Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam

34 756 2
Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam trong tiến trình hội nhập 2.1. Quá trình áp dụng biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam từ năm 1986 tới nay Năm 1986 đợc xem là mốc đánh dấu cho công cuộc đổi mới của Việt Nam, khởi đầu là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI; sau đó, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách nhằm thơng mại hoá nền kinh tế, trong đó Quyết định 217/ HĐBT ngày14/11/1987 đã phản ánh rõ nhất bớc chuyển này: gắn sản xuất với thị trờng, thực hiện hạch toán kinh doanh, khẳng định tính thống nhất khách quan của toàn bộ thị tr- ờng xã hội. Tuy vậy, thời kỳ 1986-1988, nền kinh tế về cơ bản vẫn nằm dới sự quảncủa cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Các xí nghiệp quốc doanh cha có đủ những quyền chủ động cần thiết trong sản xuất kinh doanh, và trong hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn dồn vào một số đầu mối là các công ty quốc doanh của Nhà nớc. Năm 1989, các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu có những bớc chuyển biến thể hiện rõ nét nhất thông qua việc sử dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Hội nghị TW 6 (Khoá VI) năm 1989 đã thể hiện sự chuyển hớng cơ bản trong t duy mà theo đó thị tr- ờng cả nớc đợc coi là một thể thống nhất, các quan hệ thị trờng đều đợc tính đến khi đề ra các chính sách kinh tế. Tiếp theo đó, để cụ thể hoá quan điểm này hàng loạt các văn bản của chính phủ đã ra đời, trong đó Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII thực sự đã tạo ra một bớc ngoặt trong chính sách quản lý nhà nớc và sự ra đời của Bộ luật Doanh nghiệp đã khẳng định tính chất phápcủa nền kinh tế thị trờng dựa trên sự đa dạng của các hình thức sở hữu. Từ năm 1996 tới nay, các chơng trình kinh tế trọng điểm đợc xác định là: chơng trình phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, chơng trình phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trờng sinh thái, chơng trình phát triển kinh tế dịch vụ, chơng trình phát triển kinh tế đối ngoại, chơng trình phát triển các vùng lãnh thổ, chơng trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, chơng trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và chơng trình giải quyết các vấn đề xã hội. Những chơng trình kinh tế trọng điểm này đợc Nhà nớc đặt ra nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế nội địa, đa nớc ta theo kịp và sánh ngang với các nớc trong khu vực và trên thế giới. Sự nỗ lực và quyết tâm của Đảng và Nhà n- ớc ta đã đợc đền đáp xứng đáng khi nớc ta liên tiếp gia nhập và các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nh: ASEAN, ASEM, APEC. Hiện nay, sau những nỗ lực đàm phán, Việt Nam đang dần dần từng bớc hoàn tất thủ tục để sẵn sàng trở thành thành viên chính thức của WTO trong năm nay (2006), sau 11 nămquan sát viên của tổ chức này (1995). Trong chiến lợc phát triển kinh tế nhiều thành phần theo kinh tế thị trờng có sự quảncủa nhà nớc, theo định hớng xã hội chủ nghĩa chúng ta luôn đặt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá là mục tiêu hàng đầu. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất trong quan điểm công nghiệp hoá vẫn là kết hợp xuất khẩu với sản xuất những mặt hàng trong nớc có u thế. Nói cách khác, Việt Nam đang hớng đến một nền kinh tế mở cửa, hớng vào xuất khẩu nhằm khai thác một cách tối u những lợi thế của đất nớc. Đó cũng là quan điểm chủ đạo của chính sách thơng mại của Việt Nam trong những năm tới. Điều này khiến cho vấn đề bảo hộ sản xuất trong nớc bằng các biện pháp phi thuế quan có những thay đổi rõ nét trong ba giai đoạn: giai đoạn 1986-1990, giai đoạn 1991-1995, giai đoạn 1996 tới nay, của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. 2.1.1. Giai đoạn 1986-1990 Thực hiện chủ trơng đổi mới đợc đề ra trong Đại hội Đảng lần VI với định hớng công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý xuất nhập khẩu đợc xác định là đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó cụ thể là mở rộng quy mô, đa dạng hoá mặt hàng và phát triển đối tợng sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu và ngoại tệ cần thiết cho nền kinh tế quốc dân, thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu giảm nhập siêu góp phần cải thiện cán cân thơng mại và cán cân thanh toán quốc tế. Để phục vụ mục tiêu đặt ra, Chính phủ đã tiến hành những cải cách mạnh mẽ trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan. Bớc đi đầu tiên là việc bãi bỏ hạn ngạch đối với 81 mặt hàng nhập khẩu. Từ ngày 1/3/1989, số mặt hàng phải chịu hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 14 xuống còn 12 (xe vận tải, xi măng, hàng điện tử và phụ kiện, hàng dệt, xe đạp, quạt điện, bia và đồ giải khát, thuốc lá, mỹ phẩm và quần áo may sẵn), số mặt hàng phải chịu hạn ngạch xuất khẩu cũng giảm từ 10 xuống 7 (lơng thực, cà phê, cao su, lạc, cùi và dầu dừa, gỗ và gỗ tròn, kim loại và sắt thép phế liệu). Gắn với hạn ngạch là việc áp dụng rộng rãi chế độ cấp giấy phép đối với hàng xuất khẩu (gạo và hàng dệt may) sang EU và hàng nhập khẩu (ô tô). Khi đợc phân bổ, các giấy phép không đợc chuyển nhợng giữa những ngời có giấy phép. Việc cấp phép trên cơ sở ai đến trớc phục vụ trớc. Thời gian sau, giấy phép xuất nhập khẩu đợc phép chuyển nhợng giữa các doanh nghiệp. Điều này phần nào gây ra tình trạng tiêu cực khi phân bổ giấy phép xuất khẩu. Bộ Thơng mại và Du lịch chỉ cấp giấy phép cho các giao dịch thơng mại còn giấy phép cho những giao dịch phi mậu dịch do cơ quan Hải quan cấp, buôn bán tiểu ngạch qua biên giới không cần có giấy phép. Trớc năm 1986, các công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu chỉ làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu cho các bộ chủ quản. Trong giai đoạn 1988-1990, các công ty này mặc dù vẫn thuộc các bộ nói trên về mặt tài sản và nhân sự, nhng nó đã đợc tự chủ khi tiến hành các hoạt động kinh doanh với bất kỳ một đơn vị kinh tế nào khác. Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, những năm đầu đổi mới, ngoại hối bị quản lý đặc biệt chặt chẽ. Nghị định số 161-HĐBT ngày 18/10/1988 ra đời đã đa ra những quy định cụ thể về vấn đề này, theo đó: việc mua bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trờng tự do bị nghiêm cấm, hoạt động này phải đợc tiến hành thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức kinh doanh thu ngoại tệ; việc chuyển ngoại tệ ra nớc ngoài phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nớc Việt Namcác tổ chức, công dân Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ có thu ngoại tệ đều phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng, phải thực hiện nghĩa vụ bán và thanh toán ngoại tệ cho Nhà nớc theo quy định; mọi hoạt động thanh toán, mua bán và chuyển đổi ngoại tệ đợc áp dụng theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam công bố. Tuy nhiên một số chuyển biến tích cực trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan giai đoạn này cùng với chủ trơng của Nhà nớc về việc mở rộng quan hệ thơng mại với các nớc đã góp phần vào sự tăng trởng có tính đột phá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Năm 1989, lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu gạo, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 789 (triệu R-USD) năm 1986 lên 2402,2 (triệu R- USD) năm 1990, tơng ứng với 304,46%. Tỷ lệ nhập siêu năm 1986 là 180,01% đã giảm xuống chỉ còn 1,45% năm 1990.[13,27] Năm 1988, có 28 doanh nghiệp nhà nớc giữ vai trò độc quyền trong hoạt động ngoại thơng. Những doanh nghiệp này chiếm đến 92% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và 82% tổng kim ngạch xuất khẩu [13, tr 3-22] Thời kỳ trớc 1989 là thời kỳ tồn tại chế độ nhà nớc độc quyền ngoại thơng với vị trí độc tôn của các doanh nghiệp nhà nớc. Chế độ nhà nớc độc quyền ngoại thơng thể hiện ở chỗ nhà nớc trực tiếp điều chỉnh số lợng, loại hàng, giá cả trong ngành ngoại thơng. Nh các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ở thời kỳ này, trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, ngành ngoại thơng phát triển có kế hoạch về mọi mặt: số lợng, giá cả, mặt hàng, bạn hàng. Do Việt Nam thực hiện chế độ Nhà nớc độc quyền ngoại thơng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nên chỉ có các doanh nghiệp nhà nớc mới đợc quyền tiến hành các hoạt động liên quan tới ngoại thơng. Nh vậy, chế độ nhà nớc độc quyền ngoại thơng và vị trí độc tôn của các doanh nghiệp nhà nớc thời kỳ trớc năm 1989 chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Tự do hóa thơng mại mới chỉ đợc thực hiện một phần. 2.1.2. Giai đoạn 1991-1995 Năm 1991, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII tiếp tục đa ra các chơng trình hành động nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giữ vững định hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình đổi mới. Do đó, khoảng thời gian này là sự tiếp tục của thời kỳ 1986-1990; trong quá trình đổi mới hoạt động quản lý xuất nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuếViệt Nam nhng với mức độ cao hơn. Trong giai đoạn này, những đổi mới về các biện pháp bảo hộ phi thuế đợc sử dụng là giảm tối đa các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đợc quản lý bằng hạn ngạch, tăng các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, thực hiện chế độ quản lý xuất nhập khẩu theo định lợng. Việc cấp hạn ngạch và giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá đợc thực hiện theo Quyết định Số 725/TN-XNK ngày 28/9/1990 của Bộ trởng bộ Thơng nghiệp. Ngày 20/5/1991, Hội đồng Bộ trởng (nay là Chính phủ) có Quyết định Số 166/CT về danh mục và số lợng hàng hoá xuất nhập khẩu đợc quản lý bằng hạn ngạch cho năm 1991. Hàng xuất khẩu gồm 4 mặt hàng là gạo, cao su thiên nhiên, cà phê và gỗ xẻ. Đối với hàng nhập khẩu có 4 loại là linh kiện điện tử các loại dạng CKD, nguyên liệu phụ liệu sản xuất thuốc lá điếu, vải các loại, rợu bia. Những năm sau đó, hạn ngạch xuất nhập khẩu đợc điều chỉnh tuỳ điều kiện kinh doanh trong nớc và thế giới. Từ năm 1992, chính sách đa phơng hoá, đa dạng hoá của Việt Nam từng bớc đợc đẩy mạnh. Trong giai đoạn này, nhà nớc đã cho phép thành lập các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngoài quốc doanh, việc cấp giấy phép kinh doanh cũng trở nên rộng rãi hơn. Năm 1992, Việt Nam ký Hiệp định thơng mại u đãi với cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC) nay là Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm có việc cấp hạn ngạch xuất khẩu cho hàng dệt may. Ngày 9/4/1992 Bộ Thơng mại và Du lịch ban hành danh mục hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu theo Quyết định Số 294/TMDL/XNK, hớng dẫn thực hiện Nghị định Số 114/HĐBT. Danh mục này tiếp tục đợc thực hiện trong năm 1994. Đến ngày 19/4/1994 Nghị định 33/CP của Chính phủ ra đời và sau đó là Thông t Số 04 TM/TC/TCHQ của Tổng cục hải quan hớng dẫn thực hiện quy định việc bãi bỏ giấy phép chuyến với các mặt hàng xuất khẩu (trừ những mặt hàng trong danh mục hàng cấm xuất khẩu) hàng quản lý bằng hạn ngạch, hàng hoá có ảnh hởng lớn tới nền kinh tế quốc dân và mặt hàng đợc quản lý theo cơ quan chuyên ngành. Bên cạnh đó, từ năm 1990, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về tiêu chuẩn hàng hoá và sau đó có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau đợc ban hành. Việt Nam cũng đã tiến hành hệ thống hoá, quy chuẩn hoá theo tổ chức chất lợng quốc tế (ISO). Ngoài ra, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải chịu sự kiểm dịch động vật, thực vật theo Quy chế ban hành ngày 27/11/1993. Theo quy chế này, mọi phơng tiện vận tải, vật phẩm có nguồn gốc thực phẩm và tác nhân sinh học có thể gây hại sinh thái khi nhập vào lãnh thổ Việt Nam đều phải qua kiểm dịch. Việc ban hành các quy chế về tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch là những biện pháp cần thiết và chứng tỏ Việt Nam đang tiến đến đáp ứng các đòi hỏi của thông lệ quốc tế. Vào năm 1993, hệ thống cấp phép thực hiện cấp phép 6 tháng một lần cho 22 mặt hàng xuất khẩu và đến năm 1994, giấy phép theo chuyến đã đợc dỡ bỏ đối với mọi mặt hàng xuất khẩu trừ gạo, gỗ xẻ và xăng dầu. Cũng trong giai đoạn này, chủng loại hàng hoá đợc quản lý bằng hạn ngạch đã giảm xuống. Tháng 1/1994, có hai mặt hàng mới đợc bổ sung vào những mặt hàng mà nớc ngoài có áp dụng hạn ngạch (may mặc, dệt may, sắn lát, cà phê) là than và dầu thô. Trong năm 1995, hạn ngạch xuất khẩu đã đợc loại bỏ đối với mọi loại hàng hoá trừ gạo. Hiện nay chúng ta chỉ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may (đây là loại hạn ngạch do phía nớc ngoài quy định). Đối với hạn ngạch nhập khẩu, về danh nghĩa, Việt Nam đã bỏ không sử dụng biện pháp này từ năm 1994. Tuy nhiên với những mặt hàng có liên quan đáng kể tới sự cân đối của nền kinh tế quốc dân và một số hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn có những quy định về số lợng hoặc giá trị đợc nhập khẩu hàng năm. Về thực chất, đây là các hạn ngạch mềm và việc loại bỏ những hạn chế định lợng này là điều cần thiết trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Những bớc chuyển trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan đã góp phần tạo ra mức tăng trởng cao trong cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm năm đã tăng 253,94% từ 2087,1 triệu USD lên 5300 triệu USD, nhập khẩu tăng từ 2338,1 triệu USD lên 7500 triệu USD tơng ứng với 320,77%. Năm 1995 có tới 7 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu vợt qua 100 triệu USD (Nguồn: www.mot.gov.vn, bài Tổng kết tình hình kinh tế Việt nam sau 10 năm đổi mới 1986-1995). 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1996 tới nay Năm 1995 đánh dấu mốc thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Việt Nam có những bớc hội nhập quốc tế quan trọng nh ra nhập ASEAN (1995), bình thờng hóa quan hệ với Mỹ và trở thành quan sát viên của WTO (1995). Tiếp đó, chúng ta gia nhập tổ chức ASEM (1996), APEC (1998) và kí kết Hiệp định thơng mại song phơng Việt Mỹ(2000). Những sự kiện này đã tác động rất lớn đến chính sách quản lý xuất nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam. Mục tiêu cho lĩnh vực xuất nhập khẩu của giai đoạn này đợc thể hiện rõ trong Chơng trình kinh tế đối ngoại do Đại hội Đảng VIII đề ra: phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu (tăng trởng khoảng 28%/năm) trong đó tăng nhanh tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến; hoạt động nhập khẩu chủ yếu tập trung vào nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, các thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, từng bớc thay thế những mặt hàng trong nớc sản xuất có hiệu quả [ 2, 3]. Nhìn chung, xét về mặt tự do hoá thơng mại, sự chuyển biến của chính sách bảo hộ sản xuất trong nớc bằng các biện pháp phi thuế quan giai đoạn này mang nhiều tính tích cực. Chuyển biến tích cực đầu tiên là sự sửa đổi cơ bản cơ chế quản lý bằng giấy phép xuất nhập khẩu theo Nghị định 89/CP của Chính phủ ban hành ngày 15/12/1995. Theo tinh thần của Nghị định này, quy định về giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu cho từng chuyến hàng sẽ đợc bãi bỏ. Đến năm 1996, chỉ còn 6 mặt hàng bị quản lý nhập khẩu (xăng dầu, phân bón, xi măng, đờng, ô tô xe máy và sắt thép xây dựng), giảm 1 mặt hàng so với năm 1995. Năm 1997, chuyển biến có cả tích cực và tiêu cực do việc cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo đợc giao cho ủy ban nhân dân tỉnh và cácquan dới sự quảncủa Trung ơng. Động thái này đã mở đờng cho việc xuất khẩu gạo trực tiếp của khu vực ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, để đạt đợc cân đối quốc gia, Nhà nớc quy định tăng số hàng quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu, quy định dán tem một số hàng nhập khẩu khi tiêu thụ trên thị trờng nội địa theo Quyết định Số 839 TC/QĐ/TCT có tác dụng từ ngày 15/10/1997. Tháng 3/1998, số hàng nhập khẩu phải dán tem đợc mở rộng thêm, theo đó những mặt hàng chịu sự quảncủa biện pháp này là xe đạp, rợu, quạt điện, vô tuyến, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, đầu máy video và thiết bị vệ sinh. Cũng trong năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định Số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thơng mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nớc ngoài. Theo Nghị định này, tất cả các doanh nghiệp đợc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi giấy phép kinh doanh mà không cần phải có giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Bộ luật này đợc đánh giá là khá thông thoáng, là căn cứ cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Ngày 30/12/1999, Thủ tớng Chính phủ ban hành Quyết định Số 242/1999/QĐ-TTg về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2000, theo đó Danh mục hàng hoá nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thơng mại có một số thay đổi. Các mặt hàng: xăng dầu, phân bón và rợu đã đợc đa ra khỏi danh mục, thay vào đó là hai mặt hàng gạch lát và dầu thực vật tinh chế dạng lỏng. Ngày 1/1/1999, Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành, với những quy định miễn thuế cho các sản phẩm đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Luật thuế này có thể đợc coi là một biện pháp phi thuế có tác dụng khuyến khích xuất khẩu. Cùng thời điểm, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có hiệu lực và đợc xem là một biện pháp bảo hộ do có quy định những mức thuế khác nhau đối với các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu và có nguồn cung cấp nội địa và miễn thuế cho nhà sản xuất trong nớc nếu công ty làm ăn thua lỗ. Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, từ năm 1997, tỷ giá chính thức liên tục đợc điều chỉnh theo hớng hạ thấp giá trị Đồng Việt Nam cho gần giá trị thực của nó. Năm 1998, Nghị định 63/1998/NĐ-CP ra đời tiếp tục khẳng định việc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nớc về ngoại hối và hoạt động ngoại hối, cho phép các tổ chức kinh tế có thể tự do sử dụng các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, để tăng tính thanh khoản của thị trờng ngoại hối và hạn chế đầu cơ chống lại sự mất giá của Đồng Việt Nam, Chính phủ đã ra quy định các công ty phải bán lại ngay 80% số ngoại tệ cho ngân hàng. Kể từ ngày 26/2/1999, thay bằng việc công bố tỷ giá chính thức, Ngân hàng nhà nớc công bố tỷ giá giao dịch trên thị trờng liên ngân hàng. Đây là một bớc đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá từ quản lý có tính chất hành chính sang theo hớng thị trờng có sự quảncủa Nhà nớc. Nhờ một phần vào những nỗ lực cải cách các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, đến năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 14,45 tỷ USD, nhập khẩu đạt 15,64 tỷ USD, con số này tăng rất nhiều so với năm 1995 là 5,3 tỷ USD và 7,5 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến tăng lên đạt 40% năm 2000 và có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1996 và năm 2000). 2.2. Hệ thống biện pháp phi thuế quan của Việt Nam hiện nay 2.2.1. Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt nam trong điều kiện hội nhập Trong hoàn cảnh, nền kinh tế đang trong quá trình điều chỉnh vĩ mô để đạt tới mục tiêu tăng trởng bền vững, đã có khá nhiều giải pháp, chính sách đợc áp dụng . Tuy nhiên, những biện pháp này thờng bị thay đổi. Các biện pháp phi thuế quan trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay mặc dù đã đợc cải cách khá nhiều nhng cũng không là ngoại lệ và rất khó có thể mô tả một cách đầy đủ chi tiết về hệ thống các biện pháp này. Vì lẽ đó, việc trình bày các biện pháp phi thuế quan đang đợc sử dụngViệt Nam đợc tóm lợc dới dạng bảng (Bảng 2.1) với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản về lĩnh vực áp dụng cũng nh những điều liên quan và mục tiêu của mỗi biện pháp. Bảng 2.1 : Các biện pháp phi thuế quan đang đợc áp dụngViệt Nam stt Các biện pháp phi thuế quan Các lĩnh vực áp dụng Mục tiêu 1 Hạn ngạch nhập khẩu Xăng dầu Bình ổn giá và đảm bảo việc cung cấp cho ngời tiêu dùng trong nớc. 2 Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thơng mại Xi măng, kính, thép, dầu thực vật, đờng, ô tô, xe máy. Bảo hộ sản xuất trong n- ớc, Bảo hộ quyền kinh doanh của một số công ty trong nớc Tiết kiệm ngoại tệ. 3 Hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành của bộ chủ quản Các chất hoá học, d- ợc phẩm, mỹ phẩm, các sản nông nghiệp, ng nghiệp, các tác phẩm in ấn và điện ảnh, các thiết bị ngân hàng, thiết bị điện đài và điện thoại. Bảo hộ y tế, sức khoẻ và an toàn lao động Bảo hộ Kiểm dịch Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. 4 Dán tem (thủ tục hải quan đặc biệt) Ti vi, xe đạp, rợu, gạch ốp lát, thuốc lá điếu và một số hàng khác. Bảo vệ nguồn thu Bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa. 5 Hàng cấm Vũ khí, đồ cổ, ma tuý, hoá chất độc, văn hoá phẩm đồi trụy, pháo, thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, phụ tùng ô tô đã qua sử dụng, máy và phần mềm bảo vệ bí mật quốc gia. Bảo vệ các giá trị văn hoá, xã hội, sức khoẻ nhân dân và môi trờng, Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, Bảo vệ ngành SX trong nớc. 6 Quá trình phân bổ các hạn chế về số lợng nhập khẩu Tất cả các ngành, lĩnh vực chịu hạn chế về số lợng nhập khẩu. Phân phối lợi tô phát sinh từ hạn chế về số lợng nhập khẩu, Bảo hộ các doanh nghiệp đợc u ái. 7 Một hoặc một số ít kênh nhập khẩu Xăng dầu, xi măng, rợu và dợc phẩm. Phân phối lợi tô, Đảm bảo cung cầu, ổn định xã hội, Sức khoẻ cộng đồng, Bảo hộ sản xuất trong n- ớc. 8 Giá tính thuế tối thiểu Đồ uống, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh, gơng kính, động cơ máy nổ, quạt điện. Bảo hộ nguồn thu. 9 Thuế tiêu thụ đặc biệt Các sản phẩm thuốc lá, rợu, bia, ô tô (dới 24 chỗ ngồi), xăng các loại, máy điều hoà . Nguồn thu Bình ổn giá Hớng dẫn tiêu dùng Bảo hộ ngành công nghiệp trong nớc (thông qua các miễn trừ và đối xử đặc biệt). 10 Thuế giá trị gia tăng (VAT) Miễn thuế đối với các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập khẩu t liệu sản xuất không sản xuất đợc ở Việt Nam Giảm trừ mức thuế VAT với đờng sản xuất trong nớc. Khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu Bảo hộ ngành sản xuất trong nớc Nguồn thu. 11 Yêu cầu về tiền mặt Hàng tiêu dùng (không cho phép sử dụng th tín dụng trả chậm) Cho một số mặt hàng nhất định. Quản lý nợ nớc ngoài ngắn hạn Bảo hộ ngành công nghiệp trong nớc Mối lo về cán cân thanh toán. 12 Các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng Để mở Bảo hộ chống lại hiện t- ợng cạnh tranh "không công bằng" của các nhà cung cấp nớc ngoài. 13 Phụ thu hải quan Nhập khẩu một số loại giấy, gạch ốp lát, kính, thép, clinker Giải pháp đặc biệt nhằm lấp "chỗ trống" trong bảo hộ Tăng nguồn thu, đóng góp vào quỹ bình ổn giá 14 Hạn chế phân bổ ngoại tệ Hạn chế việc tiếp cận ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng Các công ty có vốn đầu t nớc ngoài phải tự cân đối ngoại tệ Ưu tiên tiếp cận đến các dự án cơ sở hạ tầng và thay thế nhập khẩu. Giới hạn ngoại tệ mang ra ngoài biên giới. 15 Các yêu cầu về bán ngoại tệ cho ngân hàng Để mở Tính thanh khoản của thị tr- ờng ngoại hối Hạn chế đầu cơ nhằm chống lại sự mất giá của Đồng Việt Nam. 16 Các biện pháp đầu t, thúc đẩy xuất khẩu và chính sách công nghiệp Nhiều loại Khuyến khích xuất khẩu, phát triển công nghiệp. Nguồn: - Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 - Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 - Quyết định số 46/2001/QĐ ngày 04/04/2001 - Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 [...]... các ngành sản xuất trên của Việt Nam, chúng ta thấy đợc tác động cơ bản và rõ nét nhất của các biện pháp bảo hộ phi thuế và ảnh hởng của chúng đối với sản xuất nội địa Tuy nhiên, các biện pháp bảo hộ này cần phải đợc áp dụng một cách hợp lý, phù hợp với các thông lệ quốc tế để đảm bảo cho chúng ta có thể giải trình trong quá trình đàm phán gia nhập vào WTO 2.4 Đánh giá việc sử dụng công cụ bảo hộ phi. .. sản xuất nội địa Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ của Việt Nam còn rất nhiều điểm cha phù hợp với thông lệ của các tổ chức kinh tế quốc mà chúng ta muốn gia nhập nh WTO, mà quy định của WTO cũng chính là chuẩn mực cho các tổ chức kinh tế khu vực khác mà Việt Nam đang tham gia nh AFEC 2.4.3 Những điểm cha phù hợp trong các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam so với các quy định của WTO Từ những phân tích... hiệu lực, hiệu quả sử dụng trên thực tế còn thấp Do đó mục đích sử dụng các biện pháp này chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ sức khoẻ con ngời, động thực vật Tóm lại, trong những năm qua việc sử dụng cộng cụ phi thuế quan của Việt Nam chủ yếu nhằm bảo vệ sản suất trong nớc trớc sự cạnh tranh của một số mặt hàng tơng đồng của nớc khác Tuy còn một số hạn chế song các biện pháp phi thuế quan của ta cũng đã phát... Hội thảo về hội nhập kinh tế của Việt Nam - Bài tham luận về "Bảo hộ của Việt Nam trong giai đoạn hội nhậ - Bộ Thơng mại 2005) Thứ hai, không tạo ra động lực khuyến khích cạnh tranh trong các ngành đợc bảo hộ cao: Bảo hộ thông qua một số các biện pháp bảo hộ phi thuế là một trong những nguyên nhân ngăn cản những nỗ lực chủ động cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, tự nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiều... và thuế chống bán phá giá Việt Nam cha có văn bản pháp luật về thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng và cũng cha bao giờ áp dụng các biện pháp này trong thực tế Tuy nhiên, theo Luật Thuế xuất nhập khẩu sửa đổi năm 1998, Việt Nam cho phép áp dụng phụ thu đối với các hàng hoá nhập khẩu có giá nhập khẩu thấp hơn giá trị thông thờng của hàng hoá trong các trờng hợp sau: - Hàng hoá đợc nhập vào Việt Nam. .. tiêu của các biện pháp phi thuế quan đang đợc áp dụngViệt Nam Bảo hộ ngành công nghiệp là một mục tiêu chung xuyên suốt của các biện pháp này nhng trong một số trờng hợp chúng có rất nhiều mục tiêu Chẳng hạn, thuế tiêu thụ đặc biệt về cơ bản là công cụ tăng thu ngân sách nhng những miễn trừ đối với các nhà sản xuất trong nớc làm cho nó trên thực tế trở thành thuế đánh thêm vào nhập khẩu để tăng sự bảo. .. của các nớc thành viên khác trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật đó Mặc dù WTO đã có những quy định rõ về vấn đề này, nhng hàng rào kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan có xu hớng đợc mở rộng sử dụng ở nhiều nớc vì so với các biện pháp bảo hộ khác thì biện pháp này tinh vi hơn, dễ đợc chấp nhận, ít gây phản ứng hơn trong thơng mại quốc tế Về mặt thể chế, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp. .. theo yêu cầu của Tổ chức thơng mại thế giới (WTO) thờng sử dụng thuế là công cụ duy nhất để thực hiện bảo hộ Tuy nhiên, do sức ép bảo hộ cao từ các nhà sản xuất trong nớc xuất phát từ trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trờng, nên các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thơng mại hàng hoá của Việt Nam còn nhiều điểm cha phù hợp với các quy định... ô tô của Việt Nam (Nguồn vnexpress.net, bài "Triển vọng ngành lắp ráp ôtô, xe máy Việt Nam" ) b Bảo hộ bằng biện pháp phi thuế trong ngành công nghiệp xe máy Xe máy hiện nay là phơng tiện giao thông chủ yếu của Việt Nam với hơn 6 triệu lợt xe đang lu hành Nhu cầu này về lâu dài vẫn còn nhiều ở các khu vực nông thôn Việt Nam Nhà nớc quy định về hạn ngạch nhập khẩu: các năm 1996 và 1997 đối với các loại... và củng cố ngành này b Chính sách bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế đối với ngành thép Các chính sách bảo hộ chủ yếu: Chính sách thơng mại trong ngành thép thể hiện xu thế thay thế hàng nhập khẩu trên cơ sở bảo hộ và phát triển thép trong nớc đang sản xuất đợc Quyết định 303/BKH/TMDV của Bộ kế hoạch và Đầu t thì các biện pháp bảo hộ phi thuế đợc áp dụng trong ngành thép trong thời gian này có: - Cấm . Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam trong tiến trình hội nhập 2.1. Quá trình áp dụng biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt. thống biện pháp phi thuế quan của Việt Nam hiện nay 2.2.1. Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt nam trong điều kiện hội

Ngày đăng: 23/10/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2. 1: Các biện pháp phi thuế quan đang đợc áp dụng ở Việt Nam - Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam

Bảng 2..

1: Các biện pháp phi thuế quan đang đợc áp dụng ở Việt Nam Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.2. Lịch trình loại bỏ phụ thu của một số mặt hàng công nghiệp - Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam

Bảng 2.2..

Lịch trình loại bỏ phụ thu của một số mặt hàng công nghiệp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.3. Các doanh nghiệp sản xuất thép và sản phẩm chủ yếu - Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam

Bảng 2.3..

Các doanh nghiệp sản xuất thép và sản phẩm chủ yếu Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan