1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lớp 4-Tuần 16

53 518 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 516,5 KB

Nội dung

Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Tập đọc KÉO CO (Toan Ánh) I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng kể sôi nổi, hào hứng. - Hiểu các từ ngữ trong bài Hiểu tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. II. Đồ dùng D-H: - Tranh minh hoạ ở SGK. III. Các hoạt động D-H: A. Bài cũ: - HS: Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn - HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, T kết hợp hướng dẫn HS: + Luyện đọc từ khó: làng Hữu Trấp, thượng võ, ganh đua. + Luyện đọc câu khó: Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. + Tìm hiểu giọng đọc toàn bài: Đọc giọng sôi nổi hào hứng, nhấn giọng ở những từ ngữ có tác dụng gợi cảm, gợi tả. + Chú giải từ: giáp - HS: Luyện đọc nhóm đôi. - HS: 2em đọc toàn bài. - T: Đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ? + Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? (Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co). - Ý đoạn 1: Cách thức chơi kéo co. - HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? - Ý chính đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - HS đọc đoạn 3, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 1 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? + Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa ? Theo em, trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ? + Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? - Ý chính đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. c. Đọc diễn cảm: - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi. - HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài. - T cùng cả lớp nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. 3. Củng cố, dặn dò: + Bài đọc cho em biết điều gì? (Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta). - Hỏi: Trò chơi kéo co có gì vui ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật (Đ/c Long dạy) ------------------------------------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. - Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động D-H - T tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài, kết hợp ôn lại cách chia cho số có hai chữ số. *Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào bảng con. - T: Kiểm tra kết quả của HS và yêu cầu HS nêu cách ước lượng thương của mình sau từng phép tính. *Bài 2: HS đọc đề bài. - HS tự tóm tắt và giải bài toán. - Nhận xét và cho điểm HS. *Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề bài. - Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ? - Sau đó ta thực hiện phép tính gì ? - HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài ở bảng lớp. - T cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. VD: Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 2 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Bài giải Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là: 855 + 920 + 1 350 = 3 125 (sản phẩm) Trung bình mỗi người làm được là: 3 125 : 25 = 125 (sản phẩm) Đáp số: 125 sản phẩm - T nhận xét và cho điểm HS. *Bài 4: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề bài - T: Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì ? - HS làm bài. - HS thực hiện phép chia. 12345 67 564 184 285 17 - Phép tính b thực hiện đúng, phép tính a sai. Sai ở lần chia thứ hai do ước lượng thương sai nên tìm được số dư là 95 lớn hơn số chia 67 sau đó lại lấy tiếp 95 chia cho 67, làm thương đúng tăng lên thành 1714. - T giảng lại bước làm sai trong bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------ Buổi chiều Tiếng Việt Luyện tập làm văn I. Mục đích yêu cầu - HS: Luyện kĩ năng viết văn miêu tả đồ vật. II. Các hoạt độngD-H 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu đề bài * Đề bài: Hãy tả hộp bút màu của em. - HS: Đọc đề bài, T gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài. 3. Hướng dẫn lập dàn ý - T cùng HS lập dàn ý trên bảng lớp. * Mở bài: Giới thiệu hội bút màu của em (lí do em có nó). * Thân bài: - Tả bao quát hộp bút: có bao nhiêu ngòi, chì hay sáp, . - Tả chi tiết: mối màu như thế nào? - Công dụng của hộp bút? * Kết bài: Tình cảm của em đối với hộp bút. 4. HS viết bài vào vở 5. Nhận xet Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 3 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - HS: Nối tiếp đọc bài của mình. - T: Nhận xét và chữa nhanh những lỗi về dùng từ đặt câu cho HS, lưu ý cách viết. - HS: Học tập những đoạn, bài văn hay của các bạn HS giỏi văn. - T: Nhận xét giờ học, yêu cầu những HS chưa hoàn thành, về nhà viết tiếp. ------------------------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - HS: Luyện tập, củng cố kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. - Làm bài toán có lời văn. II. Các hoạt động D-H * T ra bài tập, tổ chức cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài. * Bài 1: Đặt tính rồi tính: 60 104 : 56 60 116 : 28 32 570 : 24 - HS làm bài vào bảng con. - T kiểm tra, chữa bài. * Bài 2: Tính giá trị biểu thức: a) 12054 : (45 + 37) b) 30 284: (100 – 34) - HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 2 em làm bảng lớp. - Lớp cùng T nhận xét, chốt kết quả đúng. a) 12054 : (45 + 37) b) 30 284: (100 – 33) = 12054 : 82 = 147 = 30 284 : 67 = 452 * Bài 3: Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222, số dư là số dư lớn nhất có thể được trong phép chia này. Tìm số bị chia - T: Làm thế nào để tìm số bị chia ? - Số dư lớn nhất trong phép chia này là bao nhiêu? - HS: Tự làm bài vào vở. - T: Tổ chức cho HS chữa bài, chốt kết quả đúng Bài giải Số dư lớn nhất là : 8 Số bị chia là: 222 x 9 + 8 = 2006 Đáp số: 2006 * Nhận xét, dặn dò: - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện. ---------------------------------------------------------------------- Thể dục BÀI 31 I. Mục tiêu: - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 4 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B II. Địa điểm phương tiện: - Địa điểm: Trên sân thể dục. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 - 2 còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch để tập đi theo vạch kẻ thẳng và dụng cụ phục vụ cho chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - T: Tập hợp lớp, ổn định. Điểm danh sĩ số, phổ biến nội dung, mục tiêu giờ học. - HS: Khởi động: + Chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên của sân trường. + Trò chơi : “Trò chơi chẵn lẻ”. 2. Phần cơ bản: a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: *Ôn: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang - T điều khiển cho cả lớp đi theo đội hình 4 hàng dọc. - HS chia nhóm theo tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - T theo dõi sữa chữa động tác chưa chính xác và huớng dẫn cho HS cách sữa động tác sai. - HS: Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. + Sau khi các tổ thi đua biễu diễn, T cho HS nhận xét và đánh giá b. Trò chơi : “Lò cò tiếpsức” - T tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - T giải thích lại cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. - Chia đội tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức, cho các em thay nhau làm trọng tài để tất cả HS đều được tham gia chơi. - Khi kết thúc trò chơi T quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc, đội thua phải cõng đội thắng 1 vòng. 3. Phần kết thúc: - HS làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. - T cùng học sinh hệ thống bài học. - T nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - T giao bài tập về nhà ôn luyện rèn luyện tư thế cơ bản đã học ở lớp 3. ---------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009 Toán THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 5 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Hướng dẫn trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị; 9450 : 35 = ? a. Đặt tính. b. Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. Lưu ý: Ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0, phải viết số 0 ở vị trí thứ ba của thương. - HS đặt tính 9450 35 245 270 000 - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của T. - HS nêu cách thử. 2. Hướng dẫn HS trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục: 2448 : 24 = ? - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý: Ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương. 3. Thực hành: *Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu đề bài. - HS đặt tính rồi tính vào bảng con. - T cùng HS chữa bài, thống nhất kết quả. *Bài tập 2: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề, tóm tắt, phân tích bài toán và giải. 1 giờ 12 phút : 97 200 lít 1 phút : … lít ? - 1 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở. - T cùng lớp chữa bài trên bảng lớp. *Bài tập 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề bài. - T hướng dẫn HS tóm tắt bài toán ở bảng lớp. + Muốn tính được diện tích mảnh đất ta cần biết gì? (Chiều dài và chiều rộng mảnh đất). + Muốn tính được chiều dài và chiều rộng mảnh đất ta áp dụng dạng toán gì đã học? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu). Tóm tắt Chiều dài: Chiều rộng: 97m 307 m Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 6 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Giải Chu vi mảnh đất là: 307 x 2 = 614 (m) Chiều rộng mảnh đất là: (307 - 97) : 2 = 105 (m) Chiều dài mảnh đất là: 105 + 97 = 202 (m) Diện tích mảnh đất là: 202 x 105 = 21210 (m 2 ) Đáp số: 614 m; 21210 m 2 5. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài Chia cho số có ba chữ số. ------------------------------------------------------------------------- Chính tả Nghe – viết: KÉO CO I. Mục đích yêu cầu 1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co. 2. Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho. II. Đồ dùng D- H - Một số tờ giấy A4 để HS thi làm BT2a. Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2a. III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - Kiểm tra 2 HS. - T đọc các từ ngữ: tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây. HS viết lên bảng. - T nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe - viết *Hướng dẫn chính tả: - T đọc toàn bài chính tả “Kéo co” một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng. - HS đọc thầm lại toàn bài, chú ý những danh từ riêng và từ ngữ dễ viết sai (Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng). - HS gấp SGK, T đọc cho HS viết chính tả. - T đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định. - T đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai. *Chấm chữa bài - T chấm từ 5 đến 7 bài, nhận xét chung về bài viết của HS. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: *BT2 : a. Tìm từ Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 7 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - T: Bài tập có 3 ý. Nhiệm vụ của các em là tìm từ có âm đầu r/d/gi sao cho hợp với từng ý giải thích. - HS tìm và ghi vào nháp. - T phát giấy khổ A4 cho các dãy, mỗi dãy 3 em. - HS làm xong trước cầm lời giải lên bảng. - Các đội bắt đầu thi đua. - HS tiếp nối nhau đọc kết quả rồi đính lên bảng lớp. - Cả lớp và T nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------------------- Mĩ thuật (Đ/c Long dạy) ------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ cuả con người. 2. Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - 4, 5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2. - Băng dính. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu lại ghi nhớ của bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi nhóm. Thư kí ghi ý kiến của nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. - Nói một số trò chơi: Ô ăn quan (dụng cụ chơi là những viên sỏi đặt trên những ô vuông được vẽ trên mặt đất…); lò cò (nhảy, làm di động một viên sành, sỏi . trên những ô vuông vẽ trên mặt đất), xếp hình (một hộp gồm nhiều hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa hình dạng khác nhau. Phải xếp sau cho nhanh, cho khéo để tạo nên những hình ảnh về ngôi nhà, con chó, ô tô… + Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật. + Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu. + Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. * Bài 2 : - HS lần lượt đọc đọc yêu cầu bài. - HS trao đổi nhóm , thư kí viết câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. * Bài 3 : - 1 HS đọc yêu cầu bài. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 8 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. b) Chơi dao có ngày đứt tay. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Về nhà học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài. - Chuẩn bị : Câu kể. ------------------------------------------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Rèn kĩ năng nói: - HS chọn được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đề bài. - Bảng phụ viết vắn tắt: + Ba hướng xây dựng cốt truyện: *Kể xem vì sao em có thứ đồ chơi mà em thích. *Cách giữ gìn. *Kể về việc em tặng đồ chơi đó cho các bạn nghèo. + Dàn ý của bài KC: Tên câu chuyện *Mở đầu: Giới thiệu món đồ chơi. *Diễn biến: *Kết thúc: III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS phân tích đề. Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh. - HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng: đồ chơi của em, của các bạn - 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý. - T yêu cầu HS chú ý: SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện; khi kể dùng từ xưng hô – tôi. - HS nêu hướng xây dựng cốt truyện. - Khen ngợi những HS chuẩn bị tốt. c. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS: Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 9 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). + Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn. - HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể trước lớp. - HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. ------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009 Thể dục BÀI 32 I. Mục tiêu - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Trò chơi: “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Trên sân thể dục. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng” như dây, kẻ sẵn các vạch đi theo vạch kẻ thẳng. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - T: Tập hợp lớp, ổn định. Điểm danh sĩ số. - T phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. - HS: Khởi động + Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2. Phần cơ bản: a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. - T chỉ huy cho cả lớp cùng thực hiện tập luyện đi theo đội hình 2 – 4 hàng dọc. Mỗi nội dung tập 2 – 3 lần. + Cán sự lớp chỉ huy cho cả lớp thực hiện. + T chia tổ cho HS tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng tại các khu vực đã phân công, T chú ý theo dõi đến từng tổ nhắc nhở và sữa chữa động tác chưa chính xác cho HS. + Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông dưới sự điều khiển của cán sự. + Sau khi các tổ thi đua biễu diễn - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: Đội hình và cách tập như trên. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 10 [...]... đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày 1 944 162 0 324 12 000 Vậy 1944 : 162 = 12 - T hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 12 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B + 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 4) + 324 : 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 x 3 = 486 mà 486 > 324 nên chỉ lấy 3 chia 1... 26 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B SINH HOẠT ĐỘI I Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua - Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo II Nội dung sinh hoạt 1 Đánh giá tình trong tuần 1 Đánh giá của BCH chi đội 2 Đánh giá của GVCN a Nề nếp: - Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 27 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Đã có sự tăng cường... bài vào vở 1 HS làm ở bảng lớp - T cùng lớp nhận xét, chữa bài và cho điểm HS VD: Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 16 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Tóm tắt Mỗi hộp 120 gói: 24 hôp Mỗi hộp 160 gói: hộp? Giải Số gói kẹo trong 24 hộp là: 120 x 24 = 2880 (gói) Nếu mỗi hộp chứa 160 gói thì cần số hộp là: 2880 : 160 = 18 (hộp) Đáp số: 18 hhoopj *Bài 3: (Nếu còn thời gian) - Bài tập yêu cầu chúng... mình Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 33 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B * Bài 2: Tìm x a) 41535 : x = 116 + 97 b) 78 x x = 4492 – 124 - HS: Trao đổi theo nhóm đôi và làm bài vào vở, sau đó 2 em chữa bài bảng lớp a) 41535 : x = 116 + 97 b) 78 x x = 4492 – 124 = 41535 : x = 213 78 x x = 4368 x = 41535 : 213 x = 4368 : 78 x = 195 x = 56 * Bài 3: Trong thư viện có 1800 cuốn sách, trong đó số sách giáo. .. làm 1 bảng số, HS cả lớp làm bài vào nháp Thừa số Thừa số Tích 27 23 621 23 27 621 23 27 621 152 134 20368 134 152 20368 134 152 20368 Số bị chia Số chia Thương 66178 203 326 66178 203 326 66178 326 203 162 50 125 130 162 50 125 130 162 50 125 130 *Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập -HS tự đặt tính rồi tính vào bảng con Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 34 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - T: Kiểm tra... em chữa bài bảng lớp, lớp cùng T nhận xét, chốt kết quả đúng * Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc bài toán - T: Cùng HS phân tích bài toán và tìm hướng giải - HS: Giải vào vở, T chấm bài một số em và chữa bài Bài giải Cửa hàng thứ nhất bán hết số vải trong thời gian là: 7128 : 264 = 27 (ngày) Cửa hàng thứ hai bán hết số vải trong thời gian là: 7128 : 297 = 24 (ngày) Cửa hàng thứ hai bán nhanh hơn và... tính, cả lớp làm bài vào vở - HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi cheo vở để kiểm tra bài của nhau - T nhận xét và cho điểm HS *Bài 2: - HS đọc bài toán - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết cần tất cả bao nhiêu hộp, loại mỗi hộp 160 gói kẹo ta cần biết gì trước? - Thực hiện phép tính gì để tính số gói kẹo? - HS tóm tắt và giải bài toán - HS làm bài vào vở 1 HS làm ở bảng lớp - T cùng lớp nhận... ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra - HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn Bài 2 : HS đọc đề bài -T: yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán Tóm tắt 240 gói : 18 kg 1 gói : …?g 18 000 : 240 = 75 (g) Bài giải 18 kg = 18 000 g Số gam muối có trong mỗi gói là : Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 30 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Đáp số : 75 g - T: nhận xét, cho điểm HS * Bài... dung SGK trình bày Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 22 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B 80120 245 0662 327 1720 05 Vậy 80120 : 245 = 327 - Phép chia 80120 : 245 làø phép chia hết hay phép chia có dư ? - T hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia 2 Luyện tập *Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS tự đặt tính và tính vào bảng con 2 HS làm ở bảng lớp - HS cả lớp nhận xét bài... trên bãi thả,…thả diều thi - Cánh diều mềm mại như cánh bướm Chúng tôi vui sướng…lên trời - Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng - Sáo đơn,…vì sao sớm *Bài 2: - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - HS nêu ý kiến - T nhận xét sửa sai 5 Củng cố, dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, xem lại các bài tập đã làm Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 18 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Xem trước bài mới . Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B + 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 4). + 324 : 162 có thể ước lượng. trình bày. Cả lớp nhận xét. * Bài 3 : - 1 HS đọc yêu cầu bài. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 8 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Cả lớp đọc thầm,

Ngày đăng: 23/10/2013, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w