7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc trồng thanh long tại huyện Châu Thành-
Bảng 4.14 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TÍNH TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ
Các yếu tố chi phí Lượng (ngày)
Chi phí (đồng)
Cơ cấu (%)
Chi phí khấu hao vườn 700.390 3,02 Chi phí phân bón 4.042.060 17,43
Chi phí thuốc 698.030 3,01
Chi phí mua bóng đèn dây diện 5.615.270 24,21 Chi phí điện để xông đèn, tưới nước 9.429.760 40,66 Chi phí lao động gia đình
- Chi phí chăm sóc - Chi phí thu hoạch
50,7 41,47 9,23 Chi phí lao động thuê
- Chi phí chăm sóc - Chi phí thu hoạch
19,5 12,55 6,95 1.072.700 690.340 382.360 4,63 Chi phí khác 1.631.760 7,04 Tổng cộng 23.189.970 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Để thấy rõ được các khoản chi phí trong sản xuất của nông hộ, ta dựa vào cơ cấu chi phí tính trên 1 công diện tích đất mà nông hộ trồng thanh long như sau:
chi phí lao động thuê, 4,63%
chi phí khác,
7,04% chi phí khấu hao vườn, 3,02% chi phí phân bón, 17,43% chi phí điện, 40,66% chi phí thuốc, 3,01% chi phí bóng điện, dây đèn, 24,21%
Hình 4.2. CƠ CẤU VỀ CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG THANH LONG
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Từ bảng 4.14 và hình 4.2 ta có thể tiến hành phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí bình quân/công diện tích đấtn trồng thanh long:
Chi phí mà nông hộ tốn nhiều nhất cho việc trồng thanh long là chi phí điện để xông đèn và tưới nước chiếm tỷ lệ khá lớn 40,66%. Theo bảng số liệu trên thì bình quân họ phải chi khoảng 9.429.760 đồng/công/năm về tiền điện cho việc xử lý thanh long nghịch vụ (thường 1 năm có ít nhất 3 đợt xông đèn, khoảng 5 tháng tưới nước vào mùa khô). Do hiện nay việc xử lý xông đèn thường rơi vào giai đoạn cuối mùa mưa đầu mùa hạn, nên để sản xuất trái vụ đèn hiệu quả thì cần chủ động nước tưới cho vườn là một yêu cầu quyết định. Qua điều tra cho thấy các vườn thanh long thắp đèn từ 8-10 giờ/đêm (thắp khoảng từ 21h30 đến 05h30) và liên tục từ 15- 20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết (1 đêm xong đèn khoảng 100–150 Kw). Thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thắp đèn thanh long, vì khi thời tiết lạnh hay mưa nhiều làm cho thanh long ra nụ không đạt thì người dân
điện cao ( 1.000 đồng đến 1.500 đồng/Kw), đây cũng là khó khăn cho nông hộ trong việc xử lý thanh long vụ nghịch.
Chi phí mà nông hộ phải tốn kế tiếp là chi phí mua bóng đèn dây điện và bình để phục vụ cho việc xông đèn chiếm 24,21%. Ban đầu để đầu tư cho việc xông đèn nông hộ phải mua bóng đèn dây điện và hạ bình, trung bình bỏ ra khoảng 5.615.270 đồng/công, nếu nông hộ sử dụng kỹ và bảo quản tốt thì có thể xài được từ 4 đến 5 năm mới hư. Vì vậy sẽ giảm được chi phí này cho những năm kế tiếp.
Khoản chi phí hao tốn thứ ba là chi phí phân bón chiếm tỷ trọng là 17,43 %. Bình quân nông hộ phải chi ra khoảng 4.024.060 đồng/công/năm cho việc bón phân. Trong vài năm gần đây, giá phân bón ngày càng tăng (theo khảo sát thì giá phân bón bình quân của năm này sẽ tăng khoảng một nữa so với năm trước đó. Riêng những tháng đầu năm 2008, theo khảo sát thì giá phân bón tăng đột biến gấp 2 lần so với năm 2007. Theo thông tin từ nông dân, phân DAP ở thời điểm phỏng vấn có giá hơn 800.000 đồng/ bao. Phân bón là một trong những yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển và năng suất của thanh long, trong khi đó giá phân bón tăng gây khó khăn lớn đến quá trình sản xuất của nông dân. Vì không thể nói sản xuất đạt hiệu quả mà không chăm sóc, bón phân cho cây để cây cho trái đạt chất lượng.
Ngoài ra khi trồng thanh long nông dân còn tốn thêm một khoản chi phí khác chiếm 7,04% như mua rơm, sơ dừa ủ cho mát gốc giúp rễ thanh long phát triển tốt, mua phân chuồng bón thêm, mua các dụng cụ như kéo, liềm cắt trái, bội dựng thanh long khi thu hoạch.
Khoản chi phí mà nông hộ phải bỏ ra là chi phí về lao động thuê (chiếm 4,63%). Trong quá trình trồng thanh long có những hộ chỉ thuê lao động thời vụ (thuê lao động thời vụ chiếm 72,7%, thuê lao động thường xuyên chỉ chiếm 18,2% và 9,1% hộ không thuê lao động), thường các nông hộ chỉ thuê lao động để thu hoạch khi trái chín, hoặc là thuê thường xuyên để chăm sóc như nhổ cỏ, bón phân, phun thuốc nhưng chỉ có những hộ trồng thanh long với diện tích lớn mới thuê lao động thường xuyên.
Về chi phí khấu hao vườn cây lâu năm (chiếm 3,02%), chi phí thuốc (chiếm 3,01%). Hai loại chi phí này không chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí là vì:
+ Về chi phí khấu hao vườn cây lâu năm như thanh long (được tính theo phương pháp đường thẳng), nguyên giá chia cho thời gian sử dụng, trong đó nguyên giá bao gồm chi phí giống, chi phí san lắp mặt bằng, chi phí làm trụ bê tông. Giống thường thì hộ nông dân tự có, từ bà con, hoặc nếu mua từ hàng xóm cũng với giá rẻ. Trong khi đó, chi phí chăm sóc trong giai đoạn cây con, chưa cho trái là không đáng kể. Bên cạnh đó, cây thanh long là loại cây lâu năm sống khoảng 10 -20 năm (trong đề tài này lấy thời gian khấu hao là 10 năm). Chính vì vậy mà chi phí khấu hao vườn thanh long/công/năm là rất ít.
+ Về chi phí thuốc: do thanh long sống khỏe, ít bệnh. Đồng thời giá bình quân 1 chai thuốc nông dân sử dụng cho cây thanh long tương đối không cao (dao động từ 35.000 đồng/ chai đến 55.000 đồng /chai tùy theo thể tích). Cho nên, chi phí thuốc cũng tương đối ít.
Bảng 4.15 NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ
Lao động Ngày công/công/năm Cơ cấu (%)
Lao động gia đình 50,7 72,22
Lao động thuê 19,5 27,78
Tổng cộng 70,2 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua bảng trên cho thấy, bình quân trong một năm nộng hộ tốn khoảng 70 ngày công lao động/ công cho việc chăm sóc và thu hoạch thanh long. Trong đó công lao động gia đình chiếm 72,22 %, lao động thuê chiếm 27,78 %. Thường người dân luôn có ý muốn lấy công làm lời để giảm bớt chi phí và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đa số cho rằng, lao động gia đình chăm sóc sẽ tốt hơn, chu đáo hơn lao động thuê, và lao động chính của gia đình thì sẽ có kinh nghiệm hơn lao động thuê, cho nên việc chăm sóc, thu hoạch cũng dễ dàng nhanh chóng lại không phải tốn nhiều chi phí thuê mướn. Tuy nhiên cũng do giá lao động cao (giá
lao động tại thời điểm phỏng vấn 45.000-55.000 đồng/ ngày công đối với lao động nữ, 70.000-80.000 đồng/ ngày công đối với lao động nam) nên thường nông hộ chỉ thuê thêm lao động khi thu hoạch trái, bón phân (với những hộ có diện tích tương đối lớn).
Bảng 4.16 SO SÁNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA HỘ TRỒNG THANH LONG BẰNG TRỤ BÊ TÔNG VÀ TRỤ CÂY SỐNG BÌNH QUÂN
TRÊN 1 CÔNG ĐẤT
Đvt: đồng/công
Các yếu tố chi phí Trụ bê tông Trụ cây sống
Chênh lệch giữa trụ bê tông và trụ cây sống Tuyệt đối Tương đối
Chi phí khấu hao vườn 857.609 338.800 518.809 2,53 Chi phí phân bón 4.860.000 5.408.100 -548.173 0,89 Chi phí thuốc 423.217 669.600 -246.683 0,63 Chi phí bóng điện dây đèn 5.793.217 5.206.000 587.217 1,11 Chi phí điện 9.644.869 8.935.000 709,869 1,08 Chi phí thuê lao động 1.339.326 967.100 372.226 3,56 Chi phí khác 1.595.392 948.000 647.392 1,68
Tổng cộng 24.513.630 20.145.600 4.368.030 1,22
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Về chi phí khấu hao vườn trung bình của trồng thanh long bằng trụ bê tông là 857.609 đồng/ công, trồng trụ cây sống là 338.800 đồng/ công, thấp hơn so với trồng bằng trụ bê tông 518.809 đồng/ công.
Về chi phí phân bón trung bình của trồng thanh long bằng trụ bê tông là 4.860.000 đồng/ công, trụ cây sống là 5.408.173 đồng/ công cao hơn trồng trụ bê tông là 548.173 đồng/ công.
Về chi phí thuốc trung bình trên trụ bê tông là 423.217 đồng/ công và trụ cây sống là 669.600 đồng/ công, cao hơn trụ bê tông là 246.383 đồng/ công.
Lý do chi phí phân bón và chi phí thuốc trung bình khi cho thanh long bám trên trụ cây sống cao hơn trụ bê tông là do thanh long bám trên trụ cây sống dễ bị sâu bệnh từ cây sống lan qua, vì trụ bám là cây sống nên khi bón phân cho thanh
long cây sống sẽ hút bớt một phần dinh dưỡng nên phải tốn thêm phân bón cho cây sống.
Về chi phí để mua dây diện bóng đèn trung bình của trụ bê tông là 5.793.217 đồng/ công, trụ cây sống là 5.206.00 đồng/ công, thấp hơn trụ bê tông là 587.217 đồng/ công. Chi phí điện trung bình để tưới và xông đèn thanh long khi tròng bằng trụ bê tông là 9.644.869 đồng/ công, trụ cây sống là 8.935.000 đồng/ công, thấp hơn trụ bê tông là 709,869 đồng/công. Sở dĩ, chi phí mua dây điện bóng đèn và chi phí diện tưới nước và xông đèn trồng bằng trụ bê tông cao hơn trụ cây sống là do mật độ trồng thanh long trong vườn trụ cây sống (khoảng 95 gốc đến 100 gốc trên 1 công) thấp hơn trụ bê tông (khoảng 115 gốc đến 130 gốc trên 1 công), số gốc thanh long nhiều cần phải mắc thêm đèn.
Về chi phí khác trung bình của trụ bê tông là 1.595.392 đồng/ công, trụ cây sống là 948.000 đồng/ công, thấp hơn trụ bê tông 647.392 đồng/ công. Trụ xi măng có nhược điểm là vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt, làm đứt các rễ và làm bỏng dọp cành nên phải ủ bằng rơm và sơ dưa, bón thêm phân gà cho thanh long giữ ẩm gốc.
Vậy tổng chi phí khi chưa tính công lao động gia đình của nông hộ trồng thanh long bằng trụ bê tông là 24.513.630 đồng/ công, trụ cây sống là 20.145.600 đồng/ công, chi phí cho thanh long bám trên trụ bê tông cao hơn thanh long bám trên trụ cây sống là 4.368.030 đồng/ công.
Để khẳng định sự khác nhau giữa chi phí cho thanh long bám trên trụ bê tông và trụ cây sống, tác giả sử dụng kiểm định Mann Whitney để chứng minh. Qua phụ lục 17 ta có: Với mức ý nghĩa quan sát là 0,034% nhỏ hơn mức ý nghĩa α =5%. Với mức ý nghĩa này ta bác bỏ giả thuyết H0, cho thấy sự khác biệt giữa chi phí cho thanh long bám trên trụ bê tông và thanh long bám trên trụ sống được đảm bảo về tính thống kê. Cũng từ bảng phụ lục 17, cho thấy trung bình chi phí khi cho thanh long bám trên trụ bê tông là 445.000 đồng/công, và trug bình chi phí trụ cây sống là 116.000 đồng/ công, thấp hơn trụ bê tông là 329.000 đồng/công. Tuy trung bình chi phí trồng thanh long bám trên trụ bê tông cao hơn chi phí thanh long bám trên trụ cây sống, nhưng ta chưa thể kết luận trồng trụ cây
sống sẽ cho năng suất và lợi nhuận cao hơn khi cho thanh long bám trên trụ bê tông.
Bảng 4.17. SO SÁNH VỀ TỔNG CHI PHÍ, NĂNG SUẤT VÀ DOANH THU CỦA HỘ TRỒNG THANH LONG BẰNG TRỤ BÊ TÔNG VÀ TRỤ CÂY SỐNG TRÊN 1 CÔNG ĐẤT
Các yếu tố ĐVT Trụ bê tông Trụ cây sống
Chênh lệch giữa trụ bê tông và trụ cây sống Tuyệt đối Tương đối
Tổng chi phí có lao động gia đình đồng 27.328.761 22.874.200 4.454.561 1,19 Tổng chi phí không có lao động gia đình đồng 24.513.630 20.145.600 4.368.030 1,22
Lợi nhuận có lao
động gia đình đồng
4.645.152 4.366.600 278.552 1,06
Lợi nhuận không có
lao động gia đình đồng
7.460.283 7.095.200 365.083 1,05
Năng suất Kg 4.843 4.136 707 1,17
Tổng doanh thu đồng 31.973.913 27.240.800 4.733.113 1,17
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng chi phí mà nông hộ trồng thanh long bằng trụ bê tông phải bỏ ra trung bình là 24.513.630 đồng, trồng bằng cây sống như dông, mê tây thì nông hộ chỉ bỏ ra trung bình là 20.145.600 đồng, thấp hơn trồng trụ bê tông 4.454.561 đồng, vì khi trồng bằng trụ bê tông nông hộ phải bỏ thêm khoản chi phí làm trụ ( trung bình khoảng 45.000 đồng/trụ). Trong khi đó trồng bằng trụ sống người dân có thể tận dụng những cây sẵn có trong vườn vì vậy chi phí đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn. Nhưng nếu trồng bằng trụ sống phải tốn nhiều công cắt tỉa cây sống, nếu không cắt tỉa thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc gia tăng năng suất, chất lượng trái thanh long, hơn nữa còn gây khó khăn trong quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây. Nông hộ trồng thanh long bằng trụ bê tông sẽ đem lại năng suất cao hơn gấp 1,17 lần so với trụ sống
(trung bình 1 công đất trồng bằng trụ bê tông là 4.483 kg/năm, trụ sống 4.136 kg/ năm, thấp hơn trụ bê tông 707 kg/năm), lý do trụ sống cho năng suất thấp hơn trụ bê tông là vì khi cho thanh long bám trên cây sống sẽ bị cây sống cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời, làm cho thanh long có hướng leo lên cao theo cây sống, khó kiểm soát khi hái trái, côn trùng và nâm bệnh từ cây trụ sống sẽ lan sang cây thanh long sẽ làm giảm năng suất. Khi trồng trên trụ bê tông sẽ khắc phục được nhược điểm của cây trụ sống và cho năng suất cao hơn, doanh thu cũng tăng, doanh thu trung bình của hộ nông dân trồng bằng trụ bê tông là
31.973.913 đồng, trồng trụ cây sống doanh thu trung bình là 27.240.800 đồng, thấp hơn trụ bê tông là 4.733.113 đồng. Vì vậy, người dân trồng thanh long bằng trụ sống cần mạnh dạn cải tạo vườn thanh long của mình sang trồng trụ bê tông, như thế năng suất sẽ cao hơn, và muốn có vườn thanh long sạch thì vườn thanh long phải đảm bảo vệ sinh, không sâu bệnh.
Để khẳng định sự khác nhau giữa năng suất khi cho thanh long bám trên trụ bê tông và trụ cây sống, tác giả sử dụng kiểm định Mann Whitney để chứng minh. Qua bảng phụ lục 18 ta có: Với mức ý nghĩa quan sát là 0,002 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 5%. Với mức ý nghĩa này ta bác bỏ H0, cho thấy sự khác biệt về năng suất giữa việc trồng thanh long cho bám trên trụ bê tông và trụ cây sống được đảm bảo về tính thống kê. Cũng từ bảng phụ lục 18, cho thấy: trung bình năng suất trồng thanh long bám trên trụ bê tông là 471 kg/công. Trong khi đó, trung bình năng suất tròng thanh long cho bám trên trụ cây sống là 90 kg/công. Với sự chênh lệch 381 kg/công. Đến đây ta có thể khẳng định, việc trồng thanh long bằng trụ bê tông tuy chi phí đầu vào cao nhưng đem lại năng suất cao. Năng suất cao sẽ làm tăng thu nhập cho người trồng thanh long.