1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

29 11,1K 33
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 464 KB

Nội dung

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Trang 1

BÀI BÁO CÁO NHÓM 6CHUYÊN ĐỀ 6

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNGTRUNG ƯƠNG

7.Triệu Phi Long 4074089

NỘI DUNG BÁO CÁOChương 1: Các loại chính sách tiền tệ

Chương 2: Các công cụ của chính sách tiền tệ.Mối quan hệ giữa cáccông cụ với nhau

Chương 3: Việc vận dụng các công cụ này vào tình hình thực tế ở ViệtNam trong thời gian qua và hiện nay

Chương 4: Sự liên quan giữa các chính sách tiền tệ quốc gia với đồngbản tệ và các đồng tiền khác

Chương 5:Vai trò của Ngoại hối trong việc thực thi chính sách tiền tệquốc gia

Chương 6: Tìm hiểu cõ chế điều hành tỷ giá của Trung Quốc hiện nay

Trang 2

CHƯƠNG 1

CÁC LOẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ1.Chính sách tài chính:

Chính sách tài chính (chính sách tài khóa) trong kinh tế học vĩ mô là chínhsách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.Chính sách tài chính cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách ổn định kinh tếvĩ mô quan trọng.

Hai nội dung quan trọng của chính sách tài chính quốc gia gồm:+ Chính sách tạo và sử dụng vốn trong nền kinh tế

+ Chính sách tạo cơ sở điều hòa thu nhập (thuế và chi ngân sách)

2 Chính sách tiền tệ:2.1 Khái niệm:

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý

hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mụcđích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt đượctoàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chính sách lưu thông tiền tệ baogồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thôngqua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổitrên thị trường ngoại hối.

Về nội dung chính sách tiền tệ gồm hai vấn đề:- Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu của chính sách.

- Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu.

2.2 Phân loại:

- Chính sách mở rộng tiền tệ: áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái,nạn thất nghiệp gia tăng Trong tình hình này, chính sách nớ lỏng tiền tệ làm tănglượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo côngăn việc làm cho người lao động.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ: áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá,đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng Chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảmlượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm để chống lạm phát

Trang 3

2.3 Những mục tiêu của chính sách tiền tệ:2.3.1 Mục tiêu về tiền tệ:

Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạtđược đó là:

- Điều hòa khối tiền tệ: là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng.Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khốitiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.

- Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát giá cả thiếu cơ sở vữngchắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ (M) còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ (V)tác động đến vật giá Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán haytổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong mộtkhoảng thời gian nhất định.

- Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Chính sách tiền tệ phải nhằm vào mụctiêu ổn định giá nói chung Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá điều cótác hại đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là biểu hiện của sự thăngtrầm kinh tế.

- Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởngđến sức mua của đông tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nềnkinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.

2.3.2 Mục tiêu kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế: sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: lãi suấtvà số cầu tổng quát Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suấtvà số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùnglà tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng củanền kinh tế Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinhtế thông qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.

Giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế:

+ Mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạnphát triển.

+ Điều tiết khối tiền tệ để đảm bảo vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tìnhtrạng ngưng trệ.

Trang 4

+ Sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lam phát có thểchấp nhận được.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ:

- Giảm lạm phát và thất nghiệp.- Ổn định giá cả.

- Điều chỉnh tỷ giá.

2.4 Các khó khăn của Chính sách Tiền tệ trên Thực tế:

Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn tiềm tàng đối với việc thực hiện chínhsách tiền tệ.

- Như chúng ta đã thấy, cung ứng tiền bao gồm cả các khoản tiền gửi ngân hàng,mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của ngân hàng trung ương, vàmột phần do quyết định của các hộ gia dình/doanh nghiệp và ngân hàng Do đó,sự thay đổi trong cung ứng tiền có thể không chính xác như ngân hàng mongmuốn.

- Thứ hai, có một loạt độ trễ trong việc thực thi chính sách tiền tệ, điều này cónghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách tiền tệ cho toàn bộnền kinh tế - điều này có thể đến quá trễ! Ví dụ, ngân hàng trung ương có thểgiảm lãi suất, nhưng các dự án đầu tư cần thời gian để xây dựng và thực hiện, vàcác nhà máy có thể không hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian mongmuốn.

- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả, và điều này có thể có tác độngcản trở đến chính sách tiền tệ Ví dụ, nếu chúng ta đạt đến mức có đầy đủ việclàm, một chính sách tiền tệ tăng lên sẽ làm tăng mức giá cả, và có ảnh hưởng nhỏđến GDP thực tế và mức giá.

Trang 5

CHƯƠNG 2

CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ MỐI QUANHỆ GIỮA CÁC CÔNG CỤ

1 Các công cụ của chính sách tiền tệ: Gồm có 6 công cụ

Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương

đối với các Ngân hàng thương mại Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàngthương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạocơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toáncủa họ.

- Ưu điểm: các khoản vay của ngân hàng trung ương đảm bảo thu về được.

- Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại.

Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô

hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan(cho vay) của các Ngân hàng thương mại

- Ưu điểm: NHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chứctín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế do đó NHTW cóthể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dựtrữ bắt buộc.

- Nhược điểm: Hạn chế khả năng sinh lời của đồng tiền.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương

mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấytờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại,từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mạidẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ

- Ưu điểm: NHTW tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc cácNHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng.

- Nhược điểm: Biện pháp này chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiềntrong lưu thông đều nằm tại các NHTM.

Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực

hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm

Trang 6

hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thụng, mà cú thể làm kớch thớch hay kỡm hómsản xuất.Cơ chế điều hành lói suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chớnhsỏch và giải phỏp cụ thể của Ngõn hàng Trung ương nhằm điều tiết lói suất trờnthị trường tiền tệ, tớn dụng trong từng thời kỳ nhất định.

- Ưu điểm: NHTW cú thể tỏc động trực tiếp đến cỏc dự ỏn đầu tư bằng cỏc điềukiện tớn dụng.

- Nhược điểm: Lói suất được ấn định cú thể khụng phự hợp với nền kinh tế, gõykhú khăn cho việc thực hiện cỏc dự ỏn đồng thời tớnh linh hoạt của thị trường tiềntệ sẽ bị suy giảm

Cụng cụ hạn mức tớn dụng: là 1 cụng cụ can thiệp trực tiếp mang tớnh

hành chớnh của Ngõn hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tớndụng của cỏc tổ chức tớn dụng Hạn mức tớn dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngõnhàng Trung ương buộc cỏc Ngõn hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tớndụng cho nền kinh tế

- Ưu điểm: Cú thể kế hoạch một cỏch chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thụng.- Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tỡnh hỡnh biến động và chỉ thực hiện đượctrong cơ chế kế hoạch húa tập trung.

Tỷ giỏ hối đoỏi: Tỷ giỏ hối đoỏi là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và

đồng ngoại tệ Nú vừa phản ỏnh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quanhệ cung cầu ngoại hối Tỷ giỏ hối đoỏi là cụng cụ, là đũn bẩy điều tiết cung cầungoại tệ, tỏc động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanhtrong nước Chớnh sỏch tỷ giỏ tỏc động một cỏch nhạy bộn đến tỡnh hỡnh sản xuất,xuất nhập khẩu hàng húa, tỡnh trạng tài chớnh, tiện tệ, cỏn cõn thanh toỏn quốc tế,thu hỳt vốn dầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giỏ khụng phải là cụngcụ của chớnh sỏch tiền tệ vỡ tỷ giỏ khụng làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưuthụng Tuy nhiờn ở nhiều nước, đặc biệt là cỏc nước cú nền kinh tế đang chuyểnđổi coi tỷ giỏ là cụng cụ hỗ trợ quan trọng cho chớnh sỏch tiền tệ

 Các công cụ CSTT đang áp dụng của NHNN Việt Nam

 Dự trữ bắt buộc

 Lãi suất (Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản) Chính sách tái cấp vốn.

 Hoạt động thị trờng mở Tỷ giá hối đoái

Trang 7

2 Mối quan hệ giữa các công cụ của chính sách tiền tệ:

Để hiểu rõ mối quan hệ này ta xem xét trường hợp Ngân hàng trung ương thựchiện chính sách Thắt chặt tiền tệ để giảm lượng tiền nội tệ đang lưu thông và tagiả sử NHTW thực hiện tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc khi đó lãi suất huy động củaNgân hàng tăng lên, như vậy người dân sẽ có xu hướng đi gởi tiền tiết kiệm ởNgân hàng thay vì đầu tư vào trái phiếu hay tín phiếu Mặt khác, theo diễn biếnđó lượng tiền mặt ngoài lưu thông sẽ giảm đi tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ vàlàm tỷ giá hối đoái giảm.

VD: Trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần

trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượngngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trườngchứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn

Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so vớiđồng Đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lạităng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệucho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn

Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoạitệ dự trữ phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung tiềnđồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thếgiới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tươngđương với gần 50.000 tỉ đồng được đưa vào lưu thông

Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giáđồng Việt Nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉquanh con số 16.000 như thời gian trước Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốcgia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinhtế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm tháng đầu năm chỉ số giá tiêudùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (WB 2007)

Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số6,5% trở nên khó khăn hơn Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất củaNgân hàng Nhà nước đang gặp thử thách

Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm2007, chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế Tăng dự trữ bắt buộc là giải

Trang 8

pháp được lựa chọn Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng ViệtNam từ 5% lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tươngđương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỉ Đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngânhàng Nhà nước.

Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạtđược gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hốiquốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cấttrong “két” nên chẳng có điều gì xảy ra cả!

Bất kì chính sách tiền tệ nào của ngân hàng trung ương cũng dẫn đến hậu quảnhất định và để giải quyết hậu quả đó NHTW thường chọn một gói chính sáchgồm nhiều công cụ và dĩ nhiên các công cụ này có mối liên hệ với nhau.

3 Một số điểm cần lưu ý khi vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệcùng một lúc:

Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ là việclàm bình thường, trên lý thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nàoquy định về vấn đề này Tuy nhiên, thị trường là nơi rất nhạy cảm và nó chính lànơi phản ánh sức sống của nền kinh tế.

Vì thế, cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đếnsự vận động của tiền tệ, trước khi vận hành phải quan sát kỹ diễn biến, dự kiếnđược những phản ứng có thể của thị trường để cân nhắc về loại công cụ sử dụng,về mức độ cần thiết, về liều lượng cũng như cách thức vận hành mỗi công cụ vàluôn tránh những giải pháp sốc - giải pháp có thể dồn các ngân hàng vào nhữngtình huống nguy hiểm.

 Lãi suất là công cụ linh hoạt, đáng được cân nhắc để sử dụng nhất.Cóthể nói, trong các loại lãi suất thì lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ phát ra tínhiệu phù hợp nhất, lãi suất này không chỉ chịu sự chi phối của cung cầu vốn màcòn chịu ảnh hưởng, tác động của lãi suất chỉ đạo phát ra từ NHNN: lãi suất táicấp vốn, lãi suất chiết khấu Lãi suất thị trường liên ngân hàng đặc biệt phát huytác dụng trong điều kiện khó khăn về thanh khoản của các NHTM.

 Thay đổi quan điểm về chi phí phải trả cho việc điều hành chính sáchtiền tệ Để đạt được mục tiêu đặt ra kể cả mục tiêu của chính sách tiền tệ trongtừng thời kỳ đều có những cái giá phải trả - đó là những chi phí, những tốn kém

Trang 9

cần thiết Không thể đơn giản cho rằng dự trữ bắt buộc thì không phải trả lãi suấthay mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nhất thiết phải có chênh lệch(lợi nhuận) Việc điều chỉnh tăng lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thời gian gầnđây cũng là sự thay đổi đáng kể về quan điểm Còn đối với công cụ thị trườngmở, khi thực hiện việc mua bán giấy tờ có giá trên thị trường này cũng chính làlúc NHNN thực hiện việc sử dụng công cụ thị trường mở để đạt mục tiêu củachính sách tiền tệ chứ không phải để kinh doanh, vì thế, trong nhiều tình thế bắtbuộc, NHNN phải sử dụng cơ chế giá để điều tiết bằng cách đặt giá cao lên đểmua cho được - nếu muốn phát hành tiền vào lưu thông và ngược lại, định giáthấp xuống để bán cho được - nếu muốn hút tiền từ lưu thông về Như vậy, mặcdù là người định giá nhưng có lúc NHNN cũng vẫn phải mua giá cao và bán giáthấp - đó là một loại chi phí buộc phải trả.

 Ngoại tệ mua vào cần phải được sử dụng có hiệu quả Ngoại tệ cầnphải được tập trung vào tay Nhà nước để sử dụng hiệu quả cho những nhu cầuchính đáng của quốc gia và hạn chế tình trạng đôla hoá nền kinh tế, cho nên dùkhông hành chính hoá vấn đề này, song, nếu doanh nghiệp, cá nhân nào có nhucầu bán ngoại tệ là ngân hàng không được từ chối Tất nhiên, NHTM thì mua củadoanh nghiệp, của dân; NHNN thì mua lại của các NHTM Việc làm đó đồngnghĩa với phát hành tiền vào lưu thông, vấn đề sẽ trở nên bình thường nếu nhưnguồn ngoại tệ được sử dụng một cách có hiệu quả, tạo ra nguồn hàng đảm bảosự cân đối với số lượng VND đã phát ra Vì thế, một mặt, khi phát hành tiềnđồng mua ngoại tệ phải luôn đi kèm với giải pháp hút tiền đồng về - sử dụngcông cụ thị trường mở, công cụ lãi suất Ngoài ra, vấn đề quản lý quỹ dự trữngoại hối của Nhà nước cũng phải được quan tâm, phải tập trung về một mối đólà NHNN - đại diện cho Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ Ngoạitệ là của quốc gia, không vì lợi ích riêng mà để phân tán rải rác gây khó khăn choviệc điều hành chính sách tiền tệ và cũng cản trở việc quản lý và sử dụng chúngmột cách hiệu quả.

Trang 10

CHƯƠNG 3

VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ NÀY VÀO TÌNH HÌNH THỰC TẾCỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY1 Chính sách tiền tệ của NHTW trong thời gian qua:

Giai đoạn từ 1998 đến 2007: để đạt mục tiêu tăng trưởng - mục tiêu được

xếp hàng đầu trong nhiều năm liền, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng liên tụctheo hướng: lãi suất ổn định (từ 01/12/2005 - 01/02/2008, lãi suất cơ bản luôn giữở mức 8,25%/năm), tỷ giá cũng ổn định nhưng tín dụng thì mở rộng Trong thờigian 10 năm, từ năm 1998 đến hết năm 2007, bình quân tốc độ tăng trưởng tíndụng hàng năm khoảng 25%, riêng năm 2007, con số này đạt kỷ lục (cao nhấttrong 10 năm) là 37,8% Bên cạnh họat động tín dụng, tiền còn được đưa vào lưuthông qua đường chi tiêu ngân sách, thu mua ngoại tệ… Vì vậy, đã đẩy tổngphương tiện thanh toán mỗi năm tăng thêm hơn ¼ số tiền của năm trước (từ 1996đến hết năm 2007 tổng phương tiện thanh toán tăng thêm bình quân năm là26,2%, riêng năm 2007 con số này là 37%) trong khi bình quân mỗi năm GDPchỉ tăng lên khoảng 7,2% (GDP từ 1997 đến hết năm 2007 tăng bình quân nămlà: 7,2%) Suốt khoảng thời gian dài, khoảng cách giữa tốc độ tăng tổng phươngtiện thanh toán và tốc độ tăng GDP luôn ở mức trên dưới 20%, mà trong đó, tốcđộ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn ở biên độ cao hơn so với GDP Qua đócho thấy, cũng trong suốt thời gian ấy, rất nhiều tiền đã được đưa vào lưu thôngnhưng đã không tạo ra một lượng GDP tương ứng Mà có lẽ thị trường bất độngsản, thị trường chứng khoán trong những năm qua đã trở thành kênh dẫn cholượng tiền đó và vì thế, cho đến khi hai thị trường này bị thắt lại, lượng tiền thừathực sự phát huy tác dụng - nếu không lạm phát mới là hiện tượng lạ (thị trườngbất động sản bắt đầu phát triển từ những năm 1997, 1998 và mạnh mẽ nhất vàonăm 2007 Còn thị trường chứng khoán mới có sức hút tiền trong khoảng 3 nămgần đây)

Trang 11

Biều đồ: Tốc độ tăng cung tiền và GDP của 3 nước, lấy mốc năm 2004bằng 100%, cung tiền đo bằng M2

Nguồn: Website của NHNN

Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi (tính từ đầu năm 2005 cho đến hếttháng 6/2007), GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền lên đến 110%.Trong cùng một khoảng thời gian, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mứccung tiền chỉ tăng 50% Chênh lệch này ở Thái Lan hầu như không đáng kể.

Hai quý đầu của năm 2008: cùng với những bất ổn trên thị trường tài

chính thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp Giácả tăng cao, cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thịtrường hàng hoá Việt Nam có hiện tượng “bốc hoả” về giá So với tháng 12 năm2007, giá tiêu dùng tăng 17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây.Trong đó đáng quan tâm nhất là hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm: lươngthực tăng 59,44%, thực phẩm tăng 21,83%, đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát bìnhquân 6 tháng đầu năm lên mức 2,86%/tháng Đến cuối tháng 6, chỉ số lạm pháttuy có tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều nămtrước (2,14%).

Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ba công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộcvà thị trường mở được sử dụng đồng thời cùng với những quy định siết chặt thịtrường chứng khoán, thị trường bất động sản… đã tác động mạnh đến thị trường.Và phản ứng của thị trường cũng thật mạnh mẽ: các hoạt động cho vay gần nhưco cụm lại, lãi suất tăng vọt, luồng tiền gửi trở nên bất ổn, thị trường bất độngsản đang ở trong cơn sốt bỗng đóng băng và trở nên lạnh giá, thị trường vàng nhưcon ngựa bất kham, giá cả hàng hoá thì tăng vọt… Chính sách tiền tệ bộc lộ thậtrõ sức mạnh của nó.

 Những dấu mốc đáng ghi nhớ trong việc sử dụng các công cụ để điềuhành chính sách tiền tệ vào những tháng đầu năm 2008:

Trang 12

- Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1% (Quyết định187/QĐ-NHNN).

- Ngày 30/01/2008, điều chỉnh tăng các loại lãi suất: Lãi suất cơ bản tăng0,5%, tái cấp vốn tăng 1,0%, lãi suất chiết khấu tăng 1,5% (Quyết định 305/QĐ-NHNN).

- Ngày 13/2/2008, thông báo về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, thựchiện vào ngày 17/3, với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạnlà 364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm (Quyết định 346/QĐ-NHNN).

Cả ba giải pháp trên đều hướng tới mục tiêu rút bớt tiền trong lưu thôngvề Các giải pháp sau đó cũng không kém phần quyết liệt Theo Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008, lãi suất cơ bản sau 25 tháng giữ ổn định ở mức8,25%/năm tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm Sau hơn 3 thángthực hiện, đến 19/5/2008, lãi suất cơ bản vọt lên 12%/năm và chưa đầy 1 thángsau, ngày 11/6/2008, Quyết định 1317/QĐ-NHNN của NHNN đã nâng thêm 2%đưa lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm.

Bảng 1: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 12/2005 - đếntháng 6/2008

Lãi suấtQuyết địnhNgày thực hiện

14%/năm1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/200811/06/200812%/năm1099/QĐ-NHNN ngày 16/5/200819/05/20088.75%/năm305/QĐ-NHNN ngày 30/1/200801/02/20088,25%/năm1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/200501/12/2005

Nguồn: Website của NHNN

Trong điều kiện tiền quá nhiều trong lưu thông thì việc sử dụng các côngcụ chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền thừa là hoàn toàn đúng xét cả về lýthuyết lẫn thực tiễn Sự can thiệp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)cho thấy được chính kiến cũng như sự quyết tâm của toàn hệ thống ngân hàngtrong việc kiềm chế lạm phát Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng thực sự các NHTMđã phải trải qua những tháng ngày (đặc biệt là trong tháng 2, tháng 3) cực kỳ khókhăn về thanh khoản và luôn nằm trong tình trạng “nguy cơ” Chiến dịch lãi suấtcủa các ngân hàng giai đoạn này đã tạo nên một dấu ấn khá sâu đậm Có lẽ mãisau này người ta cũng không thể quên được cảnh tượng “tháo chạy” của kháchhàng khỏi ngân hàng có lãi suất thấp và dòng người xếp hàng bất chấp thời gian

Trang 13

trước những ngân hàng có lãi suất cao để gửi tiền vào Chỉ trong khoảng thờigian vài ngày, có ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi từ 15%/năm lên 19%/năm, lãisuất cho vay được đẩy lên đúng với lãi suất tối đa 21%/năm ở hầu hết các ngânhàng Cũng giai đoạn này, đã nảy sinh nhiều vấn đề trong việc tìm cách giữ chânngười gửi tiền và qua đó mới thấy khách hàng gửi tiền quan trọng cỡ nào Lãisuất không chỉ là vấn đề trên thị trường giữa ngân hàng và khách hàng (thịtrường I) mà nó còn diễn ra không kém phần quyết liệt chính giữa các ngân hàngvới nhau (thị trường II).

Sự bình ổn trở lại được bắt đầu vào quý III năm 2008 Những ngày đầu

quý III, nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởngkinh tế giảm dần, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản vẫn đang trongtình trạng “ngủ đông”, thị trường tiền tệ thì diễn biến phức tạp, sản xuất kinhdoanh thì chật vật bởi lãi suất cao, chi phí nguyên liệu cũng cao… Tuy nhiên, chỉsố lạm phát tháng 7 được công bố ở mức 1,13% - mức thấp nhất so với các thángtrước - đã làm cho tình hình dịu đi Và hy vọng về sự sáng sủa của bức tranh kinhtế đã bắt đầu le lói khi chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảm dần, tháng 8là 1,56%; đến tháng 9 chỉ còn 0,18%; tháng 10 giá cả bắt đầu có xu hướng giảm(âm 0,19%); sang tháng 11, chỉ số giá cả giảm với mức độ sâu hơn (âm 0,76%)và tháng 12/2008 - tháng cuối cùng năm 2008, chỉ số giá cả vẫn tiếp tục giảm Cuộc chạy đua lãi suất cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại sau một loạt các quyếtđịnh của NHNN trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.

- Lãi suất cơ bản giảm xuống từ 14%/năm còn 8,5%/năm

Bảng 2: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản 6 tháng cuối năm 2008

Trang 14

Nguồn: Website của NHNN

- Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng lên: 3,5%/năm; 5%/năm; 10%/năm, sau đó giảm nhưng với tốc độ giảm chậm.

Bảng 3: Những dấu mốc thay đổi lãi suất DTBB năm 2008

Lãi suất DTBBQuyết địnhNgày thực hiện

8,5%/năm3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/200822/12/20089%/năm2950/QĐ-NHNN ngày 3/12/20085/12/200810%/năm2321/QĐ-NHNN ngày 20/10/200821/10/20085,0%/năm2133/QĐ-NHNN ngày 25/9/200801/10/20083,5%/năm1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/200801/9/2008

Nguồn: Website của NHNN

- Tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn (Quyết định 2317 ngày20/10/2008); biên độ tỷ giá được nới lỏng từ +/- 1% lên +/-2% (Quyết định 1436ngày 26/6/2008), từ +/- 2% lên +/- 3% (Quyết định 2635 ngày 6/11/2008); giảmtỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống còn 8%/năm (Quyết định 2811 ngày20/11/2008), 8% xuống còn 6% (Quyết định 2951 ngày 03/12/2008), đến19/12/2008 còn 5% (Quyết định 3158) và các loại lãi suất chiết khấu, lãi suất táicấp vốn cũng được hạ xuống… Bên cạnh đó, tín hiệu cho vay kinh doanh chứngkhoán, cho vay bất động sản cũng được phát ra…

Tất cả những quyết định trên đều hướng đến việc tăng thêm khả năng chocác NHTM trong việc mở rộng “hầu bao” cho vay đối với nền kinh tế Ngay sauđó, mặt bằng lãi suất mới được thiết lập, các NHTM đồng loạt giảm lãi suất.Ngày 01/12, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thiết lập mặt bằng lãi suất mới vớimức thấp nhất là 11,4%/năm; ngày 05/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn cũng công bố lãi suất thấp nhất của mình là 11%/năm; ngày 10/12,NHTM Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp, ngắn

Lãi suất CBQuyết địnhNgày thực hiện

8,5%3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/200810%2948/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 05/12/200811%/năm 2808/QĐ NHNN ngày

20/11/2008 21/11/200812%/năm2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 05/11/200813.0%/năm2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/200814%/năm1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 11/06/2008

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w