Căn cứ vào số lần bắt gặp, quan sát và số lượng của các đàn Voọc mũi hếch, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định được ở khu vực Khau Ca (Hà Giang) có khoảng 53-60 cá thể Voọc mũi hếch (Phụ lục 4).
Đồng Thanh Hải và Boonratana (2006) ước tính có 81-90 cá thể Voọc mũi hếch ở khu vực này [33]. Tuy nhiên, theo các tác giả này, số liệu đó được dựa trên kết quả của 01 lần quan sát, đếm và ước tính. Do đó, con số này cần kiểm chứng thêm bằng nhiều lần quan sát và đếm khác.
Tổng hợp số liệu về số lượng Voọc mũi hếch ở 4 khu vực thuộc 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, từ năm 1993 đến năm 2006, (Bảng 9) cho thấy khu vực Khau Ca (Hà Giang) là nơi có số lượng Voọc mũi hếch lớn nhất. Điều này chứng tỏ khu vực Khau Ca (Hà Giang) có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế trong công tác bảo tồn loài Voọc mũi hếch (R. avunculus) quý hiếm này.
Bảng 9. Số lượng quần thể của Voọc mũi hếch ở các khu vực phân bố khác nhau Số lượng STT Địa điểm Năm
Xác định Ước đoán
1. Khu vực Khau Ca (Hà Giang) 2006
20061
53 81
60 90
2. Phân khu Tát Kẻ, KBTTN Na Hang
(Tuyên Quang) 19932 19983 20044 20051 72 13 40 17 80 16 - 22
3. Phân khu Bản Bung, KBTTN Na Hang
(Tuyên Quang) 19932 19995 20051 23 - - 50 40 – 45 50
4. KBTTN Chạm Chu (Tuyên Quang) 20016
20067
8 0
70 8-12
Nguồn: 1 theo Đồng Thanh Hải và Boonratanaa, 2006; 2 theo Boonratana và Lê Xuân Cảnh, 1994; 3 theo Boonratana, 1999; 4 theo Wolter, 2004; 5 theo Nguyen Xuan Dang và Nguyen Truong Son, 1999; 6 theo Long
3.1.2. Kích thước và cấu trúc đàn
Ở khu vực Khau Ca (Hà Giang), chúng tôi đã xác định và ước tính có khoảng 53 – 60 cá thể Voọc mũi hếch, sống theo 3 đàn, mỗi đàn có 13 – 37 cá thể, trung bình 16,2 cá thể/đàn (số lần quan sát: n = 50, số lượng cá thể/đàn: r = 3 – 37).
Ngày 01 tháng 01 năm 2005, chúng tôi đã quan sát được đàn Voọc mũi hếch có 37 cá thể (tại điểm B700: UTM 48Q 512446; 2526270). Đây là đàn voọc có số lượng đông nhất. 2 đàn khác nhỏ hơn có khoảng 7 – 13 cá thể. Mỗi đàn thường có 2 đực trưởng thành, 3 cái trưởng thành, 6 chưa trưởng thành loại 2, 5 chưa trưởng thành loại 1, 3 con non loại 2 và 2 con non loại 1 (Phụ lục 4).
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Nhật (1993), ở Lục Yên (Yên Bái), Chợ Đồn (Bắc Kạn) và Na Hang (Tuyên Quang), Voọc mũi hếch có kích thước trung bình của một đàn Voọc mũi hếch là 14,5 cá thể (n = 5, r = 7 – 25) [9]. Kết quả nghiên cứu của Đồng Thanh Hải và Boonratana (2006), ở khu vực Khau Ca (Hà Giang), cũng cho thấy kích thước trung bình của một đàn Voọc mũi hếch là 12,1 cá thể (n = 14, r = 5 – 14) [33]. Theo kết quả nghiên cứu của Boonratana và Lê Xuân Cảnh (1994), ở Na Hang (Tuyên Quang), kích thước đàn của Voọc mũi hếch ở KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, là 15,2 cá thể (n = 5, r = 10 – 24) [19, 20]. Như vậy, kích thước đàn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca (Hà Giang) mà chúng tôi đã xác định được, tuy có lớn hơn so với kích thước của các đàn Voọc mũi hếch sinh sống ở các khu vực khác, nhưng sự khác biệt đó là không lớn lắm.
3.1.3. Tổ chức đàn
Chúng tôi đã xác định được ba (03) đàn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca (Hà Giang), tổ chức đàn theo 02 hình thái sau:
- Với hai (02) đàn có kích thước nhỏ (7 – 13 cá thể/đàn), tổ chức đàn thường gồm 1 đực trưởng thành, 2 – 3 cái trưởng thành, 2– 3 chưa trưởng thành và 1 – 2 con non. Đây là hình thái tổ chức đàn gồm một cá thể đực trưởng thành và các cá thể cái trường thành cùng các con của chúng hay còn gọi là đơn vị đơn đực (One
- Với đàn có kích thước lớn (≥ 20 cá thể), tổ chức đàn thường gồm 3 – 4 đực trưởng thành, 5 – 10 cái trưởng thành, 3 – 5 chưa trưởng thành loại 2, 3 – 5 chưa trưởng thành loại 1, 2 – 4 con non loại 2, 1 – 5 con non loại 1. Đây là hình thái tổ chức đàn được hình thành từ nhiều đơn vị đơn đực (OMU) tạo thành đàn lớn (band). Các cá thể trong đàn lớn này di chuyển, kiếm ăn và ngủ cùng nhau. Tuy nhiên, các nhóm nhỏ (có thể là một gia đình) thường hoạt động độc lập với nhau. Hiện tượng này thường thấy khi chúng nghỉ ngơi vào thời gian giữa trưa.
- Trong suốt thời gian nghiên cứu ở khu vực Khau Ca (Hà Giang), chưa ghi nhận được các đơn vị toàn đực (all male unit – AMU).
Số liệu nghiên cứu nêu trên cho thấy tỷ lệ giới tính đực:cái của các đàn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca là không cân đối, tỷ lệ này là 1 đực:2 cái – 1 đực:4 cái.
Theo Fleagle (1999), cấu trúc đàn của một loài linh trưởng, trước hết là các loài voọc, đặc trưng bởi: “kích thước và thành phần của các đàn mà ở đó các cá thể linh trưởng thực hiện các hoạt động hàng ngày”; tổ chức đàn của một số loài linh trưởng có nhiều mức độ (multilevel social organization); nhiều đàn nhỏ cùng di chuyển và hoạt động tạo thành đàn lớn (band) [36]. Trong nhiều nghiên cứu về các loài voọc châu Á, Kirkpatrick (2007) cho rằng “kiểu hình của các nhóm đa giới tính (mixed-sex groups) của các loài voọc châu Á (Asian colobines) là đơn vị đơn đực (OMU)” và “ở một số loài, các đơn vị đơn đực (OMU) thường có vùng sống chồng lấn nên thường tạo ra đàn lớn (band) – đây là mức độ tổ chức xã hội thứ cấp (second level of social organization)” [52]. Tổ chức đàn Voọc mũi hếch ở khu vực Na Hang (Tuyên Quang) cũng có hình thái như vậy [19, 20] và giống với tổ chức đàn của các loài voọc mũi hếch Trung Hoa (R. roxellana, R. brelichi và R. bieti) [16, 49, 50, 89, 92].
Như vậy, kết quả nghiên cứu tổ chức đàn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca (Hà Giang) của chúng tôi phù hợp với nhận định của Boonratana và Lê Xuân Cảnh (1994,1998) [19,20], Fleagle (1999) [36] và Kirkpatrick (2007) [52] như đã nói ở trên.
3.1.4. Một số đặc điểm hình thái theo các nhóm tuổi và giới tính
Căn cứ vào những quan sát trực tiếp và hình ảnh ghi nhận được, chúng tôi đã xác định một số đặc điểm hình thái của Voọc mũi hếch theo các nhóm tuổi và giới tính như sau:
- Con đực / Trưởng thành: Màu lông đen xen lẫn trắng bẩn hoặc trắng sạch; da mặt và quanh mắt màu xanh lục; môi hồng, to và dày; vòng cổ màu vàng da cam; đuôi to, trắng, có lông xù và dài hơn 1,5 độ dài thân-đầu; bìu dái màu sáng, dương vật màu đen. Trọng lượng: 15 – 22 kg. Hay đi cùng con cái trưởng thành và một số con nhỡ loại 1 và con non, đặc biệt là các con cái có con non.
- Con cái / Trưởng thành: Màu lông đen hoặc xám đen xen lẫn với các mảnh lông màu trắng hoặc trắng bẩn; da mặt và quanh mắt xanh đen hoặc xám đen; môi to, hồng nhạt; cổ màu vàng da cam; đuôi dài ≤ 1,5 độ dài thân-đầu, lông đuôi ngắn và không xù; núm vú to và đen hoặc bụng chửa to. Trọng lượng: 8 – 13 kg. Thường ôm con non hoặc có con nhỏ đi cùng.
- Chưa trưởng thành loại 2: Bộ lông màu đen, xám đen hay đen nhạt; da mặt và quanh mắt xanh nhạt và xám đen; cổ màu vàng da cam nhạt; môi hồng nhạt; đuôi màu đen xen lẫn trắng. Kiếm ăn độc lập; kiếm ăn và di chuyển theo đàn.
- Chưa trưởng thành loại 1: Màu đen nhạt, xám nhạt xen lẫn trắng bẩn hoặc vàng nhạt; da mặt và quanh mắt màu xanh nhạt; môi nhỏ, phớt hồng hay sáng màu; đuôi dài hơn thân, màu đen xen lẫn trắng. Thường kiếm ăn và di chuyển bên cạnh các con cái hoặc đực trưởng thành.
- Con non loại 2: Bộ lông màu trắng bẩn xen lẫn những mảnh lông màu đen hoặc xám đen lớn ở lưng, cánh tay và đùi; da mặt và quanh mắt có màu đậm; đuôi màu trắng. Vẫn còn bú mẹ hoàn toàn; chưa biết kiếm ăn, nhưng có thể tự chơi quanh mẹ. Luôn được con mẹ ôm dưới bụng khi di chuyển.
- Con non loại 1: Bộ lông màu trắng hoặc trắng nhờ; da mặt màu hồng nhạt. Bú mẹ hoàn toàn; Luôn được con mẹ ôm dưới bụng trong khi kiếm ăn và di chuyển.
3.2. Một số tập tính của Voọc mũi hếch
3.2.1. Kiếm ăn (Feeding)
Thức ăn ưa thích của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca (Hà Giang) là cuống lá, lá non, hoa và quả nên Voọc mũi hếch kiếm ăn chủ yếu trên các tán cây. Với các loại thức ăn là thực vật dây leo, Voọc mũi hếch thường chọn những vị trí thuận lợi hoặc đu bám trên các dây leo này để lấy thức ăn, nhất là khi chúng ăn cuống lá và quả chín của cây Tử quả Senguin – Iodes senguini và quả của các loài Tứ thư – Tetrastigma spp.
Khu vực kiếm ăn của Voọc mũi hếch thay đổi phụ thuộc vào sự phân bố của nguồn thức ăn, thường ở các khu thung lũng và sườn núi.
Khi tìm thấy loại thức ăn ưa thích, như quả chín của cây Tử quả Senguin –
Iodes senguini, Đu đủ rừng – Brassaiopsis spp. và Trai – Garcinia spp., Voọc mũi hếch thường dành thời gian ăn cuống lá hoặc quả (nếu có) của những cây này sau đó mới chuyển sang ăn các dạng thức ăn khác.
Thời gian kiếm ăn của Voọc mũi hếch bắt đầu từ khi chúng thức dậy khoảng 5:30 (ngày 27 tháng 05 năm 2006), đến khoảng 10:30-11:00 chúng nghỉ trưa và tiếp tục kiếm ăn từ khoảng 14:30 đến khoảng 17:30 (ngày 21 tháng 05 năm 2005).
Không thấy có sự tranh chấp về thức ăn giữa các cá thể trong đàn trong khi kiếm ăn. Voọc mũi hếch thường ngồi trên cành cây và các cá thể trong đàn/nhóm phân tán theo trật tự nhất định. Con đực, con cái trưởng thành và con non thường kiếm ăn gần nhau, khoảng cách giữa các cá thể là 1-3 m và gần như ở trung tâm khu vực kiếm ăn còn các con chưa trưởng thành phân tán ra phần rìa của khu vực kiếm ăn.
3.2.2. Tập tính xã hội (Social behaviour)
Tập tính xã hội của Voọc mũi hếch thể hiện rõ nhất ở tập tính sống theo đàn, quan hệ giữa các cá thể với nhau qua: chải lông cho nhau (Affiliative grooming), chơi đùa (Playing) và cảnh giới (Safeguarding).
- Chải lông cho nhau (Affiliative grooming): thường diễn ra ở từng cặp: cá thể đực trưởng thành và cá thể cái trưởng thành, cá thể mẹ chải lông cho con non, cá thể cái trưởng thành chải lông cho cá thể chưa trưởng thành và ngược lại, các cá thể chưa trưởng thành chải lông cho nhau. Phần lớn, việc chải lông cho nhau thường diễn ra trong các khoảng thời gian nghỉ ngơi của chúng.
- Chơi đùa (Playing): thường diễn ra giữa các con non với nhau hoặc giữa con non với con chưa trưởng thành loại 1. Như vậy, chơi đùa chỉ diễn ra giữa các cá thể non. Cá cá thể này thường chơi đùa với nhau theo kiểu đuổi bắt hoặc “giả đánh nhau”. Chưa có ghi nhận về sự chơi đùa giữa các cá thể trưởng thành, giữa cá thể trưởng thành và cá thể chưa trưởng thành, giữa cá thể trưởng thành và con non, và giữa các cá thể chưa trưởng thành với nhau.
- Cảnh giới (Safeguarding): Chưa có ghi nhận về những cá thể làm nhiệm vụ cảnh giới chuyên trách trong một đàn Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Dường như hầu hết các cá thể trong đàn, trừ các con non, đều làm nhiệm vụ cảnh giới. Do bị săn bắn trong suốt thời gian dài trước đây, Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca rất nhạy cảm với sự hiện diện
của con người. Khi một cá thể trong đàn phát hiện ra người, nó tạm dừng hoạt động riêng của bản thân (như hái, lượm hoặc ngừng ăn, v.v.), ngồi im và theo dõi hoạt động của con người, đồng thời phát ra những tiếng kêu báo động cho cả đàn. Nếu khoảng cách còn xa (khoảng hơn 30 m) thì chúng thường phát ra những tiếng kêu như tiếng nấc khẽ “hudkk… chockk…”; nếu khoảng cách gần (khoảng 10-30m), những tiếng nấc “hudkk… chockk…” này to và rõ hơn. Trong một số trường hợp Voọc mũi
đứng yên tại chỗ thì con đực trưởng thành và một số con khác có thể tiến lại gần và cũng phát ra những tiếng nấc này, há rộng miệng và nhìn người. Hiện tượng này dường như là một biểu hiện đe dọa đối với đối tượng mà chúng đang theo dõi (Ảnh 1).
3.2.3. Nghỉ ngơi (Resting)
Voọc mũi hếch thường nghỉ ngơi vào giữa các khoảng thời gian di chuyển và kiếm ăn; ban đêm voọc ngủ.
Thời gian nghỉ ngơi của Voọc mũi hếch chủ yếu vào buổi trưa (từ 10:30 đến 14:30). Nếu không bị quấy rầy, chúng dành thời gian này để ngồi nghỉ trên các cành lớn trong tán cây. Voọc mũi hếch thường nghỉ theo từng cá thể đơn lẻ hay nhóm (có thể là một (01) gia đình, gồm một cá thể đực trưởng thành, một cá thể cái trưởng thành, một vài cá thể chưa trưởng thành và con non).
Trong thời gian nghỉ, Voọc mũi hếch có thể: ngồi nghỉ, không hoạt động, có khi ngủ “chợp mắt” và có cá thể tự chải lông (auto grooming) hoặc chải lông cho nhau (affiliative grooming).
3.2.4. Di chuyển (Traveling)
Voọc mũi hếch sống trên cây và hoạt động ban ngày; rất hiếm khi xuống đất. Tuy nhiên, trong khu rừng trống, các cây rừng cách xa nhau, Voọc mũi hếch có thể xuống đất di chuyển từ cây này sang cây khác. Hiện tượng này đã quan sát được vào hồi 15:40, ngày 16 tháng 01 năm 2006 tại điểm B300 (Tọa độ: UTM 48Q 512082; 2526179). Chúng chỉ xuống đất trong trường hợp không bị kinh động. Nếu bị kinh động, Voọc mũi hếch lập tức chạy tới và trèo lên cây, sau đó chúng tiếp tục di chuyển trên cây.
Khi di chuyển trên cây, voọc bò hoặc bám từ cành cây này sang cành cây khác. Khi đi qua một cành cây lớn hoặc chuyền giữa hai cây, nhiều cá thể Voọc mũi hếch có kiểu di chuyển hàng một, con đi sau nối đuôi con đi trước.
3.3. Một sốđặc điểm sinh thái dinh dưỡng
3.3.1. Thành phần thức ăn
Kết quả nghiên cứu từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 05 năm 2006, ở khu vực Khau Ca (Hà Giang), chúng tôi đã xác định được 32 loài thực vật thuộc 21 họ là thức ăn của Voọc mũi hếch (Bảng 10). Trong đó, họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có 4 loài; họ Bứa (Clusiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Long não (Lauraceae) mỗi họ có 3 loài; họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Nho (Vitaceae) mỗi họ có 02 loài; các họ thực vật còn lại chỉ có 1 loài.
Voọc mũi hếch ăn các bộ phận khác nhau của cây, trong đó cuống lá được ăn nhiều nhất (26,32%), quả xanh (23,68%), quả chín (21,05%), lá non (10,53%), hạt (7,89%) và các bộ phận khác (10,53%) bao gồm hoa, lõi cành và lá trưởng thành chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần thức ăn của voọc. Chưa có ghi nhận Voọc mũi hếch bắt và ăn thức ăn động vật (Biểu đồ 2).
Các loại quả Voọc mũi hếch ưa thích gồm có Đu đủ rừng – Brassaiopsis
spp., Nghiến – Excentrodendron tonkinense, Tử quả Senguin – Iodes seguini và các loài Trai – Garcinia spp.
Cuống lá 26.32% Quả xanh 23.68% Quả chín 21.05% Lá non 10.53% Hạt 7.89% Hoa 5.26% Lõi cành 2.63% Lá trưởng thành 2.63%
Bảng 10. Danh sách các loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch ở Khau Ca Tháng STT Tên Việt Nam Tên khoa học Dạng sống Bộ phận
bịăn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Họ Thích Aceraceae
1 Thích Bắc bộ Acer tonkinensis GoTB CL CL CL CL CL CL
Họ Trúc đào Apocynaceae
2 Giom Tourner Melodinus tourneri LeoGo QX QX
3 Trúc đào (?) Apocynaceae sp. Leo CL CL
Họ Ngũ gia bì Araliaceae
4 Đu đủ rừng Brassaiopsis stellata GoNho QC Q Q
5 Đu đủ rừng (?) Brassaioopsis sp. GoNho QC Q Q
6 Chân chim mây Schefflera aff. velunosa LeoGo LC LC LC
7 Chân chim lá nhỏ Schefflera palmiformis LeoGo CL CL CL CL
Họ Thiên lý Asclepiadaceae
8 Thiên lý (?) Goniostemma punctatum Leo CL CL CL CL CL
Họ Núc nác Bignoniaceae
9 Rà đẹt Rhadermachera sp. GoLon H H H
Họ Bứa Clusiaceae
10 Trai lý Garcinia bracteata GoLon CL, QC CL CL CL CL CL CL CL CL CL CL, Q CL, Q CL
11 Trai thường Garcinia fagraeoides GoLon CL, QC CL CL CL CL CL CL CL CL CL CL, Q CL, Q CL
12 Trai Garcinia sp. GoLon CL, QC CL CL CL CL CL CL CL CL CL CL, Q CL, Q CL
Họ Thị Ebenaceae
13 Mảy rẹc Diospyros sp. GoLon LN, H H, LN LN
Họ Thầu dầu Euphorbiaceae
14 Chòi mòi Antidesma sp. GoLon LN LN
15 Đỏm lõm Bridelia retusa GoLon QC Q
16 Sòi tía Sapium rotundifolium GoLon Hạt Hạt
Họ Dẻ Fabaceae
17 Sưa Dalbergia tonkinensis GoTB QC Q
Bảng 10 (tiếp theo)