- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: Thị trường chứng khoán đã có những bước tiến trong thời gian vừa qua nhưng những bước tiến này được đánh giá là không được dài như tiềm năng. Một trong những lý do cản trở bước tiến của thị trường chứng khoán Việt Nam hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ và có nhiều điểm chưa phù hợp vơi thông lệ quốc tế. Việc điều chỉnh khung pháp lý là điều tất yếu để phù hợp với yêu cầu phát triển ảu thị trường và giúp thị trường phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
- Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong quá trình cổ phần hóa nhưng bị đánh giá là chưa đồng đều và thiếu định hướng. Cơ quan lãnh đạo cần có những quy định cụ thể nhằm gắn bó mật thiệt quá trình cổ phần hóa với hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán. Điều này không chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp có thể cổ phân hóa một cách nhanh, gọn, chính xác, mình bạch mà còn giúp thị trường không bỏ lơ những cơ hội đến từ những công ty mới.
- Thị trường chứng khoán cần được đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện tại, hệ thống phần mềm rất cũ và lạc hậu, gây chậm trễ trong giao dịch, thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư.
- Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng, thành lập một tổ chức đánh giá tín nhiệm. Định mức tín nhiệm là việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp, đo lường vị thế doanh nghiệp, từ đso đưa ra các dự báo về triển vọng phát triển của doanh nghệp trong trương lai. Đây là một việc làm thường thấy ở các định chế tài chính trên thế giới, giúp cho nhà đầu tư có thể thấy được bức tranh tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Thiếu xót này tại thị trường chứng khoán Việt Nam khiến các doanh nghiệp có thể tự do PR về tài
chính, khiến cho nhà đầu tư có cái nhìn sai lệch và khó có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Việc xây dựng tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm cần đi kèm với việc xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo của các nước khác, đào tạo chuyên gia đánh giá định mức tín nhiệm chuyên nghiệp.
- Chính phủ, Bộ Tài Chính cần có những dự báo và giái pháp ngăn chặn mang tính đi trước đón đầu nhằm giảm nhiệt cho thị trường chứng khoán, tránh tình trạng tăng trưởng quá “nóng”, gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, những biện pháp mang tính “phòng”, diễn biến đến đâu, sửa đến đó cũng cần hạn chế,chi áp dụng trước những tinh huống bất ngờ, tránh gây sốc cho thị trường.
- Vì còn non trẻ nên thị trường chứng khoán Việt Nam cần thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức cũ và mới. Phần lớn nhà đầu tư Việt Nam là những nhà đầu tư nhỏ, lẻ, chưa có nhiều kiến thức về chứng khoán; các doanh nghiệp chưa hiểu hết về lợi ích mà thị trường chứng khoán nên còn mang tâm lý ngần ngại, chưa muốn tham gia thị trường. Mặt khác, người dân còn có cái nhìn thiếu chính xác về chứng khoán, coi đầu tư chứng khoán như việc đánh bạc. Bởi vậy, việc bổ sung kiến thức chứng khoán cần được tăng cường hơn nữa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình,
internet,…