So sánh tội tha mô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam với quy định về hành

Một phần của tài liệu tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 39)

5. Bố cục luận văn

2.4.So sánh tội tha mô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam với quy định về hành

Công ƣớc về chống tham nhũng năm 2003 của Liên hiệp quốc đã đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải hình sự hóa các hành vi đƣợc quy định từ Điều 15 đến Điều 25 của Công ƣớc. Và tại Điều 17 của Công ƣớc “Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức” cũng bắt buộc phải nội luật hóa. Việt Nam là thành viên của Công ƣớc nên bắt buộc phải nội luật hóa hành vi này. Tuy nhiên, khi xét về thời gian thì “Tội tham ô tài sản” đã đƣợc quy định trong Luật hình

19 Mục I.3.4.c TTLT số 02/2001 TTLT-TANĐTC-VKSNTC-BCA-BTP ngày 25/12/1999 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999.

20 Mục 4 Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 của Bộ luật hình sự năm 1999.

38

sự Việt Nam ngay từ Bộ luật hình sự 1985 và dần đƣợc hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Quy định về “Tội tham ô tài sản” trong Bộ luật hình sự hiện hành đã đáp ứng đƣợc phần lớn những điều kiện của việc nội luật hóa Điều 17 Công ƣớc năm 2003.

* Khách thể

Trong Công ƣớc 2003, khách thể của hành vi tham ô là quan hệ sở hữu tài sản bao gồm “công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”. Còn trong luật hình sự Việt Nam thì khách thể của tội tham ô tài sản cũng là quan hệ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong luật hình sự Việt Nam thì quan hệ sở hữu tài sản ở đây là quan hệ sở hữu tài sản công của cơ quan, tổ chức. Và điều đó cho ta thấy, quan hệ sở hữu tài sản đƣợc quy định trong Công ƣớc mang ý nghĩa rộng hơn trong quy định của pháp luật Việt Nam về tội tham ô tài sản, Vì theo Công ƣớc 2003 thì ngoài tài sản công là “công quỹ” thì còn có “tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị”. Ngoài ra, hành vi tham ô còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức của quốc gia bởi vì ngƣời có chức vụ, quyền làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác của mình phụ trách để chiếm đoạt tài sản. Nhƣ vậy, khách thể đƣợc quy định trong Công ƣớc Liên hiệp quốc bao quát rộng hơn so với khách thể của tội tham ô tài sản đƣợc quy định trong luật hình sự Việt Nam.

* Mặt khách quan

Đối với tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam thì mặt khách quan của tội phạm đòi hỏi ngƣời phạm tội tham ô tài sản có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Còn trong Công ƣớc 2003, tại Điều 17 thì mặt khách quan cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đối tƣợng chiếm đoạt là “công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị mà công chức này được giao quản lý do địa vị của mình”. Nhƣ vậy, trong Công ƣớc cũng nhƣ trong Luật hình sự Việt Nam thì ngƣời phạm tội đều lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn quản lý tài sản của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt.

* Chủ thể

So với quy định trong Luật hình sự Việt Nam thì quy định trong Công ƣớc năm 2003 không đề cập đến chủ thể là “cán bộ” mà Điều 17 Công ƣớc chỉ quy định đối với hành vi của “công chức”. Tuy nhiên, đó là về mặt câu chữ, còn thực chất “công

39

chức” ở đây chỉ những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong Bộ máy Nhà nƣớc của một quốc gia. Nhƣ vậy, ta có thể thấy chủ thể của tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam so với chủ thể của hành vi tham ô tài sản tại Điều 17 Công ƣớc 2003 là nhƣ nhau.

* Mặt chủ quan

Ta có thể thấy, tại Điều 17 Công ƣớc 2003 và Điều 278 trong Bộ luật hình sự 1999 thì ngƣời phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý. Ngƣời thực hiện hành vi nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, nhận thức đƣợc hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra và họ mong muốn cho hậu quả xảy ra. Ngƣời thực hiện hành vi có mục đích tƣ lợi nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Và mục đích của họ là chiếm đoạt những tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý nhờ vào “địa vị” mà họ có đƣợc. Mục đích tƣ lợi này phải có trƣớc khi thực hiện hành vi nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, Công ƣớc 2003 còn quy định tình

Một phần của tài liệu tội tham ô tài sản những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 39)