7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.2.3. Lực lượng lao động
Bảng 4.3 LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ
ĐVT: người/hộ
Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình
Thành viên trong gia đình 8 3 5,52 Lao động gia đình tham gia
trồng thanh long 5 2 2,79
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Lực lượng lao động tham gia sản xuất chính trong việc trồng và chăm sóc thanh long bình quân khoảng 03 người trong nông hộ gồm 06 thành viên. Các thành viên khác không tham gia vào trồng thanh long là do các thành viên đó đã tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập cho gia đình như buôn bán, công nhân may giày dép và người phụ thuộc như trẻ em trong độ tuổi đi học, người lớn tuổi không tham gia vào sản xuất chính. Măc khác, việc trồng thanh long ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng và chăm sóc cây thanh long.
Bảng 4.4 TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ
Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)
Mù chữ 2 6,1
Cấp 1 13 39,4
Cấp 2 14 42,4
Cấp 3 4 12,1
Tổng cộng 33 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Kết quả phỏng vấn 33 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy đa số họ có trình độ văn hoá bậc trung học cơ sở chiếm 42,4%, tiểu học chiếm 39,4% , còn bậc phổ thông trung học chiếm 12,1% trong khi đó có 6,1% hộ mù chữ. Nhìn chung trình độ văn hoá tại địa bàn nghiên cứu không cao, với trình độ bậc tiểu học và trung học là phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân vì sao có những hộ không tham gia các buổi tập huấn, hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Bởi vì khi trình độ văn hoá của người sản xuất càng cao thì khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ từ lớp tập huấn, sách báo và đài truyền thanh sẽ hiệu quả hơn. Từ đó, khả năng ứng dụng những kỹ thuật tiếp nhận được vào từng điều kiện cụ thể thì những người có trình độ khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.
Để khẳng định được mối liên hệ giữa trình độ học vấn với việc tham gia vào các buổi tập huấn và áp dụng khoa học của các nông hộ, tác giả dùng kiểm Chi bình phương để chứng minh khi người dân có trình độ văn hóa cao sẽ tham gia vào các lớp tập huấn sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ nhiều hơn, và hiệu quả hơn. Qua bảng phụ lục 16 ta có: Với kết quả kiểm định ở dòng đầu tiên Pearson Chi-Square của việc áp dụng khoa học kỹ thuật thì giá trị chi bình phương tính toán được là 9,434 đem so sánh với giá trị chi bình phương tra bảng tìm giá trị giới hạn ở bậc tự do 3 và mức ý nghĩa 0,05 (vì trong luận văn tác giả chọn độ tin cậy của kiểm định với mức ý nghĩa α=5%) là
7,8<9,434 nên bác bỏ H0. Tương tự, ta có kết quả kiểm định của việc tham gia khoa học kỹ thuật có giá trị chi bình phương tính toán được là 9,319 lớn hơn giá trị chi bình phương tra bảng với giá trị giới hạn ở bậc tự do 3 và mức ý nghĩa 5% là 7,8<9,319, nên cũng bác bỏ H0. Qua kiểm định ta có thể kết luận rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tham gia vào các buổi tập huấn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của nông hộ trồng thanh long ở huyện Châu Thành. Khi trình độ học vấn cao của nông hộ càng cao thì khả năng tham gia vào các buổi tập huấn sẽ nhiều hơn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong việc trồng thanh long sẽ đem l ại hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc trồng thanh long là chính, nông hộ còn tham gia vào một số hoạt động khác để tạo thêm thu nhập cho gia đình như: trồng trọt, chăn nuôi heo, bò, gà, vịt.