Các biện pháp bảo hộ phi thuế khác

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam (Trang 31 - 34)

Hàng rào kỹ thuật trong thơng mại

Tiêu chuẩn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện tại, giúp cho cả ngời sản xuất và ngời tiêu dùng ở các quốc gia. Tuy nhiên, sự tồn tại của quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho cùng một sản phẩm ở các nớc khác nhau sẽ gây trở ngại cho thơng mại quốc tế. Hiệp Định Về Hàng Rào Kỹ Thuật Đối Với Thơng Mại của WTO đa ra các quy định kỹ thuật về chất lợng, kích thớc, độ bức xạ, độ đàn hồi...của sản phẩm, quy định về phơng pháp sản xuất và chế biến ra sản phẩm, yêu cầu về đóng gói và nhãn mác sản phẩm... là để khắc phục tình trạng đó, góp phần giúp thuận lợi hoá cho thơng mại. Tuy nhiên Hiệp định này không áp đặt một số tiêu chuẩn chung thay thế cho tiêu chuẩn của các nớc thành viên WTO, mà chỉ yêu cầu các nớc thành viên xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Khuyến nghị các nớc tham gia quá trình hài hoà và công nhận lẫn nhau các quy định kỹ thuật, dành chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho sản phẩm, thủ tục đánh giá sự phù hợp, đảm bảo thông tin đầy đủ

cho tất cả các nớc thành viên khác về các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá phù hợp.

Các nớc thành viên WTO vẫn có quyền xây dựng và sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của mình khi có lý do chính đáng (không chỉ dựa trên cơ sở khoa học, mà con dựa trên cả tập quán), nh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con ngời, bảo vệ động thực vật và môi trờng, bảo vệ truyền thống văn hoá... Trong trờng hợp nh vậy, các nớc này phải sớm công bố rõ để các nớc liên quan biết các tiêu chuẩn kỹ thuật mà mình sẽ áp dụng ; thông báo cho Ban Th Ký WTO biết về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đó; khi đó yêu cầu phải cung cấp cho các nớc khác chi tiết về tiêu chuẩn kỹ thuật và phải nghiên cứu và thảo luận xem xét ý kiến của các nớc thành viên khác trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật đó. Mặc dù WTO đã có những quy định rõ về vấn đề này, nhng hàng rào kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan có xu hớng đợc mở rộng sử dụng ở nhiều nớc vì so với các biện pháp bảo hộ khác thì biện pháp này tinh vi hơn, dễ đợc chấp nhận, ít gây phản ứng hơn trong thơng mại quốc tế.

Về mặt thể chế, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy cũng nh tiêu chuẩn kỹ thuật về kiểm soát chất lợng hàng nhập khẩu. Hệ thống Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN) đã có trên 4600 tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có khoảng 150 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng liên quan đến các lĩnh vực an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trờng. Tổng cục tiêu chuẩn đo lờng và chất lợng thuộc Bộ khoa học công nghệ là cơ quan quản lý Nhà nớc về tiêu chuẩn quy định kỹ thuật và thủ tục xác nhận sự phù hợp. Tuy nhiên, do trình độ khoa học công nghệ cũng nh trình độ quản lý còn nhiều hạn chế nên công tác kiểm tra chất lợng hàng hoá cha đợc tốt, cha ngăn cản đợc những hàng hoá chất lợng kém, không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật thâm nhập vào thị trờng trong nớc. Việt nam cha đáp ứng đợc yêu cầu của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thơng mại của WTO và cũng cha biết sử dụng có hiệu quả hàng rào kỹ thuật nh một công cụ lợi hại để nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nớc. Mặt khác, nhiều nớc còn cho rằng các biện pháp kỹ thuật tại Việt Nam không đợc chính xác, khách quan, do đó họ cha tin vào các hoạt động chứng nhận, công nhận của các cơ quan có thẩm quyền đối với chất lợng hàng hoá, nên hàng hoá của Việt Nam đã đợc Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận khi xuất khẩu, nhng khi nhập khẩu vào thị trờng nớc ngoài lại bị kiểm tra một lần nữa. Đây cũng là điều gây khó khăn cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trờng ra nớc ngoài.

Trong các hàng rào kỹ thuật thì các yêu cầu về ghi nhãn và đóng gói hàng hoá là một công cụ hữu hiệu đợc nhiều nớc, đặc biệt là các nớc công nghiệp phát triển hay sử

dụng để bảo hộ sản xuất trong nớc và thờng đợc quy định chi tiết bằng hệ thống các văn bản pháp luật.

Đối với Việt Nam, đây vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ. Trớc năm 1999, Việt Nam hầu nh cha có quy định gì về việc vận dụng biện pháp này nh một công cụ bảo hộ sản xuất trong nớc. Chỉ tới khi có Quyết định Số 178/199/QĐ-TTg ngày30/8/1999 của Thủ T- ớng Chính Phủ ban hành quy chế ghi nhãn mác hàng hoá (có hiệu lực từ 1/3/2000), mới đặt ra yêu cầu các hàng hoá sản xuất ở nớc ngoài nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ quy định về nhãn mác với các nội dung bắt buộc về: tên hàng hoá, tên và địa chỉ của thơng nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lợng của hàng hoá; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lợng chủ yếu; ngày sản xuất, thời gian sử dụng; thời gian bảo quản; hớng dẫn sử dụng và bảo quản; xuất xứ của hàng hoá bằng tiếng việt hoặc nhãn phụ bằng tiếngViệt đính kèm theo nhãn nguyên gốc của hàng hoá trớc khi đa ra bán ở thị trờng Việt Nam. Đây là một bớc thay đổi tiến bộ, song các quy định còn đơn giản so với quy định của nhiều nớc công nghiệp phát triển trên thế giới, hơn nữa chúng ta vẫn còn thiếu những quy định về đóng gói hàng hoá.

Vấn đề vệ sinh dịch tễ

Khi nhập khẩu các hàng hoá có nguồn gốc nông sản (từ tơi sống đến các sản phẩm chế biến) tất cả các nớc đều quan tâm tới việc kiểm dịch để bảo vệ sức khoẻ của ngời tiêu dùng, bảo vệ cho nền nông nghiệp trong nớc khỏi bị thiệt hại do các loài sâu, bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Để các biện pháp kiểm dịch của các nớc không trở thành rào cản cho thơng mại quốc tế, WTO có Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và yêu cầu các nớc thành viên xây dựng các quy định kiểm dịch theo các tiêu chuẩn của WTO. Các quy định phải dựa trên cơ sở khoa học và không đợc áp dụng để cản trở thơng mại, khi có thay đổi phải kịp thời thông báo cho các nớc khác biết. Trên thực tế, các nớc kinh tế phát triển, vẫn thờng xuyên sử dụng các quy định về kiểm dịch nh một hàng rào thơng mại hợp pháp để ngăn cản nhập khẩu nông sản của các nớc đang phát triển nhằm bảo vệ sản xuất trong nớc của họ. Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống các quy định về kiểm định hàng hoá nông sản nhập khẩu, trong khi xây dựng hệ thống những quy định này, chúng ta đã nhận đợc sự t vấn từ các tổ chức quốc tế nên cho tới nay cha có những quy định nào trái với nguyên tắc của WTO. Tuy nhiên, hệ thống các quy định của Việt Nam cha thật đầy đủ, cha đồng bộ và còn đơn giản, thiếu chi tiết và nhất là việc tổ chức thực hiện thiếu chặt chẽ, vì vậy hiệu lực, hiệu quả sử dụng trên thực tế còn thấp. Do đó mục đích sử dụng các biện pháp này chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ sức khoẻ con ngời, động thực vật.

Tóm lại, trong những năm qua việc sử dụng cộng cụ phi thuế quan của Việt Nam chủ yếu nhằm bảo vệ sản suất trong nớc trớc sự cạnh tranh của một số mặt hàng tơng đồng của nớc khác. Tuy còn một số hạn chế song các biện pháp phi thuế quan của ta cũng đã phát huy tính tích cực khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nớc có thể cạnh tranh đợc với hàng ngoại nhập. Xét về lâu dài, khi hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là tham gia vào WTO, Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh thích hợp sao cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w