7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.3.4. Về hình thức trồng thanh long
Bảng 4.9 HÌNH THỨC TRỒNG THANH LONG
Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)
Bám trên trụ bê tông 23 69,7 Bám trên cây sống ( me tây, dông) 10 30,3
Tổng cộng 33 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua kết phỏng vấn 33 nông hộ có 23 hộ cho thanh long bám trên trụ bê tông (chiếm 69,7 %) và có 10 hộ cho thanh long bám trên trụ sống như cây me tây, dông (chiếm 30,3%). Đây là nhược điểm của nông dân, cho thanh long bám trên trụ sống tuy ít tốn chi phí đầu tư cho cây trụ nhưng thanh long có khuynh hướng phát triển theo chiều cao của cây trụ sống, trong khi đó trụ sống sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với thanh long, sẽ tốn công lao động để tỉa cành, gặp khó khăn trong phun thuốc, phòng trừ sâu bệnh cũng như trong khâu chăm sóc và thu hoạch trái chín, các loại côn trùng, mầm bệnh từ cây trụ sống sẽ lan sang cây thanh long sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thấp. Khi cho thanh long bám trên trụ bê tông thì cho năng suất và chất lượng cao, dễ thu hoạch (vì trụ bê tông có chiều cao khoảng 2,2-2,5m) và khắc phục được nhược điểm của trụ sống.
Kết quả nghiên cứu 33 hộ thì có 100% hộ đều có xông đèn thanh long, khi được hỏi xông đèn với mục đích gì thì hầu hết các hộ cho rằng xông đèn trái vụ để tăng thu nhập cho gia đình vì khi xông đèn thì thanh long cho năng suất cao và giá bán tương đối cao (giá bán thanh long xông đèn trái vụ có khi đến 15.000 đồng /kg – 19.000 đồng/kg). Đa số vườn thanh long của nông hộ không chỉ trồng
đơn độc mỗi cây thanh long mà còn trồng xen với các loại cây khác như: quế, cà pháo, ngò gai, đậu, gừng được trồng bao trên những khoảng trống giữa các trụ thanh long, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng và giúp tăng độ màu ,mỡ của đất, lấy ngắn nuôi dài, tạo thêm thu nhập cho gia đình.