Đối với việc giải thích pháp luật

Một phần của tài liệu tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Đối với việc giải thích pháp luật

Cần ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành cụ thể những vấn đề nhƣ sau:

- Giải thích “cơ quan, tổ chức” gồm những cơ quan, tổ chức nào. Theo ngƣời viết thì “Cơ quan” quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự nên đƣợc hiểu là các cơ quan nhà nƣớc vì nếu tài sản bị chiếm đoạt không thuộc sở hữu nhà nƣớc thì không thể truy tố về tội tham ô tài sản mà có thể truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đƣợc quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Còn khái niệm “Tổ chức” quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự nên hiểu là: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế mà Nhà nƣớc có cổ phần và tham gia điều hành. Mặc dù hiện nay hai khái niệm này đều đƣợc hiểu nhƣ phân tích trên nhƣng vẫn cần có văn bản để hƣớng dẫn thống nhất.

- Hƣớng dẫn áp dụng tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng khác, gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” một cách cụ thể để có thể áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất, tránh tùy tiện. Theo ngƣời viết, ta có thể dựa vào Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT- TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP và một số văn bản liên quan để có hƣớng thống nhất cho việc hƣớng dẫn các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng khác, gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” đối với tội tham ô tài sản.

- Hƣớng dẫn trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản mà giá trị tài sản chiếm đoạt chƣa đến 2.000.000 đồng. Theo ngƣời viết, nếu đồng phạm trong vụ án tham ô mà biết rõ ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chƣơng XXI mà vẫn cố ý cùng thực hiện tội phạm với ngƣời có chức vụ, quyền hạn thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo khoản 1 của Điều 278. Ngƣợc lại nếu ngƣời đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản không biết ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chƣơng XXI mà cùng cố ý thực hiện tội phạm với

56

ngƣời có chức vụ, quyền hạn thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự.

- Hƣớng dẫn về tội tham ô trong doanh nghiệp mà nhà nƣớc chỉ chiếm một tỉ lệ vốn nhất định (10% đến dƣới 50%, hoặc trên 50% nhƣng nhà nƣớc không chi phối). Ngƣời viết thống nhất với quan điểm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao là đối với các doanh nghiệp không có vốn nhà nƣớc góp thì ở đó không có tội tham ô tài sản xảy ra. Các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nƣớc mà từ 50% trở xuống và không giữ quyền chi phối doanh nghiệp thì ở đó cũng không có tội danh này. Theo ngƣời viết thì với tỉ lệ vốn góp trên 50% và sự chi phối nhất định của nhà nƣớc thì khi có hành vi tham ô xảy ra mới thể hiện đƣợc bản chất của hành vi là xâm phạm đến tài sản của nhà nƣớc và nhƣ vậy mới thỏa điều kiện để cấu thành tội tham ô tài sản.

- Hƣớng dẫn về trƣờng hợp ngƣời tham ô dùng tài sản tham ô “cho người hay tổ chức khác”23. Vì đối với quy định hiện nay của Việt Nam thì động cơ vụ lợi là bắt buộc trong cấu thành tội tham ô tài sản. Tuy nhiên, theo quy định trong Công ƣớc 2003 thì có trƣờng hợp ngƣời tham ô dùng tài sản tham ô “cho người hay tổ chức khác” (nhƣ cá nhân đang gặp hoàn cảnh hiểm nghèo cần sự giúp đỡ, tổ chức từ thiện…) thì ta không thấy đƣợc động cơ vụ lợi ở ngƣời thực hiện hành vi tham ô. Và trƣờng hợp này hiện nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể. Theo ngƣời viết, trong trƣờng hợp này ta vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự với ngƣời tham ô tài sản vì dù cho tài sản tham ô đƣợc dùng “cho người hay tổ chức khác” thì đó vẫn là tài sản công. Ngƣời thực hiện hành vi không có động cơ vụ lợi nhƣng các dấu hiệu khác về tội tham ô tài sản đều thỏa mãn nên vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản.

3.3.3. Một số giải pháp khác phòng, chống tội phạm tham ô tài sản

- Nâng cao trình độ, nhận thức, đạo đức, lối sống cho mỗi cá nhân.

Ta nên biết rằng mọi hành vi phạm tội đều do con ngƣời gây ra, chính vì vậy, việc xây dựng nên những con ngƣời thật sự “trong sạch” về tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng.

Để có thể làm đƣợc điều đó thì việc giáo dục ngay từ trong ghế nhà trƣờng là rất cần thiết. Trong quốc ca của một quốc gia24 có câu “Help our youth the truth to know. In love and honesty to grow, and living just and true” (tạm dịch: “Hãy giúp thế

23 Điều 17 Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003. 24 Quốc ca Nigeria.

57

hệ trẻ hiểu được sự thật, trưởng thành lên trong tình yêu và sự trung thực để có thể sống và cống hiến một cách chính trực.”). Ở Việt Nam, vai trò của Thanh niên đƣợc thể hiện ngay từ giai đoạn đầu của lịch sử cứu nƣớc hiện đại và lại càng đƣợc nhấn mạnh hơn trong giai đoạn khôi phục, xây dựng đất nƣớc. Trong buổi nói chuyện ngày 17/3/1960 tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động Xã hội Chủ nghĩa, Bác Hồ đã nhấn mạnh “người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà…và… để thật xứng đáng, ...(thanh niên) phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, …. Phải chống tham ô, lãng phí”. Chính vì vậy, việc giáo dục thanh thiếu niên là nền tảng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm tham ô tài sản nói riêng sau này.

Ngoài ra, cần mở nhiều hơn nữa những lớp học tuyên truyền về ý thức phòng chống tham ô, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức. Giáo dục nâng cao nhận thức, đạo đức cá nhân về tham ô, tham nhũng cho từng cán bộ, công chức.

- Đối với công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản

Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng trong công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để ngƣời dân cũng nhƣ toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời dân sẽ dễ dàng nhận biết và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng nhƣ đòi hỏi cơ quan Nhà nƣớc và các cán bộ, công chức nhà nƣớc thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nƣớc có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tƣ lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý

Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nƣớc. Việc thực hiện một cách tuỳ tiện và trái phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của Nhà nƣớc bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vào một số ít ngƣời, thực chất đó là sự hƣởng lợi bất chính của những ngƣời có chức vụ, quyền hạn hoặc những ngƣời có quan hệ thân quen với ngƣời có chức vụ, quyền hạn.

Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức: Với việc ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Việt Nam đã thực hiện việc kê khai

58

tài sản - một nội dung của cơ chế minh bạch tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống minh bạch tài sản ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở kê khai tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nƣớc có thể kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.

Để việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức có hiệu quả thì cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hƣớng từng bƣớc công khai và quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập; thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nƣớc cho cán bộ, công chức; Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Một giải pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng mà Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có quy định đó là vấn đề đổi mới phƣơng thức thanh toán. Hiện nay, về cơ bản nền kinh tế của chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt, các giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, rất khó kiểm soát, kể cả các khoản thu nhập của cán bộ, công chức từ ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy, cùng với việc áp dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, cần phải đổi mới phƣơng thức thanh toán để kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản chi có sử dụng ngân sách nhà nƣớc và các khoản chi liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm sự minh bạch trong các nguồn thu nhập của họ.

 Với những hiểu biết của ngƣời viết trong quá trình nghiên cứu về tội tham ô tài sản và trên cơ sở những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, ngƣời viết đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản nhằm tăng cƣờng hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm tham ô tài sản. Với những đề xuất trên, ngƣời viết hy vọng sẽ góp phần hạn chế đƣợc tội tham ô tài sản nhƣ thực trạng hiện nay.

59

KẾT LUẬN

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội tham ô tài sản là tội danh đƣợc ghi nhận ngay ở vị trí đầu tiên trong Chƣơng các tội phạm về chức vụ, cùng với thực tiễn thời gian qua tội phạm tham ô đƣợc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử luôn chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm tham nhũng đã chứng tỏ mức nghiêm trọng của loại tội phạm này.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và phân tích những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng quy định về tội tham ô trong điều tra, truy tố, xét xử, luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự và pháp luật về quản lý tài sản nhà nƣớc.

Hành vi tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm đối với chế độ, xã hội ta. Nó gây ra ảnh hƣởng vô cùng to lớn cho nền kinh tế, mặt khác nó cũng làm giảm uy tín của nhà nƣớc ta, làm giảm lòng tin của nhân dân vào các cơ quan của Đảng, của nhà nƣớc. Và các hành vi này hiện tại đang chuyển hóa, gây ra những tác hại ngày càng rộng lớn và khó lƣờng hậu quả xảy ra. Trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết, Đảng và nhà nƣớc ta phải dựa chắc vào những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, để huy động tổng lực sức mạnh toàn dân cùng quyết tâm, hành động loại trừ các hành vi này. Chỉ có nhƣ vậy, các thế lực tham nhũng mới không còn nơi ẩn nấp, chủ nghĩa cá nhân không thể liên kết với nhau. Dĩ nhiên, đó là cuộc đấu tranh bền bỉ, trƣờng kỳ và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đòi hỏi phải có những giải pháp, biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử.

Luận văn là kết quả của một quá trình học hỏi, nghiên cứu của ngƣời viết. Với luận văn này, ngƣời viết mong rằng sẽ giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn bản chất của hành vi tham ô. Qua đó, góp phần tuyên truyền ý thức cộng đồng trong việc phòng, chống tệ nạn tham ô, tham nhũng. Và mỗi ngƣời chúng ta cần chung tay với xã hội, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm tham ô tài sản, để đất nƣớc chúng ta có điều kiện phát triển vững mạnh nhƣ các nƣớc tiên tiến trên thế giới./.

60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



* Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 2. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985.

4. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 5. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

6. Luật doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003. 7. Luật doanh nghiệp năm 2005.

8. Luật cán bộ, công chức năm 2008.

9. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012.

10.Pháp lệnh về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21 tháng 10 năm 1970.

11.Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng năm 1998.

12.Sắc lệnh số 223 ngày 27 tháng 11 năm 1946 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.

13.Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15/3/2001 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279, 289 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.

14.Nghị quyết số 02/2003//NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 17/4/2003 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

15.Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 01/9/2000 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999.

16.Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

61

17.Thông tƣ liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC - VKSNDTC - BNV ngày 02/01/1998 của Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần.

18.Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Chƣơng XIV Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999.

* Văn bản quốc tế

Công ƣớc về chống tham nhũng năm 2003 của Liên hiệp quốc.

* Sách, tạp chí, giáo trình

1. Đinh Khắc Tiến, Việc xác định tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường, Tạp chí Kiểm sát số 6, năm 2006.

2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập 2, 5, Nxb

Một phần của tài liệu tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)