Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn nhiều biến động đối với kinh tế thế giới và cả kinh tế Việt Nam. Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là cuộc đại suy giảm kinh tế thế giới (Great Rcession). Hậu quả của cuộc đại suy giảm này vẫn còn đến ngày nay. Mặc dù đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2005 tuy nhiên mức độ hội nhập của kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới chưa sâu rộng. Kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng không phải là không chịu ảnh hưởng. Thêm vào đó, từ nhiều năm nay, chính sách đầu tư công cao, kém hiệu quả, chính sách tiền tệ hướng về tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, thiên về chất lượng, chất lượng tăng trưởng không cao. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở những mất cân bằng trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:

Sau hai năm 2008, 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt ngưỡng 8%, năm 2010, tốc độ này đã giảm xuống chỉ còn 6.78%. Tuy nhiên, lạm phát đã tăng trở lại ngưỡng hai con số. Tỷ lệ lạm phát quý I năm 2011 đã ở ngưỡng 11.75% và dự kiến là sẽ đạt 15% trong năm nay. Tỷ giá biến động mạnh. Lãi suất hỗn loạn, thời điểm cuối năm 2008, lãi suất đã tăng vọt lên mức 19%-20% và kịch bản này đang tái diễn trong thời điểm hiện tại. Tỷ giá và giá vàng biến động mạnh, đua nhau thiết lập các mức giá mới; thậm chí, các cơ quan nhà nước đã phải ra quyết định tạm đóng cửa thị trường vàng. Ở khía cạnh khác, thị trường chứng khoán lại mang một màu xám với cái nhìn chung là giảm trong 3 năm qua. Sang năm 2011, thị trường chứng khoán vẫn không thể khả quan hơn, chỉ số HNX index đã giảm đến mức đáy mới và có giai đoạn, VNindex đã giảm 15-16 điểm/ngày.

Dù vẫn có những ý kiến đánh giá khả quan đối với sự tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng những diễn biến xấu của kinh tế vĩ mô đã làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)