Kiến nghị đối với Uỷ ban Chứng Khoán Nhà Nước

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

• Đẩy mạnh công tác giám sát thị trường đối với các thành viên tham gia

- Đối với Công ty chứng khoán:

Tập trung vào giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, quy trình kiểm tra mở tài khoản, đặt lệnh và giao dịch tại công ty chứng khoán. Uỷ ban cần xử lý nghiêm các Công ty chứng khoán có hành vi vi phạm, tiếp tay cho giới đầu cơ. Gần đây, vụ việc tổng giám đốc công ty chứng khoán Hà Thành bỏ trốn với số tiền khổng lồ của nhà đầu tư đang gây sự chú ý của những người làm chứng khoán về hướng giải quyết của ủy ban.

Uỷ ban chứng khoán cầ tập trung giám sát việc tuân thủ các quy định của phát luật trong việc chấp hành các điều kiện niêm yết, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các tổ chức niêm yết. Việc giám sát hoạt động giao dịch trên thị trường cần được giám sát chặt chẽ và liên tục nhằm phát hiện và xử lý các giao dịch có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn thị trường và các giao dịch chứng khoán giả.

• Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần nghiên cứu phương thức, điều kiện áp dụng,

cơ chế,…để sớm đưa các công cụ chứng khoán phái sinh lên thị trường. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ phát triển theo chiều rộng, tức là mở rộng quy mô, mở rộng thị phần nhưng chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu. Từ khi mới thành lập tới nay, chưa có một sản phẩm chứng khoán mới nào được đưa vào thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn rủi ro cao và kém hấp dẫn hơn so với thị trường ngoại tệ hay thị trường vàng.

• Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần có những quy định khuyến khích các công ty

chứng khoán nâng cao năng lực tài chính, mởi rộng phạm vi kinh doanh, tiến tới cho phép các công ty chứng khoán thực hiện tất cả các nghiệp vụ có liên quan tới chứng khoán.

• Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần phối hợp với Ngân Hàng Nhà Nước, Tổng

cục Thuế để hoàn thiện quy chế quản lý ngoại hối, chính sách thuế đối với các đối tượng tham gia kinh doanh chứng khoán.

• Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần tích cực kiếm các dự án hỗ trợ về kỹ thuật

cảu các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các công ty chứng khoán hiện đại hóa hoạt động, cập nhật và hiện đại hóa kiến thức tài chính, chứng khoán cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

KẾT LUẬN

Trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 01-12-2008 , Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, một trong những giáo sư hàng đầu của trường đại học danh tiếng Harvard, đã nói rằng “ Độc đáo chứ không phải là số 1” và “Lựa chọn tốt nhất là dựa vào chính mình”. Vị giáo sư này đã chỉ ra rằng, sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp là đặt mục tiêu của chiến lược là phải cạnh tranh để trở thành công ty số 1 trong lĩnh vực mình đang hoạt động và nhiều doanh nghiệp còn phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô, bối cảnh kinh tế ngành mà thiếu nỗ lực trong việc hoạch định chiến lược cạnh tranh.

Qủa thực vậy, hiện nay kinh tế thế giới đang ngày càng khó phân định ai là số 1. Điển hình cho nhận định này là ngành công nghệ. Microsoft, Apple hay Google là số 1? Ta có thể thấy rõ mỗi công ty là số 1 trên một khía cạnh nhất định, họ cạnh tranh với nhau, dùng lợi thế của mình để cạnh tranh và xét tổng thể thì không có một công ty nào là số 1. “Cạnh tranh” giúp họ tồn tại, thu được lợi nhuận cao, không ngừng đưa tới người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, tối ưu nhất, mới lạ nhất và tất nhiên là đánh bại được sản phẩm tương tự của đối thủ. Hiện nay, những công ty thành công nhất là những công ty đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo nhất.

Con đường trở thành “định chế tài chính hàng đầu Việt Nam” của TSS là một con đường dài, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty. Nhưng, trên con đường đó, TSS cần phải có chiến lược cụ thể, chính xác và phù hợp với bối cảnh kinh tế. Để làm được điều này, TSS cần không ngừng nghiên cứu nhằm đưa ra sự “độc đáo”. Sự độc đáo không nhất thiết phải đến từ sản phẩm mà nó còn có thể đến từ hình ảnh, từ dịch vụ, ... Nói cách khác, TSS cần hiểu mình và hiểu các đối thủ của mình bởi chính sự thấu hiểu này sẽ giúp TSS nhận định, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hay sửa đổi, bù đắp. Mong rằng, với những lợi thế và tinh thần học hỏi, TSS trong tương lai sẽ ngày càng phát triển, thành công!

LỜI CÁM ƠN

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo và nhân viên công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn và đặc biệt cám ơn Trưởng phòng Phân tích- Tư vấn Nguyễn Tiến Nam. Trong suốt thời gian thực tập, công ty đã tạo cơ hội cho em được làm việc thực tế, giúp em có được cái nhìn thực tế về công việc, về công ty và về thị trường chứng

một thành viên thực sự của TSS. Quãng thời gian làm việc tại TSS sẽ là kỷ niệm em không bao giờ quên!

Em cũng xin gửi lời cám ơn tới giáo viên, thạc sĩ An Thu Hà! Em cám ơn cô đã giành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo và chỉnh sửa bài luận này, giúp cho bài luận trở nên hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)