Nguồn lực sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh long an (Trang 29)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2. Nguồn lực sản xuất của nông hộ

4.2.1. Diện tích đất trồng cây thanh long

Bảng 4.1 DIỆN TÍCH TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ

ĐVT:công/hộ (1công=1.000m2)

Diện tích Số hộ Cơ cấu (%)

Diện tích từ 1 công đến 5 công 17 51,5 Diện tích trên 5 công đến 10 công 11 33,3 Diện tích trên 10 công đến 15 công 3 9,1 Diện tích trên 15 công 2 6,1

Tổng cộng 33 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Kết quả khảo sát 33 hộ trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu, cho thấy diện tích đất trồng thanh long bình quân của nông hộ là 5,92 công (nhỏ nhất là 1 công và lớn nhất là 20,5 công). Phần lớn đất trông thanh long theo kết quả khảo sát thì 100% là đất tự có của gia đình, đây là yếu tố góp phần giảm chi phí đầu vào trong quá tình sản xuất.

Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích trồng thanh long giữa các nông hộ có sự chênh lệch lớn. Các hộ có diện tích trồng thanh long từ 1 công đến 5 công chiếm đến 51,5%. Trong khi đó các hộ có diện tích trồng nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu (trên 15 công) chỉ chiếm 6,1%. Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều. Đa số các hộ có diện

tích đất sản xuất nhỏ nên các hộ này không có nhu cầu hoặc không có điều kiện về nguồn vốn để mở rộng diện tích sản xuất. Chỉ những hộ có diện tích tương đối lớn, phần lớn là do được gia đình để lại có nhu cầu vay thêm vốn để phát triển vườn thanh long. Đồng thời, thực trạng trên cho thấy diện tích đất trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ. Đây là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ, đồng thời cũng là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long.

Qua khảo sát được biết trong 5 năm gần đây có 15 hộ có tăng diện tích trồng thanh long, 18 hộ có diện tích trồng không đổi và không có hộ nào giảm diện tích. Khi hỏi đến nguyên nhân của việc tăng diện tích thì đa số đáp viên nói tăng là để mở rộng quy mô sản xuất chiếm 48,5%, áp dụng khoa học kỹ thuật chiếm 42,4%. Qua đó, ta thấy được việc trồng cây thanh long đem lại thu nhập cao cho người dân, nên diện tích ngày càng được mở rộng đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học để đem lại hiệu quả sản xuất cao.

4.2.2. Độ tuổi tham gia vào trồng thanh long của nông hộBảng 4.2 TUỔI CỦA ĐÁP VIÊN Bảng 4.2 TUỔI CỦA ĐÁP VIÊN

Độ tuổi Số hộ Cơ cấu (%)

Tuổi từ 25 đến 45 21 63,6

Tuổi từ 46 đến 55 9 27,3

Tuổi từ 56 đến 60 3 9,1

Tổng cộng 33 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Những mẫu phỏng vấn được thực hiện với sự cung cấp thông tin từ chủ hộ chiếm 100% của 33 hộ gia đình. Qua kết quả nghiên cứu thì những người tham gia vào việc trồng thanh long có độ tuổi rất đa dạng nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 60 tuổi. Tuổi trung bình của 33 hộ được được phỏng vấn là 43 tuổi. Tuổi của chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc trồng thanh long, những người trẻ tuổi tuy chưa có kinh nghiệm trồng nhiều nhưng dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng trong sản xuất qua những lần tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Còn những chủ hộ có độ tuổi khá cao họ đã tích lũy kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật hơi khó đối với họ.

4.2.3. Lực lượng lao động

Bảng 4.3 LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ

ĐVT: người/hộ

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Thành viên trong gia đình 8 3 5,52 Lao động gia đình tham gia

trồng thanh long 5 2 2,79

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Lực lượng lao động tham gia sản xuất chính trong việc trồng và chăm sóc thanh long bình quân khoảng 03 người trong nông hộ gồm 06 thành viên. Các thành viên khác không tham gia vào trồng thanh long là do các thành viên đó đã tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập cho gia đình như buôn bán, công nhân may giày dép và người phụ thuộc như trẻ em trong độ tuổi đi học, người lớn tuổi không tham gia vào sản xuất chính. Măc khác, việc trồng thanh long ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng và chăm sóc cây thanh long.

Bảng 4.4 TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ

Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)

Mù chữ 2 6,1

Cấp 1 13 39,4

Cấp 2 14 42,4

Cấp 3 4 12,1

Tổng cộng 33 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Kết quả phỏng vấn 33 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy đa số họ có trình độ văn hoá bậc trung học cơ sở chiếm 42,4%, tiểu học chiếm 39,4% , còn bậc phổ thông trung học chiếm 12,1% trong khi đó có 6,1% hộ mù chữ. Nhìn chung trình độ văn hoá tại địa bàn nghiên cứu không cao, với trình độ bậc tiểu học và trung học là phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân vì sao có những hộ không tham gia các buổi tập huấn, hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất. Bởi vì khi trình độ văn hoá của người sản xuất càng cao thì khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ từ lớp tập huấn, sách báo và đài truyền thanh sẽ hiệu quả hơn. Từ đó, khả năng ứng dụng những kỹ thuật tiếp nhận được vào từng điều kiện cụ thể thì những người có trình độ khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.

Để khẳng định được mối liên hệ giữa trình độ học vấn với việc tham gia vào các buổi tập huấn và áp dụng khoa học của các nông hộ, tác giả dùng kiểm Chi bình phương để chứng minh khi người dân có trình độ văn hóa cao sẽ tham gia vào các lớp tập huấn sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ nhiều hơn, và hiệu quả hơn. Qua bảng phụ lục 16 ta có: Với kết quả kiểm định ở dòng đầu tiên Pearson Chi-Square của việc áp dụng khoa học kỹ thuật thì giá trị chi bình phương tính toán được là 9,434 đem so sánh với giá trị chi bình phương tra bảng tìm giá trị giới hạn ở bậc tự do 3 và mức ý nghĩa 0,05 (vì trong luận văn tác giả chọn độ tin cậy của kiểm định với mức ý nghĩa α=5%) là

7,8<9,434 nên bác bỏ H0. Tương tự, ta có kết quả kiểm định của việc tham gia khoa học kỹ thuật có giá trị chi bình phương tính toán được là 9,319 lớn hơn giá trị chi bình phương tra bảng với giá trị giới hạn ở bậc tự do 3 và mức ý nghĩa 5% là 7,8<9,319, nên cũng bác bỏ H0. Qua kiểm định ta có thể kết luận rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tham gia vào các buổi tập huấn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của nông hộ trồng thanh long ở huyện Châu Thành. Khi trình độ học vấn cao của nông hộ càng cao thì khả năng tham gia vào các buổi tập huấn sẽ nhiều hơn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong việc trồng thanh long sẽ đem l ại hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc trồng thanh long là chính, nông hộ còn tham gia vào một số hoạt động khác để tạo thêm thu nhập cho gia đình như: trồng trọt, chăn nuôi heo, bò, gà, vịt.

4.2.4. Nguồn vốn sản xuất

Bảng 4.5 MỤC ĐÍCH VAY VỐN

Danh mục Tần suất Cơ cấu (%)

Vay vốn để hạ bình xông đèn 22 66,7 Vay vốn để mua phân bón 16 48,5 Vay vốn để làm trụ bêtông 14 42,4 Vay vốn để mua thuốc 3 9,1

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Theo kết quả khảo sát 33 nông hộ trồng thanh long thì có 24 hộ chiếm (72,7%) có nhu cầu vay vốn thêm, hầu hết các nộng hộ này vay vốn ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện, mỗi hộ có thể vay trung bình 5 triệu đồng/công với lãi suất trung bình là 1,1%/tháng. Mục đích của việc vay vốn chủ yếu là dùng để hạ bình xông đèn thanh long chiếm 66,7% hộ, để mua phân bón chiếm 48,5% hộ, làm trụ bê tông chiếm 42,4% hộ,vay vốn để mua thuốc chỉ chiếm phần nhỏ là 9,1 % hộ. Trong đó có 9 hộ không có nhu cầu vay vốn. Họ chỉ sử dụng đồng vốn tự có của gia đình để tham gia sản xuất. Được hỏi lý do tại sao hộ không có nhu cầu vay vồn, theo ý kiến của đáp viên thì nguồn vốn tự có của gia đình hằng năm cũng đủ để họ trang trãi chi phí sinh hoạt của gia đình và với diện tích nhỏ nên họ chỉ sử dụng vốn tự có của mình để tái tạo vườn thanh long.

4.2.5. Hoạt động xã hội

Theo kết quả điều tra 33 hộ trồng thanh long tại vùng nghiên cứu cho thấy ngoài việc trồng thanh long thì có 54,5% hộ tham gia vào các tổ chức xã hội như: hội nông dân, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh. Đồng thời, cũng có 54,5% hộ có sự liên kết sản xuất với nhau qua tổ làm vườn của địa phương tổ chức trung bình có khoảng 6 hộ liên kết với nhau, nhiều nhất là 22 hộ, các hộ này liên kết sản xuất để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trồng thanh long nhằm nâng cao năng suất và tạo vườn thanh long sạch. Bên cạnh đó, có 45,5% hộ không tham gia bất kỳ tổ chức xã hội, đoàn thể nào ở địa phương, cũng như không có sự liên kết sản xuất giữa các hộ. Điều này cũng là một hạn chế của nông hộ trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và thông tin mới trong sản xuất.

4.3. Khái quát thực trạng trồng thanh long của nông hộ4.3.1. Lý do chọn trồng cây thanh long 4.3.1. Lý do chọn trồng cây thanh long

Bảng 4.6 LÝ DO CHỌN TRỒNG THANH LONG

Danh mục Tần suất Cơ cấu (%)

Lợi nhuận cao 30 90,9

Phù hợp đất 26 78,8

Dễ trồng 24 72,7

Theo phong trào địa phương 21 63,6

Chất lượng cao 11 33,3

Dễ tiêu thụ 10 30,3

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Qua kết quả điều tra từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 33 hộ trồng thanh long được hỏi lý do vì sao chọn trồng cây thanh long thì có đến 30 hộ (chiếm 90,9 %) cho rằng trồng thanh long đem lại lợi nhuận cao, trong một năm thì trung bình hái trái thanh long được khoảng 9 lần (6 lần chính vụ và 3 lần trái vụ), ít nhất là 7 lần và nhiều nhất là 10 lần hái trái. Khi vào trái vụ do xông đèn giá bán 6.000 đồng đến 8.000 đồng/kg có khi tới 15.000 đồng đến 19.000 đồng/kg thì đem lại lợi nhuận khoảng 20-25 triệu đồng/công. Và có 78,8% cho rằng thanh long phù hợp với đất đai và khí hậu của huyện Châu Thành, 72,7% hộ nói cây thanh long dễ trồng và thời gian cho trái nhanh trung bình khoảng 21 tháng là có thu hoạch trái (thấp nhất 18 tháng và cao nhất 24 tháng). Có tới 63,6% trồng theo phong trào, nghĩa là họ thấy bà con, hàng xóm trồng thanh long có hiệu quả đem lại thu nhập cao cho nên họ trồng theo sự chỉ dẫn của những hộ trước đó. Các nguyên nhân khiến họ trồng cây thanh long chiếm tỷ lệ phần trăm cao kế tiếp là do chất lượng cao (chiếm 33,3%) và dễ tiêu thụ (chiếm 30,3%) như khi trái thanh long chín thì có thương lái lại vườn mua.

4.3.2. Nguồn giống được chọn để trồng

Bảng 4.7 NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA NÔNG HỘ

Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)

Tự có 26 78,8

Từ bà con 5 15,2

Từ hàng xóm 2 6,1

Tổng cộng 33 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, có 78,8 % nông hộ sử dụng nguồn giống tự có của gia đình qua các lần trồng, khi cải tạo vườn thanh long hoặc tăng diện tích trồng thì nông hộ thường sử dụng giống gia đình có sẵn. Tuy nhiên, nguồn giống đầu tiên mà nông hộ dùng để trồng là nguồn giống trôi nổi, do ông bà mua từ những người bán dạo, người bán trên ghe xuồng, hay mua từ bà con, hàng xóm, nhưng thường thì họ trao đổi với bà con, hàng xóm hoặc mua với chi phí thấp. Và như vậy mà người trồng thanh long cứ lấy giống đã có để trồng khi tăng diện tích hay để cải tạo vườn thanh long của mình. Khi nông hộ trồng thanh long sử dụng những nguồn giống này sẽ giảm được chi phí đầu vào và giảm được khoảng chi phí vận chuyển. Thường giống tự có và từ bà con, hàng xóm có được là do quá trình trồng lâu dài rồi tự tái tạo ra để trồng cũng không biết rõ xuất xứ từ xưa đã có từ đâu. Nông dân nên hạn chế việc sử nguồn giống tự có hoặc mua của bà con, hàng xóm, nên mua giống ở các cơ sở bán cây giống để cải tạo lại vườn thanh long của mình vì như thế sẽ nâng cao được năng suất và chất lượng của thanh long. Viện nghiên cứu cây trồng cần phát huy hơn nữa về khoa học kỹ thuật trong việc phổ biến các giống mới cho năng suất cao, đề kháng các bệnh tốt để tạo niềm tin cho người dân sản xuất tốt.

4.3.3. Về mặt kinh nghiệm trồng cây thanh long

Phần lớn các nông hộ trong địa bàn khảo sát có kinh nghiệm trồng thanh long từ 06 năm đến 15 năm chiếm 57,6% trong tổng số 33 hộ điều tra. Kinh nghiệm trồng thanh long có được thường là do gia đình truyền lại. Hộ có thời gian trồng thanh long cao nhất là 25 năm và thấp nhất là 03 năm trở lên. Số năm

trồng thanh long nhiều hay ít một mặt phản ánh nguồn lực sản xuất của nông hộ mặt khác nó còn phản ánh tình hình trồng thanh long của người dân huyện Châu Thành. trên 20năm, 6,1% dưới 6năm, 15,2% từ 16-20năm, 21,2% từ 6-15năm, 57,6%

Hình 4.1. KINH NGHIỆM TRỒNG THANH LONG

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Bảng 4.8 VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG THANH LONG

Chỉ tiêu Tần suất Cơ cấu (%)

Kinh nghiệm gia đình truyền lại, tự

nghiên cứu 28 84,8

Kinh nghiệm từ hàng xóm, bạn bè 22 66,7 Kinh nghiệm học từ sách báo 11 33,3 Kinh nghiệm từ lớp tập huấn 11 33,3 Kinh nghiệm từ cán bộ khuyến nông 7 21,2

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Trong quá trình phỏng vấn nông hộ trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu, khi câu hỏi nhiều lựa chọn được hỏi về kinh nghiệm trồng thanh long có từ đâu, hầu hết các đáp viên cho rằng kinh nghiệm của họ có được là do trong quá trình trồng thanh long nhiều năm đã đúc kết được rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và theo cách thức của ông bà truyền lại cho (chiếm tỷ lệ 84,8%); đồng thời họ cũng học hỏi, kinh nghiệm với những người hàng xóm có kinh nghiệm trồng

thanh long lâu năm hơn họ và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè (chiếm tỷ lệ 66,7%). Từ bảng số liệu cho thấy có 33,3% kinh nghiệm có được là do nông hộ có được là do họ học từ sách báo. Và kinh nghiệm từ lớp tập huấn chiếm 33,3%, từ cán bộ khuyến nông chiếm tỷ lệ ít nhất 21,2%. Qua đó cho thấy đựơc những hạn chế về mặt chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con ở địa bàn nghiên cứu. Công tác khuyến nông của xã chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến việc trồng thanh long của nông hộ là cho việc trồng thanh long chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

4.3.4. Về hình thức trồng thanh long

Bảng 4.9 HÌNH THỨC TRỒNG THANH LONG

Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)

Bám trên trụ bê tông 23 69,7 Bám trên cây sống ( me tây, dông) 10 30,3

Tổng cộng 33 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)

Qua kết phỏng vấn 33 nông hộ có 23 hộ cho thanh long bám trên trụ bê tông (chiếm 69,7 %) và có 10 hộ cho thanh long bám trên trụ sống như cây me tây, dông (chiếm 30,3%). Đây là nhược điểm của nông dân, cho thanh long bám trên trụ sống tuy ít tốn chi phí đầu tư cho cây trụ nhưng thanh long có khuynh hướng phát triển theo chiều cao của cây trụ sống, trong khi đó trụ sống sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với thanh long, sẽ tốn công lao động để tỉa cành, gặp khó khăn trong phun thuốc, phòng trừ sâu bệnh cũng như trong khâu chăm sóc và thu hoạch trái chín, các loại côn trùng, mầm bệnh từ cây trụ sống sẽ lan sang cây thanh long

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh long an (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w