CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN ĐOÀN LẠP VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG VÁNG, KẾT CỨNG BỀ MẶT ĐẤT
Trang 1MỞ ĐẦU
Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn vàphát triển Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởitính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu (Lê VănKhoa, 2004).
Đất được hình thành, phát triển và thoái hóa theo thời gian dưới tác động của điềukiện tự nhiên và các hoạt động của con người (Wada, 2000).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về sự thoái hoá vật lý, hoá học vàsinh học ở các vùng đất thâm canh 03 vụ lúa/năm; trên các vườn cây ăn trái nhiều nămtuổi bước đầu nghiên cứu cho thấy sự giảm hàm lượng chất hữu cơ, độ nén dẽ cao, hệsố thấm của nước thấp (Võ Thị Gương, 2004)
Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn đã cải tạo vườn tạp,nhiều chủ vườn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ hiệu quả kinh tế thấp sang trồngchuyên canh cây ăn trái Bên cạnh những kết quả và lợi nhuận thu được thì cũng cónhiều nhà vườn chưa hiểu biết rõ về kỹ thuật canh tác nên dẫn đến tình trạng làm chođất bị suy thoái nghiêm trọng Đất có tình trạng lớp đất mặt bị đóng váng dẫn đến tìnhtrạng rễ cây không hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng khác.
Quýt Hồng là cây trồng chủ lực của huyện Lai Vung vì mang lại hiểu quảkinh tế cao Tuy nhiên trong canh tác nhà vườn còn mang tính tự phát, áp dụng các tiếnbộ kỹ thuật chưa đồng bộ, nên chất lượng đất dễ bị suy thoái
Vì thế, việc khảo sát đánh giá đặc tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam
quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp là một vấn đề rất cần thiết Do đó, đề tài “Đánhgiá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – ĐồngTháp” được thực hiện.
Trang 2Thành phần cơ giới còn được hiểu là tỷ lệ giữa các cấp hạt cát, thịt, sét trong đất(Henry et al, 1990).
Thành phần cơ giới của đất là hàm lượng phần trăm của những nguyên tố cơ họccó kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất ở trong trạng thái bị phá huỷ (Trần KôngTấu, 2006)
Các hạt có kích thước khác nhau trong thể rắn của đất gọi là phần tử cơ giới.Các phần tử cơ giới hình thành chủ yếu do quá trình phong hoá đá mà ra Tỷ lệ phầntrăm các cấp hạt có kích thước khác nhau trong đất gọi là thành phần cơ giới (DươngMinh Viễn, 2004).
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), đất là vật thể bao gồm các kích thướchạt có kích thước khác nhau Chính các cấp hạt này gọi là thành phần cơ giới Tuỳ theotỷ lệ các cấp hạt mà đất có tính chất khác nhau Ba cấp hạt: cát (Sand), thịt (Silt), sét(Clay) sẽ tạo nên kết cấu của đất Tỷ lệ các cấp hạt khác nhau dẫn đến sự khác nhau vềđặc điểm tính chất như: tỷ trọng, dung trọng, khả năng giữ nước, tính bền của đất Thành phần cơ giới là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá độ phì của đất (NguyễnĐăng Nghĩa và ctv, 2005) Đất Đồng bằng sông Cửu Long đa số là đất phù sa màu mỡ,có thành phần cơ giới nặng nên khả năng giữ nước và hấp phụ chất dinh dưỡng tốtchính vì thế phục vụ rất tốt cho việc sản xuất nông nghiệp.
Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính củađất như sự thấm nước, sự kiềm giữ nước, sự phát triển của rễ cây (Raymond W Milleret al, 2001) Trong nông nghiệp, thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng trongnghiên cứu phát sinh đất, loại đất và các quá trình thổ nhưỡng của đất Nhiều tính chấthoá học, vật lý như khả năng giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt và động thái nhiệt, chế độ khí
Trang 3và động thái khí, CEC và khả năng điều tiết chất dinh dưỡng đều liên quan đến thànhphần cơ giới (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998).
1.1.2 Tính bền cấu trúc
Độ bền đoàn lạp là tính bền của tập hợp các phần tử đất, là đặc tính cấu trúc quantrọng của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lựccơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước.
Tính bền cấu trúc đất phụ thuộc vào hàm lượng của chất hữu cơ, hàm lượng sét vàcác oxit sắt (Trần Kim Tính, 2003).
Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá chất lượng đất đai Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cảvề hoá học và lý học (Lê Văn Khoa, 2003)
1.1.3 Dung trọng
Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng dùng để đánh giá độ phì vật lý và hoáhọc đất (Trần Bá Linh và ctv, 2006) Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng,thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc và kỹ thuật làm đất Độ tơi xốpcủa đất thường cao nhất ngay sau khi làm đất, sau đó bị nén dẽ dần và dung trọng tănglên, sau một thời gian dung trọng sẽ đạt cân bằng và không thay đổi Đất có dung trọngthích hợp nhất cho cây là 1,0 -1,1 g/cm3 Đối với cây lúa, dung trọng thấp đôi khi cóhại vì đất không giữ được nước Dung trọng >1,2 g/cm3 và ở tầng đế cày >1,4 g/cm3 làrất thích hợp cho cây lúa (Võ Thị Gương và ctv, 2004).
Để đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt đối với đất thịt thì dung trong 1,1- 1,4 g/cm3, đối với đất sét thì dung trọng 1,4 g/cm3 và đất cát dung trọng khoảng 1,6 g/cm3
(Raymond W Miller et al, 2001) Theo Lê Văn Khoa (2004), giá trị dung trọng bìnhquân của đất thịt có canh tác biến động trong khoảng 1,1- 1,4 g/cm3 Để cây trồng pháttriển tốt dung trọng nên giới hạn trong khoảng 1,4-1,6 g/cm3 với đất cát Dung trọngcũng được tính toán tổng lượng nước có thể bị giữ bởi đất theo một thể tích nào đó vàcũng để đánh giá khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng và độ thoáng khí củađất (Lê Văn Khoa, 2004).
1.1.4 Tỷ trọng
Trang 4Tỷ trọng thể rắn của đất là tỉ số giữa trọng lượng thể rắn đất (đất không có khoảngtrống) của một thể tích nhất định và trọng lượng của nước cùng thể tích (Viện thổnhưỡng nông hóa, 1998)
Tỷ trọng đất là một thông số quan trọng giúp ta có thể ước lượng thành phầnkhoáng chủ yếu cũng như hàm lượng chất hữu cơ của một loại đất (Trần Bá Linh vàctv, 2006) Theo Trần Kim Tính (2003), tỷ trọng của đất thay đổi từ 2,5 g/cm3 đến 2,8g/cm3 Ở những loại đất khác nhau tỷ trọng sẽ khác nhau Thường trong những đấtkhoáng hay có thạch anh, fenspat, kaolinite, tỷ trọng của chúng thay đổi trong khoảng2,55 – 2,74 g/cm3 Tỷ trọng thể rắn của những đất nghèo mùn trên các tầng mặt thayđổi trong khoảng 2,50 – 2,74 g/cm3 Ở những tầng tích tụ sâu hơn, do chứa một lượnglớn hợp chất sắt nên tỷ trọng thường tăng, có trường hợp đạt 2,75 – 2,8 g/cm3 Ngượclại ở những đất giàu mùn tỷ trọng của chúng giảm đến 2,40 – 2,30 g/cm3 (Trần KôngTấu, 2006)
Nhìn chung tỷ trọng của đất đa số nhỏ ở các loại đất mùn và thường lớn ởnhững loại đất khoáng Do vậy thông thường ở những tầng mặt thì tỷ trọng của đất nhỏso với các tầng sâu hơn.
1.1.5 Độ xốp
Độ xốp của đất là phần trăm thể tích của đất được chiếm bởi không khí và nước
(Trần Bá Linh và ctv, 2006) Độ xốp là tổng các tế khổng trong đất biểu thị bằng % thểtích đất Độ xốp đất phụ thuộc vào cấu trúc đất, thành phần cơ giới, dung trọng và tỷtrọng đất Khả năng thoáng khí, khả năng giữ nước phụ thuộc lớn vào độ xốp đất Đốivới cây lúa độ xốp là chỉ tiêu không quan trọng, ngoại trừ các mao quản, lượng tếkhổng lớn chứa khí trong đất phải không dưới 25% cho đất canh tác cây trồng cạn Độxốp thích hợp cho hầu hết sự tăng trưởng của cây trồng là 50% (Võ Thị Gương và ctv,2004).
Sự trao đổi không khí đặc biệt là sự khuếch tán oxy có ý nghĩa rất quan trọng chocây trồng Việc giảm chất hữu cơ trong đất sẽ đưa đến giảm độ xốp đất Đất kémthông thoáng có thể giới hạn sự phát triển của rễ, đặc biệt ảnh hưởng đến việc hấp thuchất dinh dưỡng (Lipiec and Stepniewski, 1995).
1.1.6 Hệ số thấm (Ksat)
Hệ số thấm bảo hoà Ksat là thông số chính để dự đoán dòng chảy bảo hoàtrong đất, ngoài các tác nhân khác làm ảnh hưởng đến hệ số thấm, sa cấu và cấu trúc
Trang 5đất cũng làm cho hệ số thấm bị thay đổi một cách đáng kể Chỉ tiêu này dùng để phânbiệt khả năng thấm và thoát nước của đất Đất có giá trị Ksat cao sẽ có tác dụng thấmnước và thoát nước nhanh không bị ngập úng (Radeliffe and Rasmussen, 2000).
Hầu hết đất lúa nước đạt năng suất cao tại Nhật Bản có tốc độ thấm trongkhoảng 20 – 30mm/ngày (Takai and Mada, 1997) Riêng ở Trung Quốc để đạt đượcnăng suất cao, tốc độ thấm trong đất từ 9 – 15 mm/ngày (Yang and Chen, 1961) Thựctế thì tốc độ thấm tối hảo cho năng suất lúa tuỳ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trongđất và điều kiện hoạt động thích hợp của vi sinh vật đất Khi ruộng lúa bị ngập liên tục(với tốc độ nhỏ hơn 5 mm/ngày) thì tốc độ phân huỷ chất hữu cơ và sự khoáng hoáđạm rất thấp do đất trong tình trạng bị khử cao.
1.1.7 Lượng nước hữu dụng
Lượng nước hữu dụng là lượng nước được đất dự trữ lại: cây trồng sử dụng dễdàng nhất Nói cách khác độ ẩm hữu dụng là sự chênh lệch giữa độ ẩm đồng ruộng vàđộ ẩm cây héo Độ ẩm có sẳn cho cây là tỉ lệ của ẩm độ hữu hiệu mà cây trồng hấp thudễ dàng nhất, thường chiếm khoảng 75 – 80% ẩm độ hữu dụng (Chu Thị Thơm và ctv,2006).
Lượng nước hữu dụng trong đất được đánh giá thông qua chỉ số pF (lực giữnước của nền đất) và trị số này thay đổi đối với các loại đất khác nhau (Kisu, 1978).Các nhà khoa học đã xác định độ ẩm trong đất bằng khoảng 60 – 75% độ trữ ẩm tối đađể có một lượng trữ không khí khoảng 15 – 35% thể tích của đất là ẩm độ thích hợpnhất (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2005).
1.1.8 Sự kết cứng và đóng váng trên bề mặt đất
Đây là sự kết cứng bề mặt đất trong suốt thời gian đất bị khô cho đến khi đấtđược bảo hòa nước trở lại Đất dưới sự khô cứng trở nên rất cứng và không có cấutrúc Sự khô cứng này không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài (cày, dậm, trục…dođộng vật máy móc hoặc con người) mà do tính chất đất tạo ra Sự khô cứng của đấtthay đổi theo các yếu tố sau đây: Loại sét, tính trương co của đất, sức bền của đất, sựđóng ván bề mặt đất, tình trạng ngập lũ.
Đất không có cấu trúc có cấu tạo rời rạc, điều đó làm cho trạng thái đất quá chặt,dính, đường mao quản mỏng, nhỏ, độ xốp kém Những đất như vậy có tính thấm nướckém, nước dự trữ trong đất sẽ rất ít, độ dẫn mao quản cao, nước dễ đưa lên bề mặt vàmất nhiều do bốc hơi Điều đó dẫn đến việc hình thành những lớp váng trên mặt ruộng,
Trang 6sau khi mưa những lớp váng này dễ bị cứng lại gây cản trở cây trồng và khi khô đất dễbị nứt nẻ.
Ở các đất thịt, tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp váng cứng trên mặtđất Lớp vỏ cứng trên mặt đất này có thể dầy vài milimet nhưng nó sẽ làm giảm khảnăng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm khả năng nẩymầm và phát triển của cây trồng (Lê Văn Khoa và ctv, 2003).
Sự hình thành nên lớp váng ở bề mặt (do sự bong đất mặt) thì thường được thấynhiều hơn trên những vùng đất có hàm lượng thịt cao, hay cát mịn và hàm lượng sétcủa nó tương đối thấp (Trần Kim Tính, 2003).
Việc canh tác làm phá huỷ cấu trúc đất sẽ làm giảm lượng tế khổng lớn trong đấtvà tăng các tế khổng nhỏ ở bề mặt của tầng canh tác ảnh hưởng đến tính thấm của đất(S.S Prihar et al, 1985).
Sự kết cứng của đất tác động trực tiếp đến sự nẩy mầm của hạt giống, sự tăngtrưởng của cây trồng, khả năng thoáng khí và thoát nước của đất Tuy nhiên, ở một sốloại đất ở Châu Âu điều này có thể được thay đổi bởi sự thêm vào một lượng cáchydroxide sắt, nhôm vào trong đất như là tác nhân liên kết (Lê Văn Khoa, 2003).
Hình 1.7: Sự đóng váng kết cứng bề mặt khi đất khô
1.2 Hoá học đất
1.2.1 Độ chua hiện tại(pHH20)
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng,vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc phảnứng hóa học và sinh hóa trong đất Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quảcủa phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất
Trang 7pH đất ảnh hưởng đến độ hữu dụng của dinh dưỡng cây trồng, độc chất trongđất, đến hoạt động của vi sinh vật đất (Tất Anh Thư, 2006) Theo Trần Thành Lập(1999), đất Đồng bằng sông Cửu Long thường có pH thấp, đất phù sa không phènthường có pH = 4,0-5,5 Đất có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất phèn nặng pH có thể<3,0, ở trị số pH này cây chịu phèn mới sống nổi Đất bị nhiễm mặn thường có pH từ 7trở lên Một lọai đất rất acid có pH thấp, đất này thiếu Ca và Mg trao đổi, các chất Al,Fe, Mn và Bo hòa tan rất nhiều, chất Mo ít hòa tan, độ hữu dụng của N và P rất thấp.Một loại đất kiềm có pH cao đất này nhiều Ca, Mg và Mo, có ít Al, độ hữu dụng đạmcao (Trần Thành Lập, 1999) Trên đất mặn pH từ 6,0-7,5 và tỷ lệ với độ mặn (NguyễnVăn Luật, 2003) Nếu đất có pH quá cao, đất sẽ thiếu Fe, Mn, Cu, Zn và nhất là thiếu Pvà Bo Ngoài ra vi khuẩn hoạt động tích cực ở các pH trung bình sẽ hoạt động kém.Tổng quát mà nói thì đất có pH = 6 - 7 là tốt nhất vì ở mức pH này có sự hữu dụng tốiđa của chất dinh dưỡng (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004) Theo H.Eswaran (1985), đấtlúa nước thường có pH trong khoảng 4,5 và 6 pH tốt nhất cho cây lúa phát triển làpH=5,5 -7,5 Đất có pH thấp hơn 5,2 hay lớn hơn 8,2 đều ảnh hưởng đến sự phát triểncủa cây lúa.
1.2.2 Độ chua tiềm tàng (pHKCl)
Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ tự do và hấp thu trên bề mặt keo đất.Thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và biểu thị khả năng gây chuatiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiềumuối axit mạnh và bazơ mạnh sẽ làm đất có phản ứng trung tính (pH trong khoảng từ6,0 – 7,0) Nếu trong đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và muối bazơ yếu thì đất cóphản ứng chua (pH < 6,0) Nếu trong đất nhiều muối bazơ mạnh và muối bazơ yếu thìđất có phản ứng kiềm (pH > 7,5) Độ pH của đất còn phụ thuộc vào mức độ thực hiệncác phản ứng trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất, giữa dung dịch đất và rễ cây.
1.2.3 Chất hữu cơ trong đất
Nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật, chất hữu cơgồm xác bả hữu cơ chưa phân hủy, đang phân hủy và đã phân hủy trong đó có xác bãhữu cơ động vật, vi sinh vật Tùy theo thành phần và hàm lượng hữu cơ trong đất màchúng có vai trò khác nhau (Trần Thành Lập, 1999).
Trang 8Theo Nguyễn Thế Đặng và ctv (1999), chất hữu cơ là thành phần cơ bản kết hợpvới các sản phẩm phong hoá từ đá mẹ để tạo thành.
Chất hữu cơ góp phần cải thiện các tính chất lý, hoá và sinh học đất và cung cấpnhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar et al, 1985)
Theo Đỗ Ánh (2002) chất mùn trong đất là một nguồn dinh dưỡng có tương quanrất chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm của chúng ta.Những thành tựu nghiên cứu về chất mùn ở điều kiện nhiệt đới ẩm của Castagnol1942, Fridland 1958-1964, Duchaufour 1968 đã ghi nhận, về sau Ngô Văn Phụ(1970-1979) đều cho rằng mùn ở đất Việt Nam rất quan trong việc tạo độ phì nhiêu đất(Đỗ Ánh và ctv, 2000) Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho rằng hàm lượng chất hữu cơtối thích cho đất lúa nước là 4% Nếu giảm 1% chất hữu cơ thì lân bị giữ chặt trong đấttăng 50mg/100g đất (Đỗ Ánh và ctv, 2000)
Theo Thái Công Tụng (1971), sự ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất đất đai.- Ảnh hưởng của màu sắc đất đai: nâu đến đen
- Ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất như: khả năng giữ nước, độ dẻo dính.- Ảnh hưởng đến khả năng trao đổi base như: làm cho đất đai hấp thụ được
nhiều chất base hơn, 30 - 90% ngoại hấp là do chất hữu cơ.- Cung cấp và tăng độ hữu dụng của chất dinh dưỡng.
Theo Trần Thành Lập (1999), đất ĐBSCL thường có hàm lượng chất hữu cơvào độ trung bình Đất xám bạc màu có hàm lượng hữu cơ rất thấp 0,3 - 1,2% Đấtgiàu hữu cơ nhất ĐBSCL là đất than bùn, có hàm lượng hữu cơ đến 25%, đất phèncũng giàu chất hữu cơ ở tầng mặt.
Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), chất hữu cơ là chỉ tiêu số một về độ phì, nó ảnhhưởng đến nhiều tính chất đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp phụ,giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng Chất hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinhdưỡng chính trong hệ sinh thái đất Để nông nghiệp phát triển bền vững nhất thiết phảigiảm sự mất mát chất hữu cơ đất, nhất là việc sử dụng đất vùng nhiệt đới (Lê VănKhoa và ctv, 2000) Ở vùng nhiệt đới thường có hàm lượng chất hữu cơ thấp do kếtquả của quá trình phong hoá mạnh làm chúng bị phân giải nhanh (Nguyễn Xuân Cự,2005) Trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đấttăng khả năng đệm của đất (Charles A Black, 1993) Trong quá trình khoáng hoá chấthữu cơ tạo ra nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, chất hữu cơ làm giảm sự cố
Trang 9định K, P trong đất (Nguyễn Tử Siêm và ctv, 1999) Chất hữu cơ có khả năng tạo phứcvới kim loại (Jones and Jarvis, 1981) Chất hữu cơ có khả năng tạo phức với Al làmgiảm Al trao đổi và Al hoà tan trong dung dịch do đó làm giảm khả năng gây độc củaAl cho cây trồng (Hargrove and Thomas, 1981) Trong đất hàm lượng chất hữu cơ caolàm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A.Black, 1993).
1.2.4 Dung tích hấp phụ cation (CEC)
Dung tích hấp phụ cation hay còn gọi là khả năng trao đổi cation của đất càng caochứng tỏ đất có khả năng giữ và trao đổi các dưỡng chất tốt Đất ĐBSCL thường chứanhiều sét và ít hữu cơ nên dung tích hấp phụ thuộc loại trung bình đến khá (Ngô NgọcHưng và ctv, 2004).
CEC của đất liên quan đến khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dưỡng và có liênquan đến phương pháp bón phân hợp lý Đất giàu chất hữu cơ, có CEC cao cũng là đấtcó khả năng bảo quản cao dinh dưỡng cây trồng Nếu đất chứa Al chiếm 60% CEC thìgây độc cho cây trồng Đất bạc màu có CEC thấp thì CEC trở thành yếu tố hạn chế(Đỗ Ánh và ctv, 2000) Theo Nguyễn Vy (2003), dung tích hấp phụ trong các loại đấtViệt Nam trong khoảng 5 - 30 meq/100g đất Nhìn chung giá trị dung tích hấp phụcàng cao thì đất càng phì nhiêu Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất còn phụ thuộc vàothành phần và tỷ lệ các cation trong dung tích hấp phụ đó (Nguyễn Vy, 2003).
1.2.5 Độ dẫn điện dung dịch đất (EC)
Độ mặn trong đất làm cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây trồng,
giảm lượng nước hữu dụng trong đất, phá huỷ cấu trúc của đất (Tất Anh Thư, 2006) EC được tính bằng đơn vị mmhos trên centimet, chính mmhos cũng là trị sốnghịch đảo của đơn vị đo sức cản điện (ohms) Trị số mhos/cm là một đơn vị rất lớn,phần lớn EC của dung dịch đất thì nhỏ hơn trị số này rất nhiều (Trần Kim Tính, 2003) EC là độ mặn của đất, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp nồng độ muối hoà tan trongdung dịch đất Không chỉ có đất mặn mới có lượng muối hoà tan cao, mà trong đấtphèn sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối có thể cao và gây độc cho cây(Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) Theo H Eswaran (1985), cây lúa rất nhạy cảm với độ mặn,cây lúa sẽ không phát triển được nếu trên đất lúa nước có EC > 6 mmhos/cm EC = 4 –6 mmhos/cm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, nếu EC < 2 mmhos/cm thìcây lúa phát triển bình thường.
Trang 101.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu1.3.1 Vị trí địa lý
Huyện Lai Vung nằm phía namtỉnh Đồng Tháp, có diện tích 23.793,55ha, chiếm 6,79% diện tích toàn tỉnhĐồng Tháp Với dân số năm 2006 là164.953 người, mật độ dân số khoảng693,28 người/km2.
Về hành chính, Huyện có 12 đơnvị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 11xã.
Toạ độ địa lý: Hình 1.9: Bản đồ đất huyện Lai Vung
Từ 10o 08’ đến 10o 24’vĩ độ Bắc.
Từ 105o33’ đến 105o 44’ kinh độ Đông. Tứ cận:
Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò;Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long;
Phía Đông giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành;Phía Tây giáp Thành phố Cần Thơ;
Nhìn chung vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội nóichung và tình hình sử dụng đất nói riêng, đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong sửdụng đât.
Trang 11Hình 1.10 vị trí huyện Lai Vung trong tỉnh Đồng Tháp
Nằm giáp sông Hậu thuận lợi cho việc giao thông thuỷ, cung cấp nguồn nướcngọt, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng Huyện có các trục giao thông quan trọng nhưkênh mương khai, tuyến vận tải thuỷ quốc gia rạch Sa Đéc, rạch Lấp Vò nối với cảngĐồng Tháp, cảng Sa Đéc, cảng Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện vậnchuyển nông sản, vật tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Quốc lộ 80, quốc lộ 54 đi qua huyện, được nâng cấp sẽ thuận lợi cho sự phát triểnhệ thống giao thông bộ gắn chặt với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, AnGiang và các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam khác.
Huyện Lai Vung là huyện thuộc vùng ngập nông, nguồn nước ngọt dồi dào, đấtđai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạnghoá cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao Có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển một nền kinh tế toàn diện.
Tuy vậy, Lai Vung là huyện nằm xa các thành phố, cảng, sân bay và các trungtâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vùng Tàu, Đồng Nai, BìnhDương… Nên ít được sức lan toả của các khu vực này và khó khăn trong việc kêu gọiđầu tư lớn từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp.
Trang 121.3.2 Đặc điểm địa chất với vấn đề chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đấthuyện Lai Vung.
Huyện Lai Vung có mẫu chất đơn giản tạo cho huyện một quỹ đất tương đối đồngnhất, Huyện có các mẫu chất sau:
+ Đặc điểm địa chất huyện Lai Vung mang cấu trúc chung của tỉnh Đồng Thápcũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là loại trầm tích trẻ sông biển.
+ Loại đất được hình thành từ trầm tích sông, phân bổ ven sông lớn hình thànhđất phù sa chiếm hầu hết diện tích trong huyện.
Từ các đặc điểm địa chất và địa hình đã tạo nên lớp vỏ thổ nhưỡng thể hiện cấutrúc đất đai khác nhau giữa các vùng trong huyện Từ đó bố trí sử dụng đất sẽ khácnhau.
1.3.3 Đặc điểm địa hình với vấn đề chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất.
Căn cứ bản đồ địa hình do viện Khảo sát Thiết Kế Thuỷ lợi Nam bộ lập năm1982 cho thấy xu thế địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tácnông nghiệp.
Địa hình của huyện cao ở ven sông Tiền và phía sông Hậu, trũng lòng máng ởgiữa, cao độ phổ biến (+0,9)-(+0,1), cao nhất (+2,0), thấp nhất (+0,8), bề mặt địa hìnhbị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dầy đặc thuận lợi cho tưới, tiêu, song hạn chếtrong việc cơ giới hoá nông nghiệp.
Đất đai vùng ven sông Hậu là các dải đất phù sa ven sông và ven các kênh rạchlớn lâu đời, hàng năm được phù sa bồi bắp, nguồn nước ngọt dồ dào quanh năm thuậnlợi cho việc phát triển lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và nuôi trồngthuỷ sản.
Trang 13Tập trung lớn vào các tháng 3, 4, 5 và 6, lượng bốc hơi trung bình 3-5 ly/ngày,cao nhất 6 –8 ly/ngày Tổng lượng bốc hơi năm là 1.657,2 ly, tương ứng với lượngmưa song lệch về thời gian.
Độ ẩm bình quân cả năm 82,5%, bình quân thấp nhất là 50,3%, trong tháng 3 cóẩm độ cao 32,0%.
c- Nắng: Vùng có số giờ nắng cao (208 h/tháng) tháng 3 có số giờ nắng cao nhất
+ Mùa khô kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rấtthấp, chỉ chiếm khoảng 8 – 10% lượng mưa cả năm Trong khi đó lượng bốc hơi khácao, nó chiếm khoảng 64 –67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
+ Mùa mưa: kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung,lượng mưa trong 6 tháng chiếm 87-90% tổng lượng bốc hơi cả năm, chỉ riêng tháng 4mưa lớn nhất, lượng mưa chiếm 62 - 63% tổng lượng bốc hơi cả năm Ngược lại lượngbốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô Lượng mưa và tập trung kết hợp với nướcnguồn đã xảy ra lũ lụt lớn trong vùng.
1.3.5 Thuỷ văn
Chịu tác động của 3 yếu tố: Lũ, mưa nội đồng và thuỷ triều biển đông, hàng nămhình thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng hợp với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùakhô.
+ Mùa kiệt nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau Chế độ thuỷ văntrong sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, mực nước giảm dầnđến tháng 1, 2 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt ruộng, từ một số khu vực phía Nam có thểlợi dụng thuỷ triều khai thác tưới tự chảy.
- Biên độ các tháng mùa kiệt lớn, biên độ bình quân từ 0,4 – 1,7 m.
Trang 14+ Mùa lũ : Lũ xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm nhấtở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó các huyện thị phía Nam cũng nhưhuyện Lai Vung, lũ về muộn hơn so với các huyện đầu nguồn ảnh hưởng đến sản xuất,sinh hoạt Việc tăng cường và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi là biện pháp quan trọng đểkhắc phục khó khăn này.
1.3.6 Cảnh quan môi trường
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của huyện là:- Đất phèn chiếm khoảng 43,79% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa.- Nguồn nước ngọt sông Tiền rất dồi dào, chất lượng tốt.
Về cảnh quan của Lai Vung mang đặc trưng cơ bản của vùng đồng bằng Nam Bộ,với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Địa hình bằng phẳng sông ngòi chằng chịt, dâncư sống ven theo đường giao thông và kênh rạch, nhà ở chủ yếu là nhà tre, lá, cơ sở hạtầng kém phát triển Môi trường ít bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp Tuy nhiên, đấtphèn chiếm khoảng 43,79% tổng diện tích đất, mấy năm gần đây lũ lụt xảy ra thườngxuyên, dân cư đổ mọi chất thải ra kênh rạch, môi trường nước bị ô nhiễm Nhân dân lạisử dụng nước mặt để sinh hoạt ăn uống nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của nhândân nhất là sau khi ngập lụt.
Mặt khác Lai Vung có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông trong sản xuất đã sửdụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, nên môi trường đất, nước, không khí ítnhiều đã bị ô nhiễm.
1.4 Đặc điểm của cây cam, quýt:
Trái cam quýt được sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiếtcho cơ thể, nhất là vitamin C vị chua nhẹ và hơi đắng (bưởi) giúp dễ tiêu hóa và tuầnhoàn của máu Vỏ trái giàu pectin được sử dụng làm mứt, kẹo, làm thuốc nam haychích lấy tinh dầu trái được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như nước giải khát, xyrô, mứt, rượu…
Cam: phiến lá hình xoan hay bầu dục, dài 7-10 cm, rộng 3-4 cm, cuống dài 2-3cm, cánh lá nhỏ Hoa lớn mọc ở nách lá, trắng, rất thơm, có 20-25 nhị đực, 4-5 cánhhoa, bầu noãn có 10-12 ngăn Trái gần hình cầu, vỏ dầy, nhám sần, đường kính 4-6cm, thường có màu đỏ cam khi chin, thơm Thịt trái rất chua và đắng, phần lõi giữa thìxốp Trái nặng trung bình 4-5 trái/kg, nhiều hột, đa phôi.
Trang 15Quýt: cây nhỏ, cao khoảng 2-8 mét đôi khi có gai Lá nhỏ, hẹp, hình xoan, dài 4-8cm, rộng 1,5-4 cm màu xanh đậm bóng ở phía trên mặt và xanh vàng nhạt ở mặt dưới,cuống có cánh nhỏ Hoa nhỏ, đường kính 1,5-2,5 mm, 5 cánh trắng, 20 nhị đực, bầunoãn có 10-15 ngăn Trái dạng hình cầu hơi dẹp, đường kính 5-8 cm, vỏ mỏng dễ lột,màu xanh vàng hay đỏ cam khi chín, nhiều nước màu cam, ngọt Trái nặng trung bình6-7 trái/kg Đây là giống khó trồng nhất trong các giống cam quýt Cây chịu nóng kém,trồng tốt nhất ở vùng có độ cao trung bình Hột đa phôi, tử diệp xanh.
1.4.1 Đặc điểm sinh học và thực vật a Rễ:
các giống cam quýt khi trồng bằng hột thường có một rễ cái và những rễ nhánh.Từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự pháttriển của thân cành trên mặt đất.
các nghiên cứu cho thấy, trong năm hoạt động của rễ có các thời kỳ nhất địnhnhư:
Trước lúc mọc cành mùa xuân
Sau khi rụng trái đợt đầu đến trước lúc mọc cành mùa hè Sau khi cành mùa thu đã phát triễn đầy đủ
Thường thì khi rễ hoạt động mạnh, rễ lông phát triễn, thân cành sẽ hoạt độngchậm và ngược lại sự hoạt động của bộ rễ thường kéo dài cả sau các đợt cành mọc rộ,do đó việc bón phân vào giai đoạn cành phát triễn có tác dụng cung cấp dinh dưỡngcho cây trong giai đoạn rễ hoạt động.
Sự phân bố của bộ rễ tùy thuộc các yếu tố: tầng đất canh tác, hình thức nhângiống, loại giống, loại gốc ghép, mực thủy cấp và kỹ thuật trồng các yếu tố này có ảnhhưởng làm rễ mọc sâu hay cạn, xa hay gần Nói chung, rễ cam quýt thường mọc cạn,đa số rễ hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt do đó việc giữ cho lớp đất mặt tơixốp êm mát có tác dụng giúp cây hút thu được dinh dưỡng tốt hơn.
Rễ mọc ra từ hột thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoát nước tốt và tơi xốp rễ cóthể mọc sâu trên 4 mét Do đó ở ĐBSCL, trên những vùng đất thấp việc trồng camquýt bằng hột hay gốc tháp thường bị ảnh hưởng bởi mặt thủy cấp Nếu không lên líptrồng cao và thiết kế bờ bao vườn để điều tiết nước, cây có thể bị suy yếu dần và chếtdo thối rễ Trái lại rễ mọc ra từ cây chiết hay cành giâm thường ăn cạn hơn, ít bị tác hạibởi mặt thủy cấp.
Trang 16b Thân, cành:
cam quýt thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi Các cành chính thường mọcra ở các vị trí trong khoảng 1 mét cách mặt đất Cành có thể có gai, nhất là khi trồngbằng hột tuy nhiên sau giai đoạn ra hoa trái, các gai thường ít phát triển Ở một vàiloài, gai chỉ mọc ra từ những cành sinh trưởng mạnh.
Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảngnhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra,các cành thứ cấp này cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầmbên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ.
Trong một năm cây có thể cho 3-4 đợt cành Tùy theo chức năng của cành trêncây, có thể gọi nhự sau:
Cành mang trái:
Là những cành có mang trái, thường mọc ra trong mùa xuân, cành ngắn nhỏ,mau tròn mình, dài trung bình < 10cm trên cành có lá hoặc vết lá, các cành có mang lácho trái tốt hơn Cành mang trái mọc ra từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ, nữngcành mang trái mọc ở ngọn hay gần ngọn cành mẹ là những cành đậu trái tốt so vớicác cành mọc bên trong Vì phải tập trung dinh dưỡng để nuôi trái nên thường cànhmang trái không tiếp tục cho ra những cành mới trong năm kế tiếp Sau khi thu hoạchcác cành mang trái thường héo khô đi.
Cành mẹ:
Là cành tạo ra cành mang trái, thường phát triển mạnh trong mùa hè và mùa thu.Cành to khỏe, lâu tròn mình Cần nắm được thời vụ ra cành mẹ của cây để có biệnpháp bồi dưỡng tích cực, giúp mọc được nhiều cành mang trái hơn trong mùa xuân.
Trang 17non chưa có hoa trái thì có thể giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thìnên cắt bỏ.
Nói chung sự phát triển của cành tùy thuộc nhiều vào số trái trong năm Trongđiều kiện tự nhiên, nếu năm nay cây sai trái thì năm sau số trái ra ít đi vì số lượng cànhmọc ra không nhiều Do đó cần phải chú ý bồi dưỡng cho cây ở giai đoạn sau thuhoạch để giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Phương tiện nghiên cứu
- 20 mẫu đất được lấy tầng mặt canh tác (0-30cm)- Các dụng cụ lấy mẫu đất: khoan, ring, bao nilong, ….
- Dụng cụ xử lý mẫu: hệ thống sấy mẫu, hệ thống rây, hệ thống ống hútRobinson…
- Phần mềm hỗ trợ: Word, Excel, chương trình thống kê ANOVA,….
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu Đánh giá tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam quýt ở huyệnLai Vung – Đồng Tháp Đề tài được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đếnngày 01 tháng 01 năm 2010.
2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu
Bộ môn Khoa học đất & Quản Lý Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ỨngDụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt canh tác (0-30cm) từ những vườn trồng cam,quýt điển hình tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Mẫu đất được làm khô không khí,nghiền và qua rây theo yêu cầu của mỗi chỉ tiêu khác nhau.
2.2.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vật lý2.2.1.1 Tính bền cơ học đất
Tính bền của đất được phân tích theo phương pháp rây khô và rây ướt của Đạihọc Gent, Bỉ (Verplancke, 2002) Hai nghiệm thức tác động ẩm độ khác nhau trước khirây ướt được thực hiện:
Trang 18 Phá vỡ tập hợp đất bằng cách không làm ẩm: tập hợp đất được chuyển từ hệthống rây khô sang hệ thống rây ướt mà không được làm ẩm
Phá vỡ tập hợp đất bằng cách làm ẩm: tập hợp đất được làm ẩm đến ẩm độthủy dung ngoài đồng theo hệ thống Mariotte, trong đó chiều cao và đườngkính giọt nước được thực hiện theo mô hình mưa trong phòng thí nghiệm.Sau đó các mẫu đất được đặt trong tủ ủ 24h (khoảng 20oC và ẩm độ 80%-100%).
Các nghiệm thức được tiến hành trên mỗi loại đất khác nhau và được lập lại 3 lầnvới mẫu đất đã được xủ lý nhẹ nhàng qua rây 8 mm
Tính bền của tập hợp được biểu diễn bằng đường kính khối lượng trung bình(MWDs và MWDf) Chỉ số tính bền (SI) và tính bền cấu trúc (SQ) sẽ được tính toán
Khối lượng đất *
- Chỉ số không bền (Instability index -IS) = MWD dry – MWD wet
- Chỉ số bền (Stability index (SI) =
Đường kính lớn nhất + đường kính nhỏ nhất 2 2
Khối lượng ban đầu (+/- 200gram)
MWD dry – MWD wet
Trang 19nhau 5 phút một lần cho đến khi đạt hằng số Giá trị hệ số thấm bảo hòa (Ks) được tínhtoán cho mỗi lần đo cho đến khi Ks đạt giá trị thấp nhất dựa trên lượng nước chảy quatiết diện đất và gradient thủy lực.
V L Suy ra: Ks = -
A t H
Trong đó:
Ks:Hệ số thấm bảo hòa của đất, ms.
V: Thể tích nước thấm qua đất trong khoảng thời gian t, m3
t:Thời gian, s
L:Chiều sâu của mẩu đất, m (l ring)
H: Số gia thủy lực, m (H trong - H ngoài)A:Tiết diện của mẩu đất, m2 (r2*3,14)
Thực hiện tương tự đối với mẫu đất được bảo vệ sự tác động của các hạt mưabằng tấm lưới chắn (Kcs).
Giá trị chỉ số đóng váng tương đối (RSI) biểu thị mức độ làm giảm tính thấmcủa đất gây ra bởi đóng váng, được tính toán bằng cách lấy Kcs chia cho Ks RSI cũngchỉ ra mức độ ảnh hưởng của việc che phủ đất trong việc ngăn chặn sự hình thành lớpváng.
Lớp váng được để khô tự nhiên, sau đó dùng penetrometer đo độ cứng của lớpváng (RR) Mỗi mẫu đất được phân tích lặp lại 3 lần.
2.2.1.3 Thành phần cơ giới đất
Được thực hiện theo phương pháp ống hút Rhobinson và phân loại sa cấu theoUSDA.
Trang 20Hình 2.11: Hệ thống ống hút Robinson
2.2.1.4 Dung trọng
Dung trọng (g/cm3) sử dụng ống ring và được tính trên cơ sở khối lượng đất khô(được sấy khô ở 105oC) trên đơn vị thể tích đất ở điều kiện tự nhiên và không bị xáotrộn.
Hình 2.12: Dụng cụ lấy mẩu không xáo trộn (ring)
Hình 2.13: Cách lấy mẩu
Trang 21Tính kết qủa
Wov - Wr
b = Vr
Trong đó:
b:Dung trọng khô, (g/cm3 )
Wvo: Khối lượng mẩu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 1050C (g) Wr: Khối lượng của ring (g)
Vr: Thể tích ban đầu của mẩu đất (cm3)
2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hóa học2.2.2.1 pH
+ pHH2O: trích bằng nước (1/2,5) và đo bằng pH kế.+ pHKCl: trích b ng KCl và đo b ng pH k ằng KCl và đo bằng pH kế ằng KCl và đo bằng pH kế ế.
Hình 2.14: Máy đo pH
Hình 2.15: Giấy đo pH
Trang 222.2.2.2 Chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất được xác định theo phương pháp Walkley- Black Dựa trênnguyên tắc oxy hoá chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 đậm đặc, sau đóchuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4 0.1N.
Trang 23CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm canh tác cam, quýt tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việcsản xuất nông nghiệp Trong đó huyện Lai Vung có một vị trí và điều kiện rất thuận lợicho việc canh tác các giống cây có múi như: cam, quýt, bưởi,…
Do hiệu quả của việc canh tác cam, quýt nên trong thời gian gần đây nhiều nôngdân trong địa bàn huyện Lai Vung – Đồng Tháp đang tăng cường chuyển giao khoahọc kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, du nhập các giống cây trồng mới có nhiều ưuđiểm, khuyến khích nông dân trồng cam, quýt đạt năng suất cao đáp ứng nhu cầukhông những trong nước mà còn mang tầm vóc xuất khẩu phù hợp với xu thế mớitrong nền kinh tế thị trường.
Hiện Đồng Tháp có trên 20.000 ha cây ăn trái, trong đó Lai Vung là một trongnhững huyện trọng điểm Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi (ven bờ sông Hậu, tiếp giáp vớiCần Thơ và Vĩnh Long) nên Lai Vung rất phù hợp với loại cây có múi như quýt hồng.Loại cây này được trồng nhiều ở các xã Tân Phước, Tân Thành và Long Hậu (báokinh tế nông thôn, đăng ngày 3 tháng 6 năm 2009).
Với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, hiện nay năng suất cam, quýt đãtăng lên một cách đáng kể, trung bình tăng 30 - 40% Nông dân đã tận dụng khai thácđược việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thực hiện tốt quy trình GAP nên sản lượng tăngcao, sản lượng thu hoạch năm 2008 đạt 269 tấn/3ha, còn với diện tích 6.500m2 đấtcanh tác đã mang về lợi nhuận 145 triệu đồng (báo kinh tế nông thôn, đăng ngày 3tháng 6 năm 2009)
Trang 24B ng 3.3 Hi n tr ng tr ng cam, quýt t i huy n Lai Vung n m 2009 ện trạng trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung năm 2009 ạng trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung năm 2009 ồng cam, quýt tại huyện Lai Vung năm 2009 ạng trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung năm 2009 ện trạng trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung năm 2009 ăm 2009 TT Xã/ Thị Trấn Hiện trạng đất trồng cam, quýt năm 2009 (đơn vị tính ha)Tổng số Quýt Cam
(Nguồn: phòng nông nghiệp và PTNT huyện Lai Vung, tháng 10 năm 2009)
3.2 Tính chất đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu3.2.1 Tính chất hóa học đất
3.2.1.1 pHH2O
Kết quả phân tích pHH2O được trình bày ở hình 3.16 cho thấy phần lớn các địađiểm nghiên cứu có pH < 6,0 chiếm 75% trong tổng số các vị trí nghiên cứu Giá trịpH tại hầu hết các vị trí nghên cứu đều đạt mức tối hảo (từ 5,1 đến 6,4) chiếm 95%,ngoại trừ Tân Thành 3 giá trị pH hơi thấp hơn ngưỡng tối hảo (pH = 4,9) Giá trị pH ởcác điểm nghiên cứu đều thích hợp cho sự phát triển của cây ăn trái, vi sinh vật đất,vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất,hiệu quả sử dụng phân bón cũng nâng cao Nguyên nhân làm cho giá trị pH ở các vị trílấy mẫu tăng cao và đạt ngưỡng tối hảo cho cây trồng là do trong quá trình canh tácngười dân lên liếp rữa phèn, kết hợp sử dụng vôi trong canh tác cam, quýt
3.2.1.2 pHKCl
Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ và Al3+ tự do và hấp thu trên bề mặtkeo đất Thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và biểu thị khả năng gâychua tiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).
Trang 25Tại các vị trí nghiên cứu giá trị pHKCl được trình bày trong hình 3.17 biến động từ3,8 đến 5,7, hầu hết các giá trị pHKCl tại vùng nghiên cứu ở mức chua nhiều (3,8 đến4,5) chiếm 65% trong tổng số các vị trí nghiên cứu và giá trị pHKCl ở các vị trí nghiêncứu còn lại được đánh giá ở mức chua ít có giá trị biến đổi từ (4,6 đến 5,6) Nguyênnhân giá trị pHKCl thấp là do đây là vùng đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long Điềunày phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thành Lập (1999), đất Đồng bằng sôngCửu Long thường có pH thấp, đất phù sa không phèn thường có pH = 4,0-5,5 Từ kếtnghiên cứu này ta thấy có sự khác biệt lớn giữa giá trị pHKCl và pHH2O Vì vậy, mặt dùđộ chua hiện tại của đất ở khu vực nghiên cứu này rất thích hợp cho cây trồng pháttriển nhưng trong quá trình canh tác người dân phải luôn chú trọng việc nâng cao pHcho đất bằng cách bón vôi thường xuyên, vì đây là vùng đất có tiềm năng gây chua rấtlớn.
Trang 265.8 6.15.5
4.9 5.2
6.4 6.3
5.5 5.45.3
5.9 6.2
LongHậu 1
LongHậu 2
LongHậu 3
LongHậu 4
TânPhước 1
TânPhước 2
TânPhước 3
TânPhước 4
TânThành 1
TânThành 2
TânThành 3
TânThành 4
VĩnhThới 1
VĩnhThới 2
VĩnhThới 3
VĩnhThới 4
PhongHòa 1
PhongHòa 2
PhongHòa 3
PhongHòa 4
Trang 274.3 4.5 4.23.8
4 3.9 4.25.6
LongHậu 1
LongHậu 2
LongHậu 3
LongHậu 4
TânPhước 1
TânPhước 2
TânPhước 3
TânPhước 4
TânThành 1
TânThành 2
TânThành 3
TânThành 4
VĩnhThới 1
VĩnhThới 2
VĩnhThới 3
VĩnhThới 4
PhongHòa 1
PhongHòa 2
PhongHòa 3
PhongHòa 4