Nguồn giống được chọn để trồng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh long an (Trang 35)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.3.2. Nguồn giống được chọn để trồng

Bảng 4.7 NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA NÔNG HỘ

Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)

Tự có 26 78,8

Từ bà con 5 15,2

Từ hàng xóm 2 6,1

Tổng cộng 33 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, có 78,8 % nông hộ sử dụng nguồn giống tự có của gia đình qua các lần trồng, khi cải tạo vườn thanh long hoặc tăng diện tích trồng thì nông hộ thường sử dụng giống gia đình có sẵn. Tuy nhiên, nguồn giống đầu tiên mà nông hộ dùng để trồng là nguồn giống trôi nổi, do ông bà mua từ những người bán dạo, người bán trên ghe xuồng, hay mua từ bà con, hàng xóm, nhưng thường thì họ trao đổi với bà con, hàng xóm hoặc mua với chi phí thấp. Và như vậy mà người trồng thanh long cứ lấy giống đã có để trồng khi tăng diện tích hay để cải tạo vườn thanh long của mình. Khi nông hộ trồng thanh long sử dụng những nguồn giống này sẽ giảm được chi phí đầu vào và giảm được khoảng chi phí vận chuyển. Thường giống tự có và từ bà con, hàng xóm có được là do quá trình trồng lâu dài rồi tự tái tạo ra để trồng cũng không biết rõ xuất xứ từ xưa đã có từ đâu. Nông dân nên hạn chế việc sử nguồn giống tự có hoặc mua của bà con, hàng xóm, nên mua giống ở các cơ sở bán cây giống để cải tạo lại vườn thanh long của mình vì như thế sẽ nâng cao được năng suất và chất lượng của thanh long. Viện nghiên cứu cây trồng cần phát huy hơn nữa về khoa học kỹ thuật trong việc phổ biến các giống mới cho năng suất cao, đề kháng các bệnh tốt để tạo niềm tin cho người dân sản xuất tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh long an (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w