Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước BRICS với tư cách là nước áp dụng nước nhập khẩu,tập trung khai thác xu hướng áp dụng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC NHÓM
BRICS VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Đặng Minh Ngọc
Trang 2MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5
1.1 Tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế 5
1.1.1 Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế 5
1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại 6
1.2 Phân loại của các biện pháp phòng vệ thương mại theo WTO 9
1.2.1 Biện pháp chống bán phá giá 9
1.2.2 Biện pháp chống trợ cấp 11
1.2.3 Biện pháp tự vệ 13
1.3 Điều kiện áp dụng và nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại 15
1.3.1 Một số thuật ngữ quan trọng 15
1.3.2 Điều kiện áp dụng 16
1.3.3 Cách thức và nguyên tắc áp dụng 21
1.4 Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế của các nước khi tham gia thương mại quốc tế 22
1.4.1 Với các nước áp dụng 22
1.4.2 Với các nước bị áp dụng 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC BRICS TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2014 26
2.1 Tổng quan về các nước nhóm BRICS 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhóm BRICS 26
2.1.2 Tình hình kinh tế và quan hệ kinh tế giữa các nước 27
Trang 32.2 Khung pháp lý liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại tại các
nước nhóm BRICS 30
2.2.1 Cơ quan quản lý phòng vệ thương mại tại các nước BRICS 30
2.2.2 Quy định pháp luật của các nước BRICS về các biện pháp phòng vệ thương mại 31
2.2.3 Một số đặc điểm chính trong luật của các nước BRICS về phòng vệ thương mại 33
2.3 Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước BRICS 42
2.3.1 Hoạt động chống bán phá giá 42
2.3.2 Hoạt động chống trợ cấp 46
2.3.3 Áp dụng các biện pháp tự vệ 49
2.4 Vụ kiện tiêu biểu liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại BRICS 52
2.5 Điểm nổi bật rút ra được trong quá trình nghiên cứu thực trạng áp dụng phòng vệ thương mại tại BRICS 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở CÁC NƯỚC BRICS 58
3.1 Khung pháp lý về phòng vệ thương mại ở Việt Nam 58
3.1.1 Cơ quan quản lý 58
3.1.2 Hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại 59
3.1.3 Nhận xét về hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam 63
3.1.4 Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam 64
3.2 Những khó khăn trong quá trình thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam 65
Trang 43.2.1 Hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện 66 3.2.2 Chi phí cao và thiếu chuyên môn 67 3.2.3 Thiếu sót trong nhận thức và tổ chức của các nhà sản xuất trong nước 68 3.2.4 Các yếu tố về mặt chính trị 70
3.3 Giải pháp cho việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam 70
3.3.1 Tăng cường hiệu quả và vai trò của cơ quan quản lý 70 3.3.2 Xây dựng và điều chỉnh các quy định về phòng vệ thương mại theo hướng gắn liền với khu vực mậu dịch tự do 73 3.3.3 Hoàn thiện pháp luật về PVTM trong nước 75 3.3.4 Tăng cường sự chủ động của các nhà sản xuất, các tổ chức trong nước 76
KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒDANH MỤC HÌN
Hình 1.1: Mô hình cung-cầu khi có hành vi bán phá giá 23 Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước nhóm BRICS từ năm 1995 - 2013
Trang 6DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Lượng hàng hóa xuất khẩu giữa các nước BRICS năm 2012-2013 29 Bảng 2.2: Văn bản pháp luật liên quan đến phòng vệ thương mại tại các nước nhóm
Bảng 2.7: Biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu sợi dệt vào thị trường Ấn Độ
trong thời gian điều tra 54
Bảng 2.8: Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các nhà xuất
khẩu sợi dệt vào thị trường Ấn Độ 55
Bảng 2.9: Tóm tắt nét đặc biệt trong pháp luật các nước BRICS về PVTM 57
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADA Agreement of WTO OnAntidumping Hiệp định về chống bán phá giácủa WTOASEAN Association of Southest Asian
Nations Hiệp hội các nước Đông Nam ÁBRICS Brazil, Russia, India, China andSouth Africa Nhóm các nước có nền kinh tếmới nổiDGAD Department of Commerce,Government of India Tổng Vụ Chống bán phá giá vàChống trợ cấp Ấn ĐộGATT General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mạiMOFCO
M Ministry of Commerce People’sRepublic of China Bộ thương mại Trung QuốcNME Non – Market Economy Nước có nền kinh tế phi thị
SG Agreement on Safeguards Hiệp định về các biện pháp tự vệcủa WTOWTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất – đây là một xuthế tất yếu mà bất kì quốc gia nào đều phải công nhận và tuân theo Các cụm từ như
“tự do hóa thương mại” hay “toàn cầu hóa” ngày càng được nhắc đến nhiều trên cácdiễn đàn kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một trong những mục tiêu hàng đầucủa nền kinh tế một quốc gia Như giáo sư Kinh tế và Luật tại đại học Columbia,
Jagdish Bhagwati (2011) đã nhận định “Mối liên hệ giữa mở cửa thương mại và
thịnh vượng kinh tế là mạnh mẽ và gợi mở” Việc tự do hóa thương mại mang lại
cho nền kinh tế của một nước nhiều cơ hội từ việc chuyên môn hóa sản xuất, mởrộng thị trường tới động lực lớn thúc đẩy nâng cao trình độ sản xuất, trình độ taynghề,… Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế, tiến hành tự do hóa thương mại cũngtạo ra nhiều khó khăn và thách thức mà không phải quốc gia, không phải nền kinh
tế nào cũng có thể đối mặt được, nếu không nói đến là có tác động tiêu cực đến nềnkinh tế như cạnh tranh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng giữa doanh nghiệp sảnxuất trong nước với doanh nghiệp có thâm niên và tiềm lực kinh tế lớn của thế giới,phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, từ đó dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ thuộcvào nước ngoài, đình trệ sản xuất trong nước Hơn nữa việc hội nhập kinh tế thếgiới cũng đặt ra nhiều vấn đề khi phải đối mặt với những rủi ro về xã hội, về anninh, quốc phòng cũng như về mặt thể chế,… Rất dễ dàng có thể nhận thấy mặt tráicủa việc tự do hóa thương mại, tự do hóa nền kinh tế thông qua sức ảnh hưởng lớn
từ những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu năm 2008 Để giảm thiểu một cách tối đa những tác động ngượccủa việc tự do hóa thương mại khi thuế quan dần được dỡ bỏ, nhiều quốc gia, nhiềukhu vực ở trên thế giới ngày càng chú ý hơn đến các biện pháp bảo vệ nền kinh tế
bằng cách bảo vệ nền sản xuất trong nước – hay còn gọi là các biện pháp phòng vệ
thương mại (Trade remedies) Ngày nay, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày
càng được chú trọng và cân nhắc kĩ lưỡng hơn mỗi khi các Chính phủ, các Nhànước tiến hành họp bàn các chủ trương, đường lối tương lai cho nền kinh tế Đồngthời với sự phát triển đa dạng và nhiều chiều của nền kinh tế, xu hướng sử dụng cácbiện pháp phòng vệ thương mại ngày một thay đổi Đó là sự thay đổi về chủ thể áp
Trang 9dụng các biện pháp phòng vệ, sự đa dạng về đối tượng chịu biện pháp phòng vệ hay
sự khác nhau trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giữa các nhómnước phát triển và đang phát triển,… Có thể thấy đây là những xu hướng phát triểnrất đáng được quan tâm, xem xét
Các nước nhóm BRICS được cho là những nước có nền kinh tế phát triển nhấttrong những năm trở lại đây, tuy nhiên đồng thời cũng được nhận định là nhữngnước đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất từ chống bán phágiá, chống trợ cấp đến các biện pháp tự vệ BRICS lần đầu được nhắc đến năm 2001
và kể từ đó, 5 nước gồm Brazil, Ấn Độ, Liên bang Nga, Trung Quốc và Nam Phi đãlập ra một cơ chế hợp tác với nhau để có vai trò quan trọng hơn trong hệ thống kinh
tế thế giới Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của bốn nền kinh tế của BRIC khiếncho thế giới phải nhìn nhận lại họ như một trong những thế lực mới, đối chọi vớinhóm các nước G7 - vốn đóng vai trò quyết định trong các chính sách của kinh tếthế giới, trở thành trụ đứng vững chắc của nền kinh tế thế giới với tiềm lực tài chínhmạnh mẽ và dồi dào nguồn tài nguyên Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, các nướcnhóm BRICS hầu hết là các nước đang phát triển và là những nước áp dụng cácbiện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đếnkhả năng phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài vào các thị trường này Vậy thì,quá trình thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước này diễn ra nhưthế nào, mức độ áp dụng các biện pháp phòng vệ ở các nước này ra sao và xu hướngphát triển về việc áp dụng các biện pháp này ở các nước như thế nào là những vấn
đề đáng để tìm hiểu
Nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nướcBRICS rất có ý nghĩa, mang tính đại diện cao bởi đây là nhóm nước có đầy đủ cảcác quốc gia ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi, là các nước có tiềm lực kinh tế mạnhtrong các châu này Như vậy, tìm hiểu thực trạng áp dụng ở các quốc gia này có thểrút ra được một cái nhìn tổng quát nhất về việc áp dụng các biện pháp phòng vệthương mại ở các nước đang phát triển cũng như trên thế giới
Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng với các nước trong nhóm BRICS nhưcùng là nước đang phát triển nhưng phát triển với tốc độ tương đối cao, nhiều nét
Trang 10tương đồng về kinh tế như với nước láng giềng Trung Quốc,…Tuy vậy, Việt Nam,
so với các nước BRICS và trên thế giới vẫn còn là nước còn non trẻ trong việc ápdụng các biện pháp phòng vệ thương mại khi pháp luật về phòng vệ thương mại ởViệt Nam chỉ mới tồn tại hơn hơn 10 năm và việc sử dụng các biện pháp này còn rấthạn chế cả về số lượng và phạm vi áp dụng Thông qua thực tiễn áp dụng các biệnpháp phòng vệ thương mại ở các nước BRICS, Việt Nam có thể rút ra được một sốkinh nghiệm cho mình khi tiến hành điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệthương mại, nhất là trong khâu hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng vệ thương mại
trong nước.Với các yếu tố như vậy, em chọn đề tài “Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước trong nhóm BRICS và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận được thực hiện nhằm nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện phápphòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa
ra những giải pháp cho Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệthương mại dựa trên kết quả nghiên cứu này
mại tại các nước BRICS
Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng
vệ thương mại của các nước BRICS với tư cách là nước áp dụng (nước nhập khẩu),tập trung khai thác xu hướng áp dụng và khung pháp lý về phòng vệ thương mại củacác nước này cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước khác, dựa theo số liệu do WTOcung cấp
Về thời gian: Từ năm 1995 đến năm 2014.
Trang 115 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận hướng tới 3 nhiệm vụ cơ bản, gồm:
Làm rõ các khái niệm lý thuyết cơ bản về các biện pháp phòng vệ thươngmại
Phân tích cụ thể, khoa học thực trạng áp dụng các biện pháp đó ở các nướcnhóm BRICS lên hàng hóa nhập khẩu vào các nước này
Rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp phòng
vệ thương mại cho hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu từ các nước BRICS
pháp quy nạp, diễn dịch cùng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để tiếnhành nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại
các nước nhóm BRICS từ năm 1995 đến năm 2014
Chương 3: Giải pháp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt
Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng ở các nước BRICS
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS.Đỗ Hương Lan đãtận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp củamình
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế
Nhắc tới thương mại quốc tế, những nguyên tắc như không phân biệt đối xử,những lời hứa về việc cắt giảm thuế quan cũng như loại bỏ các biện pháp phi thuếquan, các hàng rào kĩ thuật thường xuyên được các nước cân nhắc và thực hiện Tuynhiên, mặt trái của những lời hứa, những nguyên tắc này đó là sự gia tăng lớn về sốlượng hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước cùng với đó là sự cạnh tranh gaygắt thậm chí là thiếu công bằng từ các doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư lớn.Thị trường bị chiếm lĩnh, các doanh nghiệp trong nước lao đao vì người tiêu dùngquay lưng với hàng nội địa đang là những nỗi lo lớn của các Chính phủ, các Nhànước Để tránh cũng như giảm bớt các tác động tiêu cực này, các biện pháp phòng
vệ thương mại đã được đưa ra Hiện nay, trên thế giới chưa có một văn bản pháp
luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về phòng vệ thương mại, nó chỉ được định nghĩathông qua việc liệt kê các loại biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phágiá, chống trợ cấp hay biện pháp tự vệ Dựa trên thực tế sử dụng cũng như mục đích
của các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể thấy rằng Phòng vệ thương mại
chính là chỉ những hành động của các nước hạn chế nhập khẩu hàng hóa vào trong nước, nhằm bảo vệ thị trường nội địa cũng như bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất còn non trẻ trong nước Theo International Trade Centre (2002) cho rằng các biện
pháp phòng vệ thương mại là những công cụ hạn chế thương mại hợp pháp trongkhuôn khổ WTO, đi ngược lại với những nguyên tắc đã được kí kết như không phânbiệt đối xử, cắt giảm thuế,… giữa các bên, và chỉ được sử dụng trong những trườnghợp ngoại lệ
Các hoạt động phòng vệ thương mại được gắn liền với quá trình xuất khậpkhẩu bởi vậy nên các quy định về các hoạt động này thường được quy định trongcác văn bản ký kết mang tính chất quốc tế, thể hiện mối quan tâm chung của nhiềunước trên thế giới WTO, với 160 nước thành viên tính đến tháng 06/2014, là diễnđàn về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại lớn nhất toàn cầu và chiếm tới
Trang 1395% giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Thường Lạng, 2011) Bên cạnh việcthương lượng để loại bỏ các rào cản trong thương mại giữa các bên, WTO còn đưa
ra các nguyên tắc cho thương mại quốc tế và giám sát việc thực hiện các Hiệp địnhtrong khuôn khổ WTO, trong đó có những văn bản pháp luật với những quy định vềkhái niệm, thủ tục, điều kiện áp dụng, cách thức áp dụng liên quan đến các biệnpháp phòng vệ trong thương mại quốc tế Nhờ quy mô và sự lâu đời của tổ chứcWTO, các văn bản pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại được các nướctuân thủ tiến hành khi gia nhập đồng thời cũng dựa vào các Hiệp định được WTOban hành, các nước tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật của riêng mình liên quanđến phòng vệ thương mại
Một trong những Hiệp định quan trọng được WTO thông qua và đưa vào ápdụng trong các cam kết gia nhập của các nước đó là Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT) GATT được ra đời đầu tiên vào những năm 1947, tuynhiên, do mới là bước đầu, những đạo luật được đưa ra còn chưa chặt chẽ, cũng như
có những khoản không rõ ràng khiến cho việc áp dụng còn không thống nhất, một
số nước lợi dụng để dựng lên những hàng rào thương mại mới, gây hạn chế và lệchlạc dòng thương mại quốc tế Phải đến vòng đàm phán Uruguay năm 1994 với kếtquả là thỏa thuận Marrakesh năm 1994 về thành lập WTO, dựa trên các văn bảntrước đó, GATT 1994 ra đời và có hiệu lực, trong đó có các quy định và điều chỉnh
kỹ hơn các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện, cách thức áp dụng các biện phápPVTM và là hiệp định cưỡng bức thi hành với mọi thành viên của WTO
1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại
Theo Trung tâm WTO – VCCI (2010), các biện pháp PVTM được sử dụngtrong thương mại quốc tế mang trong mình những đặc điểm về giá trị pháp lý, vềtính chất và thực thi gắn liền chặt chẽ với sự gia nhập của các nước vào tổ chứcthương mại Thế giới WTO
Về giá trị pháp lý, liên quan đến các vấn đề phòng vệ thương mại, một quốc
gia khi tham gia vào WTO cũng đã trực tiếp đồng ý thực hiện các quy định, cácnghĩa vụ liên quan đến PVTM, cụ thể được quy định trong các Báo cáo về việc gianhập WTO cũng như các Hiệp định chung của WTO về các biện pháp phòng vệthương mại
Trang 14Về việc thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại, nghĩa vụ của một nước
khi tham gia vào WTO được chia làm hai thành phần: Quốc gia đó sẽ có nhữngnghĩa vụ áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên WTO và có giá trị áp dụngbắt buộc như về điều kiện áp dụng, thủ tục điều tra, cách thức áp dụng,… Ngoài ra,các quốc gia này cũng có thể đặt ra những nghĩa vụ riêng được ghi cụ thể trong camkết gia nhập cụ thể của nước đó, và các nghĩa vụ này được ưu tiên áp dụng so vớicam kết chung, có thể kể đến như các thời hạn khi điều tra và áp dụng, cách thứctiếp cận thông tin,… Tuy nhiên, những vấn đề được quy định hoặc thực hiện bổsung không có trong các Hiệp định tương ứng của WTO này phải không được tráihay mâu thuẫn với các quy định đã có trong các Hiệp định Bởi vậy, có thể nhậnthấy rằng, hầu như pháp luật các nước về phòng vệ thương mại hầu như tương tựhoặc giống hệt với các quy định trong WTO, khác biệt chỉ chủ yếu là về các quyđịnh kỹ thuật cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc
Về tính chất, các nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại
như thực hiện các quy định về thủ tục hay nội dung mang các đặc điểm sau:
Các nghĩa vụ này không phải trực tiếp và thường xuyên, nghĩa là mộthoạt động xuất nhập khẩu của một nước sang nước khác chỉ bị tiến hành điều tra, ápdụng các biện pháp phòng vệ liên quan khi nước đó tiến hành khiếu nại lên cơ quan
có thẩm quyền nếu không thì nghĩa vụ này không phát sinh;
Các nghĩa vụ này chỉ được thực hiện và giám sát bởi một số hạn chếcác cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như ở Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc
Bộ Công Thương, mà không đòi hỏi việc áp dụng này ở cơ quan quản lý khác nhằmtránh việc không thống nhất trong cách áp dụng;
Nghĩa vụ liên quan đến phòng vệ thương mại là tập hợp của nhiềunghĩa vụ phức tạp cả về thủ tục và nội dung mà việc diễn giải từng nghĩa vụ cụ thểphụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng nước cũng như của cơ quan có thẩm quyềngiải quyết Đây chính là đặc điểm gây ra nhiều vụ tranh chấp được xử kiện trongmột thời gian dài do sự không thống nhất, nhất là trong điều kiện áp dụng cũng nhưcách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
Một ví dụ rất rõ nét trong việc không quy định rõ ràng gây tranh chấp có thể
kể đến Trong Điều khoản 1 Điều VI GATT 1994 có quy định: “Thừa nhận rằng
Trang 15trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 có thể
có những trường hợp đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng” Điều khoản này có
nhắc đến “một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu
như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt” tức là một nền
kinh tế phi thị trường Tuy nhiên trong luật của WTO, không có điều khoản nàonhắc đến việc xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị trường, đây là việc màpháp luật mỗi quốc gia quy định mỗi khác Như Hoa Kì, việc xác định này đượcthực hiện bởi Cục nhập khẩu của Bộ Thương mại (DOC) dựa trên 6 tiêu chí (Mức
độ chuyển đổi của đồng nội tệ; Mức độ theo đó mức lương được xác định thông quađàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động; Mức độ theo đóviệc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện; Mức độkiểm soát các phương tiện sản xuất của Chính phủ; Mức độ kiểm soát việc phân bổcác nguồn lực, quyết định giá cả và sản lượng của Chính phủ; Các tiêu chí khác doDOC đưa ra) UNCTAD định nghĩa về nền kinh tế phi thị trường và nền kinh tế thịtrường theo cách sau: NME là thị trường mà trong đó Chính phủ tìm mọi cách đểquản lý các hoạt động kinh tế một cách rộng lớn thông qua cơ chế quản lý tập trung,chẳng hạn như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trái ngược với nền kinh tế thịtrường là phụ thuộc vào lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực sản xuất Nhưvậy đã có sự khác nhau trong cách xác định, từ đó có thể dẫn đến khác nhau trongcách xác định cơ sở thích hợp để tính toán giá cả, tính toán chi phí
Ví dụ khác nữa để chứng minh tính không rõ ràng trong các quy định củaWTO là khái niệm ngành sản xuất nội địa nhằm xác định vấn đề như vị trí, xác địnhthiệt hại, phạm vi các loại sản phẩm chịu thuế phòng vệ Theo các Hiệp định về
PVTM của WTO năm 1994, thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa” dùng để chỉ các
nhà sản xuất sản xuất tất cả các sản phẩm tương tự hoặc các nhà sản xuất có sảnlượng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sản phẩm tương tự sản
xuất trong nước Do thuật ngữ “tỷ trọng lớn” không được định nghĩa trong Hiệp
Trang 16định nên vẫn có nhiều tranh luận khi thuật ngữ này được dịch ra Ví dụ như trong vụkiện chống bán phá giá sản phẩm gia cầm của Argentina, Brazil đã kiện rằng do
thuật ngữ “a major proportion” cũng giống như “the majority” (có nghĩa là hơn
50%) nên Argentina đã vi phạm quy định của WTO khi cho rằng ngành sản xuất nộiđịa là những nhà sản xuất có tổng sản lượng chiếm hơn 46% tổng sản phẩm nội địatrong khi đó Argentina khẳng định điều ngược lại (Lê Duy, 2009)
1.2 Phân loại của các biện pháp phòng vệ thương mại theo WTO
Trong thương mại quốc tế, hệ thống các biện pháp PVTM quốc tế gồm 3 biệnpháp chính gồm biện pháp chống bán phá giá (Anti-dumping), biện pháp chống trợcấp (Subsidies and Countervailing measures) và biện pháp tự vệ (Safeguards) Mỗibiện pháp lại có những điều kiện áp dụng cũng như những trường hợp áp dụng riêng
và mang một mục đích riêng
1.2.1 Biện pháp chống bán phá giá
Một trong những nội dung quan trọng nhất được GATT đưa ra đó là về vấn
đề chống bán phá giá, cụ thể được đề cập đến trong Điều VI Khái niệm “chống
bán phá giá” đã được đề cập đến trước đó, lần đầu tiên trong Đạo luật Chống bán
phá giá của Canađa năm 1904, luật chống bán phá giá của Newzealand 1905, Úcnăm 1906, Nam Phi năm 1014, sau đó đến đạo luật của Mỹ và Anh năm 1916 và
1921 Tuy nhiên phải đến GATT năm 1947, các đạo luật về chống bán phá giá mới
có giá trị pháp lý chung cho nhiều quốc gia, điều chỉnh chung cho thương mại cácnước thành viên Nó là cơ sở để hàng loạt các văn bản pháp luật của các nước vềchống bán phá giá được ra đời Điều VI trong GATT năm 1994 là điều khoản hiệnhành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, kèm theo đó là Hiệpđịnh về việc thi hành Điều VI GATT 1994 (ADA) điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc,điều kiện, trình tự thủ tục kiện và cách thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá.Các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng khi có hành vi bán phá giá của
nước xuất khẩu Theo ADA 1994, Điều 2 quy định rằng “Một sản phẩm được coi là
bán phá giá tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó hoặc nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
Trang 17các điều kiện thương mại thông thường” Hiểu một cách đơn giản thì, nếu mức giá
xuất khẩu X của một hàng hóa từ nước A sang nước B cao hơn giá của sản phẩm đó
là Y bán tại thị trường nước A (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từnước A sang nước B Tuy nhiên, việc xác định việc một sản phẩm có phá giá haykhông là vấn đề khó khăn và phức tạp ở nhiều phương diện Đầu tiên, việc xác địnhgiá xuất khẩu được xác định bao gồm những thành phần nào là tùy thuộc vào chủquan mỗi nước, cũng như việc xác định các chi phí như chi phí quản lý, chi phí bánhàng, chi phí chung và lợi nhuận là mơ hồ và có thể không được một trong hai bêncông nhận Thứ hai, việc xác định sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuấtkhẩu là tương đối khó khăn, nhất là với những mặt hàng chuyên sản xuất để xuấtkhẩu như hàng gia công da giầy hay các mặt hàng may mặc bởi lượng tiêu dùngtrong nước ít hay nếu tìm sang nước thứ ba cũng không thể tìm được sản phẩm
tương tự “mang tính đại diện” (theo điều 2.2, ADA 1994).
Như đã nói ở phần đặc điểm các biện pháp PVTM, không phải bất cứ sảnphẩm nào khi được nhập khẩu vào trong nước cũng được kiểm tra về việc bán phágiá hay không Một sản phẩm chỉ được điều tra bán phá giá khi có đơn yêu cầu gửilên cơ quan có thẩm quyền xem xét, từ đó hình thành những vụ kiện chống bán phágiá Tuy nói là vụ kiện nhưng nó không được coi là thủ tục tố tụng mà chỉ được coi
là thủ tục hành chính của cơ quan nước nhập khẩu, là một quy trình Khiếu nại
-Điều tra - Kết luận - Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập
khẩu tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi cónhững nghi ngờ rằng loại hàng hoá đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệthại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
Khi “vụ kiện” chống bán phá giá thành công, có ba mức áp dụng biện phápchống bán phá giá được quy định trong ADA Thứ nhất, Chính phủ có thể áp dụngcác biện pháp tạm thời Đó là sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại
gây ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế
chống bán phá giá tạm thời Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá
giá ban đầu Theo điều 7 ADA 1994, các biện pháp tạm thời không được áp dụngsớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và thời gian áp thuế tạm thời khôngquá 9 tháng Tiền thu thuế tạm thời này sẽ được trả lại cho nước xuất khẩu nếu mức
Trang 18thuế chính thức thấp hơn thuế tạm thời Thời hạn này cũng có thể được điều chỉnhtheo luật mỗi quốc gia
Mức thứ hai có thể được áp dụng đó là cam kết về giá, nhà xuất khẩu phải cam
kết điều chỉnh lại giá bán trong tương lai sao cho mức giá này không thể gây tổnthất cho nền sản xuất nội địa nước nhập khẩu và được nước nhập khẩu chấp nhận.Sau khi đã có quyết định chính thức về hành vi chống bán phá giá, nước nhập khẩu
có thể tiến hành áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chính thức, gồm có thể
đánh thuế chống bán phá giá, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc kết hợp cả haibiện pháp này Với việc áp dụng thuế chống bán phá giá, mức thuế chống bán phágiá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; lượng thuếphải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu.Trong thực tế đa số các vụ kiện chống bán phá giá cho thấy, thường thì các nướcquyết định áp thuế chống bán phá giá là chủ yếu
Mục đích của các biện pháp chống bán phá giá đó là để đối phó với các sảnphẩm nhập khẩu với giá thành thấp hơn nhiều hàng trong nước nhằm loại bỏ các đốithủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội địa Thuế chống bán phá giá là biện pháphữu hiệu để loại bỏ các tác động tiêu cực của hành vi bán phá giá, bảo vệ ngành sảnxuất hàng hóa tương tự trong nước nhập khẩu
1.2.2 Biện pháp chống trợ cấp
Giống như chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng được nhắc tới trong GATT
1947 tại điều khoản số XVI Qua các vòng đàm phán Tokyo, và vòng đàm phánUruguay, một hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng được hìnhthành vào năm 1979 và sửa đổi thành Hiệp định mới vào năm 1994 (SCM) làm rõcác quy định trong điều XVI GATT 1994 Tuy nhiên, Hiệp định SCM chỉ áp dụnggiải quyết về các loại trợ cấp, quy tắc và điều kiện cho từng loại, cùng cách thức ápdụng đối với các mặt hàng công nghiệp Còn đối với các mặt hàng nông sản, SCMkhông quy định mà phải xem xét chống trợ cấp thông qua Hiệp định Nông nghiệpcủa WTO
Nếu như các biện pháp chống bán phá giá là để giảm thiểu các tác động từhành vi bán hàng hóa với giá thành thấp gây thiệt hại sản xuất trong nước thì cácbiện pháp chống trợ cấp (Subsidies and Countervailing measures) được áp dụng
Trang 19nhằm đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành sản xuất nội địa gây ra bởihoạt động trợ cấp của Chính phủ Hoạt động trợ cấp này, nói một cách đơn giản, làhoạt động của Chính phủ các nước xuất khẩu khi có những chính sách tạo lợi thếcho một số loại hàng hóa nhất định khi tiến hành xuất khẩu sang nước khác, có thể
là trợ cấp về giá, về chính sách xuất khẩu hay kiểm định, thủ tục giấy tờ,… từ đókhiến các ngành sản xuất các mặt hàng tương tự trong nước khó có thể cạnh tranhđược Theo Hiệp định SCM của WTO, Điều 1 phần 1 của Hiệp định này đã đưa ra
định nghĩa về trợ cấp, theo đó trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của
Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
Có sự đóng góp về tài chính của Chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trênlãnh thổ của một thành viên (theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “Chính phủ”)khi:
- Chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấpphát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (nhưbảo lãnh tiền vay); (điểm i)
- các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (vídụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế ); (điểm ii)
- Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sởchung, hoặc mua hàng;
Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổchức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây,
là những chức năng thông thường được trao cho Chính phủ và công việc của tổchức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng củaChính phủ
Trợ cấp trong WTO là một hoạt động không bị cấm nhưng được đặt ra nhữnggiới hạn nhất định mà theo đó, hoạt động trợ cấp được chia làm 3 mức: đèn đỏ(những hoạt động trợ cấp bị cấm), đèn xanh (những hoạt động trợ cấp được chophép) và đèn vàng (hoạt động dù không bị cấm nhưng vẫn có thể bị kiện) Các hoạtđộng trợ cấp đèn đỏ bao gồm trợ cấp căn cứ vào khối lượng xuất khẩu và trợ cấp ưutiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu (Điều 3, SCM 1994) Trợ cấp đèn
Trang 20xanh gồm những hoạt động trợ cấp không mang tính riêng biệt (không hướng tới cánhân một doanh nghiệp, ngành hay khu vực địa lý nào; hưởng một cách kháchquan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tùy tiện xem xét và khôngtạo ra hệ quả ưu đãi riêng với bất cứ đối tượng nào) và những hoạt động trợ cấp sau(cho hoạt động nghiên cứu; cho các khu vực khó khăn; điều chỉnh các điều kiện sảnxuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới) Trợ cấp đèn vàng là những trợcấp không mang tính riêng biệt mà gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước.
Tương tự như chống bán phá giá, các vụ kiện về chống trợ cấp cũng mang tínhchất các thủ tục hành chính với quy trình nghiệp vụ tương tự Tuy nhiên, phải nhấnmạnh một điều quan trọng rằng các biện pháp chống trợ cấp này không mang tínhđối phó giữa Chính phủ với Chính phủ, mà các biện pháp chống trợ cấp được ápdụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Sau khi vụ kiện chống trợ cấpđược hoàn thành và kết quả được đưa ra chứng minh rằng có hành vi trợ cấp bị cấm
hoặc gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) sẽ
được các nước nhập khẩu sử dụng cho mặt hàng của riêng doanh nghiệp đó Đây làkhoản thuế bổ sung, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào các mặt hàng viphạm
Các vụ kiện chống trợ cấp cũng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩmquyền giải quyết do sự phức tạp trong việc xác định mức trợ cấp, biên độ trợ cấp,cũng như là tính riêng biệt của hành vi trợ cấp Hiện nay, trên thế giới, theo số liệuthống kê của WTO, từ năm 2000 cho đến nửa đầu năm 2014, có cả thảy 146 vụ kiện
từ các nước thành viên chống trợ cấp thành công và áp dụng các mức thuế chống trợcấp
1.2.3 Biện pháp tự vệ
Về các biện pháp tự vệ, các quy định liên quan được nhắc đến tại Điều XIX
của GATT 1947 và sau đó là Điều XIX GATT 1994 Tuy nhiên, trong Điều XIX, córất nhiều điểm chưa được làm rõ gây khó khăn trong việc áp dụng, trong đó phải kểđến khái niệm và điều kiện áp dụng của biện pháp tự vệ Do vậy, bên cạnh việc sửdụng điều XIX GATT 1994, Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) được các bênđưa ra và đồng ý thực hiện Nội dung cơ bản của Hiệp định nêu ra những điều kiện
cơ bản để các cơ quan điều tra xem xét xác định xem liệu phần nhập khẩu tăng lên
Trang 21có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa hay không cùng với những yêucầu về thủ tục cơ bản để tiến hành điều tra nhằm đảm bảo đem lại cho nhà cung cấp
và Chính phủ nước ngoài cơ hội thích đáng để đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích củahọ
Khi tham gia vào WTO, cũng như khi kí kết các hiệp định TPP, FTA,… vớicam kết mở rộng thị trường và đưa vào sử dụng các chính sách tự do hóa thươngmại, một nước sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng đó là sự cạnh tranh gay gắt
từ các doanh nghiệp nước ngoài, bất kể đó có phải sự cạnh tranh công bằng haykhông Việc nhập khẩu hàng hóa gia tăng với số lượng lớn gây thiệt hại hoặc đe dọagây thiệt hại cho những ngành chuyên sản xuất các mặt hàng tương tự về chứcnăng, công dụng, đặc điểm kĩ thuật hay thuộc tính cơ bản trong nước Các ngànhsản xuất trong nước có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thi hành các biện pháp tự
vệ thương mại khi họ nhận thấy đang gặp phải nhiều khó khăn cũng như suy yếunghiêm trọng, nhằm đảm bảo họ thích nghi được với sự cạnh tranh Biện pháp tự vệđược các nước coi như một “van an toàn” khi tiến hành hội nhập vào kinh tế thế
giới Như vậy, theo VCCI (2010), “Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập
khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng ngành sản xuất trong nước” Các
biện pháp này chỉ được giới hạn áp dụng đối với thương mại hàng hóa mà không ápdụng với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ Có thể thấy, biện pháp tự vệ không đốiphó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay vi phạm pháp luật, nó có tácdụng với cả hành vi kinh doanh chính đáng nếu nó ảnh hưởng lớn đến sản xuấttrong nước Bởi vậy nên, tuy các biện pháp tự vệ được WTO công nhận, với nhữngđiều khoản áp dụng rất chặt chẽ, nhưng việc làm của nó vẫn được coi là đi ngược lạichính sách tự do hóa thương mại của WTO Do vậy, trong thực tế, các biện pháp tự
vệ rất ít khi được áp dụng
Cùng với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệcũng được các nước áp dụng với mục đích là bảo vệ ngành sản xuất trong nướctrước sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài Tuy nhiên, biện pháp tự vệ cũng khácvới chống phá giá hay chống trợ cấp ở một vài đặc điểm Đầu tiên, nếu như chốngbán phá giá và chống trợ cấp đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trang 22của nước xuất khẩu thì các biện pháp tự vệ có mục đích bảo hộ ngành sản xuấttrong nước trước sự nhập khẩu quá mức các hàng hóa nước ngoài, tức là các biệnpháp tạm thời để giảm thiểu cạnh tranh nhằm cho các doanh nghiệp trong nước cóthời gian thích ứng Thứ hai, điểm quan trọng khi áp dụng các biện pháp tự vệ đó làchứng minh được sự thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước trong khi
đó, để áp dụng chống bán phá giá hay chống trợ cấp, phải chứng minh hành vi phágiá và hành vi trợ cấp Thứ ba, khi áp dụng các biện pháp tự vệ, thuế hay hạn ngạchđược sử dụng đối với loại hàng hóa mà không phân biệt xuất xứ, tức là áp dụng vớihàng hóa của nước này thì cũng phải áp dụng với hàng hóa tương tự của nước khácchứ không đánh vào riêng từng đối tượng hàng hóa bị phá giá hay được trợ cấp nhưvới các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp Điểm khác biệt cuối cùng phải kểđến những biện pháp bồi thường thỏa đáng đi kèm với việc áp dụng biện pháp tự vệnhằm tránh những biện pháp trả đũa từ những nước nhập khẩu, điểm không có khi
áp dụng chống phá giá hay chống trợ cấp
Sự khó khăn khi tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ chắc chắn đó là sự khókhăn trong việc chứng minh tình trạng thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất
hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước do việc gia tăng “bất
thường” của luồng hàng nhập khẩu, tức là phải chứng minh được mối quan hệ nhân
quả giữa nhập khẩu tăng cao và sản xuất trong nước bị thiệt hại
1.3 Điều kiện áp dụng và nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
1.3.1 Một số thuật ngữ quan trọng
Nước xuất khẩu, theo VCCI (2010), là nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
và là đối tượng của vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và chịu biện phápphòng vệ từ nước nhập khẩu Trường hợp sản phẩm không được xuất khẩu trực tiếp
từ nước sản xuất sang nước nhập khẩu mà xuất sang nước trung gian rồi mới lạiđược xuất tiếp sang nước nhập khẩu thì nước xuất khẩu là nước cuối cùng mà từ đósản phẩm được xuất khẩu sang nước nhập khẩu Trường hợp sản phẩm chỉ đượctrung chuyển qua một nước khác (chỉ chuyển qua cảng) hoặc nước trung gian khôngsản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm đó thì nước xuất khẩu vẫn là nước nơi sản
Trang 23xuất ra sản phẩm Nước nhập khẩu là nước nhập khẩu sản phẩm liên quan và là
nước tiến hành việc điều tra đối với sản phẩm bị áp dụng các biện pháp phòng vệ
Khái niệm Sản phẩm tương tự được đưa ra trong ADA khoản 6, Điều 2, nhấn mạnh rằng nó phải là “sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả những đặc
tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được xem xét” Sản phẩm này có thể
từ thị trường nước xuất khẩu, cũng có thể được so sánh với sản phẩm ở thị trườngnước thứ 3
Theo Điều 4 ADA 1994, khái niệm ngành sản xuất trong nước được hiểu là
dùng để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩmtương tự hoặc là để chỉ những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổngsản xuất trong nước của các sản phẩm đó, trừ: có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc làngười trực tiếp nhập khẩu; lãnh thổ của các thành viên bị phân chia thành nhiều thịtrường cạnh tranh nhau và mỗi nhà sản xuất có thể được coi là một ngành sản xuấtđộc lập
Thiệt hại ở đây được bao gồm cả thiệt hại thực tế và đe dọa gây thiệt hại Các
thiệt hại này phải được xem xét là đáng kể hoặc nghiêm trọng (mức độ cao hơn thiệthại đáng kể) mới được áp dụng các biện pháp PVTM Độ nghiêm trọng được tínhtoán dựa trên các thông số về doanh số, sản lượng,nhân công, thị phần,… của ngànhsản xuất trong nước và sản lượng tăng lên của mức nhập khẩu, các yếu tố này đượcxác định tùy theo pháp luật của mỗi loại biện pháp PVTM, tùy theo pháp luật mỗiquốc gia áp dụng
1.3.2 Điều kiện áp dụng
1.3.2.1 Về chống bán phá giá
Theo điều 3, ADA 1994, khi nhận được đơn thư yêu cầu điều tra chống bánphá giá, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cần tiến hành điều tra nhằmđưa ra kết luận cuối cùng về việc có áp dụng biện pháp chống bán phá giá haykhông dựa trên 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, phải xác định được hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên
độ phá giá vượt qua mức tối thiểu cho phép là 2% theo khoản 8, điều 5, ADA 1994
Trang 24Biên độ phá giá là tỷ lệ giữa sự chênh lệch giá và giá xuất khẩu, thể hiện mức độphá giá hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu, được tính toán dựa trên công thức:
Biên độ phá giá=Giá thông thường−Giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu
Trong đó, Giá thông thường là giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước
xuất khẩu Có 3 cách xác định giá thông thường được áp dụng trong từng trườnghợp cụ thể:
Cách 1: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tương tựtại thị trường nước xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó đượcsản xuất ra);
Cách 2: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tương tự
từ nước xuất khẩu liên quan sang thị trường một nước thứ ba trong trường hợpkhông tìm được sản phẩm tương tự trong nước hoặc lượng tiêu dùng sản phẩmtrong nước quá thấp;
Cách 3: Giá thông thường được xây dựng theo trị giá tính toán, gồm tổng củagiá thành sản xuất, chi phí bán hàng, hành chính (SG&A) và lợi nhuận
Trong các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá thông thường tiêuchuẩn, được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp
Giá xuất khẩu (giá XK) là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất
khẩu) sang nước nhập khẩu Các cách thức tính giá XK (tuỳ thuộc vào các điềukiện, hoàn cảnh cụ thể) bao gồm:
Cách 1: Giá XK là giá trong giao dịch mua bán (hợp đồng) giữa nhà sản xuấthoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu;
Cách 2: Giá XK là giá xây dựng dựa trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu
đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toántheo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định
Cách 1 là cách tính giá XK chuẩn và được áp dụng trước tiên (ưu tiên ápdụng) khi tính giá XK (trong các điều kiện thương mại thông thường)
Thứ hai, phải xác định được ngành sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước
nhập khẩu bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước Yếu tố này có thể xác định bởi nhiều chỉ tiêunhư : có sự tăng trưởng đáng kể của hàng nhập khẩu bán phá giá tính theo số lượng
Trang 25tuyệt đối hay tương quan với sản xuất và tiêu dùng; giá của mặt hàng nhập khẩu bánphá giá thấp hơn giá của sản phẩm tương tự trong nước gây ép giá của sản phẩmtương tự hoặc ngăn cản giá của các sản phẩm đó tăng lên dẫn tới kết quả là ngànhsản xuất nội địa bị tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại ngành sản xuất nội địa củanước nhập khẩu; sự sụt giảm đáng kể về sản lượng, doanh số, nhân công của ngànhsản xuất trong nước,…
Cuối cùng, muốn áp dụng biện pháp chống bán giá, phải chứng minh được
mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại vật
chất (hoặc đe dọa thiệt hại) của ngành sản xuất trong nước Để xác định liệu hàngnhập khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa hay khôngcần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành sản xuất đó, cụ thểnhư là: Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận,năng suất, tỷ suất đầu tư hoặc sử dụng công suất; Tác động lên giá nội địa; Tácđộng thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền lương, tăngtrưởng và năng lực huy động vốn đầu tư Tất cả những nhân tố này phải do hànhđộng chống bán phá giá trực tiếp gây ra
Ngoài ra, để được tiến hành điều tra một vụ kiện chống bán phá giá, thì phảichứng minh được tác động của việc phá giá mang tính bao trùm, ảnh hưởng tới mộtcộng đồng lớn Cụ thể, theo khoản 4, Điều 5 ADA 1994, các nhà sản xuất ủng hộviệc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn 50% số lượng người bày tỏ ý kiếnphản đối hoặc ủng hộ kiến nghị, đồng thời các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuếphải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất Việc áp dụng biện phápchống phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc tăng hàng nhập khẩu chỉ tácđộng đến một số ít nhà sản xuất và biên độ phá giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhậpkhẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được xem xét là bán phá giá, được nhậpkhẩu vào nước nhập khẩu Trừ trường hợp, số lượng nhập khẩu của các hàng hóatương tự từ nước có khối lượng nhập dưới 3% nhưng tổng các sản phẩm tương tựcủa nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩmtương tự vào nước nhập khẩu
Trang 261.3.2.2 Về chống trợ cấp
Tương tự với chống bán phá giá, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền củanước nhập khẩu ra quyết định có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khi khẳngđịnh chắc chắn 3 yếu tố sau:
Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp (đèn đỏ hoặc đèn vàng) với biên độ trợ cấpkhông thấp hơn 1% (khoản 9, Điều 11 SCM 1994)
Theo VCCI, biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giáhàng hóa, được dùng để tính toán mức thuế chống trợ cấp sau này Mức trợ cấpdùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không và được tínhtoán chi tiết dựa trên pháp luật của nước điều tra, nhưng nói chung thì nó được xácđịnh theo các cách sau:
- Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấphơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấpđược tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
- Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanhnghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhànước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này;
- Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua caohơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điềukiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá
Ngành sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu bị thiệt hạiđáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sảnxuất trong nước;
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hạinói trên
1.3.2.3 Về các biện pháp tự vệ
Theo Hiệp định SG (1994), các biện pháp tự vệ chỉ có thể được áp dụng mộtkhi các nước nhập khẩu đã điều tra và chứng minh được tồn tại đồng thời cả 3 yếutố:
Có sự gia tăng đột biến về số lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội
địa
Trang 27Việc gia tăng này được điều tra và xác định bằng một số tiêu chí cụ thể như:
sự gia tăng một cách tương đối (VD: hầu như tăng lên, hầu như giảm mạnh, tăng lên
khá nhiều,…) hay tuyệt đối (VD:tăng/giảm n lần) về sản lượng, số lượng, giá trị
hàng hóa nhập khẩu so với số lượng, sản lượng, giá trị của hàng hóa tương tự hoặccạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước
Mục 1(a), Điều XIX GATT 1994 nhắc đến việc gia tăng về số lượng hàng hóanhập khẩu phải không lường trước được (unforeseen development), nghĩa là sự biếnđổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì chắc chắn rằng các nhàđàm phán này có thể dự đoán được sự biến đổi đó Nói tóm lại, sự gia tăng này phảimang tính tức thời, bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và gây hậu quả nghiêm trọng
Việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu này phải gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc
đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất các sản phẩm tương tự
hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó
Việc xác định tổn hại này được cơ quan có chức năng đánh giá, điều tra dựatrên những yếu tố chính của tình hình sản xuất của ngành gồm: yếu tố về tốc độtăng trưởng và sản lượng một cách tương đối hay tuyệt đối; sự suy giảm về thị phần
do sự gia tăng của lượng nhập khẩu; sự khan hiếm trên thị trường lao động hay tìnhtrạng khan hiếm việc làm; sự sụt giảm về sản lượng, doanh số, lợi nhuận, năng suất,
… “Tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa, còn “đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là
tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra, việc xác định đe dọa tổn hại nghiêm trọngphải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải phỏng đoán (khoản 1, Điều 4 SG 1994)
Từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ nhưtăng thuế suất, áp dụng hạn ngạch và thời gian áp dụng các biện pháp này
Sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại nói trên
Mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và sự suy yếu củangành sản xuất trong nước phải được chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng, nếukhông, một nước không thể tự ý áp dụng các biện pháp tự vệ Việc chứng minh nàythường được dựa vào các bằng chứng về sự trùng khớp giữa thời gian diễn ra sự giatăng nhập khẩu và suy giảm về sản lượng, doanh số,… của ngành sản xuất các sản
Trang 28phẩm trong nước Cũng có thể chứng minh được có nhiều nhân tố dẫn tới các thiệthại được nói đến trong đó có sự gia tăng nhập khẩu, dẫn tới đưa ra yêu cầu phải giớihạn được khả năng ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đưa ra mức độ áp dụng cácbiện pháp phòng vệ.
1.3.3 Cách thức và nguyên tắc áp dụng
Với các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, căn cứ vào Điều 7
đến 13 trong ADA, Điều 17 đến 20 SCM, việc áp dụng cần phải tuân theo cácnguyên tắc sau:
Về biện pháp tạm thời: Chỉ được áp dụng khi có kết luận sơ bộ khẳng định
có sự tồn tại của các điều kiện áp dụng các biện pháp trên; Mức độ áp dụng khôngcao hơn biên độ phá giá/trợ cấp trong kết luận sơ bộ; Thời điểm áp dụng phải qua
60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và thời gian áp dụng không kéo dài quá 4 tháng;
Về Cam kết về giá,biện pháp này phải tuân thủ đầy đủ các quy định chi tiết
liên quan của WTO;
Về Biện pháp chính thức:
- Thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp chính thức không được vượtquá biên độ phá giá trong kết luận điều tra cuối cùng; cách xác định mức thuế cũngphải tuân thủ chặt chẽ các quy định của WTO cho từng trường hợp cụ thể (áp thuếhồi tố hay cho tương lai);…
- Thời gian áp dụng các biện pháp này là không quá 5 năm trừ khi cơquan điều tra tiến hành điều tra cuối kì này và kết luận rằng có việc tiếp diễn hoặctái diễn hành vi bán phá giá/trợ cấp gây thiệt hại
Với biện pháp tự vệ, căn cứ vào điều 5 đến 8 SG, việc áp dụng các biện pháp
tự vệ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Biện pháp tạm thời được sử dụng khi có kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra
khẳng định rằng có 3 điều kiện áp dụng đã nêu ở trên, được thực hiện bằng cáchtăng thuế nhập khẩu trong vòng không quá 200 ngày
Biện pháp chính thức được áp dụng bằng cách tăng thuế hoặc đưa vào hạn
ngạch với:
- Mức độ áp dụng ở mức cần thiết để giảm thiểu, bù đắp thiệt hại, tạođiều kiện cho ngành sản xuất trong nước phục hồi và khôi phục vị thế cạnh tranh
Trang 29Mức độ này được xem xét giảm dần định kỳ sau năm đầu tiên áp dụng và có thểxem xét vào giữa kì để cân nhắc giảm mạnh hơn hoặc chấm dứt trước thời hạn(nguyên tắc áp dụng ở phạm vi, mức độ cần thiết);
- Thời hạn áp dụng không quá 4 năm (trong đó có bao gồm thời hạn ápdụng các biện pháp tạm thời); nếu chứng minh được việc gia hạn thời gian áp dụng
là cần thiết thì có thể gia hạn nhưng không quá 8 năm;
Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải tuân theo nguyên tắc không phânbiệt đối xử (không phân biệt nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa), Nước tiến hành ápdụng các biện pháp tự vệ phải có nghĩa vụ bồi thường cho nước xuất khẩu bị thiệthại và mức bồi thường này được các bên tự thỏa thuận (nguyên tắc bồi thường tổnthất thương mại)
1.4 Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế của các
nước khi tham gia thương mại quốc tế
1.4.1 Với các nước áp dụng
Trước đây, các trường phái kinh tế học cổ điển mà đại biểu là các nhà kinh tếnhư Adam Smith hay David Ricardo đề cao vai trò của các quy luật khách quantrong nền kinh tế mà bỏ qua vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng của nền kinh
tế Như A.Smith (1776) đã từng viết: “ Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống
kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình Không phải như vậy đâu Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động…”.
Tuy nhiên, bằng chứng của những khủng hoảng kinh tế ngay sau đó khiến cho líthuyết này dần sụp đổ, thay vào đó là những quan điểm kinh tế mới của các nhàkinh tế học tiêu biểu là Mác-Lê, hay nhà kinh tế học Keynes Họ đều cho rằng vaitrò can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế là rất quan trọng, Bàn tay hữu hìnhgiúp nhà tư bản thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tăng trưởng Tuy nhiên, vai tròcủa Nhà nước trong nền kinh tế bị giới hạn trong đầu tư của Nhà nước, trong cáchoạt động của hệ thống tín dụng và lưu thông tiền tệ, các hình thức tạo việc làm, vàvai trò khuyến khích tiêu dùng Phải sang đến thời đại của các lí thuyết về tăngtrưởng kinh tế hiện đại mà đại biểu là nhà kinh tế học người Mỹ Paul A.Samuelson,vai trò của Chính phủ mới được thừa nhận đầy đủ thông qua các chính sách ổn định
Trang 30a b c d e
nền kinh tế vĩ mô bằng việc sử dụng các công cụ như thuế quan, các chương trìnhtrợ giá,… chính là cách thức áp dụng các biện pháp PVTM (Trần Bình Trọng,2009)
Thông qua mô hình về đường tổng cung- tổng cầu trong dài hạn, tác động củacác chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng như các biện pháp PVTMvào nền kinh tế được giải thích một cách rõ ràng hơn
Trước khi xảy ra các hành vi bán phá giá, trợ cấp hay tăng nhanh của lượnghàng nhập khẩu, nền kinh tế của nước nhập khẩu đang sản xuất ở mức sản lượngcân bằng Q1 với mức giá P1 Khi có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra,mức giá bán sản phẩm trong nước giảm từ P1 xuống P2 khiến cho lượng hàng hóabán được trong nước chỉ còn ở mức Q2 và phải nhập khẩu một lượng Q2Q’2 Khihàng hóa được bán ở mức P2, người tiêu dùng sẽ có thặng dư tiêu dùng là a+b trongkhi đó ngành sản xuất trong nước sẽ có thặng dư sản xuất là –(a+b+c+d), tức làngành sản xuất sẽ thiệt hại một khoản đáng kể Để bảo vệ ngành sản xuất trongnước, Chính phủ đã can thiệp khi đưa các chính sách chống bán phá giá, chống trợcấp và sử dụng các biện pháp tự vệ Cụ thể, sẽ áp dụng một mức thuế quan t(t ≤ P1P2), để đưa mức giá của hàng hóa trở về gần với mức P1 là mức cân bằng,nhằm đảm bảo thặng dư sản xuất được cải thiện và không còn âm
Hình 1.1: Mô hình cung-cầu khi có hành vi bán phá giá
(Nguồn: Browning & Zupan, 2002)
Có thể thấy, về góc độ vi mô, các biện pháp PVTM là biện pháp Chính phủthực hiện để bảo vệ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp Các biện pháp này, đầutiên, giúp các doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh, tránh cho các doanh nghiệpphải đối mặt với những sự cạnh trang không công bằng Thứ hai, nó giúp cho doanh
Trang 31nghiệp bảo vệ được thị trường tiêu dùng trong nước của mình không bị các doanhnghiệp nước ngoài thôn tính Ngoài ra, đối với áp lực đối diện với các doanh nghiệpnước ngoài với bề dày kinh nghiệm và vốn đầu tư lớn, các biện pháp PVTM cungcấp cho các doanh nghiệp còn non trẻ ở nước nhà thời gian để bắt kịp cả về mặtcông nghệ, trang thiết bị và tay nghề Nói tóm lại, nó vừa có vai trò là người bảo vệtránh cho các doanh nghiệp khỏi những tác động tiêu cực từ việc cạnh tranh khônglành mạnh, vừa có vai trò giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới cơcấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Tuy nhiên,nếu bị lợi dụng hoặc áp dụng không đúng mức độ, các biện pháp này sẽ làm doanhnghiệp ỷ lại, không cố gắng cải tiến do thiếu động lực cạnh tranh.
Dưới góc độ vĩ mô, các biện pháp PVTM giúp giảm nhẹ hay trợ giúp khắcphục thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hóa tăng một cách bất thường vào thị trườngnội địa Cùng với các biện pháp mở rộng thương mại, các biện pháp phòng vệthương mại làm nên một cơ cấu quản lý kinh tế hợp lý, toàn diện, vừa giao lưu kinh
tế, mở rộng hợp tác với các nước, đồng thời cũng bảo vệ thị trường trong nước vớiphương châm chia sẻ thị trường chứ không cho cả thị trường, bảo vệ nền sản xuấttrong nước trước sức ép từ hàng hóa nhập khẩu Như vậy, một nước mới có thể cónền kinh tế phát triển bền vững Ngoài ra, các biện pháp này còn đóng vai trò nhưmột phao cứu hộ khi các nước tham gia vào thương mại quốc tế Khi mà lợi ích củamột trong các bên bị ảnh hưởng, nền kinh tế bị suy sụp do ảnh hưởng của nhậpkhẩu, các biện pháp này phát huy công năng của nó để bảo vệ nền kinh tế Bởi vậycác quốc gia sẽ an tâm hơn khi tiến hành giao thương buôn bán với các nước, gópphần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
Tuy vậy, dưới một góc độ nào đó, các biện pháp PVTM cũng đang đi ngượcvới xu thế tự do hóa thương mại, hội nhập quốc tế Theo Brown và McCulloch(2012), cho rằng vào những năm 1980, với việc mở rộng các định nghĩa về bán phágiá và các điều kiện áp dụng, các biện pháp PVTM đã biến thành một công cụ đặcbiệt linh hoạt, và do đó ngày càng phổ biến, để tăng cường bảo vệ ngành côngnghiệp trong nước mà không vi phạm các cam kết GATT Các tài liệu chính sáchthương mại của những năm 1980 và 1990 đã đi xa hơn, cho rằng chống bán phá giá
- vốn biện minh như một phương tiện để ngăn chặn độc quyền ở thị trường trong
Trang 32nước, lại trở thành công cụ nhằm tăng sức mạnh thị trường của nhà sản xuất trongnước và thậm chí có thể được sử dụng để tạo ra và bảo vệ các tập đoàn.
Cũng theo Brown (2012), ảnh hưởng của việc chống bán phá giá trên thịtrường cạnh tranh có thể đến thông qua một số kênh Thứ nhất, như với các hìnhthức bảo vệ khác, nó có khả năng làm giảm tổng số doanh nghiệp đang hoạt độngtại thị trường trong nước và do đó có xu hướng làm giảm độ co giãn của cầu vớitừng doanh nghiệp Thậm chí nếu các doanh nghiệp không thông đồng với nhau,các biện pháp cũng có tác dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng của giá so vớichi phí Thứ hai, vì chống bán phá giá có thể làm tăng chi phí đầu vào nhập khẩu,
nó cung cấp một phương tiện cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn bằng cáchbuộc một đối thủ ít có lợi thế trong nước phải phá sản Bởi vậy mà mức độ cũngnhư các điều kiện áp dụng các biện pháp thương mại vẫn đang được xem xét tỉ mỉ ởcác nước để không ảnh hưởng đến giao lưu kinh tế giữa các quốc gia
1.4.2 Với các nước bị áp dụng
Đứng trên cương vị là nước xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài,không một quốc gia nào mong muốn mình là đối tượng bị áp dụng các biện phápPVTM Các biện pháp PVTM khiến cho giá thành của các mặt hàng xuất khẩu tănglên (nếu các biện pháp liên quan đến thuế được áp dụng) hoặc làm cho khối lượngxuất khẩu hàng hóa giảm đáng kể (nếu các biện pháp như hạn ngạch hay hạn chếcấp giấy phép nhập khẩu,… được áp dụng), từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hànghóa nước này với các hàng hóa nội địa Đặc biệt là khi các biện pháp tự vệ đượcthực hiện mà không có bất kì sự cạnh tranh thiếu công bằng nào đến từ các nướcxuất khẩu, việc áp dụng các biện pháp PVTM không những phá hủy, mà còn tạo ra
sự cạnh tranh thiếu công bằng cho các nước xuất khẩu Việc các nước nhập khẩu ápdụng các biện pháp PVTM còn là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoàimất đi thị trường, gây sức ép lớn về mặt tâm lý khi quyết định ra nhập thị trường,buôn bán hàng hóa sang các nước khác
Tuy vậy, với các nước xuất khẩu thứ ba, ngoài nước áp dụng và bị áp dụng,việc áp dụng các biện pháp PVTM như chống bán phá giá hay chống trợ cấp tạođiều kiện thuận lợi để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, tạo một môitrường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC NHÓM BRICS
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 20142.1 Tổng quan về các nước nhóm BRICS
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhóm BRICS
Các từ viết tắt "BRIC" ban đầu được xây dựng vào năm 2001 bởi nhà kinh tếJim O'Neill (2001), trong một báo cáo về triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế củaBrazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc của Goldman Sachs – các nước được xem nhưđại diện một phần đáng kể về dân số và sản lượng của thế giới Từ năm 2006, bốnnước này đã tiến hành các cuộc họp ngoại giao thường xuyên không chính thức, vớicác cuộc họp hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao trước thềm cuộc Tổng Tranhluận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) Các nhà Lãnh đạo BRICs lần đầutiên gặp mặt là trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-8 (Hokkaido, ngày 09/07/2008)
Sự tương tác thành công giữa các nước đã dẫn đến quyết định thưc hiện các cuộcđối thoại ở mức độ cao hơn với sự tham gia của người đứng đầu các Nhà nước vàChính phủ các nước trong Hội nghị Cấp cao hàng năm Họ yêu cầu các Bộ trưởngNgoại giao của họ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRIC I Từ năm 2009, nhữngngười đứng đầu Nhà nước (đứng đầu Chính phủ trong trường hợp của Ấn Độ) đã tổchức cuộc họp hàng năm Hội nghị Cấp cao của BRIC/BRICS đã được diễn ra 6 lầnnhư sau:
Hội nghị Thượng đỉnh I: tại Yekaterinburg, ngày 16/06/2009;
Hội nghị Thượng đỉnh II: Brasilia, ngày 15/04/2010;
Hội nghị Thượng đỉnh III: Sanya, ngày 14/04/2011;
Hội nghị Thượng đỉnh IV: New Delhi, 28-29/03/2012;
Hội nghị Thượng đỉnh V: Durban, ngày 27/03/2013;
Hội nghị Thượng đỉnh VI: Fortaleza / Brasilia, ngày 15-16/07/2014;
Sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nước nhóm BRIC, được tổ chức tạiYekaterinburg trong năm 2009, độ sâu sắc và phạm vi của các cuộc đối thoại giữacác thành viên của BRIC – mà sau này là BRICS với sự gia nhập của Nam Phi năm
2011 - là vượt quá mức mong đợi Không chỉ dừng lại như một từ viết tắt dành cho
Trang 34các quốc gia đang phát triển khi được tham gia vào trật tự kinh tế quốc tế, càngngày, BRICS đã trở thành một thực thể chính trị-ngoại giao mới và đầy hứa hẹn,vượt xa những khái niệm ban đầu được thiết kế cho thị trường tài chính.Trong giaiđoạn này, BRICS đã phát triển một cách vượt bậc, với sự đồng thuận giữa các thànhviên của mình, mục đích nhằm tăng cường hai mục đích chính: phối hợp tại cácdiễn đàn đa phương, tập trung vào quản lý kinh tế và chính trị; và hợp tác giữa cácthành viên.
Hợp tác nội bộ khối BRICS cũng đã đạt được nhiều thành tựu: một chươngtrình nghị sự rộng lớn đã được phát triển, bao gồm các lĩnh vực như tài chính, nôngnghiệp, kinh tế và thương mại, chống tội phạm xuyên quốc gia, khoa học và côngnghệ, y tế, giáo dục, đối thoại doanh nghiệp và an ninh giữa các thành viên
Hội nghị thượng đỉnh Fortaleza đưa ra một chu kỳ mới cho BRICS Brazil sẽtiếp tục theo những sáng kiến, nhằm từng bước tăng cường hợp tác hiện có, đặc biệtchú trọng của cuộc họp về hòa nhập xã hội và phát triển bền vững cho khả nănghiển thị các chính sách được thực hiện bởi các nước thành viên, và sự đóng góp củatăng trưởng kinh tế của BRICS để xóa đói giảm nghèo Ngoài các hội nghị thượngđỉnh, với một sáng kiến của Brazil, các nhà Lãnh đạo thành thông lệ đã thực hiệncác cuộc họp bên lề của Hội nghị Cấp cao G20 (Ban Đối ngoại của VI BRICSSummit, 2014)
2.1.2 Tình hình kinh tế và quan hệ kinh tế giữa các nước
Nền kinh tế của các nước BRICS là những nền kinh tế có sự phát triển vượtbậc trong những năm trở lại đây Thật vậy, BRICS là nhóm các quốc gia, tuy thuộccác nước đang phát triển nhưng đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế thế giới Theo sốliệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới, với 2,998 tỉ người, BRICS có GDP lên tới15,76 nghìn tỉ USD chiếm 19,8% GDP toàn cầu, lượng xuất nhập khẩu năm 2012đạt 6,14 nghìn tỉ USD, chiếm 16,9% lượng xuất nhập khẩu trên toàn thế giới Có thểthấy rằng, BRICS là tập hợp của các nước thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế
giới nhưng đều có một điểm chung mà sau này được thế giới gọi là các quốc gia
mới nổi – đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, được chứng minh thông
qua các thông số về tốc độ tăng trưởng của các nước này
Trang 35Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước nhóm BRICS
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Nhìn chung, có thể thấy được rằng, các nước nhóm BRICS đều có tốc độ tăngtrưởng GDP dương qua các năm Trong số đó, Trung Quốc là quốc gia có tốc độtăng trưởng cao nhất, không chỉ riêng trong nhóm mà còn trên toàn thế giới với tốc
độ tăng trưởng năm 2013 đạt 7,67% và Liên bang Nga có tốc độ tăng trưởng thấpnhất trong nhóm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,32% (năm 2013) và có nhiều thờiđiểm mức tăng trưởng đạt âm Một điều đáng chú ý nhận thấy được, đó là sự suygiảm của nền kinh tế các nước trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, tuy nhiênmức độ tác động với các nước lại khác nhau Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kểđến nền kinh tế Nga và Brazil (tốc độ tăng GDP của Nga giảm từ 5,25% xuống-7,82% năm 2009), các nước như Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc thì có suy giảmnhưng không tốc độ giảm không đáng kể Tuy nhiên sau giai đoạn khó khăn đó, nềnkinh tế các nước này cũng phục hồi rất nhanh chóng, thuộc nhóm những nước cótốc độ tăng trưởng cao trên thế giới
Về trao đổi hàng hóa giữa các nước, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu trong cácnước nhóm BRICS đạt 216 tỷ USD trong năm 2013, tăng 1,24 lần so với năm 2009.Lượng hàng nhập khẩu từ các nước nhóm BRICS cũng đạt 3,03 nghìn tỷ USD Cáchàng hóa được nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng hóa chất (18,64% trong cơ cấu
Trang 36hàng nhập khẩu năm 2013), thiết bị điện (17,68%), máy móc thiết bị (10.09%),vàng và các kim loại quý, mặt hàng may mặc,… Xét về quan hệ thương mại giữacác nước, lượng xuất nhập khẩu hàng hóa trong BRICS được thể hiện trong bảngsau:
Bảng 2.1: Lượng hàng hóa xuất khẩu giữa các nước BRICS năm 2012-2013
Nước xuất
khẩu
Brazil TrungQuốc Nga ẤnĐộ
NamPhi
BraZil
TrungQuốc
Nga ẤnĐộ NamPhi
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Có thể thấy rằng, Trung Quốc là quốc gia có lượng xuất khẩu hàng hóa nhiềunhất trong khối đồng thời cũng là quốc gia có lượng nhập khẩu từ các thành viênkhác trong khối là nhiều nhất với lượng xuất khẩu năm 2013 là 111,3 tỉ USD vànhập khẩu 80,4 tỉ USD hàng hóa Ngược lại, Nam Phi là nước xuất và nhập khẩu ítnhất trong khối với lượng hàng hóa xuất là 11,9 tỉ USD và lượng nhập khẩu là 18,1
tỉ USD Thêm vào đó, cũng có thể nhận thấy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu củagiữa các quốc gia trong khối giảm 1,3 lần từ 281,1 tỉ USD năm 2012 xuống 216,2 tỉUSD Mức độ trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau Tuy vậy,không thể không nhận thấy rằng, việc trao đổi buôn bán giữa các nước này diễn rakhá thuận lợi, và các nước nhóm BRICS cũng đang đóng vai trò quan trọng trongtrật tự kinh tế thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm 17,7% tổng lượng xuất khẩu củathế giới và 16,1% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa của thế giới Với những quốc giahùng mạnh như Trung Quốc – công xưởng của thế giới, Nga – nơi buôn bán nhiên
Trang 37liệu lớn, hay quốc gia giàu có về tài nguyên và con người như Nam Phi, Ấn Độ,Brazil, nhóm BRICS được nhận định sẽ trở thành trụ cột mới của kinh tế thế giớingoài Mỹ và EU BRICS sẵn sàng đóng góp vào mục tiêu G20 nâng GDP chungcủa nhóm hơn 2% ở chính sách hiện hành trong vòng 5 năm tới.
2.2 Khung pháp lý liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS
2.2.1 Cơ quan quản lý phòng vệ thương mại tại các nước BRICS
Các cơ quan chuyên trách thực hiện, và giải quyết các biện pháp PVTM ở cácnước BRICS có mô hình rất đa dạng, phù hợp với điều kiện, yêu cầu và nhiệm vụcủa nước mình Trên thế giới cũng như trong các nước nhóm BRICS, cơ quan quản
lý các biện pháp này được chia làm 2 hướng:
Thứ nhất, chỉ có một cơ quan quản lý cả 3 hoạt động chống bán phá giá, chốngtrợ cấp và các biện pháp tự vệ Tiêu biểu cho kiểu quản lý này là Trung Quốc Cơquan quản lý của Trung Quốc về vấn đề này là Cục thương mại lành mạnh Xuấtnhập khẩu (Bureau of Fair Trade for Import and Export) được thành lập vào năm
2001, trực thuộc MOFCOM Đây là cơ quan thống nhất xử lý các vụ kiện PVTMgồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ liên quan tới hàngTrung Quốc hoặc từ hàng nhập khẩu vào Trung Quốc Cục hoạt động dựa trên 3chức năng chính: cùng với doanh nghiệp trong nước đối phó với các vụ kiện chốngbán phá giá và chống trợ cấp của nước ngoài; điều tra các chính sách của nướcngoài phân biệt đối xử với hàng hóa Trung Quốc, đảm bảo công bằng cho hàng hóanước này khi tham gia vào thị trường thế giới; cùng với Ủy ban quốc gia về Kinh tế
và Thương mại (SETC), tiến hành điều tra các hành vi bán phá giá, trợ cấp và tự vệcủa hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc từ đó xem xét tiến hành áp dụng các biệnpháp phòng vệ thích đáng (Đinh Thị Mỹ Loan, 2007) Trong các nước nhóm BRICSthì Brazil cũng đi theo mô hình một cơ quan quản lý này, song trong cơ quan này,việc quyết định áp dụng và việc điều tra được giao cho hai ban ngành khác nhau:Phòng Thương mại Brazil (CAMEX) là cơ quan tiến hành việc ra quyết định ápdụng, kéo dài, hoặc xóa bỏ các biện pháp PVTM, chấp nhận hay không chấp nhậnCam kết về giá; trong khi đó, Ban thư kí ngoại thương (SECEX) mới là cơ quan tiếnhành điều tra, thông qua các đơn kiện được gửi lên Việc này đảm bảo quá trình giải
Trang 38quyết được minh bạch, rõ ràng, thông qua nhiều bước kiểm soát, bởi vậy đượcnhiều nước tiến hành áp dụng (ITC, 2009) Ưu điểm của kiểu một quản lý này đó là
sự tập trung giải quyết các vấn đề, dễ dàng cho doanh nghiệp khi chỉ phải liên hệvới một cơ quan duy nhất khi có các vấn đề liên quan, Nhà nước lại tiết kiệm đượcnguồn nhân lực, cơ sở vật chất Tuy vậy, việc giải quyết tập trung khiến cho khốilượng và áp lực công việc của Cục này nặng nề hơn so với việc chia nhỏ ra các đơn
và Công nghiệp, với chức năng phụ trách xử lý các vụ kiện chống bán phá giá vàchống trợ cấp; Vụ tự vệ thuộc Tổng vụ Thu nhập của Bộ tài chính, phụ trách xử lýcác vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ Có thể thấy rằng hai Vụ này được hai cơ quankhác nhau lập ra, bởi vậy ưu điểm đó là sự độc lập, chuyên trách mà mỗi cơ quannày tiến hành Tuy vậy, cũng do sự độc lập chuyên trách này mà việc điều tra khótránh khỏi sự không thống nhất, sự nghiên cứu lặp lại, đồng thời tiêu tốn của Nhànước một lượng đáng kể vốn để xây dựng cơ sở, cũng như gấp đôi nguồn lực
Như vậy, tùy vào tình hình, mục đích và năng lực của mình, mỗi nước đều lựachọn cho mình một mô hình quản lý riêng phù hợp, nhưng xu hướng tồn tại một cơquan quản lý với các phòng ban chuyên trách khác nhau được ưa chuộng hơn cả
2.2.2 Quy định pháp luật của các nước BRICS về các biện pháp phòng vệ thương mại
Ngoài tuân thủ các quy định của WTO, các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, TrungQuốc và Nam Phi cũng thông qua trong pháp luật của nước mình các quy định vềPVTM, cụ thể tiêu biểu có thể tìm thấy trong các văn bản luật dưới đây
Trang 40Bảng 2.2: Văn bản pháp luật liên quan đến phòng vệ thương mại tại các nước
Đạo luật liên bang số 9019 năm 1995 về thực hiện chống bán phá giá
và các biện pháp đối kháng;
Nga
Các thỏa thuận về việc áp dụng các biện pháp PVTM đối với nước thứ
3 và trong giai đoạn chuyển giao năm 2010;
Nghị định thư ngày 19/11/2010 về các thủ tục điều tra, cung cấp thôngtin xác thực cho các vụ kiện PVTM;
Ấn Độ
Các đạo luật Thuế quan năm 1995, 1975, 1985 về việc xác định, đánhgiá và tập hợp các nghĩa vụ liên quan đến chống bán phá giá và đánh giáthiệt hại;
Finance Bill năm 1997;
Trung
Quốc
Luật Thương mại năm 1994;
Quy định về chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng củaCHDCND Trung Hoa năm 1997;
Nghị định thư gia nhập WTO năm 2001;
… cùng với đó là thêm một số các giải thích về các khái niệm, thêm các điều khoảncách thức áp dụng
2.2.3 Một số đặc điểm chính trong luật của các nước BRICS về phòng vệ thương mại
2.2.3.1 Pháp luật gắn liền với các khu vực mậu dịch tự do
Các khu vực mậu dịch tự do được lập ra nhằm tạo ra một cộng đồng kinh tếkhông sử dụng thuế quan, hạn ngạch giữa các nước thành viên Điều này tạo ra một