngcũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngânhàng thường rất nặng nề: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bịchậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chínhvà cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loạibỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừahoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra Đứng trên quan điểm quản lýtoàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷlệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn được xác định trong chiếnlược hoạt động chung Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấphơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnhvực quản lý rủi ro Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạtđộng tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêuhoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiêntại Việt nam áp dụng mô hình phê duyệt và quản lý tín dụng tập trung nói chung vàphê duyệt tín dụng bán lẻ tập trung nói riêng tại một đơn vị trực thuộc hội sở ngânhàng, một mô hình đang được các ngân hàng lớn trên thế giới áp dụng, hiện cũngcho thấy những ưu thế vượt trội trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách hiệuquả nhất Chính vì là ngân hàng đầu tiên triển khai tại Việt nam nên Tecchombankcũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức, làm thể nào để giải quyết được cáckhó khăn và hạn chế trong công tác thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tậptrung là một nhiệm vụ cần thiết, giúp ngân hàng hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệuquả hơn trong họat động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tíndụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng Góp phần nâng cao uy tín

Trang 3

và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh.

Là một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tàichính mạnh và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tincủa khách hàng và nâng cao được vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chứctín dụng trong và ngòai nước Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạtđược mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thànhcông các hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập.

Với thời gian nghiên cứu hạn chế, tôi lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi hoạtđộng tín dụng bán lẻ tại một ngân hàng thương mại Đây là lý do tôi chọn đề tài

“Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngânhàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam”.

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Giới thiệu một cách khái quát nhất kiến thức về hoạt động thẩm định tíndụng và quản lý rủi ro tín dụng.

- Giới thiệu mô hình phê duyệt tập trung tín dụng bán lẻ P hân tích thựctrạng công tác thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ, những kếtquả đạt được và những mặt còn hạn chế ảnh hưởng tới công tác thẩmđịnh và quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ ThươngViệt Nam.

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ramột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định vàquản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương ViệtNam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: công tác thẩm định và quản trị rủiro bán lẻ, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các biện pháp nhằm nâng caochất lượng công tác thẩm định và quản lý rủi ro.

Trang 4

hưởng tới chất lượng công tác thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng, thực trạnghoạt động trong thời gian qua tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương ViệtNam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và quản lýrủi ro tín dụng trong khoảng thời gian từ 2006 tới 2010.

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp : thống kê, phương pháp tổng hợp, phương phápso sánh …

5 Cấu trúc nội dung nghiên cứu

Luận văn bao gồm những nội dung chính sau :

Lời mở đầu

Chương 1 : Giới thiệu khái quát về công tác thẩm định tín dụng và quản lý

rủi ro tín dụng.

Chương 2: Phân tích đánh giá thực tiễn công tác thẩm định và quản trị rủi

ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹthương Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định và

quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ Thương Việt Nam.

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÊ CÔNG TÁC THẨMĐỊNH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂ NHÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Giới thiệu hoạt động của ngân hàng thương mại

Hoạt động ngân hàng là một hoạt động ra đời từ rất lâu trên thế giới vàđang có mặt trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội Theo Luật các tổ

chức tín dụng số 02/1997/QH10 định nghĩa thì “Ngân hàng là loại hình tổ chứcđược thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan” Ngân hàng là một loại định chế tài chính trung gian mà qua

đó các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại và chính các nguồn vốnnày sẽ được sử dụng nhằm hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong xã hộivới mức lãi suất cao hơn Ngoài ra, thông qua hoạt động của mình các ngân hàngcòn cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng đa dạng phù hợp nhu cầu củacác thành phần kinh tế trong xã hội, từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Nói mộtcách ngắn gọn thì:

- Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp;- Ngân hàng thương mại hoạt động vì lợi nhuận;

- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, vì:

 Hàng hóa quan trọng của ngân hàng là tiền tệ do Nhà nước sử dụngđể quản lý nền kinh tế;

 Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn; Chịu sự chi phối mạnh của chính sách của Nhà nước;

 Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng.

Trang 6

1.1.2 Một số hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng hoạt động với vai trò là người đứng ra tập trung, huy động cácnguồn vốn trong toàn xã hội sau đó sử dụng để cung cấp tín dụng cho các đốitượng khách hàng có nhu cầu để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng Đây là hoạt độngrất quan trọng của ngân hàng thương mại vì là hoạt động tập trung hàng hoákinh doanh cho mình và đối với xã hội thì hoạt động này sẽ giúp tập trung cácnguồn lực phân tán trong xã hội thành các nguồn lực mạnh mẽ phục vụ cho nhucầu phát triển của quốc gia.

1.1.2.2 Hoạt động cho vay

Đây là hoạt động mang lại nguồn hỗ trợ tài chính cho các thành phần trongnền kinh tế Nhờ hoạt động này mà các khách hàng của ngân hàng có thể thoảmãn nhu cầu tiêu dùng của mình, chuyển các ý tưởng kinh doanh thành hiệnthực, mở rộng quy mô kinh doanh cùng với sự gia tăng tài sản cho quốc gia.

1.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

Khách hàng khi tham gia quá trình mua bán với các đối tác nước ngoàithông thường sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng như cácbảo lãnh của ngân hàng để có thể mua hàng trả chậm từ bạn hàng nước ngoài,ngân hàng cũng tham gia rất nhiều vào các hoạt động thanh toán của các cácdoanh nghiệp nhằm mang lại các tiện ích an toàn thuận tiện cho khách hàngcủa mình như các hình thức thanh toán DP, DA, LC…, thông qua việc tham gianày, các ngân hàng cũng thu được các loại phí từ khách hàng và nâng cao uy tíncủa mình đối với các đối tác nước ngoài.

1.1.2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh nguồn vốn

Đây là hoạt động mua bán các loại ngoại tệ nhằm phục vụ cho mục tiêu thulợi nhuận từ sự chênh lệch, biến động giá cả của các loại ngoại tệ và mục tiêuphục vụ cho nhu cầu mua bán các loại ngoại tệ của khách hàng để thanh toánnước ngoài hoặc chuyển đổi ngoại tệ thu được thành nội tệ để mua nguyên vật

Trang 7

liệu trong nước.

Hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất của các nguồn vốn là các hoạtđộng ngày càng được các ngân hàng quan tâm vì nó mang lại lợi nhuận rất lớnnếu ngân hàng có biện pháp, nguyên tắc an toàn chuẩn mực trong việc quản lýcác loại gapping trong loại hoạt động kinh doanh này.

1.1.2.5 Hoạt động bảo lãnh

Đây là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng được thực hiện thôngqua các cam kết của ngân hàng bằng văn bản về việc sẵn sàng thực hiện nghĩavụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi các khách hàng này không thựchiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết với các đối tác.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thực hiện xem xét việc cung cấp các bảolãnh cho khách hàng tương tự như xem xét một khoản cho vay và các khoảnbảo lãnh này cũng được tính vào tổng hạn mức tín dụng rủi ro của khách hàngkhi giao dịch với ngân hàng.

1.1.2.6 Hoạt động chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá

Là việc ngân hàng mua lại thương phiếu và giấy tờ có giá của khách hàng,đây là thương phiếu còn trong thời gian hiệu lực Khách hàng sẽ nhận được số tiềnchiết khấu sau khi ngân hàng đã trừ lãi suất chiết khấu (có thể có phí chiết khấu).

1.1.2.7 Hoạt động cung cấp dịch vụ

Trong giai đoạn trước đây, lợi nhuận từ các hoạt động cấp tín dụng của cácngân hàng thường chiếm khoản 2/3 tổng lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên,trong thời gian gần tỷ lệ này đã được thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng của lợinhuận từ hoạt động cấp tín dụng và gia tăng tỷ trọng lợi nhuận từ các hoạtđộng dịch vụ trong tổng lợi nhuận của ngân hàng Mặc dù hoạt động cấp tíndụng là hoạt động truyền thống của các ngân hàng thương mại nhưng do hoạtđộng này chứa đựng nhiều rủi ro cũng như các hoạt động phòng chống rủi rotín dụng phức tạp, tốn kém nên các ngân hàng thương mại đang có xu hướngđưa ra ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhằm tối đa hoákhả năng thu phí từ khách hàng Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể kể đến

Trang 8

bao gồm:

- Dịch vụ thẻ; - Dịch vụ kiều hối;- Dịch vụ chuyển tiền;

- Dịch vụ thanh toán quốc tế;- Dịch vụ quản lý ngân quỹ;- Dịch vụ chi hộ lương;- Dịch vụ tư vấn tài chính;- Dịch vụ ủy thác;

- Quản lý vật có giá và cho thuê tủ sắt;

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang ngày được càng hoàn thiện vớinhững đặc tính thuận tiện, hữu ích, trình bày đẹp cho khách hàng dễ sử dụng, dễchọn lựa…

Ngoài chức năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng nếu được quản lý và quảng bá tốt sẽ là nền tảng tốt nhất để nâng caothương hiệu của ngân hàng.

1.1.2.8 Hoạt động thuê mua tài chính

Hoạt động cho thuê mua tài chính là một giao dịch giữa ngân hàng (bên sởhữu tài sản) và khách hàng (bên sử dụng tài sản), ngân hàng chuyển giao tài sảncho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và khách hàng phải trả tiềnthuê mua cho ngân hàng, trong thời gian này khách hàng được phép tính khấu haotài sản và đưa vào chi phí hoạt động Sau thời gian này nếu muốn, khách hàng sẽđược ngân hàng chuyển quyền sở hữu của tài sản này với mức chi phí hợp lý.

Ở các nước, hoạt động này đang được diễn ra rất mạnh Tại Việt Nam,hoạt động này đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việchỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.1.2.9 Hoạt động đầu tư

Trang 9

Trong nghiệp vụ này các ngân hàng kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách:

- Góp vốn vào các doanh nghiệp: ngân hàng trực tiếp góp vốn vào cácdoanh nghiệp và cùng tham gia điều hành sản xuất kinh doanh cùngdoanh nghiệp.

- Mua cổ phiếu của các công ty cổ phần: hoạt động này sẽ càng ngày càngmạnh mẽ khi mà các quy định và hoạt động của thị trường chứng khoánngày càng rõ ràng, sôi động và thông tin minh bạch.

Hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại là rất đa dạng, đápứng được hầu hết các nhu cầu của các khách hàng liên quan đến tài chính Cácngân hàng thương mại phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi để phát triển các sảnphẩm dịch vụ của mình cũng như phải có phương pháp quản lý hiệu quả các sảnphẩm của mình nhằm đạt lợi nhuận cao nhất cùng với mức rủi ro thấp nhất.

Các ngân thương mại Việt Nam thật sự được vận hành theo cơ chế thịtrường chỉ từ hơn 10 năm qua, chính vì vậy, mặc dù đã có những bước chuyểnmình đáng ghi nhận nhưng so các ngân hàng nước ngoài thì các ngân hàng củachúng ta còn kém xa về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và khả năng năngtriển khai và quản lý ngân hàng hiệu quả, an toàn.

Kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập tài chính với các lợi ích,rủi ro và thách thức, các ngân hàng thương mại cần phải điều chỉnh các nhìn củamình đối với việc rà soát và xây dựng lại một hệ thống quản lý các hoạt độngngân hàng đểđảm bảo phát huy tối đa các lợi ích mà việc hội nhập tài chính manglại đồng thời giảm thiểu, vượt qua các rủi ro, thách thức Trong đó, hoạt động tíndụng của ngân hàng cần được quan tâm một cách đúng mức do đặc điểm vàmức độ rủi ro cao của nó.

1.2 THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ R ỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI.

1.2.1 Hoạt động tín dụng

1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử

Trang 10

dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏathuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi

vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đếnhạn Tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủthể, trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kiabằng nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,…được sử dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất địnhnào đó đã thỏa thuận.

Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển

nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời gian nhất định vớimột chi phí nhất định.

1.2.1.2 Bản chất của tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan

hệ này mà vốn tín dụng (tiền và hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang chủthể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội.

Đi sâu tìm hiểu có thể thấy rõ bản chất tín dụng chính là sự vận động củagiá trị vốn tín dụng, lần lượt trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sử dụng giá trị vốn

tín dụng cho người vay trong một thời gian nhất định

- Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn

tín dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước

- Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người

vay phải hoàn trả lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần phụ thêm (lãi)

Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong quan

hệ tín dụng là tính hoàn trả.

1.2.1.3 Phân loại tín dụng

Trang 11

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hóa, cácNHTM hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau,để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từđó đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút KH, tăng lợinhuận và phân tán rủi ro.

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên

những tiêu thức nhất định Phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thiếtlập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả QTRRTD Tùy vào cáchtiếp cận mà tín dụng NH được chia thành:

Căn cứ vào thời hạn cho vay:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1

năm) Tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầuthiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm,

khoản tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thựchiện các dự án cải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nóichung là đầu tư theo chiều sâu.

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, khoản tín

dụng dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:

- Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung

cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốntrong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuấthoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn

phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vayvốn.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

Trang 12

- Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ

thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từvốn vay hoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba.

- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó NH

chủ động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với NH, có năng lựctài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay.

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:

- Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho

các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH.

- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho

các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH.

Theo phương thức cấp tín dụng:

- Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho

KH Số tiền NH ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thờihạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu Thực chất là NH đã bỏ tiền ra mua thươngphiếu theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay giántiếp).

- Cho vay: là việc NH đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả

gốc và lãi trong khoảng thời gian đã xác định Cho vay gồm các hình thức chủ yếunhư: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng), cho vay giántiếp.

- Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh NH là cam kết của NH dưới hình thức

thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khiKH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.

- Cho thuê tài chính: là việc NH bỏ tiền mua sắm tài sản cho KH thuê.

Sau một thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH Tài sản cho thuêthường là tài sản cố định Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trungdài hạn.

Trang 13

1.2.2 Hoạt động thẩm định tín dụng

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằmkiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà kháchhàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.

Khi lập phương án kinh doanh do khách hàng thường mong muốn vay đượcvốn đã thổi phồng, ước lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh Do vậy thẩm địnhtín dụng cần xem xét đúng thực chất về kết quả hoạt động của khách hàng.

1.2.2.2 Mục đích

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và trungthực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ ra quyết định cho vay Tầmquan trọng của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau:

- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án tiêu dùng, sản xuất hoặcdự án đầu tư mà khách hàng lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn.

- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và

giảm được xác xuất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay mộtdự án tồi và từ chối một dự án tốt.

1.2.2.3 Những nội dung chính của thẩm định tín dụng

Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn

Mục đích của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách, nhân thânkhách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng, tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mứcđộ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn phảithỏa mãn các điều kiện vay vốn sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật.

Trang 14

- Có mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và cóhiệu quả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ vàhướng dẫn của NHNN Việt Nam.

- Theo đó, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng xét về tư cách khách hàng có thểbao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Khách hàng có thuộc nhóm không được cho vay, cần hạn chế, hoặc ngừngquan hệ tín dụng hay không?

- Khách hàng có thuộc đối tượng (xếp theo loại hình doanh nghiệp hay ngànhsản xuất, nhóm khách hàng, địa bàn…) cần thận trọng trong xem xét cấp tíndụng hay không?

- Xem xét khách hàng trong mối quan hệ với một nhóm khách hàng liên quan(quan hệ sở hữu; quan hệ về quản trị điều hành, thành viên; nhóm kháchhàng mặc định).

- Mô hình hoạt động của khách hàng.

- Tư cách đạo đức; năng lực pháp luật; hành vi dân sự của khách hàng/ chủ sởhữu/ người điều hành.

- Quan hệ của khách hàng với các chủ nợ, với ngân hàng cho vay, TCTDkhác; quan hệ với đối tác kinh doanh.

Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn

Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp phápcủa các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tàiliệu mà khách hàng cần gửi phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng, từngloại cho vay và khoản vay.

Thông thường bộ hồ sơ vay vốn bao gồm có:

Trang 15

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.

- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư Báocáo tài chính kỳ gần nhất.

- Giấy tờ liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.- Giấy tờ liên quan nếu cần thiết.

Nhân viên thẩm định cần chú ý xem các tài liệu quy định có đầy đủ và hợp pháphay không còn đi sâu vào nội dung quan trọng như báo cáo tài chính hay phương ánkinh doanh sẽ thực hiện sau.

Tình hình sản xuất kinh doanh

Đánh giá rủi ro về hoạt động kinh doanh của khách hàng căn cứ vào các nội dungcơ bản sau:

- Tính chính xác, kịp thời đầy đủ của thông tin được sử dụng để thẩm định(thông tin do khách hàng, kiểm toán độc lập, bên thứ ba cung cấp; thời điểmxác định thông tin…).

- Mức độ rủi ro của ngành kinh tế, khu vực mà khách hàng đang hoạt độngbao gồm : tính chất của hàng hóa dịch vụ, các đối thủ cạnh tranh, thị trườngtrong nước và quốc tế, ảnh hưởng của cơ chế chính sách của nhà nước, củahội nhập toàn cầu hóa liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng…).

- Phân tích kết quả thực về lỗ, lãi.

- Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thẩm định khả năng tài chính

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong nhữngđiều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay Đối với khách hàng điều nàygiúp cho họ giữ được uy tín và cam kết đã thỏa thuận Đối với ngân hàng, khả năngtài chính của khách hàng giúp cho yên tâm hơn về khả năng trả nợ Thẩm định tàichính dựa vào báo cáo của những kỳ gần nhất và được đánh giá ở những nội dung

Trang 16

cơ bản sau:

- Tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của thông tin được sử dụng.

- Diễn biễn về giá trị thực của doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu thực có = Tổngtài sản sau khi trừ đi các khoản mục không có giá trị thực như: nợ khó đòi,hàng hóa mất phẩm chất… - Nợ ngắn hạn – Nợ dài hạn.

- Biến đổi cơ cấu nguồn vốn – sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp;

- Biến động về quy mô tài sản nợ, tài sản có, đặc biệt là các khoản mục: hàngtồn kho, các khoản phải thu, chi phí chờ kết chuyển…).

- Đánh giá về tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn

Diễn biến luồng tiền của khách hàng, các hệ số khả năng thanh toán, hệ sốkhả năng trả nợ.

Thẩm định tính khả thi – khả năng thu hồi nợ

Một khách hàng có tình hình tài chính tốt, đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tạichưa hẳn có tình hình tài chính và khả năng trả nợ tốt trong tương lai Khả năng trảnợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính khả thi của phương án kinh doanh.Các tiêu chí đánh giá có thể khái quát lại như sau:

- Thông tin được sử dụng để thẩm định phương án, dự án phải đảm bảo tínhchính xác, kịp thời đầy đủ.

- Lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh có thuộc đối tượng cần thận trọng xemxét cấp tín dụng hay không?

- Phương án dự án có thuộc ngành sản xuất kinh doanh truyền thống, có kinhnghiệm của khách hàng hay lĩnh vực hoàn toàn mới.

- Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách của nhà nước, địa phương tới dự án

Kinh nghiệm, năng lực và sự ràng buộc trách nhiệm của cá nhân/ tổ chứcthực hiện nghiên cứu, thẩm định, lập dự án, phương án.

Trang 17

- Việc chuẩn bị và bố trí nguồn lực thực hiện dự án.- Tính khả thi của phương án tài chính.

- Công tác nhân sự: quản lý, bố trí nhân sự ở các giai đoạn thực hiện, năng lựccủa người chịu trách nhiệm quản lý…

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện dự án, phương án.- Tổ chức thực hiện vận hành dự án.

- Tính ổn định sẵn có của thị trường các yếu tố đầu vào.- Việc sử dụng máy móc thiết bị, vận hành công nghệ.- Cách thức điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh…

- Khả năng mức độ chuyển hoán thành tiền của dự án, phương án.- Vòng đời của dự án phương án.

Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Là việc tổ chức cho vay áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sởkinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay Bảo đảm tíndụng có thể bằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảmbằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba Đánh giá tài sản đảm bảo dựa trên các tiêuchí sau:

- Nêu rủi ro từ việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.- Rủi ro từ hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro về giảm giá trị của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro về suy giảm khả năng thanh toán của bên bảo lãnh.

- Rủi ro về tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.(khả năng dễ chuyển hóa tàisản thành tiền).

- Rủi ro do sự thay đổi chính sách của nhà nước.

1.2.3 Rủi ro tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng1.2.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Trang 18

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi

khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dựkiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệpvụ tài chính nhất định

Theo uỷ ban Basel: Rủi ro tín dụng (RRTD) mà khách hàng vay hoặc bên đốitác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết.Cũng theo uỷ ban này, “Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ củangười giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kì sự viphạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xácđịnh là bất kì sự vi phạm nghiêm trọng nào đó với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trảnợ gốc và lãi”.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN (ngày 22 tháng 04 năm 2005) củathống đốc NHNN Việt Nam thì “ RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tíndụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhcam kết”.

Có thể nhận dạng RRTD ở 2 đặc tính:

(1) Biên độ rủi ro: thể hiện sự thiệt hại mà rủi ro gây ra.

(2) Tần số xuất hiện của rủi ro: thể hiện việc xuất hiện của rủi ro đó nhiềuhay ít, có quy luật hay không.

1.2.3.2 Bản chất rủi ro tín dụng

Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển các loại hình ngân hàng, cáctổ chức tín dụng cùng với tính đa dạng của các hoạt động và hình thức tín dụng đãtạo nên một thị trường tín dụng sôi động Nhưng điều này cũng chứa đựng nhiềuyếu tố rủi ro có thể xảy ra với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà khả năngngăn ngừa và chống đỡ rủi ro kém

Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong mọi hoạtđộng ngân hàng Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không

Trang 19

có khả năng hoàn trả được, không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ gốc và lãicho ngân hàng

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhấtcủa ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng Chúng ta biết rằng, tín dụng làquan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi giữa người có vốn vàngười thiếu vốn Tín dụng hoàn toàn khác với các nghiệp vụ tài trợ dạng cấp vốncủa Nhà nước cho doanh nghiệp Hoạt động tín dụng là hoạt động đa dạng, là mộtloại kinh doanh tiền tệ phức tạp Tính phức tạp của nó chính là đối tượng kinhdoanh, tức là tiền tệ, và ở đây tiền tệ đã bị tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sửdụng khi cho vay Cũng có người cho rằng, quyền cho vay là của ngân hàng vàquyền trả nợ "thực tế" là của người vay Chính vì vây, đòi hỏi ngân hàng phải tìmmọi cách để kiểm soát được khả năng trả nợ "thực tế" đó của khách hàng, ít nhấtcũng là dự tính, phán đoán khả năng, mức độ

Quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế bình đẳng giữa người cho vay và ngườiđi vay, là sự cam kết thoả thuận bằng các điều khoản thi hành, được thể hiện trongcác hợp đồng tín dụng Sự cam kết này chính là cơ sở pháp lý cơ bản để thực hiệncác nghĩa vụ của hai bên tham gia hoạt động tín dụng Nó là cơ sở pháp lý để thựchiện các bảo đảm tín dụng Bên cạnh đó, các bên tham gia hoạt động tín dụng cònnhững cam kết khác, bằng các hành vi hay năng lực kinh tế, thể hiện dưới các hìnhthức đảm bảo nợ vay, có thể bằng vật chất hay uy tín như các tài sản thế chấp, cầmcố, ký quỹ và bảo lãnh Thế nhưng, trên thực tế, mặc dầu các khoản tín dụng giữangân hàng và người vay đều được xác lập theo các điều khoản của hợp đồng tíndụng nhưng tình trạng vi phạm cam kết đó xảy ra khá phổ biến, kể cả trong trườnghợp người vay có năng lực tài chính để thực hiện các điều khoản cam kết đó Thậmchí, ngay cả trường hợp có đảm bảo nợ vay như thế chấp, cầm cố tình trạng rủi rotín dụng vẫn xảy ra, do tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay gặp rủi ro về giá trị vìnhững biến động về thời gian và thị trường Điều đó có nghĩa là, một khi còn cóhoạt động ngân hàng thì còn có rủi ro trong hoạt động tín dụng và buộc người taphải nghĩ đến việc dành một khoản tiền gọi là quỹ dự phòng để bù đắp khi có rủi roxảy ra

Trang 20

1.2.3.3 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch.

- Rủi ro danh mục được phân ra hai loại rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

 Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thểđi vay hoặc ngành kinh tế.

 Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một số kháchhàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địalý.

- Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ronghiệp vụ.

 Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo.

 Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay.

1.2.3.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

* Nguyên nhân khách quan

- Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động củamọi đối tượng tham gia vào nền kinh tế đó Kinh tế bị suy thoái, lạm phát sẽkhiến cho doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn, phá sản, không trả nợ đượccho ngân hàng; còn đối với cá nhân vay vốn sẽ bị thất nghiệp, thu nhập sútgiảm nên cũng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của quốc gia hay nền kinh tế khủng hoảng,đất nước có chiến tranh, thiên tai cũng làm cho các doanh nghiệp không kịp thayđổi, thích ứng với những điều kiện mới về môi trường kinh doanh từ đó gặp khókhăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và như vậy khoản tín dụng của ngânhàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.

- Do tình hình kinh tế, chính trị thế giới

Trang 21

Trong tình hình thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay,mọi tình hình biến động về kinh tế, chính trị ở bất cứ quốc gia nào, khu vực nàođều ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế, chính trị trong nước từ đó làm gia tăngnguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Do khách hàng không đủ năng lực pháp lý: nguời vay phải có đủ năng lựchành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng.

 Nhân cách, trình độ quản lý của khách hàng: đây cũng là nguyên nhânquan trọng trong việc dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, khách hàng có khảnăng trả nợ nhưng cố tình chây ì không có thiện chí trả nợ.

 Sử dụng vốn vay sai mục đích kém hiệu quả.

 Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. Quản lý vốn vay không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản. Khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Do ngân hàng tăng trưởng tín dụng mà không có sự kiểm soát chất lượngtín dụng: bỏ bớt các điều kiện tín dụng, thực hiện cho vay không đúngquy định, thiếu kiểm soát quản lý tín dụng trước, trong và sau cho vay. Phương tiện cho vay chưa được cơ cấu hợp lý: số lượng vốn vay thừa hoặc

thiếu so với nhu cầu dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mụcđích, kỳ hạn trả nợ không phù hợp với dòng tiền thu được của khách hànghoặc dòng đời dự án, thời hạn rút vốn, tài sản đảm bảo

 Do ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy độngvà nguồn vốn sử dụng: ngân hàng dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảođảm thanh toán từ đó sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàngcó nhu cầu rút vốn nhiều hoặc ngân hàng dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọngvốn, lãng phí trong sử dụng vốn.

Trang 22

 Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng nên không dự đoán được rủi rođối với một khoản vay.

 Ngân hàng đánh giá không đúng về đảm bảo (về tài sản thế chấp, cầm cốhoặc về người bảo lãnh).

 Do chuyên viên khách hàng, cán bộ lãnh đạo yếu hoặc thiếu chuyên môn,chủ quan về khách hàng cũ, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp.

1.2.3.5 Thiệt hại do rủi ro tín dụng

- Đối với ngân hàng

Rủi ro tín dụng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hộinhận được thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đólà vốn tự có của ngân hàng Bên cạnh đó, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốnhuy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quánhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửitiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả chongười gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, cóthể dẫn đến phá sản Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngcủa ngân hàng.

- Đối với nền kinh tế - xã hội

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chứctrung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho cáctổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyền sở hữu nhữngkhoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng Bởi vậy,khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợicủa những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng Tổn thất của các ngân hàng làm giatăng quan ngại về tài chính công như khả năng xảy ra sự đổ xô rút tiền ngân hàng“bank runs”.

Bên cạnh đó, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóacao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến nền kinh tế-xã hội Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở

Trang 23

một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dâychuyền đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng Từđó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội.

Rõ ràng, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, khônglường trước được đối với nền kinh tế-xã hội của một quốc gia.

1.2.3.6 Đo lường rủi ro tín dụng

Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTDnhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanhNH, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau.Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD Các mô hình này rấtđa dạng bao gồm cả định lượng và định tính Một số mô hình phổ biến sau:

Mô hình định tính - Mô hình 6C

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khảnăng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không Cụ thể bao gồm 6 yếu tốsau:

- Tư cách người vay (Character): Chuyên viên khách hàng phải làm rõ mục

đích xin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụnghiện hành của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đốivới KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trungtâm phòng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của

quốc gia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ

của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bánxthanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cần phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là

nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Trang 24

sách tín dụng theo từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của

luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mứcđộ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trìnhđộ phân tích, đánh giá chủ quan của chuyên viên khách hàng

Mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mô hình định lượng đểlượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấptín dụng Các mô hình thường được sử dụng là:

* Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

RRTD hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường đượcthể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu Những đánh giá này được chuẩn bị bởi mộtsố dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là nhữngdịch vụ tốt nhất.

Xếp hạngTình trạng

Moody’s Aaa Chất lượng cao nhất

Trang 25

DDD-D Không hoàn được vốn

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’sthì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard& Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó,chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư, còn cácloại chứng khoán bên dưới được khuyến cáo là không nên đầu tư Nhưng do cómối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoànvốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc NH chấp nhận đầu tư vào các loạichứng khoán này.

Tóm lại, NH đánh giá xác suất rủi ro của người vay, từ đó định giá các

khoản vay Việc này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay và chi phí thu thậpthông tin Các yếu tố liên quan đến quyết định cho vay của NH bao gồm:

- Các yếu tố liên quan đến người vay

Uy tín trả nợ: được thể hiện qua lịch sử trả nợ của KH, nếu trong

suốt quá trình vay, KH luôn trả nợ đúng hạn sẽ tạo được lòng tin với NH Cơ cấu vốn của KH: thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn vay/vốn tự có

Nếu tỷ lệ này càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.

Mức độ biến động của thu nhập: thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến khả

năng trả nợ của người vay, vì vậy thu nhập ổn định thường xuyên lâu dàisẽ hấp dẫn các NH hơn

Tài sản đảm bảo: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định

cho vay nào nhằm khuyến khích sử dụng vốn có hiệu quả đồng thờinâng cao trách nhiệm của người vay trong việc trả nợ cho NH.

- Các yếu tố liên quan đến thị trường

Chu kỳ kinh tế: chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của KH vay nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.Do đó, NH cần xem xét mối quan hệ giữa 2 chủ thể trên để xem xét chovay vào những điểm thích hợp, ít rủi ro nhất thời.

Mức lãi suất: mức lãi suất càng cao thường gắn với mức độ rủi ro cao.

Trang 26

* Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanhnghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTDđối với người vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 (1.1)

Trong đó,

X1 = Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sảnX2 = Hệ số lãi chưa phân phối/ tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản

X4 = Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán của tổng nợX5 = Hệ số doanh thu/ tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Z < 1,81 : KH có khả năng rủi ro cao1,81 < Z < 3 : Không xác định được

Trang 27

yếu tố thị trường cũng không được xét đến, đặc biệt là khi các điều kiện kinhdoanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục như hiện nay.Và có các nhân tố quan trọng nhưng cũng không được xét đến như: danh tiếng củaKH, mối quan hệ lâu dài với NH, … sẽ làm cho mô hình điểm số Z có những hạnchế nhất định.

*Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng liên quan đến KH sử dụng trong mô hình cho điểmtín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụthuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian côngtác Sau đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng ở các NH Mỹ.

STTCác hạng mục xác định chất lượng tín dụngĐiểm số

Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh- Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao)- Nhân viên văn phòng

- Sinh viên

Trạng thái nhà ở- Nhà riêng

- Nhà thuê hay căn hộ

Xếp hạng tín dụng- Tốt

- Trung bình

Kinh nghiệm nghề nghiệp- Nhiều hơn một năm- Từ một năm trở xuống

52

Trang 28

6 Điện thoại cố định

Số người sống cùng (phụ thuộc)- Không

- Một- Hai- Ba

Các tài khoản tại NH

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc- Chỉ tài khoản tiết kiệm

- Chỉ tài khoản phát hành séc

KH có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấpnhất là 9 điểm Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa KH có tín dụng tốtvà KH có tín dụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách tín dụng theo môhình điểm như sau:

Tổng số điểm của khách hàngQuyết định tín dụng

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng mang tính khách quan hơn, không tùy thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của chuyên viên khách hàng, rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng Tuy nhiên mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế – xã hội.

Trang 29

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín

dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơcấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chứctín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đãđược cơ cấu lại.

Hệ số nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ x 100% (1.2)

Hệ số nợ quá hạn = Dư nợ xấu

Tổng dư nợ x 100% (1.3)

Trang 30

Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; cáckhoản nợ khác theo quy định: do khách hàng có một trong nhiều khoản nợ vớiTCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khoản nợ khác cũng phảichuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng ; các khoản nợ mà TCTD có đủ khảcơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm và chủ động phânloại thành các nhóm rủi ro cao hơn.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời h ạnđã cơ cấu lại ; các khoản nợ khác theo quy định.

Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theothời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360

ngày; các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thờihạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; các khoản nợ khác theoquy định.

“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã

quá hạn.

“Nợ xấu”(NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 theo quy địnhtrên.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổchức tín dụng.

“ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánhgía khách hàng suy giàm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợpđồng tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc vàlãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

Bên cạnh đó, Quy định cũng nêu rõ, thời gian thử thách để chuyển khoản vayquá hạn về trong hạn là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với

Trang 31

khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay của khoảnvay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trường hợp một KH có nhiều hơn một khoản nợ với NH mà có bất kỳ khoảnnợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì NH buộc phải phân loại các khoảnnợ còn lại của KH đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độrủi ro Khi NH cho vay hợp vốn không phải với vai trò là NH đầu mối, NH khithực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của KH đóvào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của NH đầu mối và đánh giá của NH.

- Trích lập dự phòng rủi ro: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định,

trên cơ sở phân loại các khoản nợ theo 5 nhóm các NH phải trích lập dự phòng cụthể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, đồng thời trích lập dự phòngchung với tỷ lệ 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 để dựphòng cho những tổn thất chưa xác định Tuy nhiên việc phân loại nợ phải đượcNHNN chấp thuận và phải dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ có xem xét đếnđặc điểm hoạt động kinh doanh, đối tượng KH, tính chất rủi ro của khoản nợ từngNH.

1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel

Ủy ban Basel về giám sát NH là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giámsát hoạt động NH được thành lập năm 1975 bởi các Thống đốc NH Trung ươngcủa nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh vàMỹ) Ủy ban tổ chức các cuộc họp thường niên tại trụ sở NH thanh toán quốc tế(BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sỹ)

1.2.4.1 Nhận diện và phân loại rủi ro

- Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môitrường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhântừng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

- Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả cácdạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảngcâu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan

Trang 32

tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểuhiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòngchống rủi ro.

1.2.4.2 Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thấtkhi xảy ra rủi ro:

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủiro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra.

Đánh giá rủi ro khách hàng vay

- Hiệp ước Basel 2 cho phép NH lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và“xếp loại nội bộ” Về cơ bản có 2 công cụ là xếp loại tín dụng (Credit rating) đốivới KHDN và chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối với KHCN Về bản chất cả2 công cụ đều dùng để xếp loại tín dụng.

+ Chấm điểm tín dụng chỉ áp dụng trong hệ thống NH để đánh giá mức độ

RRTD đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân Chấm điểm tíndụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết trong Giấy đềnghị vay vốn cùng với các thông tin khác về KH do NH thu thập được nhậpvào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phầnmềm cho điểm Kết quả chỉ ra mức độ RRTD của người vay Hiệu quả kỹ thuậtnày cao, giúp ích đắc lực cho quản trị rủi ro đối với KH là cá nhân và doanhnghiệp nhỏ Vì đối tượng này không có báo cáo tài chính, hoặc không đầy đủ, thiếutài sản thế chấp, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếp cận NH.

+ Xếp loại tín dụng áp dụng đối với doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tài

chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại Áp dụngrộng rãi hơn, không những trong hoạt động NH, kinh doanh chứng khoán mà còntrong kinh doanh thương mại, đầu tư, …

- Tại các NH có thể khác nhau về cách thực hiện, tên gọi, chỉ tiêu đánh giá,nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ý của KH tronghoàn trả tiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết Từ đó xác định phầnbù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một KH cũng như để trích lập

Trang 33

dự phòng rủi ro Bao gồm 2 loại phân tích:

+ Phân tích phi tài chính: Sử dụng các mô hình như 6C, 5P, … Tuy tên

gọi các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng về bản chất, cách xem xét các yếu tố để cấptín dụng thì các mô hình trên đều tương đồng nhau

+ Phân tích tài chính: Đối với khoản vay của doanh nghiệp, thì ngoài các

yếu tố phi tài chính, NH còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năngtrả nợ của doanh nghiệp Đây là việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khảnăng quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh qua số liệu trong các báo cáo tàichính của doanh nghiệp tại thời điểm Một số chỉ tiêu phân tích tài chính thường ápdụng là: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu cânnợ; Nhóm chỉ tiêu doanh lợi, …

Tùy theo từng loại hình tín dụng mà NH quan tâm đến các chỉ số khác nhau:cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ, cho vay dài hạnthì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ Bên cạnh đó, tùy theo loại hìnhdoanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, …), loại hìnhkinh doanh (thương mại, sản xuất) để xây dựng nhóm tỷ số trung bình ngành, từđó có bước so sánh trong khi phân tích.

Tính toán tổn thất tín dụng: Theo Basel 2, các NH sử dụng hệ thống cơ sở

dữ liệu nội bộ để đánh giá RRTD, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, khảnăng tổn thất tín dụng:

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính dựa trên công thức sau:

EL: Expected Loss: Tổn thất tín dụng ước tính

PD: Probability of Default: Xác xuất không trả được nợ

EAD: Exposure at Default: Tổng dư nợ của KH tại thời điểm không trả được nợ

Trang 34

LGD: Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính

* PD: Để tính toán nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng phải

căn cứ trên số liệu dư nợ của khách trong vòng ít nhất là 5 năm, bao gồm các khoảnnợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được, dữ liệu đượcphân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàngcũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng

- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năngnghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng củangành, …

- Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệukhả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi,…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tínhxác xuất không trả được nợ của khách hàng

* EAD: Đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng.

Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng thì lại khá phức tạp Theothống kê của Basel thì tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xuhướng rút vốn vay xấp xỉ hạn mức được cấp

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bìnhquân

LEQ: Loan Equivalent Exposure: Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng

(LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân): Là phần khách hàngrút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân

Việc xác định LEQ có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ướclượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ Cơ sở xác địnhLEQ là các số liệu quá khứ Điều này gây khó khăn trong tính toán Chẳng hạnnhư, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường ít khi rơi vào trường hợp này, nên

Trang 35

khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng,tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức, … làm cho việc xác định LEQ trở nênphức tạp hơn.

* LGD gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khi khách

hàng không được trả nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán vàcác chi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sản thế chấp chi phícho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố

LGD = 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được

Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng thường rất cao hoặc rất thấp nênkhông thể tính bình quân Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định khảnăng thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợ là tài sản đảm bảo của khoảnvay và cơ cấu tài sản của khách hàng Ba phương pháp tính LGD là:

- Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường: Sử dụng khi các khoản tín dụng có

thể được mua bán trên thị trường Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất củamột khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó 1 thời gian ngắn sau khi nó đượcxếp vào hạng không trả được nợ Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thịtrường bằng phương pháp hiện tại hoá tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được củakhoản vay trong tương lai.

- Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả đượcnợ Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền tương lai, khoản thời gian dự kiến thu hồi

được luồng tiền và chiết khấu chúng Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vô cùng khó khăn

- Xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường

Tóm lại, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảmxuống, và tất yếu dẫn đến rủi ro tín dụng giảm.

Trang 36

Xác định tổn thất ước tính, NH sẽ thực hiện được thêm các mục tiêusau:

- Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ chuyên viênkhách hàng Để đánh giá khả năng của chuyên viên khách hàng, không những chỉcó chỉ tiêu dư nợ, số lượng KH mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng của cáckhoản tín dụng được cấp.

- Giúp NH xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việcchứng khoán hóa các khoản vay sau này Đây cũng là xu hướng hiện nay của cácNHTM, vì đây là công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trongquản lý danh mục đầu tư các khoản vay.

- Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp NH xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dựphòng RRTD Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một số ít NH có hệ thống xếp hạnghiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để phân loại nợ Việc xác định chínhxác tổn thất ước tính giúp việc trích lập dự phòng trở nên đơn giản, hiệu quả vàchính xác hơn rất nhiều.

- Xác định xác suất vỡ nợ (PD) giúp NH nâng cao được chất lượng của việcgiám sát và tái xếp hạng KH sau khi cho vay, hay tái xếp hạng KH.

1.2.4.3 Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từng loại rủi ro và tài trợ rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến

lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro Căncứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năngchấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảmmức độ thiệt hại, có nhiều lựa chọn:

- Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: vớinhững khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việcchấp nhận mức thiệt hại Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NH né tránh rủi robằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng

- Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro đặc

Trang 37

biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi rocũng như tổn thất Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủiro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.

Tài trợ rủi ro:

- Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ cácnguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra đểđảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh Tùy theo tính chất của từng loạitổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp:

+ Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NH có thể sử dụng nguồnvốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp.Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệ tríchlập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi của cổ đông làmgiảm uy tín của NH trên thị trường

+ Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NH phải dùng vốn tựcó làm nguồn dự phòng để bù đắp Nếu khả năng quản trị rủi ro yếu kém gây ramức tổn thất cao, vốn tự có của NH sẽ bị hao mòn, quy mô tài chính và khả năngcạnh tranh của NH sẽ bị ảnh huởng

- Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: Thamgia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

1.2.4.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống

Các dấu hiệu cảnh báo khoản tín dụng có vấn đề

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đóthường có một vài dấu hiệu báo động Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệubiểu hiện rất rõ ràng Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu củakhoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý chúng.Nhưng cần phải chú ý là: các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trìnhchứ không hẳn là tại một thời điểm, do vậy chuyên viên khách hàng phải biết cáchnhận biết chúng một cách có hệ thống Dấu hiệu của các khoản tín dụng có vấn đềcó thể xếp thành các nhóm sau:

Trang 38

Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hang

- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản củakhách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp một số dấu hiệu quan trọng gồm :

 Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối. Khó khăn trong thanh toán lương.

 Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoảntiền gửi.

 Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản.

 Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau.Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí.

 Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợkhi đến hạn

- Các hoạt động cho vay :

 Mức độ vay thường xuyên gia tăng.

 Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi. Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn. Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.- Phương thức tài chính :

 Sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dàihạn

 Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sưdụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả.

 Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu. Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu. Có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của

Trang 39

khách hàng

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục tiêu quản trị, điềuhành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.

- Cách thức quản lý của khách hàng có biểu hiện :

 Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm  Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham

gia quá sâu vào vấn đề thường nhật.

 Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, của chủ nợ. Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên. Lập kế hoạch xác định mục tiêu kém.

- Việc lập kế hoạch những người kế cận không đầy đủ.- Quản lý có tính gia đình.

- Có tranh chấp trong quá trình quản lý.- Có các chi phí quản lý bất hợp lý.

Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinhdoanh

- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàngcó tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; ban giám đốc cắt giảm lợinhuận để nhằm đạt được hợp đồng lớn.

- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi một sảnphẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.

- Sự cấp bách không thích hợp như: do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩmdịch vụ ra quá sớm; các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế; tạomong đợi trên thị trường không đúng lúc.

Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật và thương mại

Trang 40

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm.

- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới,mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh.

- Những thay đổi từ chính sách nhà nước: đặc biệt chú ý đến sự tác động của cacchính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động, môi trường.

- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa thay thế.

Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp báo cáotài chính.

- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy :

 Sự gia tăng không cân đối về tỉ lệ nợ thường xuyên. Khả năng tiền mặt giảm.

 Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có. Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp.

 Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán. Lượng hàng hoá tăng nhanh hơn doanh số bán.

 Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời gian thanh toán của các con nợđược kéo dài.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mô hình định lượng để lượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín  dụng - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
i ện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mô hình định lượng để lượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng (Trang 24)
KH có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
c ó điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm (Trang 28)
Hình 2.2: Khả năng sinh lời của Techcombank qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng) - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Hình 2.2 Khả năng sinh lời của Techcombank qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng) (Trang 50)
Bảng 2.2: Tình hình dưnợ cho vay tính đến 31/12/2010 của Techcombank - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Bảng 2.2 Tình hình dưnợ cho vay tính đến 31/12/2010 của Techcombank (Trang 51)
Bảng 2.3: Chất lượng dưnợ cho vay qua các năm - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Bảng 2.3 Chất lượng dưnợ cho vay qua các năm (Trang 51)
Bảng 2.4: Cam kết về thời gian xử lý hồ sơ tại RCC - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Bảng 2.4 Cam kết về thời gian xử lý hồ sơ tại RCC (Trang 62)
Bảng 2.5: Bộ chỉ tiêu hiệu quả công việc KPIs của RCC - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Bảng 2.5 Bộ chỉ tiêu hiệu quả công việc KPIs của RCC (Trang 63)
Bảng 2.6: Bảng đánh giá xếp hạng tín dụng cá nhân - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Bảng 2.6 Bảng đánh giá xếp hạng tín dụng cá nhân (Trang 64)
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm trước khi phê duyệt tập trụng - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm trước khi phê duyệt tập trụng (Trang 66)
Trước khi thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung: - LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
r ước khi thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung: (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w