Đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN trong xu thế hội nhập.DOC (Trang 35 - 38)

2. Lãi suất cho vay bình quân

2.3 Đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

nay.

Giữ được ổn định vĩ mô, ổn định tỷ giá điều chỉnh lãi suất phù hợp để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Huy động được vốn đầu tư bù đắp sự giảm sút vốn đầu tư nước ngoài, đáp ứng nhu cầu dầu tư của Nhà nước, đáp ứng đủ ngoại tệ để đàu tư những dự án trọng điểm với lãi suất thấp hơn lãi suất quốc tế.

Ổn định lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn cho phát triển kinh tế trong bối cảnh cơ sở vật chất tự có còn rất hạn chế.

Dư nợ tín dụng tăng mạnh và tỷ trọng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh cũng được cải thiện đáng kể.

Việc cho ra đời và vận hành một chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiền trong nền kinh tế thị trường là một bước ngoặt trong lịch sử điều hành và thể hiện quá trình đổi mới hệ thống tiền tệ ngân hàng trong thời gian qua.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

Tỷ lệ lạm phát biến động không đồng đều, lạm phát ở nước ta thấp ở mức kỷ lục và có thể rơi vào vòng xoáy lạm phát từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1999 chúng ta có lạm phát âm, năm 2000 lạm phát nước ta - 0,6%. Đến năm 2003 tỷ lệ lạm phát là 3,0%. Tỷ lệ lạm phát thấp đã gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến mức báo động khoảng 7%, gây lãng phí về nguồn lực và gây ra các tệ nạn xã hội.

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay NHNN Việt Nam đang sử dụng một hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp như hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá và các công cụ gián tiếp như như dự trữ bắt buộc và chính sách tái cấp vốn nhưng hiệu quả tác động còn rất hạn chế.

Các công cụ trực tiép không cho phép NHNN có thể điều chỉnh linh hoạt lượng vốn khả dụng trong điều kiện ứ đọng vốn.

NHNN không có công cụ để hấp thụ vốn khả dụng thừa một cách chủ động ngoài dự trữ bắt buộc (nhưng rất chậm chạp).

Hiệu lực tác động của chính sách tiền tệ bị hạn chế vì không lợi dụng được các kênh dẫn suất đa dạng qua lãi suất, qua kênh tín dụng và qua thị trường tài chính với những ảnh hưởng qua giá trái phiếu, cổ phiếu và giá ngoại tệ.

Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiện có chưa phát huy tối đa tác dụng trong cơ chế thị trường, thậm chí có công cụ vẫn còn ở dạng sơ khai và rất thiếu các công cụ cần thiết để đáp ứng đòi hỏi mới của tình hình.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Ngày 2/7/1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á xảy ra bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng này đã ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực, đẩy những nước này vào tình trạng nghiêm trọng. Năm 1998 một số nước có nền kinh tế tăng trưởng âm như INDONEXIA -18,4%, THAILAND -8,5%.

Là một nước trong khu vực Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng đó. Bằng chứng cho thấy là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại năm 1998 là 5,8%; năm 1999 là 4,8%.

Đầu năm 1999 hạn hán xảy ra ở nhiều nơi trong khi cuối năm lại có lũ lụt ở các tỉnh mièn Trung gây hậu quả nghiêm trọng nặng nề cả vật chất lẫn tinh thần.

2.3.3.3 Sự bất cập của các thủ tục hành chính

Hệ thống ngân hàng chưa thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, chưa bám thị trường, chưa bám khách hàng, chưa đủ năng động và phần nào đó còn có sự co cụm lại do việc xử lý những yếu kém và sức ép của pháp luật,

công luận, do đó đẻ ra nhiều thủ tục nhiêu khê phiền hà. Để vay được vốn của ngân hàng là điều rất khó, khó hơn nhiều so với gửi tiền vào. Còn trong quan hệ của NHTM với NHNN thì những điều kiện để chiết khấu, tái chiết khấi cũng rất khó.

2.3.3.4 Nguyên nhân thuộc về người lập, ra quyết định và thực hiện quyết định.

Những ngưới lập chính sách còn chưa có trình độ cao, nhiều khi còn ra các quyết định các sai lầm, thêm vào đó là chất lượng thông tin về các biến số vĩ mô còn chưa được cao.

Những biện pháp đề ra chưa đủ nhanh, mạnh, nội dung công việc triển khai chậm chưa bám sát thực tiễn.

2.3.3.5 Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế khác.

Để kiềm chế lạm phát Chính phủ có thể sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, làm giảm lượng tiền trong lưu thông nhưng điều đó có thể làm giảm tỷ giá hối đoái (đồng nội tệ lên giá so với đồng ngoại tệ), vì vậy sẽ là nguy cơ của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại…

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN trong xu thế hội nhập.DOC (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w