LUYỆN TẬP CHUNG

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4-Tuần 16 (Trang 34 - 39)

II. Các hoạt động D-H:

LUYỆN TẬP CHUNG

1 gó i: ?g Số gam muối có trong mỗi gói là: 8 000 : 240 = 75 (g)

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

-Kỹ năng thực hiện các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số. - Tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia .

-Giải bài toán có lời văn. Giải bài toán có biểu đồ.

II. Các hoạt động D-H

*Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

-Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép tính nhân, tính chia ?

-Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số , tích chưa biết trong phép nhân, tìm số chia, số bị chia hoặc thương chưa biết trong phép chia.

-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bảng số, HS cả lớp làm bài vào nháp.

*Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập -HS tự đặt tính rồi tính vào bảng con

Thừa số 27 23 23 152 134 134 Thừa số 23 27 27 134 152 152 Tích 621 621 621 20368 20368 20368 Số bị chia 66178 66178 66178 16250 16250 16250 Số chia 203 203 326 125 125 125 Thương 326 326 203 130 130 130

- T: Kiểm tra kết quả và chữa bài * Bài 3: HS đọc đề bài.

-Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?

-Muốn biết mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học toán, chúng ta cần biết được gì?

-HS làm bài , T chấm bài tại chỗ một số em, nhận xét và gọi HS chữa bài

Bài giải

Số bộ đồ dùng sở giáo dục - Đào tạo nhận về là: 40 x 468 = 18 720 ( bộ )

Số bộ đồ dùng mỗi trường nhận được là : 18 720 : 156 = 120 ( bộ )

Đáp số : 120 bộ

*Bài 4

- HS quan sát biểu đồ trang 91 / SGK. -Biểu đồ cho biết điều gì ?

-Đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần. -Yêu cầu HS đọc các câu hỏi của SGK và làm bài . -Nhận xét và cho điểm HS.

4.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học.

-Dặn dò HS về nhà ôn tập lại các dạng toán đã học.

------ Luyện từ và câu

CÂU KỂ: AI LÀM GÌ? I.Mục đích yêu cầu

-Hiểu được cấu tạo cơ bản Ai làm gì ?

-Tìm được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

-Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì ? khi nói hoặc viết văn. II. Đồ dùng D-H

Giấy khổ to và bút dạ.

III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ

- Thế nào là câu kể, cho ví dụ - Câu kể dùng để làm gì?cho ví dụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Bài mới 1. Giới thỉệu bài 2. Phần Nhận xét *Bài 1, 2:

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

-T: ghi câu : Người lớn đánh trâu ra cày. - T: Cùng HS làm mẫu 1câu

- HS: Các nhóm làm các câu còn lại vào phiếu và đính bảng, cử đại diện nêu -HS: các nhóm khác bổ sung.

- T: Nhận xét và chốt lời giaỉ đúng * Bài 3: HS đọc yêu cầu.

-Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì ?

-Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào ? -HS: nối tiếp đặt câu hỏi cho từng câu kể.

-Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai làm gì ? thường có hai bộ phận

Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì ? Con gì). Gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ? gọi là vị ngữ.

-Câu kể Ai làm gì ? thường gồm những bộ phận nào ? 3. Ghi nhớ

- HS: Nối tiếp đọc phần Ghi nhớ ở SGK 4. Luyện tập

* Bài 1: HS đọc yêu cầu.

-HS làm bài theo nhóm đôi, một số cặp nêu ý kiến - T: nhận xét sửa sai.

* Bài 2: HS đọc yêu cầu. -HS làm bài cá nhân vào vở

- HS:Một số em nêu ý kiến trước lớp, T cùng nhận xét và chốt lời giải đúng +Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

CN VN

+Mẹ / đựng hạt giống đầy móm lá cọ. CN VN

+Chị tôi / đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. CN VN

*Bài 3: HS đọc yêu cầu. - T: Hướng dẫn cách viết

- HS: Tự viết đoạn văn vào vở, một số em nối tiếp đọc đoạn văn của mình - T: Nhận xét, bổ sung àvà tuyên dương những em viết hay và đúng

3. Củng cố – dặn dò:

- HS: Nhắc lại nội dung phần ghhi nhớ -T :Nhận xét tiết học. ------ Kể chuyện MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I. Mục đích yêu cầu 1/ Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được toàn bộ câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.

-Hiểu nội dung truyện : Cô bé Ma – ri – a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.

-Hiểu ý nghĩa truyện : Nếu chịu khó tìm hiểu thé giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều lý thú và bổ ích.

2/ Rèn kĩ năng nghe:

-Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ được câu chuyện.

- Theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn kể. II. Đồ dùng D-H

- Tranh minh hoạ truyên trong bộ ĐD. III. Các hoạt động D-H

A. Bài cũ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. GV kể toàn bộ câu chuyện

- T:kể chuyện lần 1:Chậm rãi, thong thả, phân biệt lời nhân vật. - T: kể chuyện lần 2 : kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.

+Tranh1: Ma – ri –a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt dầu rất dễ trượt trong đĩa.

+Tranh 2: Ma – ri –a tò mò, lên ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

+Tranh 3: Ma – ri –a làm thí nghiệm với đống bát đĩa lên bàn ăn. Anh trai của Ma – ri –a xuất hiện và trêu em.

+Tranh 4: Ma – ri –a và anh trai tranh luận về điều cô bé pgát hiện . +Tranh 5: người cha ôn tồn giải thích cho hai em.

3. Hướng dẫn kể chuyện a.Kể trong nhóm

- HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. b.Kể trước lớp

-HS thi kể tiếp nối. -HS thi kể toàn truyện. - Lớp: nêu câu hỏi:

+ Theo bạn, Ma – ri – a là người thế nào? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? + Bạn học tập ở Ma-ri-a đức tính gì?

+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma- ri –a không? -Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho từng HS.

4/ Củng cố , dặn dò

-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau

------ Mĩ thuật

Vẽ trang trí: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu

-HS biết thêm về trang trí hình vuông và áp dụng vào cuộc sống. -HS biết chọn hoạ tiết.

II. Đồ dùng D-H

-Một số đồ vật có dạng trang trí hình vuông. -Một bài trang trí hình vuông.

III. Các hoạt động D-H

1.Hoạt động 1 : Quan sát – nhận xét .

- giới thiệu một vài bài trang trí hình vuông cho HS quan sát. +Yêu cầu HS quan sát Hoạt động nhóm

+Em nêu các hoạ tiết trong bài được sắp xếp như thế nào ?

+Hoạ tiết chính và phụ nằm ở vị trí như thế nào?(Hoạ tiết chính to hơn và ở giữa, hoạ tiết phụ nhỏ hơn và nằm ở 4 phía, những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu cùng độ đậm nhạt.)

2.Hoạt động 2 : Cách tạo dáng. -T: hướng dẫn HS thực hiện.

+Kẻ các trục.

+Tìm và vẽ các mảng trang trí, các hoạ tiết đã chọn. *Chú ý:

+ Không vẽ quá nhiều màu (Từ 3-5 màu) +Vẽ màu hoạ tiết chính trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-T: thực hiện.

-T: yêu cầu HS nhắc lại.

3. Hoạt động 3 : Thực hành -HS nêu lại cách thực hiện.

- HS tự hoạt động để thực hiện. -T: quan sát giúp đỡ những em yếu.

4. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. -HS trình bày sản phẩm.

-T: nhận xét đánh giá bài của HS. -T: Dặn HS xem trước bài mới.

------ Đạo đức

YÊU LAO ĐỘNG ( tiết 2)

I. Mục tiêu

Học xong bài này, HS có khả năng: -Bước đầu biết được giá trị của lao động.

-Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng D-H

- Nội dung bài “Làm việc thật là vui “- Sách Tiếng Việt –Lớp 2 .

- Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ. của các anh hùng lao động …và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động .

- Giấy ,bút vẽ .

1.Hoạt động 1 :Kể chuyện các tấm gương yêu lao động

- HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp …

- Hỏi : Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không ? - Hỏi : Vậy những biểu hiện yêu cầu lao động là gì ?

- Kết luận : Yêu lao động là tự làm lấy công việc từ đầu đến cuối …. Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập .

- HS:lấy ví dụ về những biểu hiện không yêu lao động ? 2. Hoạt động 2 :trò chơi “Hãy nghe và đoán”

- GV phổ biến nội quy chơi.

+ Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 5 người + Sau mỗi lượt chơi có thể thay người.

+ Trong thời gian 5 – 7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao tục ngữ mà đã chuẫn bi trước ở nhà để đôi kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào.

+ Mỗi đội trong 1 lượt chơi được 30 giây suy nghĩ. + Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ được ghi 5 điểm. + Đôi chiến thắng sẽ đựơc ghi nhiều số điểm hơn . - T: tổ chức cho HS chơi.

-T: nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội đã đưa ra 3.Hoạt động 3 :Liên hệ bản thân

- T: yêu cầu mỗi HS hãy viêùt, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút .

- T:nhận xét .

- HS đọc ghi nhớ trong SGK .

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4-Tuần 16 (Trang 34 - 39)