Luận Văn: Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ươngx
Lời mở đầuLý do nghiên cứu đề tàiBất cứ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào, mục tiêu cao cả nhất là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Mà tiền lương là một khoản chi phí của doanh nghiệp. Để khoản chi phí này thấp nhất nhưng mang lại sử dụng có hiệu quả cao nhất, thì công tác trả công lao động có vai trò vô cùng quan trọng. Trả lương có hiệu quả sẽ vừa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, giảm thiểu chi phí, vừa thúc đẩy tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế hiện này trong các doanh nghiệp Việt Nam, hình thức trả lương góp phần quan trọng trong hiệu quả của công tác trả lương. Tuy nhiên do còn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, nên các hình thức trả lương còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và chưa hiệu quả, tiền lương còn thấp, chưa phản ánh đúng giá trị mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp dẫn tới những khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp. Tiền lương là một vấn đề rất được quan tâm chú ý bởi vai trò và tầm quan trọng của nó. Nó là nguồn thu nhập chủ yếu để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nuôi sống bản thân và gia đình của người lao động. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương, qua việc nghiên cứu, tìm đọc tài liệu về quá trình hình thành, phát triển, các báo cáo kinh doanh,em thấy các hình thức trả công (lương) tại Công có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. Do đó, em xin chọn đề tài “Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ương” để làm chuyên để thực tập.Mục đích nghiên cứuTừ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hình thức trả lương trong Công ty từ đó tìm ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến các hình thức trả lương, để các hình thức này thực hiện trong thực tế có hiệu quả hơn.Đối tượng nghiên cứuCác hình thức trả lương đang đựơc áp dụng hiện nay đối với người lao động thuộc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Phạm vi nghiên cứuThời gian: Nghiên cứu các hình thức trả công (lương) của Công ty trong giai đoạn từ 2004 đến 2006Không gian: - Văn phòng công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương - Các Chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương Phương pháp nghiên cứuNgoài phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Chuyên đề thực tập còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu từ Văn phòng, Chi nhánh của Công ty. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và so sánh nhờ sự giúp đỡ của các chương trình xử lý số liệu trên máy vi tính.Trong quá trình thực hiện Chuyên đề, em đã được sự giúp tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Vũ Thị Uyên cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, thu thập số liệu và nghiên cứu các tài liệu song do thời gian, trình độ đặc biệt là kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong sự đóng góp ý kiến của Cô giáo đề em hoàn thiện Chuyên đề này.Em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo và các cô, anh, chị đã giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành Chuyên đề này của mình.Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG(LƯƠNG) TRONG CÁC DOANH NGHIỆPI. Bản chất của tiền công(lương) trong các doanh nghiệp1. Khái niệm về tiền công (lương)Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO)Tiền lương: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường là trả theo thàng hoặc theo nửa thángTiền công : Là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động ( chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định), được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế.Theo giáo trình Tiền lương - Tiền công thì:Tiền lương danh nghĩa : Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp. Trên thực tế mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩaTiền lương thực tế: Là số tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định.2.Các chức năng cơ bản của tiền lươngTrong nền kinh tế thị trường, tiền lương có các chức năng cơ bản sau:Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương là giá cả sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động.Chức năng tái sản xuất sức lao động : Trong qúa trình lao động, sức lao động bị hao mòn dần cùng với qúa trính tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Cho nên tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động phải bao gồm những tư liệu sinh hoạt cho họ và cho con cái họ. Chức năng kích thích : Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người lao động. Do vậy tiền lương là động lực rất quan trọng để họ không ngừng nâng cao kiến thức, và tay nghề của mình.Chức năng bảo hiểm, tích luỹ : trong hoạt động lao động của người lao động không những duy trì được cuộc sống hàng ngày , mà còn dành lại một phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro, bất trắc trong đời sống.3. Nguyên tắc tổ chức trả lương3.1.Yêu cầu tổ chức trả lương• Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động;• Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động;• Tiền lương được trả phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động;• Tiền lương phải được trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc;3.2.Nguyên tắc tổ chức trả lương• Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động;• Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân;• Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân; 4.Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong nền kinh tế thị trườngThị trường lao động : Tình hình cung cầu trên thị trường, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng ngây ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và giữ gìn người lao động có trình độ;Bản thân công việc: Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến các hình thức trả công, mức tiền lương của người lao động trong tổ chức. Các doanh nghiệp rất chú trọng tới giá trị thực từng công việc cụ thể. Những yếu tố thuộc về công việc cần phải xem xét tuỳ theo đặc trưng nhất cần phân tích và đánh giá cho mỗi công viêc là: Kỹ năng, trách nhiêm, sự cố gắng, điều kiện làm việc. Bản thân nhân viên: Cá nhân ngươi lao động là yếu tố có tác động rất lớn tới việc trả lương. Mức tiền lương, tiền công tuỳ thuộc vào sự hoàn thành công việc của ngưòi lao động như trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung thành. tiềm năngII.Các hình thức trả công(lương)1.Hình thức trả công (lương) theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. Thực chất của hình thức này là trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm.- Công thức tínhLtt = Mcb*TttTrong đó: Ltt : Tiền lương theo thời gian Mcb: Mức lương tương ứng với các cấp bậc trong thang lương, bảng lương; Ttt : Thời gian làm việc thực tế - Điều kiện áp dụng: Để nhận được mức tiền công cho một công việc nhất định, người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước- Phạm vi áp dụng:+ Công chức, viên chức;+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;+ Những người thực hiện quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh;+ Công nhân sản xuất làm những công việc không thể định mức lao động, hoặc do tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ khó đảm bảo chất lượng, chẳng hạn công việc sửa chữa, KCS, công việc sản xuất hay pha chế thuốc chữa bệnh; - Ưu điểm:Dễ hiểu, dễ quản lý, dễ hạch toán và quản lý chi phí.- Nhược điểm: tiền công mà người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một chu kỳ thời gian cụ thể.- Các hình thức trả lương theo thời gian:+ Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản+ Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng1.1. Hình thức trả công theo thời gian đơn giảnHình thức trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việc thực tế của họ.- Phạm vi áp dụng : • Khu vực hành chính sự nghiệp• Công việc khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc- Phân loại: • Hình thức trả lương tháng• Hình thức trả lương ngày 1.2.Hình thức trả lương theo thời gian có thưởngHình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp của hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hính thức thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt được chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định.- Đối tượng áp dụng• Những bộ phận sản xuất, công việc chưa có điều kiện trả lương theo sản phẩm;• Công việc đòi hỏi độ tính chính xác cao;• Công việc có trình độ cơ khí hoá, tự động hóa cao.- Công thức tínhLtt = Mcb*Ttt + Tthưởng Trong đó: Ltt :Tiền lương theo thời gian Mcb : Mức lương tương ứng với các cấp bậc trong thang lương, bảng lương; Ttt : Thời gian làm việc thực tế Tthưởng: Tiền thưởngTiền thưởng được xác định dựa vào hiệu quả làm việc xuất sắc của người lao động, số sản phẩm hoàn thành vượt mức và hiệu xuất sử dụng thời lao động cao.2. Hình thức trả lương theo sản phẩmHình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (dịch vụ) mà họ đã hoàn thành.Trong hình thức này, tiền lương của người lao động nhận được nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đơn giá của sản phẩm, số lượng, chất lượng, số lượng sản phẩm được nghiệm thu hay khối lượng công việc đã hoàn thành.- Đối tượng áp dụng: Áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao động sản xuất trực tiếp -Công thức tính: LSP = ĐG*QttTrong đó: LSP: Tiền công ĐG: Đơn giá Qtt: Số lương sản phẩm thực tế- Điều kiện áp dụngPhải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xácPhải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việcPhải tổ chức và nghiệm thu sản phẩm chặt chẽPhải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về tiền lương- Ưu điểm: • Tăng cường, khuyến khích tạo ra động lực lao động• Giúp cho việc quản lý đơn giản hơn• Tăng cường sử dụng thời gian làm việc triệt để và có hiệu quả hơn- Nhược điểm: • Nó có thể dẫn đến tình trạng chất lưỡng sản phẩm không đảm bảo• Sử dụng nguyên, nhiên vật liệu không tiết kiệm• Sử dụng máy móc thiết bị không hợp lý 2.1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhânHình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) mà người lao động.- Phạm vi áp dụng: Đối với công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách độc lập riêng biệt- Công thức tính TLSPi = ĐG*QiTrong đó:- TLSPi : Tiền lương sản phẩm của công nhân i - ĐG: Đơn giá tiền lương - Qi: sản lượng(hoặc doanh thu) của công nhân i trong một thời gian xác định (ngày, tháng .)- Ưu điểm: chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu; gắn tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân. Từ đó khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động.- Nhựơc điểm: Nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý người lao động ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong một số trường hợp, họ chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm.2.2. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thểChế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể người lao động hoàn thành và đơn gía tiền lương của một đơn vị hay một đơn vị công việc trả cho tập thể.- Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với những công việc hay sản phẩm không thể tách rời từng chi tiết để giao cho từng người mà phải có sự phối hợp một nhóm công nhân cùng thực hiện- Công thức tính: QLini∑=1= ĐG hoặc ĐG = ∑=niLi1 x Ti hoặc ĐG = L x T Trong đó : ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm tập thể ∑=niLi1: Tổng lương cấp bậc của cả nhómQ: Mức sản lượng của cả nhómLi : Lương cấp bậc của công việc bậc iTi : Mức thời gian của công việc bậc in : số công việc trong tổL : Lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổT : Mức thời gian của sản phẩm- Ưu điểm: Nâng cao ý thức trách nhiệm trước tập thể, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân trong tổ nhóm, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ.- Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ. Do đó, ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. 2.3. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếpHình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ phụ trợ như công nhân điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm .căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính.- Đối tượng áp dụng: Đối với những công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều tới kết quả hoạt động của công nhân chính.- Công thức tính: ĐG = QML*Trong đó - ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp- L : Lương cấp bậc của công nhân phụ [...]... của Công ty trên thị trường Trong Công ty, nếu tiền lương được trả công bằng và cao hơn mức lương trên thị trường thì sẽ có tác dụng thu hút và giữ gìn người lao động gắn bó với Công ty CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG I Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công. .. Xà phòng lượng 01 01 01 03 01 01 sử dụng 6 tháng 6 tháng 1 năm 1 tháng 6 tháng 6 tháng 04 0,25 01 01 01 03 01 06 0.25 01 01 01 01 03 02 06 0.25 01 01 01 01 03 06 0.25 1 tháng 1 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 năm 1 tháng 1 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 năm 1 tháng 1 tháng 1 tháng 1 tháng 6 tháng 6 tháng 1 năm 6 tháng 1 tháng 1 tháng 1 tháng - Công tác phụ cấp độc hại Dù Công ty đã trang bị... doanh nghiệp Đến tháng 06/2006 Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương Tên gọi: Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương Tên giao dịch quốc tế: Central Plant Protection Joint-Stock Company No .1 Tên viết tắt: PSC .1 Trụ sở chính: 14 5 Hồ Đắc Di, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 84-4-8572764 Fax: Tài khoản: 84-4-85727 51 1 012 0 010 016 1 tại Chi nhánh Tây Hà Nội – Ngân... Công ty Cổ phần BVTV 1 TW 1. 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty vật tư bảo vệ thực vật I được thành lập ngày 26 /10 /19 85 theo quyết định sớ 403/NN/TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ngày 24/02/2004 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có Quyết định số 415 /QĐ/BNN-TCHC cho phép Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 tiến hành cổ phần. .. của Công ty và các cơ sở trực thuộc luôn kém hiệu quả Thực hiện quyết định của Đảng ngày 13 /05 /19 89 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra quyết định số 403/NN/TCCB/QĐ tách bộ phận cung ứng vật tư thuốc bảo vệ thực vật trực thuộc bảo vệ thực vật để thành lập Công ty vật tư Bảo vệ thực vật Từ năm 19 92 đến nay, Công ty có sự thay đổi lớn trong tổ chức quản lý và có nhiều tiến bộ trong phương thức. .. yên tâm công tác, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân Bảng: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại các phân xưởng sản xuất thuốc BVTV SốTT Tên nghề, công việc Danh mục trang bị ĐV Số Thời gian 1 Pha chế, phun thuốc bảo vệ thực vật 2 Chế biến phôi liệu thuốc bảo vệ thực vật 3 Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật 4 Xúc, rửa chai lọ, vật đựng, chức thuốc bảo vệ thực vật tính... T1 + T2 23 x 2.74 x 450000 23 T1 = + (450000 x 0.2) = 1, 323,000 (đồng) T2 = 1. 80 x 1. 0 x 0.8 x 20000 x 23 = 662,400 (đồng) (K1) (K2) (K3) (M) (N) Vậy : Tổng số tiền lương của Ông Trần Văn A nhận được trong tháng 3 là: T = T1 + T2 = 1, 323,000 + 662,400 = 1, 985,400 (đ ) 1. 4 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 1. 4 .1. .. cộng 9 5 5 4 4 1 3 5 0 0 6 0 12 14 5 9 3 13 5 5 10 11 4 6 3 12 4 3 2 3 1 3 0 1 1 2 4 5 2 4 1 6 0 2 2 1 1 4 0 2 4 2 6 8 2 1 2 8 1 1 5 6 3 3 11 6 4 6 1 3 84 1 0 2 0 32 2 4 1 1 51 0 2 2 0 21 3 3 0 2 44 Nhìn vào bảng thống kê nhân lực của Công ty ở trên ta thấy số lượng lao động ở bộ phận khối văn phòng là 33 lao động chiếm hơn 28.5% tổng số lao động của Công ty, ta thấy rằng số lượng này là tương đối phù... chế trả lương nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và vai trò của tiền lương đối với Công ty và người lao động Hiện nay, Công ty đang áp dụng quy chế trả lương được xây dựng từ năm 2000 Để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, Công ty áp dụng đồng thời hai hình thức trả lương chủ yếu là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm 1 Hình thức trả lương theo thời gian 1. 1 Đối... 2004 10 8,040,030,500 10 2,638,028,975 93,500,000,000 9 ,13 8,028,975 3, 215 ,002 ,12 0 4, 214 ,547, 512 2004 2,407,990, 815 3,070,6 51, 952 350,256,458 7,537,378,568 0% 7,537,378,568 Bảng 4 .1 2005 11 2 ,10 2,040,500 10 6,496,938,475 95,550,000,000 10 ,946,938,475 4,356,254 ,10 2 5,452,4 51, 362 2005 3,588,000,000 3,364,000,000 462,354, 214 8,552,587,225 0% 8,552,587,225 2006 12 0,905,042,070 11 4,859,789,967 10 2,000,000,000 12 ,859,789,967 . với Công ty. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG.I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bảo vệ thực. gian: - Văn phòng công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương - Các Chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương Phương