Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh long an
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD
H I
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRỒNG THANH LONG Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH
LONG AN
Giáo viên hướng d ẫn : Sinh viên t h ực hiệ n:
MSSV: 4054320 Khoá :31
Lớp:Kinh tế nông nghiệp 2
Cần Thơ, 2009
Trang 2LỜI CẢM TẠ
EGFDTrước hết em xin chân thành gởi đến thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam lời cảm ơn sâu sắc Trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp Thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất có thể Thầy đã hướng dẫn những kiến thức mà theo em nghĩ không những có ích trong luận văn mà còn cả trong công việc sau này của em Em cũng xin gởi lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng để có thể bước vào đời
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị đang công tác tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành tỉnh Long An đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại đây Ngoài ra em cũng xin cảm ơn bà con nông dân huyện Châu Thành đã nhiệt tình cung cấp số liệu cho em để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa
Cuối lời, em xin chúc Quý thầy cô khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ, các cô, chú, anh, chị làm việc tại phòng Nông nghiệp và Phát triênt nông thôn huyện Châu Thành nhiều sức khỏe, công tác tốt Chúc bà con nông dân huyện Châu Thành sản xuất hiệu quả, làm ăn phát đạt
Cần Thơ, ngày tháng….năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mộng Trinh
Trang 3Cần Thơ, ngày tháng….năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mộng Trinh
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày tháng năm 2009
Trang 6BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• Họ và tên người hướng dẫn:
• Học vị:………
• Chuyên ngành:
• Cơ quan công tác:
• Tên học viên : Nguyễn Thị Mộng Trinh • Mã số sinh viên : 4054320 • Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp • Tên đề tài : Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện Châu Thành tỉnh Long An NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2009.
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày tháng năm 2009
Giáo viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)
Trang 8MỤC LỤC
F G
Trang
Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Lý do chọn đề tài… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
Chương 3: Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Long An 12
3.1 Sơ lược về huyện Châu Thành 12
3.1.1 Vị trí địa lý 11
3.1.2 Dân số và lao động 12
3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành 13
3.2.1 Trồng trọt 13
3.2.2 Chăn nuôi 14
3.2.3 Thủy sản 14
Chương 4: Phân tích hiệu quả mô hình trồng thanh long ở huyện Châu Thành 15
4.1 Khái quát về cây thanh long 15
4.1.1 Giới thiệu về cây thanh long 15
Trang 94.1.2 Giá trị kinh tế của cây thanh long 16
4.2 Nguồn lực sản xuất của nông hộ 17
4.2.1 Diện tích đất trồng thanh long 17
4.2.2 Độ tuổi tham gia vào trồng thanh long của nông hộ 18
4.2.3 Lực lượng lao động 19
4.2.4 Nguồn vốn sản xuất 21
4.2.5 Hoạt động xã hội 21
4.3 Khái quát thực trạng trồng thanh long của nông hộ 22
4.3.1 Lý do chọn trồng thanh long 22
4.3.2 Nguồn giống được chọn để trồng 23
4.3.3 Về mặt kinh nghiệm trồng cây thanh long 23
4.3.4 Về hình thức trồng thanh long 25
4.4 Tình hình tiêu thụ thanh long 26
4.5 Phân tích hiệu quả kinh tế của việc trồng thanh long tại huyện Châu Thành- Long An 29
4.6 Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng thanh long 37
4.7 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc trồng thanh long của nông hộ ở huyện Châu Thành 40
4.7.1 Thuận lợi 40
4.7.2 Khó khăn 41
4.8 Những điểm còn hạn chế trong sản xuất thanh long của nông hộ ở huyện Châu Thành 43
Chương 5: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng thanh long của hộ nông dân ở huyện Châu Thành tỉnh Long An 44
5.1 Quan điểm phát triển chung của huyện 44
5.2 Các mục tiêu quan trọng để phát triển vườn thanh long của huyện Châu Thành 44
5.2.1 Mục tiêu 44
5.2.2 Một số giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu trên 45
5.3 Một số giải pháp đối với hộ nông dân trồng thanh long ở huyện 45
Trang 10Chương 6: Kết luận và kiến nghị 47
6.1 Kết luận 47
6.2 Kiến nghị 48
Tài liệu tham khảo 51
Trang 11DANH MỤC BIỂU BẢNG
F G
Trang
ix
Bảng 2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu 9
Bảng 4.1 Diện tích trồng thanh lonh của nông hộ 17
Bảng 4.2 Tuổi đáp viên 18
Bảng 4.3 Lực lượng lao động trồng thanh long của nông hộ 19
Bảng 4.4 Trình độ văn hoá 19
Bảng 4.5 Mục đích vay vốn 21
Bảng 4.6 Lý do chọn tròng thanh long 22
Bảng 4.7 Nguồn giống được sử dụng để trồng của nông hộ 23
Bảng 4.8 Về mặt kinh nghiệm trồng thanh long 24
Bảng 4.9 Hình thức trồng thanh long 25
Bảng 4.10 Bán thanh long cho ai 26
Bảng 4.11 Lý do bán cho đối tường mua 26
Bảng 4.12 Người quyết định giá cả 27
Bảng 4.13 Nguồn cung cấp thông tin thị trường 28
Bảng 4.14 Các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất trồng thanh long của nông hộ 29
Bảng 4.15 Ngày công lao động bình quân trên 1 công đất trồng thanh long của nông hộ 32
Bảng 4.16 So sánh các khoản chi phí của hộ trồng thanh long bằng trụ bê tông và trụ cây sống trên 1 công đất 33
Bảng 4.17 So sánh về tổng chi phí, năng suất và doanh thu của hộ trồng thanh long bằng trụ bê tông và trụ cây sống trên 1 ccông đất 35
Bảng 4.18 Các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ 37
Bảng 4.19 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất trên 1 công đất trồng thanh long của nông hộ 39
Bảng 4.20 Những khó khăn trong việc trồng thanh long của nông hộ 41
Trang 13Phân tích h i ệ u qu ả m ô hình t r ồng thanh long ở huy ệ n Châu Thành t ỉ nh Long An
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam - 1 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trinh
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông MeKong với đất đai màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa canh nhiệt đới Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa mà cây ăn trái cũng là thế mạnh, và cũng là vùng sản xuất cây
ăn trái lớn nhất nước Một số tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long Riêng Tỉnh Long An tuy diện tích đất sản xuất nông nghiệp nói chung, cây ăn trái nói riêng không nhiều như các địa phương khác,nhưng khi nhắc đến Long An nhiều người sẽ nghĩ ngay tới thanh long Châu Thành Thanh Long là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, rất ngon, ngọt, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm, có lợi cho sức khỏe đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trường Hiện nay, diện tích trồng thanh long của huyện là 1.200 hecta, dự kiến, đến năm 2010, huyện Châu Thành sẽ tăng diện tích cây thanh long lên khoảng 1.500 hecta và đảm bảo thương hiệu thanh long sạch, đồng thời đảm bảo sản phẩm xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn Gap (Good Agriculture Practice: Thực hành nông nghiệp tốt) để được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ Hiện nay, thanh long là cây trồng có giá trị kinh tế cao của huyện, và trái thanh long không chỉ nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn được xuất khẩu sang thị trường thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Mỹ và được người tiêu dùng ở các thị trường này ưa chuộng Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về thực trạng của mô hình sản xuất thanh long của huyện thì còn rất nhiều khó khăn và thách thức như: chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, gây khó khăn trồng thanh long của hộ nông dân; không có sự liên kết sản xuất giữa các nông hộ gây khó khăn trong việc trồng cây thanh long đạt tiêu chuẩn Gap để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường; kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, còn mang tính tự phát, các tác nhân tham gia vào kênh phân phối thường tự tìm kiếm đầu vào, đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan có chức năng, và còn nhiều khó khăn trở ngại khác chưa được đề cập đến Trước những thách thức đó, việc nghiên cứu
Trang 14thực trạng sản xuất, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng thanh long là vấn đề cần thiết, nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và đem lại thu nhập cao cho người dân của huyện Châu Thành Tỉnh Long An Đó là
lý do, đề tài: “Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện Châu Thành tỉnh
Long An” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Thực trạng về trồng cây thanh long của hộ nông dân ở huyện Châu Thành tỉnh Long An hiện nay như thế nào?
• Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nông dân trồng thanh long hiện nay có hợp lý và đạt hiệu quả nhất chưa?
• Trong quá trình trồng thanh long nông hộ gặp những thuận lợi và khó khăn nào?
• Có những giải pháp và kiến nghị nào để nâng cao hiệu quả trồng cây thanh long của huyện trong thời gian tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Huyện Châu Thành có tất cả 12 xã và một thị trấn nhưng đề tài chủ yếu nghiên cứu các nông hộ có trồng thanh long tại 3 xã: Long Trì, Dương Xuân Hội
Trang 15và An Lục Long có diện tích trồng thanh long tương đối lớn cho nên số mẫu chưa mang tính đại diện cao cho tổng thể Vì vậy kết quả chỉ mang tính đánh giá.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên thông tin về tình hình trồng thanh long của một hộ chỉ giới hạn trong năm 2008 Vì thế chưa thấy được sự biến động trong quá trình sản xuất qua các năm như: chi phí phân bón, chi phí thuốc, giá bán, năng suất cũng như ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, để có được đánh giá chính xác, khách quan về hiệu quả trong quá trình trồng thanh long
Trang 16CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người [2,Tr.77]
- Hiệu quả kinh tế: Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn
để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào [10,Tr.224] Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu
quả
- Khái niệm nông hộ:
Nông hộ hay còn gọi là hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ [8,Tr.27]
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế-xã hội, tồn tại
và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ phát triển tạo
ra sản lượng hàng hoá đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi hộ nông dân, cải thiện đời sống mỗi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ kinh tế hộ
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ không phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế Nghĩa là mỗi thành viên đều có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm với kết quả sản xuất được Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ
Trang 17phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trãi cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình.
- Tài nguyên của nông hộ: là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng vào
việc sản xuất nông nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài chính, kỹ thuật
- Đất đai: Đặc trưng nổi bậc của các nông hộ ở nước ta hiện nay là có qui
mô canh tác nhỏ bé Qui mô đất canh tác bình quân của một nông hộ ở miền Bắc là 0,48 hecta, Duyên hải miền Trung là 0,40 hecta đến 0,60 hecta và ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,60 hecta đến 1,00 hecta Điều đáng quan tâm là qui mô đất canh tác của nông hộ có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân tố: số dân nông thôn tăng lên; quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, với việc phát triển ngành giao thông, thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác đã lấy
đi đất nông nghiệp
Về sở hữu đất đai: Nông hộ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền
sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế và quyền thế chấp sử dụng đất đai [4,Tr.7]
- Lao động: Nông hộ là đơn vị tự tổ chức lao động, sử dụng lao động của
gia đình là chính Lao động của nông hộ chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề Tuỳ theo qui mô và hình thức sản xuất mà các nông hộ có thuê mướn thêm lao động [4,Tr.7]
- Nguồn vốn sản xuất trong nông nghiệp:
Vốn trong nông nghiệp được xem như một yếu tố đầu vào có thể nâng cao được chất lượng và sản lượng cho sản phẩm nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp bao gồm tất cả các máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất Hơn nữa, vốn trong nông nghiệp còn được thể hiện thông qua sản phẩm của những hoạt động sản xuất nông nghiệp trước đó mà liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện tại Nhìn chung, vốn trong nông nghiệp được sử dụng kết hợp
Trang 18với các yếu tố đầu vào khác như nhân lực, đất đai, năng lượng để hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp cụ thể nào đó.
Vốn trong nông nghiệp được đo lường bằng giá trị mà chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp và được xem như một thứ hàng hóa
Vì vậy, trong mỗi giai đoạn sản xuất nông nghiệp sẽ xuất hiện một khoản chi phí liên quan đến sử dụng vốn như chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất không phải bằng cách trực tiếp mà là gián tiếp thông qua đất, cây trồng, vật
nuôi
Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn tạo ra sự cần thiết phải dự trữ vốn trong thời gian tương đối dài và làm cho vốn ứ đọng Mặt khác, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào tự nhiên nên việc sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn [5,Tr.19]
- Khoa học - công nghệ kỹ thuật
Các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm Các tiến bộ khoa học - công nghệ khác như thủy lợi hoá, cơ giới hóa, phải đáp ứng nhu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ sinh học và sinh tháihọc
Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao Sự khác biệt giữa các vùng nông nghiệp đòi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa phương hóa các tiến bộ khoa học - công nghệ trước khi triển khai áp dụng đại trà Sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của lực lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp Nếu như từng tiến bộ khoa học - công nghệ riêng lẻ chỉ tác động đến sự phát triển từng mặt, từng yếu tố của lực lượng sản xuất, thì ngược lại, sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát triển đồng bộ của các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân nông nghiệp Điều này có nghĩa là, cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học -
Trang 19công nghệ riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nông nghiệp [5,Tr.20].
- Xông đèn cho cây thanh long: là biện pháp áp dụng kỹ thuật thắp đèn cho
vườn thanh long vào ban đêm để kích thích cây ra hoa nghịch vụ và xen kẽ nhau làm cho vườn thanh long cua nông dân có trái quanh năm
- Độc canh: Là hiện tượng mà người nông dân chỉ trồng một loại cây trồng
trên một mảnh đất Độc canh thường gây rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có khi người nông dân phải làm chỉ vì ép buộc để tự nuôi sống mình trong lúc thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đông người ăn, ít người làm
2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế để dánh giá hiệu quả kinh tế
Chi
phí : chi phi nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình
kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.Chi trồng thanh long gồm các chi phí sau: Chi phí giống,chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí khấu hao vườn, chi phí làm trụ bê tông, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động gia đình quy ra tiền, và các khoản chi phí khác
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Trong đó:
Chi phí lao động bao gồm các khâu: trồng, chăm sóc và thu hoạch
oChi phí lao động = Chi phí lao động gia đình + Chi phí lao động thuê
Chi phí lao động thuê =số ngày công x số tiền công trả /ngày.
Tương tự, tính chi phí lao động gia đình được quy ra tính như lao động thuê, giá tiền lao động gia đình bằng với giá tiền lao động thuê
oChi phí vật chất bao gồm: chi phí phân bón + chi phí thuốc + chi phí mua bóng đèn dây điện + chi phí điện để xông đèn
oChi phí khấu hao vườn: (chi phí này được tính theo phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình theo quy định của Bộ Tài chính) được tính bằng phương pháp đường thẳng với công thức: Chi phí khấu hao= Nguyên giá/ Thời gian sử dụng Trong đó, nguyên giá gồm chi phí san lắp mặt bằng và các chi phí (chi phí làm trụ
bê tông, chi phí lao động) (trong luận văn thời gian khấu hao cho vườn
Trang 20thanh long là 10 năm), thời gian sử dụng được tham khảo quy định về thời gian
sử dụng tài sản cố định hữu hình là vườn cây lâu năm của Bộ Tài chính
Doanh t h u: là toàn bộn số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng số
tiền mà nông hộ nhận được khi bán thanh long
Doanh thu = Giá bán * Tổng sản lượng
Lợi
nhu ậ n : là số tiền mà nông hộ nhận được khi bán thanh long đã trừ đi các
khoản chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: Lợi nhuận chưa tính lao động gia đình và lợi nhuận có tính lao động gia đình
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng thanh long, trong đề tài sửdụng một số chỉ tiêu sau:
¾ Doanh thu / Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà người trồng thanh long
bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu
¾ Lợi nhuận / Doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ cóđược thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó
¾ Lợi nhuận / Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Tham khảo số liệu từ Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện Châu Thành và chọn 3 xã Long Trì, An Lục Long, Dương Xuân Hội, trong 12 xã của huyện để khảo sát nông hộ trồng cây thanh long Cách chọn nông
hộ để phỏng vấn trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng trên địa bàn nghiên cứu Trong huyện Châu Thành chọn ra 3 xã trên để phỏng vấn, vì
3 xã này có mật độ trồng thanh long với diện tích tương đối lớn nhất huyện
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là số liệu đã được thu thập cho những mục đích khác hơn
là cho một vấn đề nghiên cứu cụ thể Số liệu thứ cấp có thể thu thập nhanh chóng
và ít tốn kém hơn số liệu sơ cấp Trong luận văn nguồn cung cấp số liệu gồm:
Trang 21- Thu thập thông tin tại phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện Châu Thành về sản lượng, năng suất, diện tích trồng thanh long qua các năm 2006-2008.
- Tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị tại phòng Nông Nghiệp về các vấn đề có liên quan
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Trong luận văn số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 33
hộ nông dân trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu bằng bản câu hỏi đã thiết kế sẵn được phỏng vấn thử và có điều chỉnh Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nông dân là do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng tiếp cận nông hộ là có hạn Đồng thời, theo nguyên lý thống kê thì cỡ mẫu điều tra 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê
Bảng 2.1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2 Dương Xuân Hội 12 36,4
3 An Lục Long 12 36,4
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với số liệu thứ cấp
Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:
¾ Phải thống nhất về nội dung phản ánh
¾ Phải thống nhất về phương pháp tính toán
¾ Số liệu phải cùng một khoảng thời gian tương ứng
¾ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (cùng đơn vị đo)
Trang 22Có nhiều loại phương pháp so sánh nhưng luận văn chỉ sử dụng hai phương pháp so sánh là: so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để so sánh thực trạng trồng thanh long của các nông hộ qua các năm.
2.2.3.2 Đối với số liệu sơ cấp
Số liệu được ghi nhận, mã hoá, nhập vào máy để kiểm tra và tính toán trước khi thực hiện việc xử lý và phân tích với sự trợ giúp của phần mềm Excel
và SPSS Các phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài là:
- Phương pháp thống kê:
Thông kê mô tả: là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tần số, trung bình số học đơn giản, tỷ
lệ % để phân tích thực trạng trồng thanh long của nông hộ gồm các nguồn lực sẵn có như diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận, các tỷ số tài chính
- Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu: Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích
và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu
Kiểm định Mann-whietney (kiểm định U):
Kiểm định U là một loại kiểm định bằng cách xếp hạng các mẫu độc lập với mục đích kiểm định bằng sự khác nhau của tổng thể có phân phối bất kỳ
Ta đặt giả thuyết đối với kiểm định chi phí:
+ H0: Trung bình chi phí giữa trồng thanh long bằng trụ bê tông và trụ cây sống là bằng nhau
+ H1: Trung bình chi phí giữa trồng thanh long bằng trụ bê tông và trụ cây sống là khác nhau
Đặt giả thuyết đối với kiểm định năng suất:
+ H0: Trung bình năng suất giữa trồng thanh long bằng trụ bê tông và trụcây sống là bằng nhau
Trang 23+ H1: Trung bình năng suất giữa trồng thanh long bằng trụ bê tông và trụcây sống là khác nhau.
Kiểm định dạng 2 đuôi cho giả thuyết H1 rằng 2 phân phối của tổng thể thì khác nhau, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: Z<-Zα/2 hoặc Z >Zα/2
Kiếm định Crosstabs (kiểm định chi bình phương):
Ta đặt giả thuyết đối với kiểm định trình độ học vấn và tham gia lớp tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật:
+ H0: Trình độ học vấn không ảnh hưởng đến việc tham gia lớp tập huấn và
áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng thanh long của nông hộ
+ H1: Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc tham gia lớp tập huấn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng thanh long của nông hộ
Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị giới hạnvà đại lượng chi bìnhphương (χ2): bác bỏ giả thuyế H0 nếu: χ2> χ2 (r-1)(c-1),α
Trang 24CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN
3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành giáp ranh Thị xã Tân An, cách trung tâm Thị xã 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50
+ Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây
+Phía Nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh TiềnGiang; phía Đông giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ
+Phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.051,7 ha Huyện Châu Thành là huyện có thế mạnh về nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa - nghề truyền thống của người dân huyện bên cạnh đó còn có những vườn cây ăn trái lâu năm như: thanh long, dừa, mãng cầu
Với diện tích là 15.051,7 ha, Châu Thành đặc trưng có 4 nhóm đất chính là: đất phù sa: diện tích 7.958 ha, chiếm tỷ lệ 53,4%; đất mặn: chiếm tỷ lệ 8,09%, diện tích 1.218 ha; đất phèn: chiếm tỷ lệ 9,16%, diện tích 1.378 ha; đất líp (đất xáo trộn) : Chiếm tỷ lệ 24,92%, diện tích 3.7514 ha
Đất đai Châu Thành là loại đất phù sa (giữa sông Vàm Cỏ và sông Tiền) nên phần lớn đất canh tác nông nghiệp có thể chủ động rải vụ trồng trọt quanh năm nhất là các sản phẩm lúc thị trường cần mà nơi khác không thể sản xuất được (như thanh long, dưa hấu)
Châu Thành có hai loại nông sản đặc trưng nổi tiếng là dưa hấu Long Trì và thanh long tuy chưa được đăng ký nhản hiệu hàng hoá song vẫn được người tiêu dùng biết đến và tin dùng, ngoài ra còn có cây lúa nếp, lúa tài nguyên đặc sản chất lượng cao
Tuy nhiên, khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp phần lớn đất nông nghiệp của huyện Châu Thành lại ở cuối nguồn nên thường bị thiếu nước trong mùa khô Một số mặt hàng nông- thuỷ sản có tiềm năng và lợi thế nhưng chưa được phát huy hiệu quả tương xứng (như cây thanh long, con tôm sú)
Trang 253.1.2 Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thì dân số trung bình trên toàn huyện Châu Thành năm 2007 là 105.903 người, bình quân 703người/km2 Toàn huyện có hơn 84,722 người có việc làm; còn lại là những người thất nghiệp hoặc không tham gia vào hoạt động kinh tế như làm nội trợ, trong độ tuổi đi học, không có khả năng lao động
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH
3.2.1 Trồng trọt
Thâm canh đi đôi với tăng vụ nên trên lĩnh vực trồng trọt chủ yếu là cây lúa hệ
số quay vòng chuyên canh lúa cao Do sản xuất lúa với hệ số quay vòng đất cao nên thường gặp rủi ro, vụ hè thu nắng hạn sang thu đông thì mưa bão, vẫn còn một số hộ dân bất chấp khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật vẫn trồng vụ dưa hấu liên tục trên một chân ruộng làm tăng nguy cơ sâu bệnh hoặc trồng liên tục 3 vụ nếp trên một chân ruộng làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất và khả năng nhiễm sâu bệnh cao Việc luân canh đất lúa với cây trồng cạn rất thấp
Trồng trọt quá tập trung cho cây lúa và giá thành lúa ở mức cao Cây thanh long, dưa hấu, rau màu, thực phẩm tiềm năng còn lớn nhưng vẫn chưa được coi trọng đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất Các cây này sẽ được
mở rộng diện tích khi hệ thống thủy lợi của huyện hoàn chỉnh, đất được cải tạo
và người dân được trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật canh tác và ổn định về thị trường Dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng trọt sẽ được mở rộng
Cây lúa: Tổng diện tích gieo sạ 915 hecta Năng suất bình quân là 125,08 tấn/hecta Sản lượng là 114.448 tấn
Cây thanh long: Tổng diện tích trồng hiện có là 1.289 hecta Năng suất bình quân 15.52 tấn/ hecta Sản lượng 20.000 tấn Dự kiến năm 2010 diện tích thanh long được mở rộng lên 1.500 hecta Sản lượng khoảng 30.000-35.000 tấn
Cây dừa: diện tích là 821 hecta Năng suất bình quân là 4,87 tấn/hecta Sản lượng 4.000 tấn
Hoa màu các loại: tổng diện tích là 388 hecta Năng suất bình quân 110,67 tạ/ hecta Sản lượng là 4.294 tấn
Trang 26Dưa hấu: diện tích 275 hecta Năng suất bình quân 15tấn/ hecta Sản lượng4.125 tấn.
3.2.2 Chăn nuôi
Dịch cúm gia cầm đã làm người chăn nuôi thiệt hại nặng Hầu như đàn gia cầm bị xoá sổ có nhiều nguyên nhân song tồn tại cơ bản là việc qui hoạch vùng chăn nuôi và quản lý xây dựng vùng chăn nuôi cũng như công tác giám sát, quản lý nhà nước về phòng chống dịch còn hạn chế nên trong chăn nuôi tuy có phát triển mạnh nhưng thiếu tính bền vững
Nói chung, hầu hết chăn nuôi hộ gia đình có qui mô nhỏ lẻ, chuồng trại nuôi xen lẫn khu dân cư và đa số là đơn sơ, tạm bợ, hệ thống xử lý chất thải không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, do đó khi xảy ra dịch bệnh khó khống chế khả năng lây lan dịch bệnh nhanh Chăn nuôi phát triển mang tính “phong trào” chưa theo qui hoạch nên tiềm ẩn nhiều rủi ro Trình độ chuyên môn và nhận thức toàn diện về chăn nuôi của chủ hộ và trang trại còn nhiều bất cập Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích nuôi tôm (nước sẽ bị mặn hoá) sẽ thu hẹp vùng chăn nuôi
3.2.3 Thuỷ sản
Thuỷ sản huyện phát triển mạnh từ sau năm 2000 đã tạo nên mũi đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng hạ những kết quả đáng phấn khởi do nuôi tôm sú mang lại Song việc nuôi tôm sú gặp rất nhiều rủi ro Tuy đã có dự án nuôi tôm song việc mở rộng diện tích nuôi vẫn còn mang tính tự phát ít có sự liện kết cộng đồng trong việc sử dụng và sử lý nước, dễ gây bệnh Hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm còn thiếu và không đồng bộ Việc quản lý vận hành cống chưa khoa học nên vẫn còn gây trở ngại cho nuôi tôm Một số hộ nuôi tôm thiếu hiểu biết kỹ thuật, nên bị lổ vốn đặc biệtlà do lợi nhuận cao nên quá tập trung liên tiếp
2 vụ/ năm trong khi vụ 2 năng suất thắp và dễ bị thiệt hại
Trang 27CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG THANH LONG Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH
4.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY THANH LONG
4.1.1 Giới thiệu về cây Thanh Long
Cây thanh long (Hylocereus undatus), thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở Trung và Bắc Nam Mỹ, được người Pháp đưa vào Việt Nam cách nay trên 100 năm, trước đây cây thanh long được trồng chỉ cho vua và các gia đình quý tộc dùng Mặc dù thanh long có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, tuy nhiên cho đến nay trên thị trường thanh long trong nước và xuất khẩu của Việt Nam chỉ phổ biến có một giống là thanh long ruột trắng Theo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện cây thanh long được trồng chủ yếu ở 4 địa phương: Bình Thuận (7.000ha), Tây Ninh (110ha), Long
An (1.200ha), Tiền Giang (1.700ha) Giá trị xuất khẩu thanh long trong cả nước (chủ yếu xuất sang thị trường các nước châu Á) tăng liên tục từ 6,6 triệu USD năm 2004 lên 13,6 triệu USD năm 2006 Trong 4 tỉnh trồng thanh long trọng điểm của cả nước, có 2 tỉnh Tiền Giang và Long An xử lý được thanh long cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao Vì thế, thanh long trở thành cây có hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao so với một số cây trồng khác
Ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng vỏ đỏ
và ruột đỏ vỏ đỏ
Một là: Thanh long ruột trắng vỏ đỏ: Hiện nay ở nước ta các tỉnh (Bình
Thuận, Loang An, Tiền Giang ) trồng chủ yếu là loại này
Hai là: Thanh long ruột đỏ vỏ đỏ có hai loại khác nhau là: thanh long ruột
đỏ giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ lai tạo của 2 giống thanh long ruột trắng Việt Nam và thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Côlômbia Hiện nay rất nhiều
bà con các tỉnh đang trồng thử nghiệm Đầu năm 2006, người tiêu dùng đã bắt đầu thấy thanh long ruột đỏ xuất hiện tại các chợ trái cây Bến Thành (Thành phố
Hồ Chí Minh), Bình Thuận Đây là loại thanh long với nhiều ưu thế như: quả to, màu sắc, chất lượng được nhiều người ưa chuộng
Trang 28Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long: Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, thường được trồng ở những vùng có nhiệt độ cao (có loài chịu được nhiệt độ lên đến 50-550C), thân cành có chứa hàm lượng nước lớn nên cây có thể chịu hạn trong một thời gian dài.
Đặc tính của sản phẩm: Thanh long cho 2vụ trái: vụ thuận từ tháng 4-9 âm lịch, vụ nghịch từ tháng 10-3 âm lịch Tính từ ngày xuất hiện nụ thì cần khoảng50-52 ngày là có thể thu hoạch Thanh long là một loại trái cây, vỏ thường có màu đỏ, ruột trắng đặc lẫn hạt đen như mè đen (vừng đen), có vị ngọt hơi chua,
ăn rất mát
4.1.2 Giá trị kinh tế của cây Thanh Long
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, cây thanh long đã được đưa vào trồng ở vùng đất xã Dương Xuân Hội và xã Long Trì thuộc huyện Châu Thành tỉnh Long
An Lúc đầu cây thanh long chỉ trồng xung quanh vườn nhà, trụ choải bằng cây sống ( như cây dông, cây me tây) kỹ thuật chưa được quan tâm Từ sau năm
1975, cây thanh long phát triển thành vùng chuyên canh, diện tích được mở rộng và việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nông dân ứng dụng ngày càng nhiều Đặc biệt, từ năm 1991 đến nay thì việc áp dụng kỹ thuật chiếu sáng cho cây ra hoa theo nhu cầu thị trường và chuyển dần từ trụ sống sang trụ chết tăng lên, từ đó năng suất được tăng dần
Hiện nay, thanh long là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản tại huyệnChâu Thành tỉnh Long An bởi có một số giá trị kinh tế như sau:
+ Theo kinh nghiệm trồng thanh long của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì cây thanh long là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn rất cao, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của huyện, ít tốn công chăm sóc, ưa chuộng phân hữu cơ, ít tốn chi phí đầu tư Đây là lợi thế của người dân trồng thanh long so với các loại cây trồng khác (cây lúa, cây dừa, mãng cầu) của huyện
+ Cây thanh long ít bị sâu bệnh tấn công hơn so với các cây trồng khác nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế Đây cũng là lợi thế bảo đảm mức
độ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cho người sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường
Trang 29+ Năng suất thanh long khá ổn định, ít bị rủi ro, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài;
do đó hiệu quả kinh tế sẽ lớn hơn các cây ăn trái khác
+ Cây thanh long và sản phẩm trái có ưu thế cạnh tranh cao vì đây là loại cây
ăn trái chưa phát triển nhiều ở ngay trong nước và trong khu vực châu Á
+ Thanh long Châu Thành có vỏ đỏ ruột trắng, trái ngon ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm và luôn hấp dẫn trẻ
em đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trường.Chính vì những đặc điểm đó cho nên cây thanh long đã mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Thái lan, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Campuchia ưa chuộng
4.2 NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ
4.2.1 Diện tích đất trồng cây thanh long
Bảng 4.1 DIỆN TÍCH TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ
ĐVT:công/hộ (1công=1.000m2)
Diện tích từ 1 công đến 5 công 17 51,5
Diện tích trên 5 công đến 10 công 11 33,3
Diện tích trên 10 công đến 15 công 3 9,1
Diện tích trên 15 công 2 6,1
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Kết quả khảo sát 33 hộ trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu, cho thấy diện tích đất trồng thanh long bình quân của nông hộ là 5,92 công (nhỏ nhất là 1 công và lớn nhất là 20,5 công) Phần lớn đất trông thanh long theo kết quả khảo sát thì 100% là đất tự có của gia đình, đây là yếu tố góp phần giảm chi phí đầu vào trong quá tình sản xuất
Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích trồng thanh long giữa các nông hộ có sự chênh lệch lớn Các hộ có diện tích trồng thanh long từ 1 công đến
5 công chiếm đến 51,5% Trong khi đó các hộ có diện tích trồng nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu (trên 15 công) chỉ chiếm 6,1% Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều Đa số các hộ có diện
Trang 30tích đất sản xuất nhỏ nên các hộ này không có nhu cầu hoặc không có điều kiện
về nguồn vốn để mở rộng diện tích sản xuất Chỉ những hộ có diện tích tương đối lớn, phần lớn là do được gia đình để lại có nhu cầu vay thêm vốn để phát triển vườn thanh long Đồng thời, thực trạng trên cho thấy diện tích đất trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ Đây là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ, đồng thời cũng là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long
Qua khảo sát được biết trong 5 năm gần đây có 15 hộ có tăng diện tích trồng thanh long, 18 hộ có diện tích trồng không đổi và không có hộ nào giảm diện tích Khi hỏi đến nguyên nhân của việc tăng diện tích thì đa số đáp viên nói tăng là
để mở rộng quy mô sản xuất chiếm 48,5%, áp dụng khoa học kỹ thuật chiếm 42,4% Qua đó, ta thấy được việc trồng cây thanh long đem lại thu nhập cao cho người dân, nên diện tích ngày càng được mở rộng đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học để đem lại hiệu quả sản xuất cao
4.2.2 Độ tuổi tham gia vào trồng thanh long của nông hộ
Bảng 4.2 TUỔI CỦA ĐÁP VIÊN
Tuổi từ 25 đến 45 21 63,6
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Những mẫu phỏng vấn được thực hiện với sự cung cấp thông tin từ chủ hộ chiếm 100% của 33 hộ gia đình Qua kết quả nghiên cứu thì những người tham gia vào việc trồng thanh long có độ tuổi rất đa dạng nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 60 tuổi Tuổi trung bình của 33 hộ được được phỏng vấn là 43 tuổi Tuổi của chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc trồng thanh long, những người trẻ tuổi tuy chưa có kinh nghiệm trồng nhiều nhưng dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng trong sản xuất qua những lần tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật Còn những chủ hộ có độ tuổi khá cao họ đã tích lũy kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật hơi khó đối với họ
Trang 31Thành viên trong gia đình 8 3 5,52
Lao động gia đình tham gia
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Lực lượng lao động tham gia sản xuất chính trong việc trồng và chăm sóc thanh long bình quân khoảng 03 người trong nông hộ gồm 06 thành viên Các thành viên khác không tham gia vào trồng thanh long là do các thành viên đó đã tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập cho gia đình như buôn bán, công nhân may giày dép và người phụ thuộc như trẻ em trong độ tuổi đi học, người lớn tuổi không tham gia vào sản xuất chính Măc khác, việc trồng thanh long ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng và chăm sóc cây thanh long
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Kết quả phỏng vấn 33 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy
đa số họ có trình độ văn hoá bậc trung học cơ sở chiếm 42,4%, tiểu học chiếm39,4% , còn bậc phổ thông trung học chiếm 12,1% trong khi đó có 6,1% hộ mù chữ Nhìn chung trình độ văn hoá tại địa bàn nghiên cứu không cao, với trình độ bậc tiểu học và trung học là phổ biến Đây cũng là nguyên nhân vì sao có những hộ không tham gia các buổi tập huấn, hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
Trang 32xuất Bởi vì khi trình độ văn hoá của người sản xuất càng cao thì khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ từ lớp tập huấn, sách báo và đài truyền thanh sẽ hiệu quả hơn Từ đó, khả năng ứng dụng những kỹ thuật tiếp nhận được vào từng điều kiện
cụ thể thì những người có trình độ khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau
Để khẳng định được mối liên hệ giữa trình độ học vấn với việc tham gia vào các buổi tập huấn và áp dụng khoa học của các nông hộ, tác giả dùng kiểm Chi bình phương để chứng minh khi người dân có trình độ văn hóa cao sẽ tham gia vào các lớp tập huấn sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ nhiều hơn, và hiệu quả hơn Qua bảng phụ lục 16 ta có: Với kết quả kiểm định ở dòng đầu tiên Pearson Chi-Square của việc áp dụng khoa học kỹ thuật thì giá trị chi bình phương tính toán được là 9,434 đem so sánh với giá trị chi bình phương tra bảng tìm giá trị giới hạn ở bậc tự do 3 và mức ý nghĩa 0,05 (vì trong luận văn tác giả chọn độ tin cậy của kiểm định với mức ý nghĩa α=5%) là
7,8<9,434 nên bác bỏ H0 Tương tự, ta có kết quả kiểm định của việc tham gia khoa học kỹ thuật có giá trị chi bình phương tính toán được là 9,319 lớn hơn giá trị chi bình phương tra bảng với giá trị giới hạn ở bậc tự do 3 và mức ý nghĩa 5% là 7,8<9,319, nên cũng bác bỏ H0 Qua kiểm định ta có thể kết luận rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tham gia vào các buổi tập huấn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của nông hộ trồng thanh long ở huyện Châu Thành Khi trình độ học vấn cao của nông hộ càng cao thì khả năng tham gia vào các buổi tập huấn sẽ nhiều hơn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong việc trồng thanh long sẽ đem l ại hiệu quả hơn
Bên cạnh việc trồng thanh long là chính, nông hộ còn tham gia vào một số hoạt động khác để tạo thêm thu nhập cho gia đình như: trồng trọt, chăn nuôi heo,
bò, gà, vịt
Trang 33Vay vốn để mua thuốc 3 9,1
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Theo kết quả khảo sát 33 nông hộ trồng thanh long thì có 24 hộ chiếm (72,7%) có nhu cầu vay vốn thêm, hầu hết các nộng hộ này vay vốn ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện, mỗi hộ có thể vay trung bình 5 triệu đồng/công với lãi suất trung bình là 1,1%/tháng Mục đích của việc vay vốn chủ yếu là dùng để hạ bình xông đèn thanh long chiếm 66,7% hộ, để mua phân bón chiếm 48,5% hộ, làm trụ bê tông chiếm 42,4% hộ,vay vốn để mua thuốc chỉ chiếm phần nhỏ là 9,1 % hộ Trong đó có 9 hộ không có nhu cầu vay vốn Họ chỉ sử dụng đồng vốn tự có của gia đình để tham gia sản xuất Được hỏi lý do tại sao hộ không
có nhu cầu vay vồn, theo ý kiến của đáp viên thì nguồn vốn tự có của gia đình hằng năm cũng đủ để họ trang trãi chi phí sinh hoạt của gia đình và với diện tích nhỏ nên
họ chỉ sử dụng vốn tự có của mình để tái tạo vườn thanh long
4.2.5 Hoạt động xã hội
Theo kết quả điều tra 33 hộ trồng thanh long tại vùng nghiên cứu cho thấy ngoài việc trồng thanh long thì có 54,5% hộ tham gia vào các tổ chức xã hội như: hội nông dân, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh Đồng thời, cũng có 54,5% hộ
có sự liên kết sản xuất với nhau qua tổ làm vườn của địa phương tổ chức trung bình
có khoảng 6 hộ liên kết với nhau, nhiều nhất là 22 hộ, các hộ này liên kết sản xuất để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trồng thanh long nhằm nâng cao năng suất và tạo vườn thanh long sạch Bên cạnh đó, có 45,5% hộ không tham gia bất kỳ tổ chức xã hội, đoàn thể nào ở địa phương, cũng như không có sự liên kết sản xuất giữa các hộ Điều này cũng là một hạn chế của nông hộ trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và thông tin mới trong sản xuất
Trang 344.3 Khái quát thực trạng trồng thanh long của nông hộ
4.3.1 Lý do chọn trồng cây thanh long
Bảng 4.6 LÝ DO CHỌN TRỒNG THANH LONG
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua kết quả điều tra từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 33 hộ trồng thanh long được hỏi lý do vì sao chọn trồng cây thanh long thì có đến 30 hộ (chiếm90,9 %) cho rằng trồng thanh long đem lại lợi nhuận cao, trong một năm thì trung bình hái trái thanh long được khoảng 9 lần (6 lần chính vụ và 3 lần trái vụ), ít nhất là 7 lần và nhiều nhất là 10 lần hái trái Khi vào trái vụ do xông đèn giá bán6.000 đồng đến 8.000 đồng/kg có khi tới 15.000 đồng đến 19.000 đồng/kg thì đem lại lợi nhuận khoảng 20-25 triệu đồng/công Và có 78,8% cho rằng thanh long phù hợp với đất đai và khí hậu của huyện Châu Thành, 72,7% hộ nói cây thanh long dễ trồng và thời gian cho trái nhanh trung bình khoảng 21 tháng là có thu hoạch trái (thấp nhất 18 tháng và cao nhất 24 tháng) Có tới 63,6% trồng theo phong trào, nghĩa là họ thấy bà con, hàng xóm trồng thanh long có hiệu quả đem lại thu nhập cao cho nên họ trồng theo sự chỉ dẫn của những hộ trước đó Các nguyên nhân khiến họ trồng cây thanh long chiếm tỷ lệ phần trăm cao kế tiếp là do chất lượng cao (chiếm 33,3%) và dễ tiêu thụ (chiếm 30,3%) như khi trái thanh long chín thì có thương lái lại vườn mua
Trang 354.3.2 Nguồn giống được chọn để trồng
Bảng 4.7 NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, có 78,8 % nông hộ sử dụng nguồn giống tự
có của gia đình qua các lần trồng, khi cải tạo vườn thanh long hoặc tăng diện tích trồng thì nông hộ thường sử dụng giống gia đình có sẵn Tuy nhiên, nguồn giống đầu tiên mà nông hộ dùng để trồng là nguồn giống trôi nổi, do ông bà mua từ những người bán dạo, người bán trên ghe xuồng, hay mua từ bà con, hàng xóm, nhưng thường thì họ trao đổi với bà con, hàng xóm hoặc mua với chi phí thấp
Và như vậy mà người trồng thanh long cứ lấy giống đã có để trồng khi tăng diện tích hay để cải tạo vườn thanh long của mình Khi nông hộ trồng thanh long sử dụng những nguồn giống này sẽ giảm được chi phí đầu vào và giảm được khoảng chi phí vận chuyển Thường giống tự có và từ bà con, hàng xóm có được là do quá trình trồng lâu dài rồi tự tái tạo ra để trồng cũng không biết rõ xuất xứ từ xưa
đã có từ đâu Nông dân nên hạn chế việc sử nguồn giống tự có hoặc mua của bà con, hàng xóm, nên mua giống ở các cơ sở bán cây giống để cải tạo lại vườn thanh long của mình vì như thế sẽ nâng cao được năng suất và chất lượng của thanh long Viện nghiên cứu cây trồng cần phát huy hơn nữa về khoa học kỹ thuật trong việc phổ biến các giống mới cho năng suất cao, đề kháng các bệnh tốt
để tạo niềm tin cho người dân sản xuất tốt
4.3.3 Về mặt kinh nghiệm trồng cây thanh long
Phần lớn các nông hộ trong địa bàn khảo sát có kinh nghiệm trồng thanh long
từ 06 năm đến 15 năm chiếm 57,6% trong tổng số 33 hộ điều tra Kinh nghiệm trồng thanh long có được thường là do gia đình truyền lại Hộ có thời gian trồng thanh long cao nhất là 25 năm và thấp nhất là 03 năm trở lên Số năm
Trang 36trồng thanh long nhiều hay ít một mặt phản ánh nguồn lực sản xuất của nông hộmặt khác nó còn phản ánh tình hình trồng thanh long của người dân huyện ChâuThành.
Hình 4.1 KINH NGHIỆM TRỒNG THANH LONG
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Bảng 4.8 VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG THANH LONG
Kinh nghiệm gia đình truyền lại, tự
Kinh nghiệm từ hàng xóm, bạn bè 22 66,7
Kinh nghiệm học từ sách báo 11 33,3
Kinh nghiệm từ lớp tập huấn 11 33,3
Kinh nghiệm từ cán bộ khuyến nông 7 21,2
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Trong quá trình phỏng vấn nông hộ trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu, khi câu hỏi nhiều lựa chọn được hỏi về kinh nghiệm trồng thanh long có từ đâu, hầu hết các đáp viên cho rằng kinh nghiệm của họ có được là do trong quá trình trồng thanh long nhiều năm đã đúc kết được rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân
và theo cách thức của ông bà truyền lại cho (chiếm tỷ lệ 84,8%); đồng thời họ cũng học hỏi, kinh nghiệm với những người hàng xóm có kinh nghiệm trồng
Trang 37thanh long lâu năm hơn họ và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè (chiếm tỷ lệ66,7%) Từ bảng số liệu cho thấy có 33,3% kinh nghiệm có được là do nông hộ
có được là do họ học từ sách báo Và kinh nghiệm từ lớp tập huấn chiếm 33,3%, từ cán bộ khuyến nông chiếm tỷ lệ ít nhất 21,2% Qua đó cho thấy đựơc những hạn chế về mặt chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con ở địa bàn nghiên cứu Công tác khuyến nông của xã chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến việc trồng thanh long của nông hộ là cho việc trồng thanh long chưa được thực hiện một cách có hiệu quả
4.3.4 Về hình thức trồng thanh long
Bảng 4.9 HÌNH THỨC TRỒNG THANH LONG
Bám trên trụ bê tông 23 69,7
Bám trên cây sống ( me tây, dông) 10 30,3
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua kết phỏng vấn 33 nông hộ có 23 hộ cho thanh long bám trên trụ bê tông (chiếm 69,7 %) và có 10 hộ cho thanh long bám trên trụ sống như cây me tây, dông (chiếm 30,3%) Đây là nhược điểm của nông dân, cho thanh long bám trên trụ sống tuy ít tốn chi phí đầu tư cho cây trụ nhưng thanh long có khuynh hướng phát triển theo chiều cao của cây trụ sống, trong khi đó trụ sống sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với thanh long, sẽ tốn công lao động để tỉa cành, gặp khó khăn trong phun thuốc, phòng trừ sâu bệnh cũng như trong khâu chăm sóc và thu hoạch trái chín, các loại côn trùng, mầm bệnh từ cây trụ sống sẽ lan sang cây thanh long
sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thấp Khi cho thanh long bám trên trụ bê tông thì cho năng suất và chất lượng cao, dễ thu hoạch (vì trụ bê tông có chiều cao khoảng 2,2-2,5m) và khắc phục được nhược điểm của trụ sống
Kết quả nghiên cứu 33 hộ thì có 100% hộ đều có xông đèn thanh long, khi được hỏi xông đèn với mục đích gì thì hầu hết các hộ cho rằng xông đèn trái vụ
để tăng thu nhập cho gia đình vì khi xông đèn thì thanh long cho năng suất cao
và giá bán tương đối cao (giá bán thanh long xông đèn trái vụ có khi đến 15.000 đồng /kg – 19.000 đồng/kg) Đa số vườn thanh long của nông hộ không chỉ trồng
Trang 38đơn độc mỗi cây thanh long mà còn trồng xen với các loại cây khác như: quế, cà pháo, ngò gai, đậu, gừng được trồng bao trên những khoảng trống giữa các trụ thanh long, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng và giúp tăng
độ màu ,mỡ của đất, lấy ngắn nuôi dài, tạo thêm thu nhập cho gia đình
4.4 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THANH LONG
Bảng 4.10 BÁN THANH LONG CHO AI
Thương lái trong xóm 21 63,6
Thương lái tự lại vườn mua 10 30,3
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Sản phẩm trái thanh long sau khi thu hoạch đa số người dân bán cho thương lái trong xóm chiếm tỷ lệ 63,6%, thường là những đối tượng thu gom nhỏ lẽ và chủ yếu là những người quen biết gần nhà Trong khi đó thương lái tự lại vườn mua chiếm 30,3% Có 6,1% nông hộ tự chở đi bán, khi được hỏi lý do tại sao thì đáp viên cho là với diện tích ít nên có thể tự chở ra chợ bán vì khi tự chở ra chợ bán giá
sẽ cao hơn bán cho thương lái trong xóm, tâm lý của người dân thường là ai mua được giá thì bán
Bảng 4.11 LÝ DO BÁN CHO ĐỐI TƯỢNG MUA
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc mua bán giữa nông hộ và thương lái chủ yếu là do mối quen và mua giá cao, cả hai cùng chiếm tỷ lệ là 60,6% Nông dân thương bán cho những thương lái trong xóm lý do là do quen biết, gần nhà
Trang 39dễ vận chuyển, dễ liên lạc và có uy tín Khi bán thanh long cho thương lái trong xóm thì nông dân có thể được ứng trước một số tiền nếu cần, hoặc là sau vài ngày mới được trả tiền mặt ( khoảng 1 tuần), vì thương lái trong xóm thường là chỗ quen biết và có uy tín nên người dân không lo lắng nhiều về vấn đề tiền bạc Còn những thương lái từ nơi khác tự lại vườn mua do họ mua với giá cao, và trả tiền mặt ngay Nông dân chỉ chấp nhận thương lái từ nơi khác tự lại vườn mua thì phải trả ngay bằng tiền mặt 100% để tránh hiện tượng đến mua mà không đến trả Nguồn thu mua thanh long của nông dân thường thì ổn định (chiếm tỷ lệ 57,6%) do trồng diện tích nhiều và lâu dài nên người dân chỉ bán cho mối quen, để dễ trong việc mua bán và giá cả Còn 42,4 % hộ có nguồn thu mua không ổn định do khi chuẩn bị thu hoạch trái chín thương lái tự lại vườn mua, hoặc những người tự chở
ra chợ bán khi đó ai mua với giá cao thì bán và được trả ngay bằng tền
mặt
Bảng 4.12 NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH GIÁ CẢ
Theo giá thoả thuận giữa 2 bên 19 57,5
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được phần lớn giá cả thường do hai bên cùng thoả thuận chiếm 57,5%, thường thì người dân luôn bị người mua ép giá và người mua cũng chỉ đưa ra đúng giá mà hai bên thỏa thuận.Trên thực tế, người nông dân luôn ở thế bị động về giá, bởi vì đa số khi thương lái đã đưa ra giá, nông dân thấy giá tạm được thì đồng ý bán ngay theo giá mà thương lái đã đưa ra
họ không thể đợi một thời gian chờ giá tốt hơn vì người trồng thanh long có thể xác định độ chín của trái thu hoạch, chủ yếu là dựa vào sự thay đổi màu sắc của trái và hái trái lúc nào là hợp lý chứ không thể neo trái quá lâu, vì khi neo trái lâu thì thanh long có thể bị nứt trái, bị ruồi đục trái là giảm năng suất và chất lượng thanh long sẽ không đồng đều nhất là độ chín và thối trái sau thu hoạch tăng Tuy
Trang 40nhiên, nếu bán dưới hình thức này thì phẩm chất trái không quan trọng lắm Do thương lái thu mua với nhiều loại nên nông dân có thể bán với chất lượng trái khác nhau, vì sau khi thu mua xong thương lái tự phân loại lại rồi mới đem đi tiêu thụ Theo kết quả điều tra thì giá cả do người mua quyết định chiếm 27,3% trong khi đó người bán chỉ chiếm 15,2% Giá thanh long của mỗi nông hộ sẽ khác nhau, vì giá phụ thuộc vào chất lượng của trái, độ to của trái, trái to đẹp bán giá sẽ cao hơn.
Bảng 4.13 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
Nguồn cung cấp thông tin Tần suất Cơ cấu (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn cung cấp thông tin thị trường của người trồng thanh long vẫn còn hạn chế, đa số người dân thu thập thông tin thị trường qua tivi chiếm 57,6%, thông tin từ gia đình, bạn bè chiếm tới 48,5 %, còn
từ các thương lái chỉ chiếm 33,3% Đây cũng là nguyên nhân tạo cơ hội cho các thương lái ép giá người trồng thanh long, làm giảm đi một phần thu nhập của người dân
Tóm lại, tình hình mua bán thanh long tại địa bàn nghiên cứu là tương đối thuận lợi do các đường lộ được nâng cấp trải nhựa dễ dàng trong việc vận chuyển đến nơi tiêu thụ Tuy nhiên, giá cả đầu ra của trái thanh long luôn bị biến động trong khi đó giá cả đầu vào lại tăng làm cho người dân lo lắng trong quá trình sản xuất Vì vậy cần thành lập các Hợp tác xã thanh long để bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định để người dân yên tâm sản xuất