1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

58 464 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 66,85 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex . 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PGBANK. Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu). Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng.Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hàng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay. Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ- NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 1 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng (PG Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Ngày 17/3/2010, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – PG Bank chính thức chuyển trụ sở chính từ Đồng tháp về Thủ đô Hà Nội theo Quyết định số 3209/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trụ sở mới của PG Bank đặt tại Văn phòng 5, nhà 18T1- 18T2 khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà nội Những bước phát triển của PG Bank Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Tháng 8 năm 2007, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Tháng 12/2008, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng. Tháng 11 năm 2008, PG Bank được Ngân hàng Nhà nước xếp hạngNgân hàng loại A” và được thực hiện Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế Ngày 29/03/2009, PG Bank được trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 do Cục Xúc Tiến Thương Mại và Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn Tháng 12 năm 2009, PG Bank vinh dự là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2009” do Bộ Công thương và báo Công Thương bình chọn. Ngày 04/04/2010, PG Bank đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2009” . Đây là năm thứ 2 liên tục PG Bank nhận được giải thưởng này. Tháng 12 năm 2010, PG Bank vinh dự 3 năm liên tục đạt “ Ngân hàng hạng A” do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ghi nhận (theo văn bản thông báo số 2097/NHNN-HAN8 ngày 14/12/2010) 2 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Tháng 12 năm 2010 PG Bank tiếp tục là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2010” do Bộ Công Thương tổ chức – đây là năm thứ 2 liên tục PG Bank đạt giải thưởng này. Tổng tài sản đến 31 tháng 12 năm 2010 đạt 16,811 tỷ đồng, tăng trưởng 58% so với năm 2009; Dư nợ đạt 10,886 tỷ đồng, tăng trưởng 74% so với 2009 (toàn ngành ngan hàng tăng trưởng 27,65%); Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 316.8 tỷ đồng đạt 109% kế hoạch với tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 29% và sau thuế là 22% tăng 7% so với 2009. Vốn điều lệ đạt 2,000 tỷ đồng. 3 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Thăng Long là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng PGBANK. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng PGBANK được chia thành các khối như sau: - Khối nguồn vốn và kinh doanh: Gồm 3 phòng, phòng cân đối và kinh doanh nguồn vốn, phòng cân đối và kinh doanh ngoại tệ, phòng các sản phẩm hàng hóa phái sinh - Khối đầu tư: Gồm các phòng, phòng đầu tư, phòng tư vấn tài chính, phòng nghiên cứu và phân tích, phòng định chế tài chính, phòng quan hệ cổ đông -Khối khách hàng doanh nghiệp: gồm các phòng, phòng phụ trách KHDN lớn và đầu tư dự án, phòng tiếp thị sản phẩm nguồn vốn và TT TM, phòng quản trị và phát triển sản phẩm doanh nghiệp, phòng phát triển hỗ trợ kinh doanh, phòng phụ trách QHKH phía nam - Khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ: gồm các phòng, phòng phát triển kinh doanh bán lẻ, phòng thẩm định và phê duyệt, phòng quản lý và thu hồi nợ, phòng phân tích kinh doanh, phòng hợp tác bán lẻ, phòng phát triển kênh phân phối, trung tâm bán lẻ - Khối tác nghiệp: gồm các phòng, phòng thanh toán, phòng TTTM và TTQT, phòng dịch vụ khách hàng, phòng hỗ trợ nguồn vốn và KDTT, phòng tác nghiệp và phát triển sản phẩm dịch vụ - Trung tâm thẻ: gồm các phòng, phòng công nghệ thẻ, phòng dịch vụ khác hàng, phòng quản lý hoạt động, phòng quản lý rủi ro thẻ. - Khố quản lý rủi ro: gồm các phòng, phòng quản lý rủi ro tín dụng, phòng quản lý rủi ro thị trường, phòng quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng hỗ trợ tín dụng, phòng giám sát tín dụng và thu hồi nợ. 4 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Ngoài các khối chức năng PGBANK còn có các phòng thuộc ban giám đốc như các phòng: Phòng nhân sự hành chính, phòng công nghệ thông tin, phòng tài chính kế toán, phòng pháp chế, phòng marketing và phát triển mạng lưới. 2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Thăng Long + Huy động vốn bằng nội tệ cũng như ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. + Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ + Đaị lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các DN hoạt động tại Việt nam. + Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư. + Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước. + Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. + Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ : Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà. + Kinh doanh ngoại tệ. + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. 2.1.4. Thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh của PGBANK Thăng Long 5 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây (2008-2010) Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động, mở rộng mạng lưới dịch vụ và hoàn thiện chất lượng dịch vụ, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã dành được nhiều thành công. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Về tình hình huy động vốn của PGBANK Thăng Long, có thể thấy trong bảng sau: 6 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn Các chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng số VND Ngoại tệ qui đổi Tổng số VND Ngoại tệ quy đổi Tổng số VND Ngoại tệ quy đổi A. NV huy động 7,048,924 5,855,980 1,192,944 8,471,190 6,542,665 1,928,525 9,422,475 7,218,631 2,203,843 1. Tiền gửi TC 5,102,837 4,787,266 315,571 6,555,947 5,332,700 1,223,247 7,326,955 6,031,621 1,295,335 2. Tiền gửi TK 1,770,115 1,067,217 702,898 1,522,460 828,152 694,308 1,609,813 878,427 731,386 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 175,972 1,497 174,475 392,783 381,813 10,970 485,706 308,583 177,123 7 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Bảng 2.2: Tốc độ tăng huy động vốn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (triệu đồng) tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) tốc độ tăng (%) 7.048.924 - 8.471.190 20 9.422.475 11 Qua bảng các bảng số liệu, ta có thể thấy tình hình huy động vốn của NH trong 3 năm 2008, 2009, 2010 không ngừng tăng trưởng. Năm 2009, nguồn vốn huy động tăng lên 1.422.266 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng trưởng là 20%. Năm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, huy động vốn chỉ tăng 11%, với tổng số vốn huy động là 9.422.475 triệu đồng. Tiền gửi tiết kiệm giảm nhẹ trong năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó lại tăng nhẹ trong năm 2010. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng đều qua các năm làm cho tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh vẫn tăng trong 3 năm. Điều đó khẳng định uy tín và hiệu quả làm việc của PGBANK trong những năm qua ngày càng được khẳng định và phát triển. 2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây (2008-2010) Ngoài công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Vì thế, PGBANK Thăng Long rất coi trọng đến hoạt động cho vay, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua, cụ thể được thể hiện ở bảng sau: 8 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây Các chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng số VND Ngoại tệ qui đổi Tổng số VND Ngoại tệ quy đổi Tổng số VND Ngoại tệ B. Nghiệp vụ cho vay 3.790.552 1,250,927 1,250,927 3,521,120 2,798,694 722,426 3,875,641 3,274,382 601,259 1. Cho vay ngắn hạn 3,055,307 885,641 885,641 2,862,967 2,406,992 455,975 3,064,420 2,651,187 413,233 2. Cho vay trung hạn 323,094 69,472 69,472 281,920 275,563 6,357 437,494 431,902 5,992 3. Cho vay dài hạn 409,776 252,466 252,466 338,956 95,603 243,353 373,727 191,293 182,434 4. C.khấu c.phiếu t.phiếu 20,819 20,536 282 5. Cho vay theo KHNN 2,375 6. Khoanh, chờ xử lý 7. ODA 43,348 43,348 43,348 16,459 16,459 Đơn vị triệu đồng 9 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (triệu đồng) tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) tốc độ tăng (%) 3.790.552 - 3.521.120 -7.10% 3.875.641 10% Bảng 2.4 Tình hình tăng trưởng Về cơ cấu dư nợ cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung hạn tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng dư nợ dài hạn lại có xu hướng giảm dần. năm 2008 cơ cấu dư nợ là 78% ngắn hạn; 8,4% trung hạn và 10,7% dài hạn. đến năm 2010, tỷ trọng dư nợ là 79% ngắn hạn; 11,2% trung hạn và 9,6% là dài hạn. Sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ trên phù hợp với sự phát triển cũng như với những mục tiêu đặt ra của NH trong những năm tiếp theo. 2.1.4.3. Các hoạt động khác Nhận thức được vai trò của việc phát triển dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, BIDV đã chú trọng phát triển nhiều loại hình dịch vụ như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Hoạt động bảo lãnh của NH trong những năm qua ngày càng được mở rộng. Số dư bảo lãnh tăng lên qua các năm, được thể hiện thong qua biểu đồ sau: 10 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 [...]... phương pháp định tính Đây được xem là bước đi nhằm minh bạch hoá hoạt động của ngân hàng 2.2.1 Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 13 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của PGBANK gồm 3 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là... cá nhân và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng Trong đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chi m tỷ trọng lớn nhất PGBANK thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố... Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.2.5 Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng các tổ chức kinh tế tại PGBANK 2.2.5.1 Tổ chức thực hiện a Tại chi nhánh CBTD tiến hành chấm điểm tín dụng bằng cách nhập dữ liệu và sử dụng phần mềm xếp hạng để thực hiện xếp hạng khách hàng Sau đó, trưởng phòng tín dụng sẽ kiểm soát và phân loại các khách hàng đã được xếp hạng bới CBTD, đảm bảo việc chấm điểm được chính... hơn − Phục vụ quản lý tín dụng tại Chi nhánh (6) Ra quyết định tín dụng (7) Kiếm soát rủi ro tín dụng: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ góp phần đo lường được hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại Chi nhánh (8) Cơ chế khen thưởng đối với cán bộ tín dụng : thông qua việc đánh giá quá trình sử dụng hệ thống cơ chế đánh giá, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng sẽ chính xác hơn, công bằng hơn... nghề hoạt động; loại hình sở hữu của khách hàng Tuỳ theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được PGBANK xây dựng với mục đích: - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (1) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ để PGBANK thực hiện phân loại nợ (2) Là căn cứ để tính... thành các loại khác nhau: • Khách hàng là DNNN • Khách hàngdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài • Khách hàng khác Trong mỗi loại khách hàng, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng PGBANK 23 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Bước 4: Chấm điểm các chỉ... 3.130 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2009 Các loại hình bảo lãnh mới đã đem lại hiệu quả, an toàn đối với hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cũng nâng cao được tỷ trọng thu dịch vụ phí trong tổng thu nhập của doanh nghiệp 2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp tại PGBANK 12 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Tiếp theo Quyết Định số 127/2005/QĐ-NHNN... quan hệ của khách hàng đối với PGBANK, khả năng nắm bắt các thông tin về khách hàng cả CBTD dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng tại PGBANK so với các NH khác, đánh giá này dựa trên danh mục dịch vụ mà khách hàng sử dụng 29 Sinh viên: Lê Xuân Lợi Lớp NHD – K10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng - Thời gian quan hệ tín dụng với PGBANK: để đánh giá khách hàng liệu có phải là khách hàng. .. kinh doanh chính là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu trên 5% tổng doanh thu thì ngân hàng được quyền chọn lựa ngành có tiềm năng phát triển nhất trong số các ngành là doanh nghiệp tham gia để tiến hành chấm điểm và xếp hạng Buớc 2: Xác định quy mô doanh nghiệp: Quy mô hoạt động của doanh. .. theo, trưởng phòng quản lý tín dụng sẽ chịu trách nhiệm rà soát độc lập về việc chấm điểm và xếp hạng của bộ phận tín dụng, rồi trình lên giám đốc Chi nhánh Giám đốc chi nhánh sẽ phê duyệt kết quả xếp hạng và gửi lên Hội sở chính b Tại Hội sở chính Bộ phận tổng hợp và xử lý kết quả xếp hạng sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và xử lý kết quả xếp hạng cho danh mục tín dụng toàn hệ thống Kiểm tra lại kết quả tổng . tốt nghiệp Học viện Ngân hàng THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. Khái quát về ngân. xếp hạng tín dụng nội bộ của PGBANK gồm 3 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngày đăng: 02/10/2013, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn (Trang 7)
Qua bảng các bảng số liệu, ta có thể thấy tình hình huy động vốn của NH  trong 3 năm 2008, 2009, 2010 không ngừng tăng trưởng - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
ua bảng các bảng số liệu, ta có thể thấy tình hình huy động vốn của NH trong 3 năm 2008, 2009, 2010 không ngừng tăng trưởng (Trang 8)
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây (Trang 9)
Bảng 2.4 Tình hình tăng trưởng - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
Bảng 2.4 Tình hình tăng trưởng (Trang 10)
Biểu đồ 1: Tình hình dư bảo lãnh (Nguồn: phòng tổ chức BIDV Thăng Long cấp) - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
i ểu đồ 1: Tình hình dư bảo lãnh (Nguồn: phòng tổ chức BIDV Thăng Long cấp) (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w