Các biện pháp quản lý về giá

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam (Trang 29 - 31)

Bao gồm việc định giá tính thuế hải quan và phụ thu. • Định giá hải quan

WTO đa ra những quy định định giá hải quan một cách cụ thể, rõ ràng để tránh tình trạng hải quan mỗi nớc thành viên của WTO tuỳ tiện định mức giá đánh thuế đối với hàng nhập khẩu, gây cản trở cho thơng mại, theo đó, giá đánh thuế của hàng hoá nhập khẩu phải là giao dịch thực tế theo đó, giá đánh thuế của hàng hoá nhập khẩu phải là giá giao dịch thực tế (gần giá hoá đơn và các chi phí khác mà ngời mua phải trả nh chi phí đóng gói, bao bì, vận chuyển).

Nguyên tắc chung của việc định giá hải quan ở Việt Nam hiện nay dựa trên Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu và các nghị định, thông t, quyết định hớng dẫn thi hành. Đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu có hợp đồng mua bán hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo quy định thì giá tính thuế đợc xác định theo hợp đồng. Đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu không đủ điều kiện xác định giá mua bán theo thực tế tại cửa khẩu và hàng hoá xuất nhập khẩu theo phơng thức khác không phải là mua bán, không thanh toán qua ngân hàng thì giá tính thuế là giá mua bán tối thiểu tại cửa khẩu. Mức giá tối thiểu này do Bộ tài chính chủ trì cùng với Bộ Thơng mại và Tổng cục Hải quan căn cứ vào nguyên tắc định giá tính thuế để quy định. Việc xây dựng Bảng giá tối thiểu này nhằm mục đích để chống gian lận thơng mại, chống lại việc lập hoá đơn định giá hàng nhập khẩu thấp đi để trốn thuế đồng thời còn gián tiếp để bảo hộ sản xuất trong nớc.

Nhìn chung, có thể thấy những nhợc điểm cơ bản của hệ thống định giá tính thuế của Việt Nam hiện nay là áp đặt, thiếu công bằng, cứng nhắc và cha hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung và quy định của WTO nói riêng. Một số ví dụ sau đây có thể cho thấy rõ điều đó:

Ví dụ 1: Đối với linh kiện xe Toyota Camry CKD2 loại 5 chỗ ngồi, hàng mới 100%, xuất xứ Nhật Bản, tay lái thuận, với cùng dung tích xy lanh sẽ chịu tính thuế theo bảng giá trị tối thiểu, nhng nếu là doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài nhập khẩu, chẳng hạn Công ty Toyota Việt Nam thì sẽ đợc tính thuế nhập khẩu theo hoá đơn. Điều này cho thấy sự áp đặt trong việc áp giá hiện nay của Việt Nam. Với cùng một ngời cung cấp, cùng một mức giá phải trả thì hai doanh nghiệp sẽ phải chịu hai mức thuế khác nhau.

Ví dụ 2: Năm 1999, Cục Hải Quan Lạng Sơn có báo cáo về việc áp giá mặt hàng hành củ Trung Quốc nhập khẩu đóng trong bao dứa, do không có tên trong bảng giá tối thiểu nên các doanh nghiệp áp giá 0,05USD /kg. Tuy nhiên, hành củ Trung Quốc lại có tính chất tơng tự giống nh hành tây Trung Quốc, có tên trong bảng giá tối thiểu kèm Quyết định Số 260/ 1999/TC - HQ ngày 26/7/1999 của Tổng Cục Hải quan. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để khai hành tây là hành củ nhằm giảm giá tính thuế. Do đó, để hạn chế gian lận trong thơng mại qua giá trong trờng hợp này, Tổng cục Hải quan đã có văn bản Số 5596/TCHQ - KTTT ngày 4/10/1999/TC - HQ ngày 26/7/1999.

Mặc dù, việc sử dụng bảng giá tối thiểu là cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên việc quy định giá tối thiểu để tính thuế là không phù hợp với Hiệp định định giá Hải Quan của WTO, hơn nữa quy định giá tính thuế nhập khẩu của Việt Nam còn cha toàn diện, đầy đủ cha bao quát nhóm hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho cả cán bộ hải quan và nhà nhập khẩu khi xác định giá tính thuế. Việt Nam còn cha có quy định về việc chống chuyển giá (điều chỉnh việc xác định giá tính thuế của hàng hoá trao đổi giữa các Công ty con với công ty mẹ hoặc giữa công ty con với nhau). Việc xác định giá tính thuế vẫn chỉ căn cứ vào bảng định giá tối thiểu tính thuế chứ không căn cứ vào bất kỳ tài liệu nào khác.

Về quy định phụ thu

Theo quy định của WTO để tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng, linh hoạt trong chính sách thơng mại quốc tế, ngoài thuế quan, các quốc gia thành viên không đợc thu các khoản phí hay phụ thu khác đối với hàng hoá nhập khẩu vì mục đích bảo hộ hay thu ngân sách. Song hiện nay, ở Việt Nam, đối với môt số mặt hàng nhập khẩu ngoài thuế hải quan thì vẫn áp dụng chính sách phụ thu vừa để bảo hộ sản xuất trong nớc, bình ổn giá, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách. Danh mục các mặt hàng chịu phụ thu không cố định, áp dụng phụ thu với từng mặt hàng cũng khác nhau. Đối với một số mặt hàng, áp dụng phụ thu khi có biến động giá trên thị trờng thế giới. Có chênh lệch lớn giữa giá

cả trên thế giới khá ổn định vẫn bị áp dụng phụ thu (Phân bón,...) Hàng nhập khẩu phải chịu phụ thu trong khi sản xuất trong nớc không chịu phụ thu. Đây là đợc xem là một trở ngại trong quá trình tự do mậu dịch mà Việt Nam phải dần xác định lộ trình loại bỏ trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Ngoài phụ thu, ở Việt Nam còn có quá nhiều các loại phí, lệ phí của các ngành, các địa phơng mà Chính phủ cũng không quản lý đợc. Mặc dù, Pháp lệnh về Phí và Lệ phí đợc ban hành mong rằng tình hình này sẽ đợc đợc chấn chỉnh, song để làm đợc triệt để theo yêu cầu của hội nhập kinh tế thì vẫn còn nhiều việc phải làm.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam (Trang 29 - 31)