2.1.2.1. Vị trí địa lý
Khau Ca là khu vực núi đá vôi có diện tích khoảng 1.000 ha, cách thị xã Hà Giang khoảng 15 km về phía Đông và cách Hà Nội khoảng 300 km về phía Bắc (Bản đồ 2).
Tọa độ địa lý: 22o
49’38” – 22o51’52” vĩ độ Bắc
105o05’55” – 105o09’12” kinh độ Đông
Khu vực Khau Ca nằm trong địa giới hành chính của 3 xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Minh Sơn và Yên Định (huyện Bắc Mê), tỉnh Hà Giang:
- Phía Nam thuộc xã Yên Định.
- Phía Đông thuộc xã Minh Sơn.
- Phía Tây thuộc xã Tùng Bá và xã Yên Định.
Khu vực Khau Ca nằm kề bên KBTTN Du Già (cách khoảng 5 km), tỉnh Hà Giang [14].
2.1.2.2. Địa hình
Theo tài liệu địa chất, khu vực Khau Ca là khu vực núi đá vôi điển hình. Địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh với nhiều thung lũng sâu và hẹp. Đỉnh núi cao nhất của khu vực là Đỉnh Cộc mốc, cao 1.341 m so với mực nước biển Độ cao giảm dần theo hướng Tây – Tây bắc và Đông Bắc, thấp nhất 466 m so với mực nước biển (trung tâm xã Tùng Bá). Độ dốc trung bình là 30o
[14].
2.1.2.3. Địa chất và Thổ nhưỡng
• Địa chất
Khu vực Khau Ca nằm trong vùng có kiến tạo địa chất thuộc kỷ Đệ Tam, dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật và áp suất cùng với sự vận động của vỏ Trái đất, các sản phẩm phong hóa chia thành hai dạng đá trầm tích [14] sau:
- Trầm tích hóa học: Đá phylit – phân bố rải rác, diện tích nhỏ.
- Trầm tích cơ học: Đá sa thạch – chiếm tỷ lệ lớn về diện tích > 85%, đất hình thành từ đá sa thạch giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước.
• Thổ nhưỡng
Khu vực Khau Ca và các vùng phụ cận có 3 nhóm đất chính [14] sau:
- Nhóm đất mùn trên núi (H): đất tốt phù hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đất giàu, tỉ lệ mùn cao (3 – 5%).
- Nhóm đất Feralit (F): là nhóm đất chính cấu thành nên dạng lập địa của khu vực này, tỉ lệ mùn 1,5 – 2%, đất phù hợp với cây lâm nghiệp.
- Nhóm đất thung lũng (D): đất tốt phù hợp cho cây nông nghiệp, tỉ lệ mùn của loại đất này là 2,5 – 3%.
2.1.2.4. Khí hậu và Thủy văn
Khu vực Khau Ca nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới phía Bắc, khí hậu nóng ẩm và có mùa Đông khô lạnh. Khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời gian nóng nhất trong năm là tháng 7 – 8.
• Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,3 oC; Nhiệt độ cao nhất: 37,5 o
C (tháng 01 năm 2005); Nhiệt độ thấp nhất: 7,5 oC (tháng 07 năm 2004) (theo số liệu của Trạm Khí tượng Hà Giang, từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2005; xem thêm các số liệu sinh khí hậu ở Biểu đồ 1 và Bảng 4).
• Lượng mưa
Tổng lượng mưa: 2.300 mm/năm. Tổng số ngày mưa: 170 ngày/năm. Số ngày không mưa liên tục dài nhất: 16 ngày (tháng 12 năm 2004).
Mùa khô (với lượng mưa < 100 mm/tháng) kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, và mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 (với lượng mưa ≥ 100 mm/tháng) (theo số liệu của Trạm Khí tượng Hà Giang, từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2005; xem thêm các số liệu sinh khí hậu ở Biểu đồ 1 và Bảng 4).
• Độẩm
- Đổ ẩm trung bình: 83,9%.
- Độ ẩm thấp nhất: 29% (tháng 12 năm 2004).
- Số giờ nắng trong năm: 1.365 giờ.
Toàn bộ khu vực nằm trong khu vực thượng nguồn của sông Gâm (theo số liệu của Trạm Khí tượng Hà Giang, từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2005; xem thêm các số liệu sinh khí hậu ở Biểu đồ 1 và Bảng 4).
Biểu đồ 1. Biểu đồ sinh khí hậu ở Hà Giang (cách Khau Ca 15 km)
Nguồn: Trần Khánh Vân và cộng sự (2000) [13]
Bảng 4. Số liệu sinh khí hậu ở Trạm khí tượng Hà Giang
(tọa độ: 22o49’ độ vĩ Bắc; 104o59’ kinh độĐông) Tháng Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm T 15,4 16,6 20,3 23,4 26,7 27,6 27,8 27,6 26,5 23,2 20,2 16,7 22,7 R 33,7 43,5 49,7 116,2 283,7 437,2 515,6 420,6 242,5 152,2 103,6 31,5 2430,1 ∆T 6,5 6,2 6,6 7,1 7,9 7,9 8,3 8,6 8,3 8,0 7,5 7,5 7,6 U 85 84 83 82 84 85 86 84 83 84 85 85 84 S 1,9 1,9 2,1 3,7 5,3 5,4 5,6 4,4 4,2 3,6 2,9 2,9 3,8 Nguồn: Trần Khánh Vân và cộng sự (2000) [13]
2.1.2.5. Khu hệ thực vật
• Thảm thực vật
Kết quả điều tra của Nguyễn Anh Đức và cộng sự (2006) và Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2006) đã xác định các kiểu thảm thực vật ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang [78,81], là:
- Rừng thường xanh nguyên sinh đai núi thấp trên núi đá vôi: là kiểu thảm chính trong vùng với diện tích gần như toàn bộ tổng số diện tích rừng toàn khu hệ, phân bố ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển. Rừng gần như giữ được tính nguyên sinh, gồm hai phân kiểu rừng:
+ Phân kiểu rừng thường xanh hỗn giao cây lá rộng – cây lá kim nguyên sinh đai núi thấp trên núi đá vôi: phân bố ở khu vực đỉnh và gần đỉnh của các núi đá vôi. Tầng cây gỗ thấp khoảng từ 6 – 10 m duy nhất và được ưu thế bởi các loài: Đỗ quyên – Rhododendron spp. (Ericaceae), Hồi – Illicium spp. (Illiciaceae), Trẩu – Vernicia spp. (Euphorbiaceae), Thích – Acer spp. (Aceraceae), Chân chim – Schefflera spp. (Araliaceae), Sồi – Quecus sp (Fagaceae) và các loài cây lá kim cao hơn 10m như: Thông Pà cò – Pinus kwangtungensis (Pinaceae), Thông đỏ – Taxus chinensis (Taxaceae), v.v.. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc trưng cho thực vật trên giông núi với khả năng chịu hạn và gió tốt là: các loài của họ Thượng tiễn – Gesneriaceae, họ Cói – Cyperaceae, Mã hồ – Mahonia nepalensis, họ Anh thảo – Primulaceae… và đặc biệt là các loài lan: Hài Vân Nam – Paphiopedilum malipoense, Tiên hài vàng xanh – Paphiopedilum hirsitissimu, Hài Henry – Paphiopedilum henryanum (Orchidaceae).
+ Phân kiểu rừng thường xanh nguyên sinh cây lá rộng đai núi thấp trên núi đá vôi: phân bố ở thung lũng và chân núi, là kiểu thảm thực vật chính trong khu vực, đặc trưng bởi các cây gỗ lớn với đường kính khoảng từ 60 cm đến hơn 100 cm và chiều cao có thể lên đến 50 m như: Nghiến – Excentrodendron tonkinense (Tiliaceae), Trai – Garcinia spp. (Clusiaceae), Sâng – Pometia pinnata (Sapindaceae), v.v.. Tầng tán ở độ cao từ 20 đến 35 m gồm các cây gỗ
khá lớn, tán rộng và đan gần như kín tạo nên màn rừng với độ che phủ tới trên 80%: các loài Thị – Diospyros spp. (Ebenaceae), Sâng – Pometia pinnata
(Sapindaceae), Han voi – Dendrocnide urentissima (Urticaceae), Đỏm balansa – Brideliabalansae (Euphorbiaceae), v.v.. Tầng dưới tán gồm các cây có chiều cao xấp xỉ 10m: Các loài Nhọc – Polyalthia spp.(Annonaceae), Lòng mang –
Pterospermum spp. (Sterculiaceae)… Tầng cây bụi chủ yếu là cây con của cá tầng cây gỗ lớn, thưa thớt (khoảng 20%). Tầng thảm tươi cũng thưa thớt nhưng cũng có các loài đặc trưng: Bóng nước Impatiens sp. (Balsaminaceae), Thu hải đường – Begonia spp. (Begoniaceae), Sam rừng – Elatostema spp. (Urticaceae), Xà căn – Ophiorrhiza spp.,v.v.. Thực vật ngoại tầng gồm: các loài bì sinh – ký sinh như: Tổ điểu – Asplenium nidus (Aspleniaceae), Đại cán nam – Macrosolen cochinchinensis, Mộc vệ Trung Hoa – Taxillus chinensis
(Loranhthaceae) và các loài thuộc họ Phong Lan – Orchidaceae...; các loài dây leo khá đơn diệu như: Dây bù khai – Erythropalum scandens (Olacaceae), họ Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Bầu bí – Cucurbitaceae, họ Nho – Vitaceae, Họ Tiết dê – Menispermaceae,…
- Rừng thường xanh thứ sinh lá rộng đai núi thấp trên núi đã vôi: là trạng thái suy thoái của các kiểu trên hoặc trạng thái tái sinh sau nương rẫy. Các loài đặc trưng gồm: Bụp bạc – Mallotus spp., Sòi – Triadica rotundifolia. (họ Thầu dầu – Euphorbiaceae); Bọ mắm – Pouzolzia sp. (họ Gai – Urticaceae), Lòng mang –
Pterospermum spp., Sảng – Sterculia spp. (Sterculiaceae), các loài Sung – Ficus
spp. (Moraceae). Ở trạng thái tác động nặng nề hơn hoặc mới tái sinh sau nương rẫy có các loài đặc trưng: Ráy – Allocasia macrorrhiza, Chuối – Mussa sp., Rum Trung bộ – Cecrospermum annamensis (Cecropiadaceae), Mò – Clerodendron sp. (Verbenaceae), Đót – Thysanolaena maxima, Ngấy – Rubus spp., Đơn châu chấu –
Aralia sp.… Các loài dây leo cũng rất phong phú gồm: Mộc thông – Iodes cirrhosa
(Icacinaceae), các loài thuộc họ Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Nho (Vitaceae), họ Ráy (Araceae) và các loài bì sinh như Tổ điểu – Asplenium nidus (Aspleniaceae),
- Trảng cây bụi thứ sinh: Nằm xen giữa các thung đã bị tác động do các hoạt động của con người và các chân núi vùng tiếp giáp giữa vùng đệm với các vùng lõi. Các loài đặc trưng gồm có: Mâm xôi – Rubus alcaefolius, Ngấy hương – Rubus cochinchinensis và các loài ngấy khác thuộc họ hoa hồng (Rosaceae); Muôi thường – Melastoma normale và một số loài khác trong họ Mua (Melastomataceae), các loài Cỏ lào – Chromolaena odorata (Asteraceae), Cỏ chit – Thysanolaema maxima
(Poaceae), Ké – Urena lobata (Malvaceae), Guột – Pteridium aquilinum
(Pteridaceae). Đôi khi trên các trảng bụi này còn xuất hiện các cây gỗ mọc nhanh như Bục bạc – Mallotus sp., Mã rạng – Macaranga sp. (Euphorbiaceae), Bọ mắm –
Pouzolzia (Urticaceae), Bời lời – Litsea sp. (Lauraceae), v.v.. Lành ngạnh –
Cratoxylon formosum (Clusiaceae). Các loài dây leo, bụi trườn có: Khố áo –
Thladiantha siamensis, Qua lâu ba vì – Trichosanthes baviensis (Cucurbitaceae); Khoai lang dại – Ipomoea sp., Bạc thau – Merremia sp. (Convolvulaceae), Đơn châu chấu – Aralia armata (Araliaceae)…
- Trảng cỏ thứ sinh: chiếm một diện tích rất nhỏ trong khu vực, các loài đặc trưng như: Cỏ tranh – Imperata cylindrical (Poaceae), Cỏ sữa lá nhỏ – Euphorbia thymifolia (Euphorbiaceae), các loài thuộc chi Mã đề – Plantago spp. (Plantaginaceae), Đơn buốt – Bidens pilosa (Asteraceae), Cúc chân voi –
Elephantopus scaber cùng với nhiều loài khác trong họ Cúc (Asteraceae)…
- Thảm nhân tác: là diện tích đất bị người dân canh tác hoa màu chủ yếu là Ngô – Zea mays (Poaceae), ngoài ra một số người dân trong vùng còn tận dụng đất để trong các loài cây rau ăn và lấy quả như các loại rau bí – Cucurbita spp. (Cucurbitaceae),… hoặc họ bỏ giống một số loài các cây lấy gỗ như Xoan – Melia azeadarach..
• Thành phần loài
Kết quả điều tra của Nguyễn Anh Đức và cộng sự (2006) và Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2006) đã ghi nhận được 471 loài thuộc 269 chi, 113 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang [78,81]. Trong đó, chỉ có 01 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN 2006 (IUCN, 2006), 13 loài có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KHCN&MT, 2000) và 15 loài có tên trong các phụ lục của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP. Chi tiết được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 5. Danh sách các loài thực vật quý hiếm ghi nhận ở khu vực Khau Ca Tình trạng bảo tồn STT Họ Loài IUCN SĐVN NĐ 32
1. Berberidaceae Mahonianepalensis - V -
2. Clusiaceae Garciniafagraeoides - - x
3. Flacourtiaceae Bennettiodendroncordatum - R -
4. Illiciaceae Illiciumparviflorum - R -
5. Lauraceae Cinnamomumburmannii - - x
6. Lauraceae C. loureirii - - x
7. Lauraceae C. magnificum - - x
8. Meliaceae Chukrasiatabularis - K x
9. Menispermaceae Stephaniarotunda - - x
10. Myrsinaceae Ardisiasilvestris - V -
11. Oleaceae Melianthasuavis - K -
12. Orchidaceae Paphiopedilumhenryanum - - x
13. Orchidaceae P. hirsulissimum - T x
14. Orchidaceae P. malipoense - - x
15. Orchidaceae P. micranthum - - x
16. Pinaceae Pinuskwangtungensis - V -
17. Podocarpaceae Nageiafleuryi - - x
18. Podocarpaceae Podocarpusneriifolius - - x
19. Rubiaceae Rubiacordifolia - T -
20. Taccaceae Taccaintegrifolia - T -
21. Taxaceae Amentotaxusargotaenia VU R x
22. Taxaceae Taxuschinensis - R x
23. Tiliaceae Excentrodendrontonkinense - V x
Nguồn: Nguyen Anh Duc và cộng sự, 2006) [78]
Ghi chú:
- IUCN – Danh lục Đỏ IUCN 2006 (IUCN, 2006): VU – Sắp nguy cấp; SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam (Bộ
KHCN&MT, 2000): V – Sắp nguy cấp, R – HIếm, K – Bị đe dọa thấp, T – Thiếu thông tin; NĐ 32 –
Nghịđinh số 32/2006/NĐ-CP: x – có tên trong danh lục.
2.1.2.6. Khu hệđộng vật
Cho đến nay, các nghiên cứu về khu hệ động vật ở khu vực Khau Ca đã được thực hiện chủ yếu là về khu hệ chim và thú. Các kết quả nghiên cứu đã thống kê được 26 loài thú thuộc12 họ, 6 bộ [57]; 99 loài chim thuộc 23 họ, 12 bộ [59].
Danh sách các loài thú quý hiếm ở khu vực Khau Ca (Hà Giang) được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 6. Danh sách các loài thú quý hiếm ở khu vực Khau Ca
Tình trạng bảo tồn STT Tên Việt Nam Tên khoa học
NĐ 32 SĐVN IUCN
1. Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus IB V VU
2. Cu li lớn N. bengalensis IB V VU
3. Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides IIB V VU
4. Khỉ mốc M. assamensis IIB V VU
5. Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus IB E CR 6. Gấu ngựa Ursus thibetanus IB E VU
7. Gấu chó U. malayanus IB E VU
8. Cầy gấm Prionodon pardicolor IIB R -
9. Cầy giông Viverra zibetha IIB - -
10. Cầy hương Viverricula indica IIB - - 11. Cầy vằn Chrotogale owstoni IIB V -
12. Mèo rừng Prionailurus bengalensis IB - -
13. Sơn dương Naemorhedus sumatraensis IB V VU
14. Tê tê vàng Manis pentadactyla IB V LRnt
15. Sóc bay lớn Petaurista philippensis IIB R -
16. Sóc bay bé Hylopetes spadiceus IIB R -
Nguồn: Lê Khắc Quyết và Lưu Tường Bách, 2006 [57]
Ghi chú:
- Nghị định 32 – Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: IB – Nhóm I. Nghiêm cấm khai thác và sử dụng/IB. Động vật hoang dã; IIB – Nhóm II. Hạn chế khai thác và sử dụng/IIB. Động vật hoang dã; SĐVN – Sách đỏ Việt Nam (Bộ KHCN&MT, 2000): E – Nguy cấp, V – Sắp nguy cấp, R – Hiếm, T – Thiếu số liệu; IUCN – Danh lục Đỏ IUCN 2006 (IUCN, 2006): EN – Nguy cấp, VU – Sắp nguy cấp, LR – Ít bịđe dọa, DD – Thiếu thông tin.