MỤC LỤC
+ Đặc điểm địa chất huyện Lai Vung mang cấu trúc chung của tỉnh Đồng Tháp cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là loại trầm tích trẻ sông biển. Từ các đặc điểm địa chất và địa hình đã tạo nên lớp vỏ thổ nhưỡng thể hiện cấu trúc đất đai khác nhau giữa các vùng trong huyện.
+ Loại đất được hình thành từ trầm tích sông, phân bổ ven sông lớn hình thành đất phù sa chiếm hầu hết diện tích trong huyện.
Tổng lượng bốc hơi năm là 1.657,2 ly, tương ứng với lượng mưa song lệch về thời gian. Trong khi đó lượng bốc hơi khá cao, nó chiếm khoảng 64 –67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
+ Mùa lũ : Lũ xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó các huyện thị phía Nam cũng như huyện Lai Vung, lũ về muộn hơn so với các huyện đầu nguồn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt. Việc tăng cường và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này.
Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ. Là những cành có mang trái, thường mọc ra trong mùa xuân, cành ngắn nhỏ, mau tròn mình, dài trung bình < 10cm trên cành có lá hoặc vết lá, các cành có mang lá cho trái tốt hơn.
Loại cành này khi phát triển đã sử dụng nhiều chất dinh dưỡng của cây mà không có ích lợi nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích tấn công. Do đó khi cây còn non chưa có hoa trái thì có thể giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thì nên cắt bỏ.
Trong điều kiện tự nhiên, nếu năm nay cây sai trái thì năm sau số trái ra ít đi vì số lượng cành mọc ra không nhiều. Do đó cần phải chú ý bồi dưỡng cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch để giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.
Nói chung sự phát triển của cành tùy thuộc nhiều vào số trái trong năm.
• Phá vỡ tập hợp đất bằng cách làm ẩm: tập hợp đất được làm ẩm đến ẩm độ thủy dung ngoài đồng theo hệ thống Mariotte, trong đó chiều cao và đường kính giọt nước được thực hiện theo mô hình mưa trong phòng thí nghiệm. Mẫu đất được qua rây 8 mm, sau đó cho mẫu đất vào một rây lưới, rây có đường kính bằng 10 cm Tập hợp đất được đặt trong một cái phiễu với độ dầy 1 cm.
Do hiệu quả của việc canh tác cam, quýt nên trong thời gian gần đây nhiều nông dân trong địa bàn huyện Lai Vung – Đồng Tháp đang tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, du nhập các giống cây trồng mới có nhiều ưu điểm, khuyến khích nông dân trồng cam, quýt đạt năng suất cao đáp ứng nhu cầu không những trong nước mà còn mang tầm vóc xuất khẩu phù hợp với xu thế mới trong nền kinh tế thị trường. Nông dân đã tận dụng khai thác được việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thực hiện tốt quy trình GAP nên sản lượng tăng cao, sản lượng thu hoạch năm 2008 đạt 269 tấn/3ha, còn với diện tích 6.500m2 đất canh tác đã mang về lợi nhuận 145 triệu đồng. Giá trị pH ở các điểm nghiên cứu đều thích hợp cho sự phát triển của cây ăn trái, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả sử dụng phân bón cũng nâng cao.
Nguyên nhân làm cho giá trị pH ở các vị trí lấy mẫu tăng cao và đạt ngưỡng tối hảo cho cây trồng là do trong quá trình canh tác người dân lên liếp rữa phèn, kết hợp sử dụng vôi trong canh tác cam, quýt. Vì vậy, mặt dù độ chua hiện tại của đất ở khu vực nghiên cứu này rất thích hợp cho cây trồng phát triển nhưng trong quá trình canh tác người dân phải luôn chú trọng việc nâng cao pH cho đất bằng cách bón vôi thường xuyên, vì đây là vùng đất có tiềm năng gây chua rất lớn.
Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), chất hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá về độ phì nhiêu của đất, nó ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. Nguyên nhân hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu thấp là do quá trình canh tác cây ăn trái nhiều năm nhưng người dân không chú trọng bón phân hữu cơ mà chỉ bón phân vô cơ làm cho đất bị thoái hóa vì trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Điều này phù hợp với nhận đinh Brady (2002) việc thâm canh nhiều vụ liên tục trong năm và việc không bón phân hữu cơ làm cho đất ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật. Nếu hàm lượng chất hữu cơ giảm thì nguồn thức ăn cho vi sinh vật cũng giảm từ đó ảnh hưởng đến độ bền đoàn lạp.
Hầu hết các vị trí nghiên cứu đều có sét cao nên đất ở các khu vực nghiên cứu dễ có nguy cơ suy thoái vật lý đất, mất cấu trúc xảy ra do tiến trình rữa trôi tích tụ sét, đặc biệt là khi canh tác người dân không chú trong che phủ và bảo vệ đất. Việc xác định dung trọng của đất có thể đánh giá được tình trạng nén dẽ, độ xốp của đất, khả năng phát triển của rễ cây trồng, tính thấm nước của đất… Giá trị của dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng và độ xốp, thành phần hữu cơ, cấu trúc đất. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác người dân không chú trọng việc làm đất và bón phân hữu cơ nên ở các vị trí còn lại giá trị dung trọng ở mức khá cao, biến động từ 1,21 đến 1,35 g/cm3, với giá trị dung trọng này đất bị nén dẽ ở tầng mặt.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể được giải thích là do hàm lượng thịt và cát của đất này rất cao chiếm 71% trong tổng số phần trăm của ba cấp hạt, điều này làm cho khả năng đóng váng nhanh và mức độ đóng váng cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với những vị trí nghiên cứu khác. Độ cứng của lớp váng khi khô (RR) khá cứng ở hầu hết các mẫu đất được nghiên cứu biến động từ 0,39 đến 0,83 Mpa (Bảng 3.8), làm ảnh hưởng lớn đến sự khuyết tán không khí từ bên trên mặt đất xuống vùng rễ cây trồng, nhất là những vị trí nghèo hữu cơ, tính bền đoàn lạp thấp, mức độ đóng váng cao.
Các nghiên cứu trước đây cũng kết luận rằng nấm phát triển trong đất có tác dụng liên kết hạt đất lại thành những đoàn lạp to (macroaggregate), còn vi khuẩn sống trong đất có tác dụng giúp ổn định các kích cỡ hạt sét - thịt trong đất (Tisdall, 1994; Bossuyt et al., 2001). Sự tương quan này cho thấy khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp thì tính bền cấu trúc của đất thấp, do đó mức độ đóng váng cao và tính thấm của lớp váng càng thấp; ngược lại khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì Ks càng tăng, vì đất có độ bền cao và do đó mức độ đóng váng thấp, từ đó làm tăng tính thấm của đất, hạn chế sự chảy tràn rửa trôi bề mặt. Mối tương quan này cho thấy khi tính bền trong đất càng cao thì thời gian đất bị đóng váng càng lâu, nguyên nhân là do đất có tính bền cao các hạt đất liên kết chặt chẽ và sẽ cần thời gian mưa dài và lượng mưa lớn thì các lức tác động của hạt mưa mới phá vỡ được cấu trúc đất.
Tính bền đoàn lạp kém sẽ dẫn đến việc hình thành lớp váng trên mặt đất sau khi mưa, những lớp váng này dễ bị cứng lại giảm khả năng thấm nước, giảm khả năng khuyết tán oxy không khí từ mặt đất vào vùng rễ cây trồng và đẩy CO2 ra khỏi vùng rễ, gây cản trở sự hô hấp của hệ rễ cây trồng. Do đó, trong canh tác cây ăn trái đặc biệt là cam, quýt rất cần thiết để bổ sung hàm lượng chất hữu cơ vào đất bằng cách bón phân hữu cơ, tăng độ tơi xốp của đất giúp đất thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt nhất, từ đó nâng cao được tính bền của đất.