1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang

110 2,3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ KHẮC QUYẾT

VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912)

Ở KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ KHẮC QUYẾT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA

VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912)

Ở KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 01 05 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS LÊ VŨ KHÔI

HÀ NỘI – 2006

Trang 3

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912)

ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

Ảnh: Lê Khắc Quyết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức Tôi vô cùng biết ơn tất cả!

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS TS Lê Vũ Khôi (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN-ĐHQGHN), người hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với: GS TS Herbert H Covert (Trường Đại học Colorado, Boulder, Hoa Kỳ) và TS Barth W Wright (Trường Đại học thành phố Kansas, Hoa Kỳ) về những giúp đỡ và động viên cũng như các hỗ trợ về kinh phí và thiết bị nghiên cứu; CN Vũ Ngọc Thành (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN) đã luôn giúp đỡ và động viên cho tôi trong cuộc sống và công tác nghiên cứu

Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các cơ quan: Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FFI), Tập đoàn Viễn thông Vodafone (Vodafone Group Plc.), Quỹ Các loài Ưu tiên (Flagship Species Fund) và Tổ chức Bảo tồn Linh trưởng (Primate Conservation Inc.) đã tài trợ kinh phí trong suốt quá trình nghiên cứu; UBND tỉnh Hà Giang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện và cấp giấy phép cho việc nghiên cứu thực địa; và Bộ môn Động vật Có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN) đã tận tình giúp đỡ tôi định tên các loài thực vật Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới CN Nguyễn Anh Đức và CN Vũ Anh Tài (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN) đã giúp đỡ quý báu và tham gia với tôi trong công tác nghiên cứu khu hệ thực vật ở khu vực Khau Ca

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân: TS Mark Infield, TS William B Bleisch, bà Nguyễn Bích Hà, bà Lê Thị Yến Anh và ông Paul Insua-Cao

Trang 5

(FFI), ông Robert Primmer (Tổ chức FRR) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập; TS Noel Rowe và TS Marc Myers (PCI) đã động viên và tài trợ kinh phí; PGS TS Hà Đình Đức (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN), TS Ramesh Boonratana (Tổng thư ký, Hiệp hội Linh trưởng Đông Nam Á – SEAPA), NCS Hoàng Minh Đức (Viện Sinh học Nhiệt đới/Đại học Queensland – Australia) đã động viên và giúp đỡ quý báu về học thuật và tài liệu tham khảo; NCS Cyril C Grüter (Anthropological Institute và Museum, Universität Zürich), ThS Carrie Stengel (Trường Đại học Colorado, Boulder, Hoa Kỳ) đã cung cấp nhiều tài liệu tham khảo; ông Hoàng Ngọc Tường, ông Hoàng Văn Nình và ông Hoàng Văn Tuệ (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại Hà Giang; ThS Nguyễn Đại Trung (Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản) và bà Nguyễn Hạnh Quyên (Viện Địa lý) đã cung cấp và giúp đỡ xử lý số liệu bản đồ

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới nhân dân xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, đặc biệt các anh Đán Văn Khoan, Đán Văn Nhiêu, Nông Văn Giỏi, Chúng Văn Thành, Đán Văn Khoán, Đán Văn Truyền và ông Đán Văn Mai đã giúp đỡ đặc biệt cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Mẹ, vợ và gia đình cùng bạn bè, về sự ân cần, hỗ trợ hết lòng và sự cảm thông đối với công việc nghiên cứu thực địa và học tập của tôi

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2006

Lê Khắc Quyết

Trang 6

Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam 3

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954 3

1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 4

1.1.3 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay 4

1.2 Một số vấn đề về phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam 5

1.3 Một vài đặc điểm của giống Rhinopithecus 8

Chương 2 – ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Địa điểm nghiên cứu 19

2.1.1 Lý do lựa chọn khu vực nghiên cứu 19

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 19

2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội 27

2.2 Thời gian nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Phương pháp điều tra theo tuyến 31

2.3.2 Phương pháp theo dõi đối tượng nghiên cứu 31

2.3.3 Phương pháp xác định các nhóm tuổi/giới tính 31

2.3.4 Phương pháp điều tra thành phần thức ăn 31

2.3.5 Phương pháp nghiên cứu vùng sống 33

2.3.6 Phương pháp nghiên cứu về các kiểu vận động và tư thế 33

2.3.7 Phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng 33

2.3.8 Phương pháp theo dõi vật hậu 34

2.3.9 Phương pháp phân tích số liệu 34

Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca 35

3.1.1 Số lượng quần thể 35

Trang 7

3.1.2 Kích thước và cấu trúc đàn 36

3.1.3 Tổ chức đàn 36

3.1.4 Một số đặc điểm hình thái theo các nhóm tuổi và giới tính 38

3.2 Một số tập tính của Voọc mũi hếch 39

3.2.1 Kiếm ăn (Feeding) 39

3.2.2 Tập tính xã hội (Social behaviour) 39

3.6 Một số vấn đề về bảo tồn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca 60

3.6.1 Các mối đe dọa 60

3.6.2 Các hoạt động bảo tồn 63

3.6.3 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 64

3.6.4 Tầm quan trọng của khu vực Khau Ca đối với bảo tồn Voọc mũi hếch 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

Kết luận 66

Kiến nghị 68

Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận văn 69

Tài liệu tham khảo 70

Phụ lục 1 Danh lục các loài linh trưởng ở Việt Nam I

Phụ lục 2 Các loài thuộc giống Rhinopithecus II

Phụ lục 3 Các mẫu phiếu thu thập số liệu III Phụ lục 4 Thời gian và số lượng quan sát Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca IV Phụ lục 5 Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch VI Phụ lục 6 Số lượng các loài là thức ăn của Voọc mũi hếch theo các tuyến thực vật XI Phụ lục 7 Danh sách các loài thực vật thuộc các tuyến điều tra thực vật XII Phụ lục 8 Dự án Bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang XVI Phụ lục 9 Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu XVII

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ KHCN&MT Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

n Số lượng mẫu (đo, đếm, bắt gặp, quan sát, v.v )

r Giá trị của mẫu (n) VQG Vườn Quốc gia Viện NC ĐC-KS Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản UBND Ủy ban Nhân dân WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus 9

Bảng 2 Một số đặc điểm sinh thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus 10

Bảng 3 Kích thước và trọng lượng của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) 13

Bảng 4 Số liệu sinh khí hậu ở Trạm khí tượng Hà Giang 22

Bảng 5 Danh sách các loài thực vật quý hiếm ghi nhận ở khu vực Khau Ca 26

Bảng 6 Danh sách các loài thú quý hiếm ở khu vực Khau Ca 27

Bảng 7 Hiện trạng dân số và dân cư của khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang 29

Bảng 8 Bảng xác định các phần của cây bị Voọc mũi hếch ăn 33

Bảng 9 Số lượng quần thể của Voọc mũi hếch ở các khu vực phân bố khác nhau 35

Bảng 10 Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở Khau Ca 43

Bảng 11 Số lượng các loài thuộc các tuyến điều tra thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang 48

DANH MỤC CÁC HÌNH Bản đồ 1 Phân bố của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ở Việt Nam 16

Bản đồ 2 Vị trí khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang 20

Bản đồ 3 Hệ thống tuyến điều tra và vị trí các tuyến điều tra thực vật 32

Bản đồ 4 Các điểm ghi nhận Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca 51

Biểu đồ 1 Biểu đồ sinh khí hậu ở Hà Giang (cách Khau Ca 15 km) 22

Biểu đồ 2 Thành phần thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca 42

Biểu đồ 3 Sự thay đổi thức ăn theo mùa của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca 46

Biểu đồ 4 Sự thay đổi theo mùa của các loài thực vật ở khu vực Khau Ca 46

Biểu đồ 5 Số lượng các cây theo các tuyến điều tra thực vật ở khu vực Khau Ca 50

Ảnh 1 Voọc mũi hếch thể hiện sự dọa nạt khi nhìn thấy vật thể lạ (con người) 40

Ảnh 2 Khu rừng có Voọc mũi hếch kiếm ăn 49

Trang 9

Ảnh 3 Kiểu ngồi co gối của Voọc mũi hếch 54

Ảnh 4 Kiểu ngồi dạng chân của Voọc mũi hếch 54

Ảnh 5 Kiểu ngồi với chi trước đu bám của Voọc mũi hếch 55

Ảnh 6 Kiểu ôm bám của Voọc mũi hếch 55

Ảnh 7 Kiểu đứng của Voọc mũi hếch 56

Ảnh 8 Kiểu cúi mình của Voọc mũi hếch 56

Ảnh 9 Kiểu đứng bằng hai chi sau của Voọc mũi hếch 56

Ảnh 10 Kiểu đu bám bằng chi trước của Voọc mũi hếch 57

Ảnh 11 Kiểu đi bằng bốn chi của Voọc mũi hếch 57

Ảnh 12 Kiểu chạy bằng bốn chân của Voọc mũi hếch 57

Ảnh 13 Kiểu leo lên theo chiều thẳng đứng của Voọc mũi hếch 58

Ảnh 14 Kiểu Di chuyển bằng chi trước của Voọc mũi hếch 58

Ảnh 15 Kiểu nhảy lao xuống của Voọc mũi hếch 59

Ảnh 16 Kiểu nhảy dựng của Voọc mũi hếch 59

Ảnh 17 Kiểu nhảy ôm thẳng đứng của Voọc mũi hếch 60

Ảnh 18 Kiểu buông mình của Voọc mũi hếch 60

Ảnh 19 Voọc mũi hếch vàng (R roxellana) II Ảnh 20 Voọc mũi hếch Vân Nam (R bieti) II

Ảnh 21 Voọc mũi hếch Quý Châu II

Ảnh 22 Voọc mũi hếch (R avunculus) II

Trang 10

MỞ ĐẦU

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là một trong

những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [69, 89] Đây là loài linh trưởng đặc hữu cho vùng Đông Bắc Việt Nam Mặc dù, Voọc mũi hếch được phát hiện và định tên từ năm 1912 [32], nhưng có rất ít những quan sát về loài này trong một thời gian dài sau đó, do vậy, Mettermeier và Cheney (1986) đã cho rằng: “Voọc mũi

hếch (Rhinopithecus avunculus) ở miền Bắc Việt Nam có thể đã tuyệt chủng Loài

này chỉ được biết đến qua một số mẫu vật bảo tàng được thu thập từ đầu thế kỷ này và gần đây không có bất kỳ báo cáo nào về chúng ngoài tự nhiên” [68] Cho đến năm 1990, Ratajszczak và cộng sự đã tiến hành một cuộc điều tra cho WWF ở khu vực xung quanh VQG Ba Bể và đã thu thập được những thông tin về loài Voọc mũi hếch ở Ba Bể và cả các khu vực khác [87] Tiếp sau đó, Ratajszczak và cộng sự

(1992) đã thực hiện một cuộc điều tra tổng thể đầu tiên về loài Voọc mũi hếch (R avunculus) ở nhiều địa phương [88] Kết quả của cuộc điều tra này đã tái phát hiện

về sự tồn tại của loài này trong tự nhiên, với số lượng quần thể ước đoán khoảng 190-250 cá thể ở khu vực Chiêm Hóa và Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, và khoảng 100 cá thể ở các khu vực thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên [88]

Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, Voọc mũi hếch (R avunculus) hiện

hình thành một số quần thể ở: Phân khu Tát Kẻ (khoảng 20 cá thể) và phân khu Bản Bung (khoảng 50 cá thể) của KBTTN Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang, và khu vực Khau Ca (khoảng 60 cá thể) của tỉnh Hà Giang [19, 26, 55, 56, 57, 58, 61, 73, 77]

Tuy vậy, cho đến nay, những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Voọc mũi hếch chỉ qua kết quả của một số ít nghiên cứu ban đầu của Boonratana và Lê Xuân Cảnh (1994) về sinh thái và tập tính của Voọc mũi hếch ở KBTTN Na Hang [19, 20]; của Phạm Nhật (1993) về thức ăn và kết quả của các

Trang 11

cuộc điều tra thực địa về Voọc mũi hếch ở một số khu vực thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam [7]; và của một số tác giả khác [2, 29, 54, 55, 66]

Tại khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, một quần thể Voọc mũi hếch

(Rhinopithecus avunculus), với khoảng 60 cá thể, được phát hiện vào tháng 01 năm

2002 [55] Kể từ đó, quần thể Voọc mũi hếch này được xác định là một trong ba quần thể lớn nhất và quan trọng đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này [26]

Nhằm góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mũi hếch ở khu vực Khau

Ca, tỉnh Hà Giang, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh

thái của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu vực

Khau Ca, tỉnh Hà Giang”, với mục đích:

1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

2 Nghiên cứu một số tập tính của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái dinh dưỡng: thành phần thức ăn, nguồn thức ăn sẵn có, trữ lượng và sự biến động nguồn thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

4 Nghiên cứu về vùng sống và sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

5 Mô tả các kiểu tư thế và vận động của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về những đặc

điểm sinh học và sinh thái của Voọc mũi hếch (R avunculus), tạo cơ sở khoa học

cho công tác bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

Trang 12

Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam

Các nghiên cứu về động vật hoang dã, trong đó có các loài linh trưởng, ở Việt Nam được bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện Kể từ những năm 1960 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các loài linh trưởng được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện cùng với các điều tra và nghiên cứu về đa dạng sinh vật Sơ lược về lịch sử nghiên cứu linh trưởng ở Việt Nam có thể được chia thành 3 giai đoạn sau:

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954

Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về thú, trong đó có các loài linh trưởng, chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài Các nhà nghiên cứu tiêu biểu về các loài thú, trong đó có các loài linh trưởng, ở Việt Nam trong giai đoạn đó, có thể kể đến: George Finlayson (1828), Mine-Edwards (1867 – 1874), Morice (1904), Brousniche (1887), Billet (1896 – 1898), Pavie (1879 – 1898), Boutan (1900 – 1906), De Pousargues (1904), Menegeaux (1905-1906), Delacour (1928 – 1930), H.t Stevens (1923 – 1924), Kelly Rooservelts (1928 – 1929), Bourret (1942, 1944), v.v

Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam, trước năm 1954, phần lớn là một phần kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài thông qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô tả loài mới, phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài linh trưởng

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), mọi hoạt động nghiên cứu trực tiếp về các loài thú nói chung, các loài linh trưởng nói riêng, ở Việt Nam bị gián đoạn

Trang 13

1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (tháng 10 năm 1954), các nghiên cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển Ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu về thành phần loài của các khu hệ và cả một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thú nói chung và các loài linh trưởng nói riêng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong giai đoạn 1956 – 1971 [12] Ở miền Nam Việt Nam, chỉ có rất ít điều tra, nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian này; đáng chú ý là các công trình của Van Peenen và cộng sự (1969) [95]

Các nghiên cứu về linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể đến các công trình là:

- Năm 1960, Đào Văn Tiến với công trình “Sur une Nouvelle Espece de Nycticebus au Vietnam” đã mô tả một loài Cu li mới – Cu li nhỡ (Nycticebus intermedius) ở Việt Nam [103]

- Năm 1970, Đào Văn Tiến với công trình “Sur les formes de semnopithèque

noir Presbytis francoisi (Colobidae, Primates) au Vietnam et description d’une

forme nouvelle” nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen má trắng (Presbytis francoisi) và đã mô tả một phân loài voọc mới – Voọc Hà Tĩnh (Presbytis francoisi hatinhensis) [104]

- Năm 1973, Lê Hiền Hào xuất bản cuốn: “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”,

tập 1, cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của 9 loài linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam [4]

- Kết quả của các cuộc điều tra thú ở miền Bắc Việt Nam đã được Đào Văn Tiến (1985) tổng kết trong cuốn: “Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam” [12]

1.1.3 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay

Các điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt đối với các loài linh trưởng, được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng của cả nước và đạt được rất nhiều kết quả có giá trị Đội ngũ cán bộ Việt Nam nghiên cứu về linh

Trang 14

trưởng cũng phát triển và lớn mạnh không ngừng Rất nhiều nghiên cứu không chỉ bó hẹp do các cán bộ khoa học Việt Nam tiến hành, mà còn có sự hợp tác quốc tế sâu rộng với các chuyên gia linh trưởng và các tổ chức bảo tồn quốc tế

Trong giai đoạn này, có nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện [3, 7, 10, 19, 20, 22, 37, 39, 53, 60, 61, 62, 64, 70, 71, 79, 88]

Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài linh trưởng quý hiếm đã và đang được chú trọng Hàng loạt các VQG và KBTTN đã được thành lập trên khắp cả nước để bảo tồn đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng quý hiếm Một số chương trình nghiên cứu về sinh thái và tập tính của các loài linh trưởng đã và đang được tiến hành

Kết quả của các điều tra, nghiên cứu về khu hệ linh trưởng của các địa phương, các vùng miền và các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của các loài linh trưởng ở Việt Nam đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế

1.2 Một số vấn đề về phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam

Theo hệ thống phân loại của Brandon-Jones và cộng sự (2004), khu hệ linh trưởng Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 3 họ là: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae) [21] (Phụ lục 1)

Trong số 24 loài và phân loài, 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam,

đó là: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea), Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) và Vượn đen (Nomascus nasutus nasutus)

Ở Việt Nam, họ Cu li (Loridae) chỉ có 1 giống (Nycticebus) với hai loài cu li là: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (N pygmaeus) Loài Cu li nhỡ (N intermedius) được Đào Văn Tiến mô tả vào năm 1960 [103] được coi đồng loài với loài Cu li nhỏ (N pygmaeus) [5, 6, 10, 40]

Trang 15

Họ Khỉ (Cercopithecidae), ở Việt Nam, có hai phân họ: phân họ Khỉ

(Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae), với 4 giống: Macaca, Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus Đây là họ có số loài và phân loài

phong phú nhất, với 17 loài và phân loài Trong đó, phân họ Khỉ (Cercopithecinae)

chỉ có 1 giống (Macaca) gồm 6 loài và phân loài, đặc biệt phân loài Khỉ đuôi dài Côn Đảo (M fascicularis condorensis) là phân loài đặc hữu của Việt Nam – hiện

chỉ có phân bố ở một số đảo thuộc VQG Côn Đảo [21]

Phân họ Voọc (Colobinae) có 3 giống: Trachypithecus (7 loài và phân loài), Pygathrix (3 loài và phân loài) và Rhinopithecus (1 loài) Đây là phân họ có nhiều ý

kiến tranh luận khác nhau về phân loại học

Về giống Trachypithecus, hiện có khá nhiều ý kiến khác nhau về phân loại

học của một số loài và phân loài của giống này Ví dụ, những ý kiến trước đây cho

rằng loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) ở Việt Nam có các phân loài: Voọc đen má trắng (T f francoisi), Voọc mông trắng (T f delacouri), Voọc đầu trắng (T f poliocephalus), Voọc Hà Tĩnh (T f hatinhensis) và Voọc đen tuyền (T f ebenus) [5, 10, 12, 22, 25] Tuy nhiên, Groves (2001) đã nâng các phân loài

này thành các loài khác nhau [40] Theo những nghiên cứu gần đây của Roos (2004)

và Brandon-Jones và cộng sự (2004), phân loài Voọc mông trắng (T f delacouri) thành loài Voọc mông trắng (T delacouri); phân loài Voọc đầu trắng (T f poliocephalus) đổi thành loài Voọc Cát Bà (T poliocephalus poliocephalus), các phân loài còn lại vẫn giữ nguyên là Voọc đen má trắng (T f francoisi), Voọc Hà Tĩnh (T f hatinhensis) và Voọc đen tuyền (T f ebenus) [21, 90]

Voọc bạc trước đây được biết với tên khoa học là T cristatus [5, 6, 10, 12,

22, 25, 40] Căn cứ theo các kết quả phân tích về di truyền học và phân bố địa lý, hiện nay, Voọc bạc ở Việt Nam được coi là một phân loài Voọc bạc

(Trachypithecus villosus margarita) [21, 74, 90]

Voọc xám trước đây được biết với tên khoa học là T phayrei [5, 6, 10, 12, 22, 25, 40], sau đó được định tên là T crepusculus [73, 90] Theo kết quả nghiên

Trang 16

Đặng Tất Thế (2005) Voọc xám, ở Việt Nam, được xem là một phân loài – Voọc

xám (Trachypithecus barbei holotephreus) [11, 21]

Do những đặc điểm giống nhau của các loài thuộc giống Rhinopithecus và giống Pygathrix, nên một số nhà nghiên cứu, trước đây, xem hai giống này chỉ là một giống Pygathrix [25, 40, 82, 91] Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu linh trưởng vẫn cho rằng Rhinopithecus và Pygathrix là hai giống khác biệt [5, 6, 10, 12, 21, 37, 40, 46, 64, 73, 90] Ở Việt Nam, giống Rhinopithecus chỉ có 01 loài – Voọc mũi hếch (R avunculus) [6, 10, 21, 73]

Trước đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng các loài và phân loài vượn của

Việt Nam thuộc giống Hylobates [5, 12, 25] Tuy nhiên, qua những nghiên cứu gần

đây trên cơ sở phân tích về âm học của tiếng hót và di truyền học, các loài và phân

loài vượn của Việt Nam được xếp vào giống Nomascus [21, 39, 40, 90] Hiện nay, họ Vượn (Hylobatidae), ở Việt Nam, chỉ có 1 giống (Nomascus) với 5 loài và phân

loài [21, 39, 40, 90]

Việt Nam là một trong những nước ở phân vùng địa-động vật Đông Dương (Indo-Chinese subregion) giàu về thành phần loài linh trưởng So với châu Á (183 loài và phân loài), Việt Nam có 24 loài và phân loài (chiếm 13,11%) và chỉ đứng sau Indonesia (36,07%), Thái Lan (19,13%), Ấn Độ (15,30%), Trung Hoa (14,75%) và Malaysia (14,21%) [7, 21, 37]

Về quan hệ địa lý động vật học, khu hệ linh trưởng Việt Nam có quan hệ với các khu hệ phụ cận, trong đó yếu tố Đông Dương là trội hơn cả (với 17 loài và phân loài, chiếm 70,83%), tiếp đến là yếu tố Nam Trung Hoa (với 9 loài và phân loài, chiếm 37,50%), Ấn Độ (chiếm 16,67%), Mã Lai (chiếm 8,33%) và ít nhất là yếu tố Himalaya (4,17%) Ngoài ra, khi hệ linh trưởng Việt Nam cũng có tỷ lệ cao về yếu tố đặc hữu (chiếm 25,00%) [7, 21, 37] (Phụ lục 1)

Trang 17

1.3 Một vài đặc điểm của giống Rhinopithecus 1.3.1 Phân loại học

Giống Rhinopithecus là một nhóm linh trưởng bí ẩn thường được biết đến với cái tên là “voọc mũi hếch” Giống Rhinopithecus, cùng với các giống Pygathrix (Voọc vá), Nasalis (Khỉ vòi), Simias (Khỉ simakobu hoặc khỉ ăn lá mũi hếch ở đảo Mentawai) và hóa thạch của Mesopithecus, thường được gộp lại với nhau dưới một

thuật ngữ không chính thức là “khỉ mũi kỳ quặc (odd-nosed monkeys)” do tất cả các

taxon này có điểm chung: gờ móc bên của sụn cánh mũi lớn phát triển, đặc điểm này phân biệt chúng với các taxon khác của phân họ Colobinae [31, 46, 91]

Mối quan hệ giữa hai giống Rhinopithecus và Pygathrix vẫn còn tranh cãi

Hai giống này có chung một số đặc điểm, như có một nếp da nhỏ tại vành trên của hai lỗ mũi, sự thu hẹp của xương mũi và sự giống nhau về tỷ lệ các chi [82] Dựa trên những đặc điểm cấu tạo giống và khác nhau cũng như những quan sát về các

đặc điểm sinh học của 2 giống Pygathrix và Rhinopithecus, một vài tác giả coi giống Rhinopithecus là một phân giống của giống Pygathrix [25, 31, 75, 91] Tuy

vậy, kết luận này không được ủng hộ bởi phần lớn các nhà linh trưởng học Trung Hoa [83, 101]

Những nghiên cứu về hình thái học và di truyền tế bào có xu hướng tách biệt

hai giống này và cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa giống Pygathrix với giống Nasalis hơn là với giống Rhinopithecus [23, 46, 48, 101] Ngược lại với những giả thiết này, trên cơ sở những dẫn liệu về gen, Wang và cộng sự, (1995) cho rằng giống Rhinopithecus có quan hệ gần gũi với giống Presbytis hơn (phân họ Colobinae sống ở Thái Lan, Malaysia và quần đảo Indonesia) [96]

Thêm vào đó, Pocock (1924) đã quan sát thấy màu lông của những con non của các loài voọc có kích thước trung bình của châu Á là một đặc điểm phân biệt hữu dụng ở mức độ giống nhau [86] Màu lông của những con non của loài

Pygathrix nemaeus tương tự như con non của giống Presbytis [98] Một số tác giả ghép giống Rhinopithecus vào giống Pygathrix [25, 91] Tuy nhiên, màu lông của

Trang 18

những con non của loài Rhinopithecus avunculus dường như có màu xám nhạt hơn [19,20], và do đó, khác với các giống Pygathrix và Presbytis [73]

Phần lớn các nhà phân loại học và chuyên gia linh trưởng, hiện nay, đều

công nhận giống Rhinopithecus là một giống riêng biệt và trên thế giới có 4 loài: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) – đặc hữu của miền Bắc Việt Nam, 3 loài khác (R roxellana, R bieti và R brelichi) – đặc hữu của miền Nam Trung Hoa

[21, 40, 46] (Phụ lục 2)

1.3.2 Hình thái

Trong số các loài “khỉ mũi kỳ quặc”, giống Rhinopithecus có cấu tạo giải

phẫu mũi khác biệt – mũi hếch – do gờ bên (lateral crura) của sụn cánh mũi lớn (greater alar cartilage) được gắn với các xương mũi ngắn hoặc tiêu biến, xương vách ngăn mũi (bony nasal septum) và sụn vách ngăn (septal cartilage) ngắn về phía đỉnh mũi (rostrum) [24] Kết quả thích nghi của đặc điểm giải phẫu này hiện chưa được giải thích cặn kẽ, nhưng hình thái mũi của voọc mũi hếch có thể có tác dụng làm cho không khí hít thở trong điều kiện núi cao khô và lạnh được ấm hơn và độ ẩm cao hơn [73] Một số đặc điểm hình thái của các loài voọc mũi hếch được trình

bày tóm tắt ở Bảng 1 dưới đây

Bảng 1 Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus

Đặc điểm R roxellana R bieti R brelichi R avunculus

Chiều dài cơ thể (mm) (thân và đầu)

830 (đực)

650 (đực) Chiều dài đuôi (% chiều

dài thân và đầu)

7,8 (cái) 13,3 – 15,8 (đực)

7,0 – 9,0 (cái)

Nguồn: Corbet và Hill (1992) [25]; 1 Kirkpatrick (1998) [51]; 2Phạm Nhật (1993) [8]

Trang 19

1.3.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái

Vùng sống của các loài voọc mũi hếch có kích thước từ vài km2 tới hơn 100 km2 và thay đổi theo mỗi loài [51, 91, 92] Giống như các loài khỉ ăn lá (colobine), các loài voọc mũi hếch thường sinh sống theo đàn với kích thước đàn thay đổi tùy

loài Kích thước đàn của loài R bieti có kích thước đàn là 9 – 269 cá thể/đàn [51, 92]; loài R roxellana có kích thước đàn là 30 – 600 cá thể/đàn [51,92]; loài R brelichi có kích thước đàn là 98 – 400 cá thể/đàn [51, 92]; và loài R avunculus có kích thước đàn là 20 – 80 cá thể/đàn [19, 20]

Mật độ cá thể cũng thay đổi tùy loài, từ 1 – 20 cá thể/km2 (Bảng 2) Loài

Voọc mũi hếch (R avunculus) hiện có mật độ cá thể thấp nhất do các nguyên nhân

làm suy giảm số lượng quần thể là: săn bắn và mất sinh cảnh [19, 20, 51, 92]

Bảng 2 Một số đặc điểm sinh thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus

Đặc điểm R roxellana R bieti R brelichi R avunculus

Độ cao (m so với mực nước biển)

Rừng thường xanh cây lá rộng và lá kim ôn đới núi cao

Rừng thường xanh cây lá rộng và lá kim cận nhiệt đới núi cao

Rừng nguyên sinh thường xanh trên núi đá vôi và núi đất

Nguồn: Kirkpatrick (1998) [51]

Tổ chức xã hội của các loài voọc mũi hếch đến nay vẫn chưa được nghiên cứu và hiểu biết cặn kẽ Một số tác giả [19, 20, 51, 92] cho rằng nhiều đơn vị gia đình (family unit) kết hợp với nhau tạo thành đàn lớn (group/band) Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình voọc và trong đàn lớn như thế nào đến nay vẫn chưa được biết rõ ràng [51]

Thức ăn của các loài voọc mũi hếch cũng thay đổi lớn theo mỗi loài Voọc

mũi hếch (R avunculus) ăn các loại thức ăn từ thực vật như các loài sung vả (Ficus spp.), các loài Polyathia và các loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiacae) [7, 85] Voọc mũi hếch vàng (R roxellana) ăn các loại lá, chồi non, quả và hạt thay đổi theo

Trang 20

các thời gian khác là quả (38%), địa y (21%) và chồi (17%) [63, 92, 97] Voọc mũi

hếch Quý Châu (R brelichi) ăn các loại lá, cuống lá, quả, hạt và chồi; thay đổi theo

các mùa trong năm, từ tháng 01-03, chúng ăn chủ yếu là chồi (90%); trong tháng 04-06, chủ yếu là các loài lá (93%); từ tháng 07-09, ăn chủ yếu lá (58%), quả và hạt (35%); và tháng 10-12, ăn chủ yến lá non (47%), hoa (28%) và lá (16%) [16]

Các loài voọc mũi hếch sống trên cây, hoạt động về ban ngày Voọc mũi

hếch (R avunculus) có rất ít hoạt động trên mặt đất [33] Tuy nhiên, Voọc mũi hếch Vân Nam (R bieti) lại dành tới 22% thời gian hoạt động và kiếm ăn của chúng trên

mặt đất [65] Các kiểu vận động chính của voọc mũi hếch là đi bằng bốn chi (quadrupedal), leo trèo (climbing), quăng mình và di chuyển bằng hai chi trước (brachiate) [19, 20, 50, 92] Cho đến nay, chỉ có ít kết quả và công trình khoa học nghiên cứu về vận động của các loài Voọc mũi hếch của một số tác giả [19, 20, 33, 50, 65, 92]

1.3.4 Phân bố

Các loài voọc mũi hếch thuộc giống Rhinopithecus có vùng phân bố hẹp Loài R roxellana (Voọc mũi hếch vàng) có vùng phân bố rộng nhất, xuất hiện trong

một loạt các khu rừng biệt lập xung quanh ngoại vi của vùng hồ Tứ Xuyên (các tỉnh

Tứ Xuyên, Cam Túc, Hồ Bắc và Sơn Tây) Loài R brelichi (Voọc mũi hếch Quý

Châu) phân bố giới hạn trong một quần thể đơn lẻ trên đỉnh Phạm Cảnh Sơn (tỉnh

Quý Châu) Loài R bieti (Voọc mũi hếch Vân Nam) phân bố tại 5 hạt của tỉnh Vân Nam và Tây Tạng Cuối cùng là loài R avunculus (Voọc mũi hếch) chỉ thấy trong

những khu rừng ở vùng Đông-Bắc Việt Nam [58, 89]

1.4 Vài nét về loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) 1.4.1 Tên gọi

- Tên khoa học: Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912

- Tên thường gọi: Voọc mũi hếch, Vẹc mũi hếch (Việt), Ca đác, Tu càng (Tày), Mò pèn (Dao)…

Trang 21

1.4.2 Phân loại học

Dollman (1912) lần đầu tiên mô tả loài Voọc mũi hếch dựa trên 8 mẫu vật do Owston và Orii thu được tại tỉnh Yên Bái (21°42' vĩ độ Bắc; 104°53' kinh độ Đông) vào tháng 9/1911 [32] Ông đã so sánh loài này với loài Voọc mũi hếch Vân Nam

(Rhinopithecus bieti Milne-Edwards, 1897) và cho đó là loài thuộc giống Rhinopithecus Pocock (1924) đã nhận thấy có một vài sự khác nhau giữa các loài thuộc giống Rhinopithecus và đã đặt lại tên cho loài Voọc mũi hếch bắt được ở Yên Bái thuộc giống Presbytiscus [86] Thomas (1928) đã nghiên cứu 12 mẫu vật Voọc

mũi hếch do J Delacour và H P Lowe thu được vào năm 1926 và 1927 và đã ủng hộ ý kiến này của Pocock [94]

Sự phân loại các mẫu vật Voọc mũi hếch của Thomas đã được Ellerman và Morrison-Scott (1951) ủng hộ, các tác giả này đã nhận thấy các loài voọc mũi hếch

Trung Hoa có những sự khác biệt với loài Voọc mũi hếch (R avunculus) ở Việt Nam [35] Jablonski và Peng (1993) đã phục hồi giống Presbytiscus như một phân giống và cho rằng Voọc mũi hếch (R [Presbytiscus] avunculus) khác với các loài

voọc mũi hếch khác ở các đặc điểm: sự thích nghi với cách di chuyển trên cây, thân hình thon thả, tỷ lệ giữa các chi và sự lưỡng hình giới tính giảm [48] Những đặc

điểm này tương tự như các loài thuộc giống Pygathrix Các tác giả này cho rằng

những thích nghi đó có thể là kết quả của sự giống nhau về môi trường giữa hai

giống Pygathrix và Rhinopithecus hoặc của mối quan hệ giống loài của những

giống được giả định [48] Nhiều nhà nghiên cứu linh trưởng không xem sự khác biệt này là quan trọng và như vậy mối quan hệ giữa những loài voọc mũi hếch vẫn chưa được giải quyết, thậm chí bằng những nghiên cứu phân tử [82, 101] Phần lớn các nhà phân loại học và chuyên gia linh trưởng, hiện nay, đều thừa nhận Voọc mũi

hếch (Rhinopithecus avunculus) thuộc giống Rhinopithecus [21, 40, 46]

1.4.2 Một số đặc điểm hình thái

Đặc điểm nhận biết: Thân hình to lớn Lông ở vùng bả vai, mặt ngoài của

Trang 22

và ngực có màu vàng nhạt hoặc trắng Mặt màu xanh da trời, môi màu hồng Mũi hếch rất đặc trưng Đuôi dài màu trắng Con non có bộ lông màu trắng hoặc xám nhạt, khi lớn chuyển thành màu đen [1, 10]

Một số chỉ số về kích thước và trọng lượng của Voọc mũi hếch được trình bày ở Bảng 3 dưới đây

Bảng 3 Kích thước và trọng lượng của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus)

Chỉ số Con đực (n = 3) Con cái (n = 7) Trung bình (n = 10)

(640 – 670)

520,00 (484 – 565)

561,50 (484 – 670)

(820 – 850)

685,71 (660 – 725)

726,90 (660 – 850)

(210 – 223)

173,29 (150 – 190)

186,60 (150 – 223

(43 – 45)

28,00 (12 – 40)

32,80 (12 – 45)

(13,0 – 16,0)

7,9 (7,0 – 9,0)

10,2 (7,0 – 16,0)

Nguồn: Phạm Nhật (1993) [8]

1.4.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái

Voọc mũi hếch (R avunculus) sống ở rừng bán thường xanh và rừng thường

xanh đất thấp nhiệt đới có độ cao 200 – 1.200 m so với mực nước biển, trong khi các loài khác của Trung Hoa sống trong những khu rừng núi ôn đới có độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển [89]

Voọc mũi hếch là loài hoạt động ban ngày, sống trên cây và di chuyển bằng bốn chi (quadrupedal) và di chuyển bằng chi trước không hoàn toàn (semi-brachiation) Chúng ngủ dưới những cành cây thấp Trong khoảng thời gian có gió mùa Đông-Bắc lạnh, người ta tìm thấy nơi ngủ của chúng gần các sườn núi dốc đứng [19, 20]

Thức ăn hàng ngày của Voọc mũi hếch (R avunculus) chủ yếu gồm các loại

quả và lá cây [7, 19, 20, 85] Kết quả nghiên cứu thức ăn chứa trong dạ dày cho thấy loài này chủ yếu ăn các loại lá cây, trong đó lá cây ưa thích nhất là tre [7] Hơn 60% thức ăn trong dạ dày của hai cá thể cái có chứa những mẩu tre [88] Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cho thấy Voọc mũi hếch thường ăn các loại quả nhiều hơn [19, 20, 85]

Trang 23

Boonratana và Lê Xuân Cảnh (1994) bằng phương pháp lấy mẫu liên tục (scan sampling) của 34 lượt quan sát thành phần thức ăn của Voọc mũi hếch từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 2 năm 1994 ở KBTTN Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã ước tính được khoảng 47% thức ăn hàng ngày là quả xanh, 15% là hạt quả chín, lá non và các phần của lá chỉ chiếm 38% [19] Còn Phạm Nhật (1993) nhận xét không có dấu vết nào của động vật được tìm thấy trong các dạ dày của Voọc mũi hếch [7]

Theo Boonratana và Lê Xuân Cảnh (1994), đơn vị xã hội cơ bản của Voọc mũi hếch là đơn vị gia đình gồm một cá thể đực trưởng thành và các cá thể cái trưởng thành cùng các con của chúng hay còn gọi là đơn vị đơn đực (One male unit – OMU) với trung bình là 14,8 cá thể/nhóm [19, 20] Những cá thể đực trưởng thành và sắp trưởng thành khác tạo thành những nhóm các cá thể đực hay còn gọi là đơn vị toàn đực (all male unit – AMU) Chưa có các quan sát về những cá thể sống riêng biệt Hai hoặc nhiều đơn vị xã hội như vậy của Voọc mũi hếch thường di chuyển, kiếm ăn và ngủ cùng nhau tạo thành đàn lớn [19, 20, 33]

Voọc mũi hếch hoạt động khá yên lặng [88] Chúng thường phát ra những

âm thanh đặc trưng giống như tiếng nấc hukk…chukk để cảnh báo cho nhau, hoặc

thông tin cho nhau giữa các cá thể trong đàn hoặc giữa các đàn với nhau [19, 20] Theo những người đi săn địa phương, khi một con voọc bị bắn, nhìn chung cả đàn không bỏ chạy ngay mà ngồi bất động và im lặng Tập tính này làm cho voọc mũi hếch đặc biệt dễ bị những người đi săn bắn chết một vài con trong vài ba phút [88]

Tập tính sinh sản của Voọc mũi hếch chưa được nghiên cứu Theo Jablonski và Pan Ruliang (1995), sự lưỡng hình giới tính đặc biệt về kích thước cơ thể và cấu tạo răng nanh như là một yếu tố để những cá thể đực cạnh tranh bạn tình trong giao

phối [47] Trong số 4 loài voọc mũi hếch, Voọc mũi hếch (R avunculus) ít có sự

khác biệt về lưỡng hình giới tính nên có thể ít có sự cạnh tranh giữa những cá thể đực trong mùa sinh sản [73]

Trang 24

Voọc mũi hếch sinh sống trên cây, di chuyển bằng bốn chân, leo trèo và Di chuyển bằng chi trước; hiếm khi di chuyển trên hai chân sau và di chuyển trên mặt đất [19, 20, 33]

1.4.4 Phân bố

Voọc mũi hếch (R avunculus) là loài linh trưởng đặc hữu của vùng Đông

Bắc Việt Nam, phân bố tại một số khu rừng thuộc 05 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh [73] (Bản đồ 1)

Số lượng quần thể của Voọc mũi hếch, trên toàn quốc, hiện ước tính khoảng 140-170 cá thể, tuy nhiên, chỉ có 3 quần thể có số lượng hơn 20 cá thể là: phân khu Tát Kẻ và phân khu Bản Bung của Khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang) và khu vực Khau Ca thuộc tỉnh Hà Giang [56, 58, 61]

1.4.5 Các mối đe dọa

Săn bắn đã từng diễn ra rất phổ biến trên toàn bộ vùng phân bố của Voọc

mũi hếch Đây cũng là mối đe dọa chính và là nguyên nhân trực tiếp làm giảm nghiêm trọng số lượng quần thể của loài này Kết quả của những cuộc điều tra được thực hiện trong năm 1992 [88] và năm 1999 [29] cho thấy ít nhất có 35 con voọc mũi hếch đã bị bắn, trong giai đoạn 1989 – 1999, ở những khu vực điều tra tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên Kết quả điều tra của Đồng Thanh Hải và cộng sự (2006) cho thấy săn bắt đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể Voọc mũi hếch ở KBTTN Chạm Chu (Tuyên Quang) [34]

Ngoài việc sử dụng thịt Voọc mũi hếch làm thức ăn, một số bộ phận cơ thể của chúng còn là nguyên liệu để chế những phương thuốc chữa bệnh, như: da được dùng để chữa trị các bệnh ngoài da của người [88]; bàn chân, bàn tay phơi khô được dùng nấu súp để điều trị suy nhược cơ thể [29] hay dùng để nấu cao [55, 56]

Suy giảm sinh cảnh do nạn khai thác gỗ diễn ra ở các khu vực có tiềm năng

các loài gỗ có giá trị cao, như Nghiến – Excentrodendron tonkinense (Tiliaceae) ở

khu vực Khau Ca (Hà Giang) và KBTTN Yên Tử (Quảng Ninh) [56] Hoạt động khai thác gỗ cũng là nguy cơ tiềm tàng tác động tới sự sử dụng sinh cảnh của

Trang 26

Voọc mũi hếch (R avunculus) Mặt khác, những người khai thác gỗ có thể săn bắn

các cá thể Voọc mũi hếch để làm thức ăn trong suốt thời gian khai thác gỗ của họ Việc khai thác gỗ cũng mở ra các lối mòn trong rừng giúp cho các thợ săn có thể dễ dàng tiếp cận với các quần thể Voọc mũi hếch [29, 56, 58, 88]

Sinh cảnh bị tàn phá do xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà máy thủy điện Nhà

máy Thủy điện Na Hang đang được xây dựng ở khu vực liền kề với KBTTN Na Hang Mặc dù, sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch ở khu bảo tồn này hiện chưa bị phá hủy nhưng những hoạt động và sinh sống của khoảng 5.000 công nhân xây dựng nhà máy (năm 2003 – 2004) tác động đến khu bảo tồn, dù rằng đã có khoảng 3.000 người dân địa phương di dời khỏi khu vực công trình [66]

Nạn khai thác mỏ cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự toàn vẹn

sinh cảnh sống của loài Voọc mũi hếch ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn Hoạt động này rất phổ biến trong những khu vực núi đá vôi, nơi mà quần thể Voọc mũi hếch lớn nhất còn lại xuất hiện Những mỏ thiếc và nhôm đã được khai thác từ nhiều thập kỷ tại Bản Thi (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) Việc khai thác vàng là một hoạt động khai thác lớn trong khu vực Tát Kẻ của KBTTN Na Hang (huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang) Một khi quặng đã được tìm thấy, do việc điều tra thăm dò một diện tích lớn đến 100 ha có thể bị phát quang Hơn nữa, các hoạt động khai thác cũng làm gia tăng số lượng những người đốn chặt gỗ, người đốn củi và người đi săn tới vùng này [29, 88]

Voọc mũi hếch có tên trong Nhóm IB (Cấm tuyệt đối khai thác, săn bắt, buôn bán và sử dụng) của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP [8]; Sách Đỏ Việt Nam

Trang 27

(2000) xếp ở mức “Nguy cấp – E” [1], và Danh lục Đỏ IUCN 2006 xếp ở cấp “Cực kỳ nguy cấp – Critically Endangered (CR)” [43]

Voọc mũi hếch là loài được quan tâm và ưu tiên bảo tồn của nhiều chương trình nghiên cứu và bảo tồn đã và đang thực hiện như: Dự án Bảo tồn Voọc mũi hếch (TCP) tại các KBTTN Na Hang và Chạm Chu (tỉnh Tuyên Quang); Dự án Bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang

Trang 28

Chương 2 – ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Lý do lựa chọn khu vực nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, để nghiên cứu vì những lý do sau đây:

- Mật độ cá thể của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca là khá cao (khoảng 5 cá thể/km2) so với các khu vực khác ở Việt Nam

- Rừng ở khu vực Khau Ca là khu rừng nguyên sinh thường xanh trên núi đá vôi, đang được bảo vệ tốt

- Quần thể Voọc mũi hếch và sinh cảnh của chúng ở khu vực Khau Ca đã và đang được giám sát và bảo vệ tốt, thuận lợi cho việc theo dõi và quan sát Voọc mũi hếch trong quá trình nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp các thông tin làm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn loài Voọc mũi hếch trong khu vực nghiên cứu

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Vị trí địa lý

Khau Ca là khu vực núi đá vôi có diện tích khoảng 1.000 ha, cách thị xã Hà Giang khoảng 15 km về phía Đông và cách Hà Nội khoảng 300 km về phía Bắc (Bản đồ 2)

Trang 29

- Phía Nam thuộc xã Yên Định - Phía Đông thuộc xã Minh Sơn

- Phía Tây thuộc xã Tùng Bá và xã Yên Định

Khu vực Khau Ca nằm kề bên KBTTN Du Già (cách khoảng 5 km), tỉnh Hà Giang [14]

2.1.2.2 Địa hình

Theo tài liệu địa chất, khu vực Khau Ca là khu vực núi đá vôi điển hình Địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh với nhiều thung lũng sâu và hẹp Đỉnh núi cao nhất của khu vực là Đỉnh Cộc mốc, cao 1.341 m so với mực nước biển Độ cao giảm dần theo hướng Tây – Tây bắc và Đông Bắc, thấp nhất 466 m so với mực nước biển (trung tâm xã Tùng Bá) Độ dốc trung bình là 30o [14]

Bản đồ 2 Vị trí khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

Trang 30

2.1.2.3 Địa chất và Thổ nhưỡng

Khu vực Khau Ca nằm trong vùng có kiến tạo địa chất thuộc kỷ Đệ Tam, dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật và áp suất cùng với sự vận động của vỏ Trái đất, các sản phẩm phong hóa chia thành hai dạng đá trầm tích [14] sau:

- Trầm tích hóa học: Đá phylit – phân bố rải rác, diện tích nhỏ

- Trầm tích cơ học: Đá sa thạch – chiếm tỷ lệ lớn về diện tích > 85%, đất hình thành từ đá sa thạch giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước

Thổ nhưỡng

Khu vực Khau Ca và các vùng phụ cận có 3 nhóm đất chính [14] sau:

- Nhóm đất mùn trên núi (H): đất tốt phù hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đất giàu, tỉ lệ mùn cao (3 – 5%)

- Nhóm đất Feralit (F): là nhóm đất chính cấu thành nên dạng lập địa của khu vực này, tỉ lệ mùn 1,5 – 2%, đất phù hợp với cây lâm nghiệp

- Nhóm đất thung lũng (D): đất tốt phù hợp cho cây nông nghiệp, tỉ lệ mùn của loại đất này là 2,5 – 3%

2.1.2.4 Khí hậu và Thủy văn

Khu vực Khau Ca nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới phía Bắc, khí hậu nóng ẩm và có mùa Đông khô lạnh Khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời gian nóng nhất trong năm là tháng 7 – 8

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,3 oC; Nhiệt độ cao nhất: 37,5 oC (tháng 01 năm 2005); Nhiệt độ thấp nhất: 7,5 oC (tháng 07 năm 2004) (theo số liệu của Trạm Khí tượng Hà Giang, từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2005; xem thêm các số liệu sinh khí hậu ở Biểu đồ 1 và Bảng 4)

Lượng mưa

Tổng lượng mưa: 2.300 mm/năm Tổng số ngày mưa: 170 ngày/năm Số ngày không mưa liên tục dài nhất: 16 ngày (tháng 12 năm 2004)

Trang 31

Mùa khô (với lượng mưa < 100 mm/tháng) kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, và mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 (với lượng mưa ≥ 100 mm/tháng) (theo số liệu của Trạm Khí tượng Hà Giang, từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2005; xem thêm các số liệu sinh khí hậu ở Biểu đồ 1 và Bảng 4)

- Đổ ẩm trung bình: 83,9%

- Độ ẩm thấp nhất: 29% (tháng 12 năm 2004) - Số giờ nắng trong năm: 1.365 giờ

Toàn bộ khu vực nằm trong khu vực thượng nguồn của sông Gâm (theo số liệu của Trạm Khí tượng Hà Giang, từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2005; xem thêm các số liệu sinh khí hậu ở Biểu đồ 1 và Bảng 4)

Biểu đồ 1 Biểu đồ sinh khí hậu ở Hà Giang (cách Khau Ca 15 km)

Nguồn: Trần Khánh Vân và cộng sự (2000) [13]

Bảng 4 Số liệu sinh khí hậu ở Trạm khí tượng Hà Giang

Tháng Yếu

Cả năm

Trang 32

2.1.2.5 Khu hệ thực vật

Thảm thực vật

Kết quả điều tra của Nguyễn Anh Đức và cộng sự (2006) và Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2006) đã xác định các kiểu thảm thực vật ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang [78,81], là:

- Rừng thường xanh nguyên sinh đai núi thấp trên núi đá vôi: là kiểu thảm

chính trong vùng với diện tích gần như toàn bộ tổng số diện tích rừng toàn khu hệ, phân bố ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển Rừng gần như giữ được tính nguyên sinh, gồm hai phân kiểu rừng:

+ Phân kiểu rừng thường xanh hỗn giao cây lá rộng – cây lá kim nguyên sinh đai núi thấp trên núi đá vôi: phân bố ở khu vực đỉnh và gần đỉnh của các

núi đá vôi Tầng cây gỗ thấp khoảng từ 6 – 10 m duy nhất và được ưu thế bởi

các loài: Đỗ quyên – Rhododendron spp (Ericaceae), Hồi – Illicium spp (Illiciaceae), Trẩu – Vernicia spp (Euphorbiaceae), Thích – Acer spp (Aceraceae), Chân chim – Schefflera spp (Araliaceae), Sồi – Quecus sp (Fagaceae) và các loài cây lá kim cao hơn 10m như: Thông Pà cò – Pinus kwangtungensis (Pinaceae), Thông đỏ – Taxus chinensis (Taxaceae), v.v

Ngoài ra còn có nhiều loài đặc trưng cho thực vật trên giông núi với khả năng chịu hạn và gió tốt là: các loài của họ Thượng tiễn – Gesneriaceae, họ Cói –

Cyperaceae, Mã hồ – Mahonia nepalensis, họ Anh thảo – Primulaceae… và đặc biệt là các loài lan: Hài Vân Nam – Paphiopedilum malipoense, Tiên hài vàng xanh – Paphiopedilum hirsitissimu, Hài Henry – Paphiopedilum henryanum (Orchidaceae)

+ Phân kiểu rừng thường xanh nguyên sinh cây lá rộng đai núi thấp trên núi đá vôi: phân bố ở thung lũng và chân núi, là kiểu thảm thực vật chính trong

khu vực, đặc trưng bởi các cây gỗ lớn với đường kính khoảng từ 60 cm đến

hơn 100 cm và chiều cao có thể lên đến 50 m như: Nghiến – Excentrodendron tonkinense (Tiliaceae), Trai – Garcinia spp (Clusiaceae), Sâng – Pometia pinnata (Sapindaceae), v.v Tầng tán ở độ cao từ 20 đến 35 m gồm các cây gỗ

Trang 33

khá lớn, tán rộng và đan gần như kín tạo nên màn rừng với độ che phủ tới trên

80%: các loài Thị – Diospyros spp (Ebenaceae), Sâng – Pometia pinnata (Sapindaceae), Han voi – Dendrocnide urentissima (Urticaceae), Đỏm balansa – Bridelia balansae (Euphorbiaceae), v.v Tầng dưới tán gồm các cây có chiều cao xấp xỉ 10m: Các loài Nhọc – Polyalthia spp.(Annonaceae), Lòng mang – Pterospermum spp (Sterculiaceae)… Tầng cây bụi chủ yếu là cây con của cá

tầng cây gỗ lớn, thưa thớt (khoảng 20%) Tầng thảm tươi cũng thưa thớt nhưng

cũng có các loài đặc trưng: Bóng nước Impatiens sp (Balsaminaceae), Thu hải đường – Begonia spp (Begoniaceae), Sam rừng – Elatostema spp (Urticaceae), Xà căn – Ophiorrhiza spp.,v.v Thực vật ngoại tầng gồm: các loài bì sinh – ký sinh như: Tổ điểu – Asplenium nidus (Aspleniaceae), Đại cán nam – Macrosolen cochinchinensis, Mộc vệ Trung Hoa – Taxillus chinensis

(Loranhthaceae) và các loài thuộc họ Phong Lan – Orchidaceae ; các loài dây

leo khá đơn diệu như: Dây bù khai – Erythropalum scandens (Olacaceae), họ

Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Bầu bí – Cucurbitaceae, họ Nho – Vitaceae, Họ Tiết dê – Menispermaceae,…

- Rừng thường xanh thứ sinh lá rộng đai núi thấp trên núi đã vôi: là trạng

thái suy thoái của các kiểu trên hoặc trạng thái tái sinh sau nương rẫy Các loài đặc

trưng gồm: Bụp bạc – Mallotus spp., Sòi – Triadica rotundifolia (họ Thầu dầu – Euphorbiaceae); Bọ mắm – Pouzolzia sp (họ Gai – Urticaceae), Lòng mang – Pterospermum spp., Sảng – Sterculia spp (Sterculiaceae), các loài Sung – Ficus

spp (Moraceae) Ở trạng thái tác động nặng nề hơn hoặc mới tái sinh sau nương rẫy

có các loài đặc trưng: Ráy – Allocasia macrorrhiza, Chuối – Mussa sp., Rum Trung bộ – Cecrospermum annamensis (Cecropiadaceae), Mò – Clerodendron sp (Verbenaceae), Đót – Thysanolaena maxima, Ngấy – Rubus spp., Đơn châu chấu – Aralia sp.… Các loài dây leo cũng rất phong phú gồm: Mộc thông – Iodes cirrhosa

(Icacinaceae), các loài thuộc họ Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Nho (Vitaceae), họ

Ráy (Araceae) và các loài bì sinh như Tổ điểu – Asplenium nidus (Aspleniaceae),

Trang 34

- Trảng cây bụi thứ sinh: Nằm xen giữa các thung đã bị tác động do các hoạt

động của con người và các chân núi vùng tiếp giáp giữa vùng đệm với các vùng lõi

Các loài đặc trưng gồm có: Mâm xôi – Rubus alcaefolius, Ngấy hương – Rubus cochinchinensis và các loài ngấy khác thuộc họ hoa hồng (Rosaceae); Muôi thường – Melastoma normale và một số loài khác trong họ Mua (Melastomataceae), các loài Cỏ lào – Chromolaena odorata (Asteraceae), Cỏ chit – Thysanolaema maxima (Poaceae), Ké – Urena lobata (Malvaceae), Guột – Pteridium aquilinum (Pteridaceae) Đôi khi trên các trảng bụi này còn xuất hiện các cây gỗ mọc nhanh như Bục bạc – Mallotus sp., Mã rạng – Macaranga sp (Euphorbiaceae), Bọ mắm – Pouzolzia (Urticaceae), Bời lời – Litsea sp (Lauraceae), v.v Lành ngạnh – Cratoxylon formosum (Clusiaceae) Các loài dây leo, bụi trườn có: Khố áo – Thladiantha siamensis, Qua lâu ba vì – Trichosanthes baviensis (Cucurbitaceae); Khoai lang dại – Ipomoea sp., Bạc thau – Merremia sp (Convolvulaceae), Đơn châu chấu – Aralia armata (Araliaceae)…

- Trảng cỏ thứ sinh: chiếm một diện tích rất nhỏ trong khu vực, các loài đặc

trưng như: Cỏ tranh – Imperata cylindrical (Poaceae), Cỏ sữa lá nhỏ – Euphorbia thymifolia (Euphorbiaceae), các loài thuộc chi Mã đề – Plantago spp (Plantaginaceae), Đơn buốt – Bidens pilosa (Asteraceae), Cúc chân voi – Elephantopus scaber cùng với nhiều loài khác trong họ Cúc (Asteraceae)…

- Thảm nhân tác: là diện tích đất bị người dân canh tác hoa màu chủ yếu là

Ngô – Zea mays (Poaceae), ngoài ra một số người dân trong vùng còn tận dụng đất để trong các loài cây rau ăn và lấy quả như các loại rau bí – Cucurbita spp (Cucurbitaceae),… hoặc họ bỏ giống một số loài các cây lấy gỗ như Xoan – Melia azeadarach

Thành phần loài

Kết quả điều tra của Nguyễn Anh Đức và cộng sự (2006) và Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2006) đã ghi nhận được 471 loài thuộc 269 chi, 113 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang [78,81] Trong đó, chỉ có 01 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN 2006 (IUCN, 2006), 13 loài có

Trang 35

tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KHCN&MT, 2000) và 15 loài có tên trong các phụ lục của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP Chi tiết được trình bày trong Bảng 4

Bảng 5 Danh sách các loài thực vật quý hiếm ghi nhận ở khu vực Khau Ca

Tình trạng bảo tồn

Nguồn: Nguyen Anh Duc và cộng sự, 2006) [78]

Ghi chú:

- IUCN – Danh lục Đỏ IUCN 2006 (IUCN, 2006): VU – Sắp nguy cấp; SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam (Bộ

KHCN&MT, 2000): V – Sắp nguy cấp, R – HIếm, K – Bị đe dọa thấp, T – Thiếu thông tin; NĐ 32 – Nghị đinh số 32/2006/NĐ-CP: x – có tên trong danh lục

2.1.2.6 Khu hệ động vật

Cho đến nay, các nghiên cứu về khu hệ động vật ở khu vực Khau Ca đã được thực hiện chủ yếu là về khu hệ chim và thú Các kết quả nghiên cứu đã thống kê được 26 loài thú thuộc12 họ, 6 bộ [57]; 99 loài chim thuộc 23 họ, 12 bộ [59]

Danh sách các loài thú quý hiếm ở khu vực Khau Ca (Hà Giang) được trình bày ở Bảng 5

Trang 36

Bảng 6 Danh sách các loài thú quý hiếm ở khu vực Khau Ca

Tình trạng bảo tồn STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Nguồn: Lê Khắc Quyết và Lưu Tường Bách, 2006 [57]

Ghi chú:

- Nghị định 32 – Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: IB – Nhóm I Nghiêm cấm khai thác và sử dụng/IB Động vật hoang

dã; IIB – Nhóm II Hạn chế khai thác và sử dụng/IIB Động vật hoang dã; SĐVN – Sách đỏ Việt Nam (Bộ

KHCN&MT, 2000): E – Nguy cấp, V – Sắp nguy cấp, R – Hiếm, T – Thiếu số liệu; IUCN – Danh lục Đỏ IUCN 2006 (IUCN, 2006): EN – Nguy cấp, VU – Sắp nguy cấp, LR – Ít bị đe dọa, DD – Thiếu thông tin

2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.3.1 Dân số và Dân cư

Nằm trong địa giới hành chính của 3 xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Yên Định và Minh Sơn (huyện Bắc Mê), tỉnh Hà Giang, khu vực Khau Ca chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của 16 thôn bản sau:

- 5 thôn của xã Tùng Bá: Hồng Minh, Phúc Hạ, Nậm Rịa, Hồng Tiến và Khuôn Làng

- 5 thôn của xã Minh Sơn: Nà Sáng, Khuổi Lòa, Phia Đeng, Khuổi Kẹn và Lũng Vầy

- 6 thôn của xã Yên Định: Nã Xá, Bản Bó, Nà Yến, Bắc Bừu, Tà Mò và Bản Loan

Theo số liệu điều tra của Lê Hùng Mạnh và Nguyễn Hoàng Linh (2006), tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, tổng số có 1.791 hộ với 9.667 nhân khẩu, trong đó chiếm đa số là dân tộc Tày (chiếm 77,6%) và dân tộc Dao (chiếm 15,2%), còn lại là

Trang 37

các dân tộc khác như Hmông, Kinh (chiếm 7,2%) Chi tiết về tình hình dân số và dân cư của khu vực Khau Ca được trình bày trong Bảng 6

Số liệu ở Bảng 6 cũng cho thấy, đời sống dân cư sống xung quanh khu vực Khau Ca còn thấp Trong tổng số 1,791 hộ, số hộ nghèo còn chiếm 34,9%, số hộ trung bình là 57,7 % và số hộ giàu là 7,4% [7]

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của khu vực, trong năm 2004, là 3,01%

2.1.3.2 Về nông nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi là hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân sống quanh khu vực Khau Ca Toàn bộ khu vực có tổng số 784 ha đất nông nghiệp, trung bình 0,43 ha/hộ (xem chi tiết trong Bảng 8)

Người dân địa phương thu nhập chủ yếu từ các hoạt động như: trồng trọt bao gồm lúa, ngô và các loại hoa màu khác, và chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm và các loại vật nuôi khác

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên: địa hình đồi núi dốc, thời tiết khí hậu khắc nghiệt Kỹ thuật canh tác của dân địa phương còn thấp Công tác phòng chống dịch bệnh và dịch hại ở vật nuôi, cây trồng còn nhiều hạn chế

2.1.3.3 Về lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong khu vực còn chưa được chú ý Công tác giao đất, giao rừng đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa rõ ràng, hiện chỉ có 832,6 ha đất lâm nghiệp đã được giao khoán cho các hộ gia đình, trung bình 2,8 ha/hộ gia đình, nhưng phân bố không đồng đều tại các thôn bản [7]

Thu nhập từ nghề rừng của người dân địa phương chỉ bằng khoảng 12% so với tổng thu nhập nông nghiệp Hầu như thu nhập từ rừng là không bền vững, bao gồm cả khai thác gỗ bán, khai thác gỗ củi và khai thác lâm sản ngoài gỗ [7]

Trang 38

Bảng 7 Hiện trạng dân số và dân cư của khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang

T Các thôn

Tổng số hộ

Tổng số nhân khẩu

Trang 39

2.1.3.4 Cơ sở hạ tầng

Tất cả các thôn bản đều có đường dân sinh đến được trung tâm thôn Một số thôn bản có hệ thống đường liên thôn đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trong khu vực (như tại các thôn bản của xã Tùng Bá) Tuy nhiên, tại hai thôn Khuổi Lòa và Phia Đeng, xã Minh Sơn, do nằm ở khu vực có địa hình cao và dốc nên đường giao thông đến hai bản này còn hết sức khó khăn

Hiện chỉ có xã Minh Sơn có 1 chợ nhỏ và được họp theo phiên (05 ngày/phiên) Tuy nhiên, tại các thôn bản này vẫn có các hoạt động buôn bán nhỏ, lẻ do tư thương và một số hộ gia đình thực hiện

Hệ thống điện lưới quốc gia đã tiếp cận được tới hầu hết các thôn bản Hiện chỉ còn hai thôn Khuổi Lòa và Phia Đeng, thuộc xã Minh Sơn, do nằm ở khu vực riêng biệt và địa hình khó khăn nên chưa được sử dụng điện lưới

Thông tin, liên lạc của khu vực còn rất hạn chế Tại mỗi xã, chỉ có 01 trạm bưu điện-văn hóa xã Đây là trung tâm liên lạc thông tin và văn hóa chính của dân cư trong vùng

Mỗi xã đều có 1 trạm y tế đặt tại khu vực trung tâm xã Cơ sở hạ tầng (nhà, trạm), trang thiết bi và thuốc men đã được đầu tư nhiều nhưng vẫn còn thiếu thốn so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương

Các xã đều có trường trung học cơ sở và tiểu học, ở mỗi thôn cũng có các lớp học tiểu học và mầm non Đại đa số dân địa phương đã được xóa mù chữ, trẻ em được đi học đầy đủ

2.2 Thời gian nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài

Voọc mũi hếch (R avunculus) tại khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, từ tháng 12

năm 2004 đến tháng 05 năm 2006, trong đó: - Tổng số ngày ở thực địa là: 231 ngày

- Tổng số ngày quan sát đối tượng nghiên cứu: 50 ngày

Trang 40

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra theo tuyến

Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác lập một hệ thống tuyến điều tra (Bản đồ 3) Tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các lối mòn có sẵn hoặc tạo mới đi qua các sinh cảnh khác nhau Đặc biệt, các tuyến đều đi qua các khu vực có Voọc mũi hếch xuất hiện Chiều dài mỗi tuyến khoảng 3,5 – 5 km tùy thuộc vào địa hình của mỗi tuyến Trong quá trình điều tra theo tuyến, Voọc mũi hếch được phát hiện và quan sát bằng mắt thường, ống nhòm, quay phim và chụp ảnh (nếu có thể) Các thông tin thu được trong quá trình điều tra được ghi chép vào sổ tay thực địa

2.3.2 Phương pháp theo dõi đối tượng nghiên cứu

Mỗi khi bắt gặp đàn voọc, chúng tôi theo dõi, thu thập các thông tin về loài như tập tính xã hội, kiếm ăn, sử dụng vùng sống, v.v Quan sát bằng mắt thường và ống nhòm Bushnell 7x50 Các thông tin thu được trong quá trình điều tra, quan sát được ghi chép vào sổ tay thực địa

2.3.3 Phương pháp xác định các nhóm tuổi/giới tính

Xác định tuổi và giới tính của Voọc mũi hếch chủ yếu theo phương pháp của National Research Council (U.S.) (1981) [76] và Barnett (1995) [15]; có tham khảo thêm phương pháp của Davies (1984) [30], Boonratana (1993) [17] và theo hình ảnh màu có sẵn

2.3.4 Phương pháp điều tra thành phần thức ăn

Qua quan sát trực tiếp Voọc mũi hếch đang ăn trên cây nào sẽ thu mẫu thức ăn (lá, hoa, quả, v.v.) của cây đó; xử lý sơ bộ các mẫu thức ăn này bằng cồn 70o

, ép và sấy khô tạm thời tại thực địa Các mẫu này sẽ được xử lý và lưu trữ ở Bảo tàng Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN – ĐHQGHN; và được Nguyễn Nghĩa Thìn định loại với sự trợ giúp của Nguyễn Anh Đức Các phần của cây bị Voọc mũi hếch ăn được xác định theo phương pháp của Davies (1984) [30] (Bảng 8).

Ngày đăng: 31/10/2012, 11:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3.2. Hình thái - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
1.3.2. Hình thái (Trang 18)
Mật độ cá thể cũng thay đổi tùy loài, từ 1– 20 cá thể/km2 (Bảng 2). Loài Voọc mũi hếch (R - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
t độ cá thể cũng thay đổi tùy loài, từ 1– 20 cá thể/km2 (Bảng 2). Loài Voọc mũi hếch (R (Trang 19)
Bảng 3. Kích thước và trọng lượng của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) Chỉ sốCon đực (n = 3) Con cái (n = 7)  Trung bình (n = 10)  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 3. Kích thước và trọng lượng của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) Chỉ sốCon đực (n = 3) Con cái (n = 7) Trung bình (n = 10) (Trang 22)
2.1.2.2. Địa hình - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
2.1.2.2. Địa hình (Trang 29)
Bảng 4. Số liệu sinh khí hậu ở Trạm khí tượng Hà Giang - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 4. Số liệu sinh khí hậu ở Trạm khí tượng Hà Giang (Trang 31)
Bảng 5. Danh sách các loài thực vật quý hiếm ghi nhận ở khu vực Khau Ca Tình trạng bảo tồ n  STT HọLoài  IUCNSĐVN N Đ  32  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 5. Danh sách các loài thực vật quý hiếm ghi nhận ở khu vực Khau Ca Tình trạng bảo tồ n STT HọLoài IUCNSĐVN N Đ 32 (Trang 35)
Bảng 6. Danh sách các loài thú quý hiế mở khu vực Khau Ca - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 6. Danh sách các loài thú quý hiế mở khu vực Khau Ca (Trang 36)
Bảng 7. Hiện trạng dân số và dân cư của khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang ST - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 7. Hiện trạng dân số và dân cư của khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang ST (Trang 38)
Bảng 8. Bảng xác định các phần của cây bị Voọc mũi hếch ăn Các loại Đặc điểm nhận biết  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 8. Bảng xác định các phần của cây bị Voọc mũi hếch ăn Các loại Đặc điểm nhận biết (Trang 42)
Bảng 9. Số lượng quần thể của Voọc mũi hếc hở các khu vực phân bố khác nhau Số lượng  STT Địa điểm Năm  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 9. Số lượng quần thể của Voọc mũi hếc hở các khu vực phân bố khác nhau Số lượng STT Địa điểm Năm (Trang 44)
Bảng 10. Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếc hở Khau Ca Tháng  STT  Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng sống Bộ phận  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 10. Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếc hở Khau Ca Tháng STT Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng sống Bộ phận (Trang 52)
Bảng 10 (tiếp theo) - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 10 (tiếp theo) (Trang 53)
Bảng 11. Số lượng các loài thuộc các tuyến điều tra thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
Bảng 11. Số lượng các loài thuộc các tuyến điều tra thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang (Trang 57)
Phụ lục 9. Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
h ụ lục 9. Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu (Trang 108)
Phụ lục 9. Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
h ụ lục 9. Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu (Trang 108)
Từ trái sang phải: Vũ Anh Tài, Hình, Nguyễn Anh Đức, Tiếp, Truyền và Thương, 05/2005  - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang
tr ái sang phải: Vũ Anh Tài, Hình, Nguyễn Anh Đức, Tiếp, Truyền và Thương, 05/2005 (Trang 108)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w