Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
“Thương trường như chiến trường”-Đây là câu nói phổ biến và ai cũng có thể nói nói về hoạt động kinh tế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ câu nói này Tại sao lại nói “thương trường như chiến trường”? Sau hàng thế kỉ hình thành, các chuyên gia kinh tế đãchỉ ra rằng yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cũng như rủi ro cho hoạt động kinh tế là “cạnh tranh” Các thành phần của nền kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng mở rộng quy mô hoạt động với mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cao nhất Một công ty kinh doanh thành công không có nghĩa là sẽ không bị cạnh tranh mà thực tế, chính nhữngcông ty này lại là yếu tố kích thích sự cạnh tranh trở nên mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn, thậm chí là đánh bại đối thủ, buộc đối thủ phải phá sản.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang hội nhập với kinh tế thế giới Với đặc điểm là những công ty vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với câu hỏi “làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam” vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp chính là nhân tố chính gây dựng sự lớn mạnh của nền kinh tế Cùng với sự phát triển kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành từ năm 2000 Sau 11 năm phát triển, hiện nay thị trường chứng khoánđã trưởng thành hơn với 105 công ty chứng khoán thành viên Tương tự những thị trườngkhác, “cạnh tranh” giữa các công ty chứng khoán đang là một vấn đề được bàn thảo nhiềutrong bối cảnh phần lớn công ty chứng khoán hiện nay là các công ty vừa và nhỏ và bức tranh kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành ảm đạm đòi hỏi tái cơ cấu thị trường.
Được thành lập cuối năm 2008, công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn –TSS- đã có được những thành công bước đầu Tuy nhiên, bên cạnh đó, TSS vẫn còn tồn tại những hạn chế và chưa phát huy được hết thế mạnh của mình Sau thời gian thực tập, em nhận thấy công ty cần có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đứng vững trong thị trường chứng khoán Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, em đã chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp”
Trang 2CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ
1.1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Công ty chứng khoán- khái niệm và vai trò 1
1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 5
1.2 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Mô hình phân tích SWOT9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 111.2.4 Các chiến lược cạnh tranh chủ yếu của công ty chứng khoán 18
CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG SƠN 20
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn: 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP CK Trường Sơn: 202.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự 21
2.2 Đánh giá kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của TSS 25
2.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô 25
2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của CTCP CK Trường Sơn 26
2.2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của TSS 33
Trang 33.2 Định hương phát triển của TSS 483.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TSS 49
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 493.3.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ513.3.3 Một số giải pháp khác 53
3.4 Một số kiến nghị 54
3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính và Chính Phủ 54
3.4.2 Kiến nghị đối với Uỷ ban Chứng Khoán Nhà Nước 56
KẾT LUẬN 58
Trang 4ƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Công ty chứng khoán- khái niệm và vai trò
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Là nhân tố then chốt của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ Để làm được điều đó, vấn đề vốn, đặc biết là vốn dài hạn, dần trở thành mối quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán vàtrao đổi chứng khoán các loại.
Cũng như bao “thị trường” khác, thị trường chứng khoán cần một nơi để giao dịch,cần một “trung gian” để đảm bảo nguồn vốn được lưu thông trôi chảy từ nơi thừa vốn đếnnới thiếu vốn Trung gian đó chính là công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian , thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư Công ty chứng khoán có thể tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian.
1.1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
Vai trò huy động vốn
Công ty chứng khoán là một trong những trung gian tài chính có chức năng huyđộng vốn Với những lý do như chi phí lớn nếu phải tổ chức một phòng-ban chuyên cho
Trang 5việc mua-bán chứng khoán, hiệu quả huy động vốn không cao, khó có thể giải trình hoạtđộng mua, bán chứng khoán trong sổ sách kế toán chung, doanh nghiệp cần có nhữngngười chuyên nghiệp để phát hành chứng khoán cho họ Còn các nhà đầu tư không thể tựđến sở giao dịch chứng khoán để mua bán các chứng khoán phát hành, vì vậy họ phải nhờđến các công ty chứng khoán Hay nói cách khác, công ty chứng khoán có vai trò là cầunối và là kênh dẫn vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừavốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy độngvốn) Các công ty chứng khoán thường đảm nhận vai trò này thông qua nghiệp vụ bảolãnh phát hành chứng khoán và môi giới chứng khoán, Ngân hàng đầu tư.
Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp (OTC), khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hànhchứng khoán cho tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai trò hình thànhgiá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giáphát hành hợp lý đối với những chứng khoán trong đợt phát hành Thông qua Sở giaodịch chứng khoán, các công ty chứng khoán cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúpnhà đầu tư có được sự đánh giá đúng với thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tưcủa mình.
Vai trò thực thi thanh khoản của chứng khoán
Công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư có thể chuyển đổi tiền mặt thành chứngkhoán hoặc ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Điều này nhằm đảm bảo lợiích của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, giúp cho nhà đầu tư ít phảichịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư.
Dịch vụ tư vấn tài chính
Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng mà còntham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồicung cấp các thông tin đó cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và các cá nhân đầutư Dịch vụ tư vấn có thể bao gồm:
Trang 6- Thu thập và xử lý thông tin về các khả năng và cơ hội đầu tư.- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Cung cấp thông tin về triển vọng trong ngắn hạn và dài hạn của cáckhoản đầu tư.
- Thúc đẩy vòng quay chứng khoán
Thông qua việc cung cấp dịch vụ tư vấn, cung cấp cho khách hàng các cách đầu tưkhác nhau, công ty chứng khoán góp phần làm tăng vòng quay của chứng khoán Chứngkhoán sẽ không nằm trong tay một người quá lâu mà được luân chuyển liên tục từ nhàđầu tư này sang nhà đầu tư khác Đây chính là điểm hấp dẫn của thị trường chứng khoáncũng như là động cơ thúc đẩy các công ty chứng khoán cải tiến công cụ tài chính củamình.
Cung cấp cho thị trường tài chính các sản phẩm đầu tư hiệu quả
Không chỉ đơn thuần là nơi mua- bán chứng khoán giữa các cá nhân, tổ chức tronghệ thống tài chính, công ty chứng khoán, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận đã đưa rakhông ít các sản phẩm đầu tư Đáng kể nhất là các công cụ chứng khoán phái sinh Điềunày giúp thỏa mãn nhu cầu nhà đầu tư cũng như yểm trợ to lớn cho thị trường
1.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và cácnghiệp vụ mà công ty hoạt động cũng như hình thức sở hữu của công ty Theo điều 59,Luật chứng khoán Việt Nam 2007: “Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanhnghiệp”.
Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty chứng khoán là Hội đồng quản trị, Hộiđồng quản trị bổ nhiệm Ban Giám đốc và Giams đốc điều hành công ty Giúp việc choHội đồng quản trị là Ban kiểm soát với nhiệm vụ theo dõi và kiểm soát tất cả các giaodịch chứng khoán.
Theo thông lệ quốc tế, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán gồm các
Trang 7phòng chủ yếu sau:
Phòng giao dịch : Phòng giao dịch thực hiện các giao dịch tại Sở giao dịchchứng khoán và OTC Chức năng chính của phòng này là nhận và thực hiện giao dịch tạiSở đối với các lệnh giao dịch Thồng thường, phòng giao dịch bao gồm 3 bộ phận sau:
+ Bộ phận môi giới khách hàng+ Bộ phận tự doanh
+ Bộ phận nghiên cứu và phân tích chứng khoán
Phòng Kế toán- Tài chính gồm 2 bộ phận chủ yếu là:
+ Bộ phận kế toán: Xử lý các hợp đồng và tài liệu giao dịch, soạn thảo, in ấn, gửicho khách hàng, nhận lại từ khách hàng, lưu trữ các hợp đồng, chứng từ, lệnh,
+ Bộ phận tài chính: Quản lý tài chính của công ty thông qua tài khoản chứngkhoán và tiền quản lý việc cho khách hàng vay tiền để đầu tư vào chứng khoán
P hòng marketing: Quan hệ với khách hàng của công ty, nhận lệnh Phòng quản trị-hành chính tổng hợp
Phòng lưu ký, đăng ký, lưu trữ Phòng quả lý tài sản
Các phòng này đem lại cho công ty thu nhập to lớn bằng cách đáp ứng nhu cầu củakhách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.
Cũng như nhiều công ty khác, công ty chứng khoán không chỉ tồn tại một cơ sởmà có thể có một trụ sở chính và nhiều chi nhánh nhằm mở rộng quy mô công ty, chiếmlĩnh thị trường.
1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1.1.2.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Theo Luật Chứng khoán ngày 29/06/2006 , nghiệp vụ môi giới chứng khoán là việccông ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng Nghiệp
Trang 8vụ môi giới được hiểu là làm đại diện- được ủy quyền, thay mặt khách hàng mua bán một hoặcmột số loại chứng khoán.
Đây là nghiệp vụ chủ yếu của công ty chứng khoán Nghiệp vụ này bao gồm nhậnlệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng; chuyển các lệnh đó vào Sở giaodịch; thanh toán và quyết toán các giao dịch Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công tychứng khoán thu phí môi giới từ khách hàng Phí môi giới thường được tính theo tỷ lệphần trăm của tổng giá trị giao dịch.
1.1.2.2 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành thựchiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một một phần hay toàn bộchứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưađược phân phối hết của tổ chức phát hnhaf trong việc phân phối chứng khoán ra côngchúng.
Theo quyết định số 27/2007/ QĐ-BTC ngày 2-4-2007 về “Quy chế tổ chức và hoạtđộng của công ty chứng khoán” do Bộ tài chính bán hành, công ty chứng khoán được bảolãnh phát hành chứng khoán nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 06 tháng liên tục liền trước thờiđiểm bảo lãnh
- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổchức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày kí hợp đồng bảolãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đượcChính phủ bảo lãnh
- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên vốn nợ điều chỉnh trên 65 trong 03 tháng liên trướcthời điểm nhận bảo lãnh phát hành.
Qua hoạt động bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán thu về hoa hồng bảo
Trang 9lãnh Hoa hồng này có thể là cố định, có thể là tùy từng công ty chứng khoán
1.1.2.3 Nghiệp vụ tự doanh
Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanh của công tychứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi của chính mình Đó làhoạt động mua đi bán lại chứng khoán, nói các khác là hoạt động kinh doanh nhằm thuchênh lệch giá Theo Luật chứng khoán 2006, nghiệp vụ tự doanh là việc công ty chứngkhoán mua và bán chứng khoán cho chính mình
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện qua cơ chế giao dịchtrên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung OTC Trên thị trường chứngkhoán tập trung, lệnh giao dịch của công ty chứng khoán được thực hiện tương tự nhưlệnh của khách hàng Trên thị trường OTC, các hoạt động tự doanh có thể được thực hiệntrực tuyến giữa công ty với các đối tác hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động, hoặcthông qua hoạt động tạo thị trường Như vậy, hoạt động tự doanh mang tính đầu cơ cao.Mục đích hoạt động tự doanh chứng khoán là dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, kinhdoanh đầu tư, kinh doanh hùn vốn, can thiệp bảo vệ giá chứng khoán và thu lợi.
Hoạt động tự doanh có tác dụng tăng khối lượng mua bán chứng khoán, tạođiều kiện cho thị trường sôi động và tăng tính thanh khoản cho thị trường Tuynhiên, hoạt động tự doanh cũng có mặt tiêu cực Đó là khi các công ty chứng khoánsử dụng các hoạt động bị cấm như thao túng thị trường, thông đồng với nhau nhằmtăng giá hoặc giảm giá chứng khoán để kiếm chênh lệch giá gây tổn hại cho giới đầutư.
1.1.2.4 Nghiệp vụ tư vấn và đầu tư chứng khoán
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khoáncung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính,chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp phát hành vàniêm yết chứng khoán… Dịch vụ tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính có thể đươc bấtkỳ công ty chứng khoán hay cá nhân nào tham gia thông qua:
Trang 10- Khuyến cáo - Lập báo cáo- Tư vấn trực tiếp
- Thông qua ấn phẩm về chứng khoán để thu phí.
Hoạt động tư vấn đầu tư là việc cung cấp các thông tin, cách thức, đối tượngchứng khoán, thời hạn, khu vực… và các vấn đề có tính quy luật của hoạt động đầu tưchứng khoán Nghiệp vụ này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà khôngyêu cầu nhiều vốn Tính trung thực của công ty tư vấn có tầm quan trọng đặc biệt Ngoàidịch vụ tư vấn đầu tư, các công ty chứng khoán có thể sử dụng kỹ năng để tư vấn cho cáccông ty về việc sáp nhập, thâu tóm, tái cơ cấu vốn của công ty để đạt hiệu quả hoạt độngcao.
Không phải công ty chứng khoán nào cũng được thực hiện tất cả các nghiệp vụtrên Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo một sốvốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Cụ thể ở Việt Nam, mộtcông ty chứng khoán nếu muốn thực hiện đầy đủ tất cả 4 nghiệp vụ: môi giới (25 tỷđồng), tự doanh (100 tỷ đồng), bảo lãnh phát hành (165 tỷ đồng), tư vấn đầu tu (10 tỷđồng) thì phải có vốn pháp định là 300 tỷ đồng Ngoài các nghiệp vụ trên, công ty chứngkhoán còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như giao dịch ký quỹ (cho vay chứngkhoán, cho vay kí quỹ), lưu ký chứng khoán…
1.2 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ cạnh tranh kinh tế được nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith đưa ra.Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Trang 11Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từquy luật giá trị của sản xuất hàng hoá Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm đượcsự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự pháttriển kinh tế Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng cóchất lượng tốt hơn Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
Trang 12Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.
1.2.1.2 Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tạivà phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệpđưa ra thị trường Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm
Trang 13nảy sinh thị trường mới.
1.2.2 Mô hình phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Viết tắt của 4 chữStrengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ
Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác Cần thực tế chứ không khiêmtốn Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh
Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránhlàm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài Người khác có thể nhìnthấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơnmình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết?Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực
Trang 14Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thayđổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìmra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa công ty
Hình ảnh công ty. Cơ cấu tổ chức. Nhân lực chủ chốt.
Khả năng sử dụng các nguồn lực. Kinh nghiệm đã có.
Hiệu quả hoạt động. Năng lực hoạt động. Danh tiếng thương hiệu. Thị phần.
Nguồn tài chính. Hợp đồng chính yếu.
Bản quyền và bí mật thương mạiCác yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:
Khách hàng. Đối thủ cạnh tranh.
Trang 15 Xu hướng thị trường. Nhà cung cấp.
Đối tác.
Thay đổi xã hội. Công nghệ mới. Môi truờng kinh tế.
Môi trường chính trị và pháp luật.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Với lý thuyết về mô hình SWOT trê, em đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán một cách phù hợp nhất.
1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Đánh giá kết quả kinh doanh
Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của TSS, em dùng phương pháp sosánh Chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2008, tính đến thời điểm hiện tại, TSSmới chính thức hoạt động kinh doanh của mình được trong hai năm 2009 và 2010 Bằngphương pháp so sánh, ta có thể thấy được những thay đổi, từ đó có thể thấy được nhữngđiểm tích cực, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của TSS sau hai năm hoạt động.
Kết quả kinh doanh của TSS được trình bày tóm tắt trong bảng so sánh ngang vàbảng so sanh dọc Bảng so sánh ngang đưa ra tỷ lệ chênh lệch dưới dạng số tuyệt đối vàsố tương đối Tỷ lệ chênh lệch này cho thấy biến động của TSS sau hai năm hoạt động,bao gồm các thông tin cần để nghiên cứu xu hướng hoạt động kinh doanh Báo cáo nàycho thấy rõ hơn bản chất và xu thế của những thay đổi diễn ra có ảnh hưởng tới kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Trong khi đó, bảng so sánh dọc lại cho thấy tỷ lệ cáckhoản mục so với doanh thu thuần Tỷ lệ này sẽ cho thấy chi phí hay lợi nhuận chiếm
Trang 16phần lớn trong doanh thu thuần Từ đó, ta có thể rút ra kết luận về công tác quản lý chiphí của doanh nghiệp.
Việc đánh giá doanh thu và chi phí được đánh giá thông qua các biểu đồ Nhữngbiểu đồ được thực hiện dựa trên số liệu thật trên báo cáo kết quả kinh doanh
Đánh giá lợi nhuận
Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanhtrong một thời kỳ nhất định, là đáp số cuối cùng của hiệu quả hoạt động kinh doanh củacông ty chứng khoán và là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra cácquyết định tài chính tương lai của công ty Chỉ tiêu gồm:
- Khả năng sinh lời của doanh thu
- Khả năng sinh lời tổng tài sản ROA
Trang 17nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong mỗi hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, từ đó thấy được mặt mạnh, điểm yếu trong các hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán, nhưng chúng ta có thể chia thành nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài công ty chứng khoán.
Nhóm nhân tố bên ngoài - Môi trường kinh tế
Là một thực thể của nền kinh tế vì vậy công ty chứng khoán cũng chịu sự chi phốicủa môi trường kinh tế Bất cứ sự biến động nào như biến động của lạm phát, tỷ giá hốiđoái hay tốc độ tăng trưởng kinh tế… đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của thịtrường chứng khoán và công ty chứng khoán Những biến động này ảnh hưởng đến tâmlý nhà đầu tư khiến giá, chỉ số giá thay đổi và ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh và cáchoạt động khác của công ty chứng khoán Ví dụ khi nền kinh tế tăng trưởng, lượng vốntrong nền kinh tế gia tăng sẽ làm tăng vốn đổ vào thị trường chứng khoán Đồng thời cáchoạt động của công ty niêm yết sẽ tốt hơn khiến giá chứng khoán cao, thị trường quantâm nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh chứng khoán, quy mô thị trường được mở rộngtạo cơ hội cho các công ty chứng khoán tăng doanh thu, tăng hiệu quả hoạt động Nhờvậy năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán cũng sẽ được tăng cao.
- Môi trường chính trị, luật pháp
Sự ổn định về chính trị sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư bên ngoài, mở rộng hợp tácquốc tế tạo cơ hội kinh doanh cho các công ty chứng khoán Ngược lại, bất kỳ sự bất ổnnào cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của thị trường chứng khoán nóiriêng và công ty chứng khoán nói chung.
Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước có vai trò định hướng và chi phối toàn bộhoạt động kinh tế xã hội Luật pháp không chỉ tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng tạođà cho các công ty chứng khoán mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn điều chỉnh hoạt
Trang 18động của các công ty chứng khoán bằng các quyết định, nghị định…
Như vậy có thể nói không chỉ cần sự ổn định về chính trị mà các chính sách, phápluật cũng cần phải điều chỉnh một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và sựphát triển của thị trường chứng khoán Điều này sẽ tạo ra một môi trường chính trị luậtpháp thuận lợi tạo cơ hội cho các công ty chứng khoán hoạt động.
- Môi trường công nghệ
Mỗi một sự tiến bộ của khoa học đều đưa đến việc loại bỏ các công nghệ ra đờitrước đó với một công nghệ mới vượt trội hơn Việc áp dụng công nghệ mới sẽ tạo chocông ty đó có một lợi thế hơn công ty khác trong kinh doanh như có thể giảm chi phí,tăng năng suất lao động, tiết kiệm được thời gian trong các quy trình làm việc Ví dụ nhưviệc phát minh ra Internet đã làm cho mọi thông tin được truyền tải một cách nhanh nhất ,làm thay đổi toàn bộ quy trình làm việc của các công ty chứng khoán thời đó Tuy nhiênnhân tố này cũng đòi hỏi các công ty chứng khoán phải chủ động nắm bắt xu thế mớitrong hoạt động kinh doanh chứng khoán như chủ động tiếp cận các công nghệ mới vàolĩnh vực kinh doanh chứng khoán, có kế hoạch phát triển các công nghệ mới, các dịch vụmới…
- Môi trường văn hoá xã hội
Các yếu tố trong môi trường văn hoá xã hội có thể kể đến là: yếu tố phong tục tậpquán, thị hiếu, thói quen, độ tuổi, trình độ dân trí, văn hoá truyền thống… Các yếu tố nàyảnh hưởng đến TTCK nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công tychứng khoán nói riêng Các yếu tố văn hoá chính trị thường biến đổi chậm nên khó nhậnbiết Văn hoá xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành văn hoá doanh nghiệp,văn hoá nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, của nhân viên khitiếp xúc với các đối tác, các khách hàng.
Chẳng hạn như yếu tố về độ tuổi ảnh hưởng đến cách thức tham gia vàphong cách đầu tư của khách hàng trên thị trường chứng khoán Các nhà đầu tư trẻthường ưa thích các chiến lược đầu tư mạo hiểm hơn các nhà đầu tư có tuổi Cách
Trang 19thức tham gia thị trường của các nhà đầu tư trẻ cũng đa dạng và phong phú hơnnhiều Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh củacông ty, nếu trình độ dân trí thấp, các công ty chứng khoán sẽ khó triển khai cácdịch vụ mới như hình thức đặt lệnh qua diện thoại, fax, internet…
- Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty có thể là các công ty đang hoạt động và có uy tíntrên thị trường, cũng có thể là những công ty chuẩn bị gia nhập vào thị trường có khảnăng cạnh tranh trong tương lai Trong cùng một ngành, các đối thủ cạnh tranh càngnhiều thì cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán càng gay gắt để giành thị phần.Song cơ cấu cạnh tranh trong ngành như sự phân bổ về số lượng, quy mô của các công tycạnh tranh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược cạnh tranh Nếu quy mô của cáccông ty cạnh tranh nhỏ, hoạt động riêng lẻ thì các công ty sẽ có chiến lược cạnh tranh độclập.
- Khách hàng
Khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanhcủa công ty chứng khoán Khách hàng luôn yêu cầu chất lượng các dịch vụ ngày càngcao, vì vậy các công ty chứng khoán phải không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới sảnphẩm dịch vụ để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng Để có thể cạnh tranh thì việc xây dựngchính sách khách hàng và coi chính sách này là một định hướng phát triển của công ty làmột việc cần thiết.
Nhóm nhân tố bên trong
- Trình độ công nghệ thông tin của doanh nghiệp
Công nghệ thông tin và viễn thông là một yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng.Việc cạnh tranh về ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong ngành dịch vụchứng khoán trở thành một giải pháp cơ bản để các công ty chứng khoán có thể tồn tại vàphát triển.
Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin và thông tin Có thể nói, thông
Trang 20tin có ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, vì vậy, để giúp nhà đầu tư tiếp cận thông tin mộtcách nhanh nhất, chính xác và hoàn thiện thì phải nhờ đến công nghệ thông tin Nhờ đó,tính minh bạch, công bằng trên thị trường ngày càng được củng cố hơn Như vậy, ứngdụng công nghệ giúp công ty chứng khoán có được sự vượt trội về mọi mặt, đồng thờicung cấp cho người sử dụng những dịch vụ tốt nhất cả về chất lượng và giá cả Điều nàycũng đòi hỏi khả năng hiện đại hóa công nghệ của các công ty chứng khoán
- Chất lượng nguồn nhân lực
Nếu các công ty chứng khoán áp dụng công nghệ như nhau thì việc sử dụng côngnghệ vào cung ứng dịch vụ sẽ đem lại những tiện ích như nhau Khi đó, để tạo ra các dịchvụ có chất lượng có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác thì yếu tố conngười sẽ là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên năng lực cạnhtranh cho doanh nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực luôn đòihỏi các chuyên viên có trình độ chuyên môn cao Những công ty có đội ngũ nhân viên cótrình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt thì chất lượng các dịch vụ tốt, khả năng cạnhtranh của công ty cũng tăng lên.
- Tiềm lực tài chính
Tình hình tài chính của công ty tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của công ty Tài chính đủ mạnh thì côngty mới có thể thực hiện được các mục tiêu của mình Khả năng tài chính tác động trựctiếp đến các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch, đồng thời cũng là mộttrong những điều kiện quan trọng để mở rộng hoạt động trong các các nghiệp vụ kinhdoanh và đảm bảo kinh doanh một cách an toàn Vì vậy, công ty có tài chính mạnh thìthường có khả năng cạnh tranh cao Khi đánh giá tình hình tài chính của công ty cần xemxét đến nhu cầu về vốn, khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn,khả năng thanh toán,…
- Năng lực quản trị kinh doanh
Trang 21Trong điều kiện hiện nay, được sự trợ giúp của công nhệ thông tin và dưới sức éptừ nhiều phía, hoạt động kinh doanh chứng khoán ngày càng trở nên phức tạp Vì vậy,một công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển cần phải có một bộ máy quản trị kinhdoanh đủ mạnh giúp nó sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinhdoanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và thị trường đểnâng cao hiệu quả kinh doanh Có thể nói, năng lực quản trị được coi là yếu tố đặc biệtquan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán.
- Mạng lưới và quy mô hoạt động
Một trong những biện pháp mà các công ty chứng khoán quan tâm đầu tiên là mởrộng mạng lưới và quy mô hoạt động Việc mở rộng mạng lưới là hướng đi tốt nhất hiệnnay để mở rộng thị phần Khi mạng lưới khách hàng mở rộng thân thiện với nhà đầu tư sẽgiúp cho thị trường chứng khoán càng đáp ứng tốt nhu cầu đại chúng, tạo khả năng chocông ty chứng khoán mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường Để có thể đứng vững trên thị trường, các công ty chứng khoán cần phải mở rộngcác nghiệp vụ kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chính, góp phần nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty chứng khoán.
- Thương hiệu
Thương hiệu của một doanh nghiệp là tên tuổi của doanh nghiệp đó trên thịtrường Thương hiệu là một lợi thế cạnh tranh, là một tài sản mà công ty không thể nàoước tính hết được giá trị thực của nó Sở hữu thương hiệu nổi tiếng đông nghĩa với việccông ty chứng khoán có được sự ưu ái của khách hàng, sự công nhận của đối tác và đó làmột lợi thế lớn trong cạnh tranh Và ngược lại, để có thương hiệu, công ty đó đã hội tụ đủnhững điều kiện cần thiết để trở thành một công ty có vị thế trên thị trường Để có đượcđiều này thì công ty phải tập trung xây dựng hình ảnh của mình qua chất lượng dịch vụ,tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.
Như vậy không thể không xét đến những yếu tố vĩ mô bao quanh công ty khi côngty quyết định những chính sách để cạnh tranh và phát triển Nhưng ngoài những yếu tố
Trang 22bên ngoài tác động điều chỉnh đến công ty, những yếu tố do chính bản thân công ty tạo ramới là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh.
1.2.4 Các chiến l ược cạnh tranh chủ yếu của công ty chứng khoán Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ
Cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán là một sự cạnh tranh về giá trị gia tăngmà các tổ chức này đem lại cho khách hàng thông qua các dịch vụ của mình Để tạo rađược khả năng vượt trội trong cạnh tranh thì bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng thểhiện sự cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ, sản phẩm Đặc biệt trong lĩnh vựcchứng khoán, việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là vô cùng cần thiết bởi thịtrường chứng khoán là thị trường tài chính hiện đại Những sản phẩm dịch vụ không hiệnđại và có chất lượng chưa tốt sẽ khó lòng đáp ứng được đòi hỏi của thị trường và củakhách hàng.
Để cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ các công ty chứng khoán cần giatăng hàm lượng chất xám trong các dịch vụ tư vấn, nâng cao tính sự chính xác, đầy đủ,kịp thời trong hoạt động môi giới, mức độ hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh phát hànhvà phân phối chứng khoán…
Cạnh tranh về giá và phí
Trong giai đoạn đầu tham gia thị trường, biện pháp hiệu quả chủ yếu mà cácdoanh nghiệp thường sử dụng là cạnh tranh về giá cả sản phẩm hay phí dịch vụ Hoặc khichất lượng sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp tương đương nhau, doanh nghiệp nàocó mức giá và phí thấp hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Nếu mức chênh lệch vềgiá trị sử dụng thấp hơn mức chênh lệch về giá cả thì doanh nghiệp đã tạo ra lợi ích chokhách hàng lớn hơn đối thủ cạnh tranh Do vậy doanh nghiệp sẽ được tín nhiệm hơntrong tâm lý của khách hàng và sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Trên thị trường chứng khoán, hàng loạt các công ty chứng khoán mới ra đời đềuáp dụng biện pháp cạnh tranh về phí dịch vụ, nhất là phí môi giới Tuy nhiên, để tạo rađược mức phí dịch vụ thấp, công ty cần xem xét đến khả năng kiểm soát chi phí và chủ
Trang 23động giá của mình, dựa vào các yếu tố cơ bản để hạ giá thành như chi phí kinh doanhthấp, khả năng tài chính đảm bảo… Khả năng chủ động về giá càng cao thì công ty càngcó lợi thế trong cạnh tranh.
Cạnh tranh về thời gian
Cạnh tranh về thời gian là để đón đầu trào lưu thị trường Doanh nghiệp cần phảinhạy bén nắm bắt và tiếp cận với những xu hướng mới của thị trường và cố những giảipháp phản ứng kịp thời đổi mới sản phẩm dịch vụ, đổi mới công nghệ Tuy nhiên, vấn đềkhông phải ở chỗ đi trước mà là đi nhanh hơn Nếu mỗi bước tiến của doanh nghiệp đềubị đối thủ cạnh tranh bắt kịp thì doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế của mình Do đó, thời gianlà yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.
CHƯƠNG 2 - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG SƠN
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP CK Trường Sơn:
Ngày 11/12/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số
101/UBCK-GP cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty Cổ phần Chứng khoán
Trường Sơn (TS SECURITIES INCORPORATION - TSS)
- Tên công ty:
+ Tên tiếng Việt: Công ty CP Chứng khoán Trường Sơn.+ Tên tiếng Anh: TS Securities Incorporated
+ Tên viết tắt: TSS
- Trụ sở chính: Tầng 4, tòa nhà Nhất Lộc Phát, 168 Ngọc Khánh, Quận BaĐình, Hà Nội
+ Số điện thoại: 84-4-37711666+ Số Fax: 84-4-62733236
+ Website: http:// www.tss.com.vn
Trang 24+ Giấy phép thành lập và hoạt động số 101/UBCK-GP do UBCKNNViệt Nam cấp ngày 11/12/2008.
- Giấy phép lưu ký chứng khoán số 35/UBCK-GCN do UBCKNNViệt Nam cấp ngày 11/12/2008
- Vốn điều lệ: 41.000.000.000 đồng (Bốn mươi mốt tỷ đồng)- Nghiệp vụ kinh doanh:
+ Môi giới chứng khoán.+ Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn hoạt động theo phương châm- Hướng tới khách hàng, trung thực, bảo mật
- Công nghệ tiên tiến và chất lượng dịch vụ tối ưu- Cung cấp cơ hội đầu tư hiệu quả
Và hướng tới mục tiêu “Trở thành một định chế tài chính hàng đầu tại Việt Namcung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và chất lượng cao cho kháchhàng, đem lại hiệu quả đầu tư tối ưu cho các cổ đông và nhà đầu tư, tạo sự hài lòng về vậtchất và tinh thần cho mọi thành viên liên quan”
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của TSS được thiết kế theo sơ đồ sau
Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn
Trang 25(Nguồn: www.tss.com.vn)Sơ đồ tổ chức của TSS không khác nhiều so với sơ đồ tổ chức chung của các công ty chứng khoán Với mô hình tổ chức như vậy, TSS được chia thành các khối, phòng với chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm đưa tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất Cơ cấu tổ chức cụ thể của TSS như sau:
- Khối dịch vụ
+ Phòng dịch vụ khách hàng-Custumer Service Department (CSD)
Với định hướng đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với phong cáchchuyên nghiệp nhất, CSD được thành lập nhằm hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng về các thủtục đóng, mở, chuyển khoản, các thông tin giải đáp về chứng khoán CSD còn là nơidung cấp các giải đáp cho những thắc mắc của khách hàng về hoạt động giao dịch chứngkhoán, quản lý tài khoản cá nhân hay cách sử dụng các sản phẩm của TSS Bên cạnh đó,CDS còn thực hiện các bản tin chứng khoán hàng ngày để cung cấp cho khách hàng, là
Trang 26trung tâm thu thập các nguồn thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác tổng hợp, nghiêncứu và tư vấn, phân tích của các phòng ban liên quan tại TSS
+ Phòng môi giới chứng khoán-Securites Brokerage Department (SBD)
SBD thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán trên cả hai thị trường niêm yết vàUPCOM SBD cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích như Tư vấn và Môi giới,các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho giao dịch chứng khoán, dịch vụ đấu giá và ủy thác đấugiá… và các dịch vụ hỗ trợ khác SBD là bộ phận có số lượng nhân sự lớn nhất tại TSSvà là đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết, luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp và tính chuyênnghiệp.
+ Phòng phát triển kinh doanh – Business Development Department(BDD)
Đây là bộ phận hỗ trợ cho mọi hoạt động của TSS về hình ảnh, thương hiệu, sựkiện hoạt động kinh doanh Các nhân viên của BDD chia thành các nhóm và hoạt độngtheo từng mảng như Website, PR,
- Khối tư vấn – TSS Advisory Services (TAS)
Phòng tư vấn Tài chính doanh ngiệp- Corporate Finance Consultancy Department(FCF)
Đây là nơi cung cấp tới các khách hàng là doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn, baogồm: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành, tư vấn chào bán IPO, tư vấn niêm yết,tư vấntái cấu trúc vốn, tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A… Nhân viên của FCFkhông ngừng học hỏi và phát huy những thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm sẵn cótrong công tác tư vấn các dịch vụ tài chính.
- Khối đầu tư – Securities Investment Division ( SID)+ Phòng phân tích – TSS Analysis Department (TAD)
Đóng vai trò là bộ phận chuyên trách thực hiện các nghieepjvuj phân tích đầu tư,nghiệp vụ dịnh giá, rà soát đặc biệt, dự báo tài chính… và các dịch vụ phân tích tài chínhkhác cho khách hàng, doanh nghiệp là khách hàng, TAD hiện là bộ phận sở hữu chuyênviên phân tích có năng lực và giàu kinh nghiệm TAD định hướng và cam kết đem đếncho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có giá trị cao nhất.
+ Phòng đầu tư – Proprietary Trading Deparment (PTD)
Trang 27Với phương châm An toàn- Hiệu quả, sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, doanhnghiệp trên thị trường và các bộ phận nghiệp vụ nội bồ của TSS cho phép PTD nắm bắtđược những cơ hội đầu tư trên thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết và thị trườngtiềm năng (đầu tư tiền IPO và IPO) Từ thực tế hoạt động, PTD đã và đang triển khai xâydựng các công cụ hỗ trợ phân tích và quản lý chứng khoán nhằm chia sẻ với cộng đồngcác nhà đầu tư những cơ hội tiềm ẩn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Khối hậu cần – Back Office Division (BOD)
+ Phòng nhân sự-hành chính – Human Resource Department(HRD)
Phòng nhân sự là bộ phận đóng ai trò tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về công tácxây dựng và phát triển tổ chức Bên cạnh nhiệm vụ tư vấn, phòng Nhân sự còn là nơi hỗtrợ các bộ phận trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý nội bộ, lương thưởng và thựchiện các chế độ chăm lo đời sống của cán bộ, nhận viên TSS Đây cũng là nơi chia sẻ, hỗtrợ kịp thời hay giải dáp thỏa đáng các vấn đề liên quan tới công việc, chế độ chính sáchvà môi trường làm việc tại TSS.
+ Phòng Kế toán tài chính- Accounting & Finance Department (TAF)
Đây là nơi quản lý, kiểm soát các hoạt động tài chính-kế toàn, đảm bảo nguồn vốncho hoạt động kinh doanh của công ty Phòng kế toán được chia thành các nhóm nhỏ thựchiện các nghiệp vụ chi tiết như : Kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán ngân hàng,…
+ Phòng công nghệ- TSS Informationg Technology (IT)
Công nghệ thông tin được xác định là một trong hai giá trị cốt lõi tạo nên sự khácbiệt cảu TSS Phòng IT của TSS đã xây dựng, quản lý và vận hành mọi hệ thống côngnghệ từ hạ tầng bảo mật đến hệ thống ứng dụng cảu toàn TSS, bao gồm: Đảm bảo an toànvà thông suốt về đường truyền, mạng Lan, Wan, hệ thống hạ tầng phục vụ khachs hàngkết nối và thực hiện giao dịch, hệ thống dữ liệu kinh doanh; bảo mật mọi thông tin kinhdaonh cảu đơn vị và khách hàng Phòng IT còn có nhiệm vụ đáp ứng về mặt kĩ thuật cácyêu cầu kinh doanh của TSS hiện tại và tương lai cũng như hỗ trợ các phòng-ban tại TSSvà chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động công nghệ theo yêu cẩu của Uỷ ban chứngkhoán Nhà Nước, Sở giao dịch chứng khoán.
Trang 28 Cơ cấu nhân sự: Toàn công ty hiện có khoảng 40 nhân viên (không kể bangiám đốc) Những nhân viên này được phân công công tác tại những phòng-ban phù hợpvới năng lực Với đặc thù ngành nghề yêu cầu chứng chỉ chuyên ngành, những nhân viênlàm việc trong phòng môi giới, trưởng các phòng, ban, bộ phận đều có chứng chỉ ngànhnghề thích hợp, phù hợp với quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước:
Bảng 2.1: Danh sách nhân viên có chững chỉ hành nghề
1 Hồ Hoài Nam Chứng chỉ môi giới Tổng Giám Đốc
2 Ngô Văn Doanh Chững chỉ môi giới Trưởng phòng MôiGiới
3 Nguyễn Mậu Hoàng Chứng chỉ phân tích tàichính
Phó phòng tư vấndoanh nghiệp
4 Dương Ngọc Sơn Chứng chỉ môi giới Chuyên viên môi giới5 Nghiêm Minh Thanh Chứng chỉ môi giới Chuyên viên môi giới6 Nguyễn Tiến Nam Chứng chỉ môi giới Trường phòng phân
tích- tư vấn7 Nguyễn Thị Thu Hương Chững chỉ phân tích tài
Trưởng nhóm lưu ký
8 Trần Thanh Sơn Chứng chỉ phân tích tàichính
Trưởng phòng môi giới
9 Trần Quang Tuấn Chững chỉ môi giới Chuyên viên môi giới10 Phạm Quang Dũng Chững chỉ môi giới Chuyên viên môi giới
(Nguồn: www.tss.com.vn)Tất cả các nhân viên của TSS đều tốt nghiệp các trường đại học uy tín, chuyên đàotạo về kinh tế kinh tế trong và ngoài nước Ngoài ra, nhân viên của TSS đều có kinhnghiệm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán Đây là một lợi thế của TSS.
2.2 Đánh giá kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của TSS
2.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô
Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn nhiều biến động đối với kinh tế thế giới và cả kinh tế Việt Nam Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là cuộc đại suy giảm kinh tế thế giới (Great Rcession) Hậu quả của cuộc đại suy giảm này vẫn còn đến ngày nay Mặcdù đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2005 tuy nhiên mức độ hội
Trang 29nhập của kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới chưa sâu rộng Kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng không phải là không chịu ảnh hưởng Thêm vào đó, từ nhiều năm nay, chính sách đầu tư công cao, kém hiệu quả, chính sách tiền tệ hướng về tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, thiên về chất lượng, chất lượng tăng trưởng không cao Sự ảnh hưởng này thể hiện ở những mất cân bằng trong nền kinh tế Cụ thể như sau:
Sau hai năm 2008, 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt ngưỡng 8%, năm 2010, tốc độ này đã giảm xuống chỉ còn 6.78% Tuy nhiên, lạm phát đã tăng trở lại ngưỡng hai con số Tỷ lệ lạm phát quý I năm 2011 đã ở ngưỡng 11.75% và dự kiến là sẽ đạt 15% trong năm nay Tỷ giá biến động mạnh Lãi suất hỗn loạn, thời điểm cuối năm 2008, lãi suất đã tăng vọt lên mức 19%-20% và kịch bản này đang tái diễn trong thời điểm hiện tại Tỷ giá và giá vàng biến động mạnh, đua nhau thiết lập các mức giá mới; thậm chí, các cơ quan nhà nước đã phải ra quyết định tạm đóng cửa thị trường vàng Ở khía cạnh khác, thị trường chứng khoán lại mang một màu xám với cái nhìn chung là giảm trong 3 năm qua Sang năm 2011, thị trường chứng khoán vẫn không thể khả quan hơn, chỉ số HNX index đã giảm đến mức đáy mới và có giai đoạn, VNindex đã giảm 15-16 điểm/ngày
Dù vẫn có những ý kiến đánh giá khả quan đối với sự tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng những diễn biến xấu của kinh tế vĩ mô đã làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước,trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán.
2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của CTCP CK Trường Sơn
2.2.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh
Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn được thành lập vào cuối năm 2008 Hoạt động của công ty vào năm này là không đáng kể Vì vậy, số liệu được sử dụng đượclấy từ báo cáo tài chính năm 2009 và 2010 của công ty.
Dựa vào báo cáo tài chính của công ty, ta có bảng so sánh ngang:
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh TSS năm 2009-2010
Trang 30Chỉ tiêu(Tỷ đồng)(Tỷ đồng) Tỷ đồng%
DTT từ bán hàng và cung cấpdịch vụ
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009-2010)
Qua báo cáo trên ta có thể thấy rõ việc cải thiện doanh thu của công ty Doanh thu thuần đã tăng 77.91%, chi phí hoạt động giảm 29.88% Tăng doanh thu và giảm chi phí đã giúp công ty thu được khoản lợi nhuận đáng kể, cải thiện lợi nhuận và đạt kết quả dương 11.08 tỷ đồng vào năm 2010, tăng 446.3% so với năm 2009 Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cụ thể, khoản chi phí này đã tăng 695 triệu đồng, tương đương 7.22% Kết quả là lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chỉ đạt 765 triệu đồng Mặc dù tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chậm hơn so với tốc độ giảm giá vốn hàng bán nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp cao vẫn là nguyên nhân làm giảm sút lợi nhuận thuần của TSS Đây là điểm mà TSS cần phải cải thiện để có thể có được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Xem xét thêm bảng so sánh dọc:
Bảng 2.3- Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh dọc năm 2009-2010
DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 100Gía vốn hàng bán (chi phí hoạt động) 125.89 49.61
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của TSS năm 2009-2010)
Xét về tỉ trọng của các khoản mục chi phí và lợi nhuận so với Doanh thu thuần, tacó thể thấy là nằm 2010, các khoản mục này đều có sự cải thiện rõ nét so với năm 2009.Tỷ trọng về chi phí thấp hơn nhiều ( tỷ trọng về chi phí hoạt động thấp hơn gần 80%) và
Trang 31tỷ trọng về lợi nhuận đã mang dấu dương Tuy nhiên con sổ tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần vàdoanh thu thuần quá nhỏ, chỉ đạt 3.48% Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí củaTSS chưa tốt Đây là điểm yếu cần được khắc phục.
Phân tích doanh thu
Doanh thu của TSS đến từ hai nguồn chủ yếu là doanh thu hoạt động môi giớichứng khoán và doanh thu đầu tư chứng khoán, góp vốn Tuy nhiên đến nắm 2010, khoảnmục doanh thu khác lại chiếm một tỷ lệ lớn và là đóng góp chủ yếu cho doanh thu củaTSS Nằm 2010 là năm tương đối khó khăn của kinh tế Việt Nam, sự chững lại của nềnkinh tế đã tác động vào thị trường chứng khoán cũng như lòng tin của giới đầu tư Đây lànguyên nhân khách quan khiến cho doanh thu môi giới chứng khoán, vốn là nguồn thuchủ yêu cho các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán không giữ được vị trí của mình.
Biểu đồ 2.1- Biểu đồ doanh thu chi tiết năm 2009-2010