0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Điều kiện kinh tế-xã hộ i

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912) Ở KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG (Trang 36 -39 )

2.1.3.1. Dân số và Dân cư

Nằm trong địa giới hành chính của 3 xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Yên Định và Minh Sơn (huyện Bắc Mê), tỉnh Hà Giang, khu vực Khau Ca chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của 16 thôn bản sau:

- 5 thôn của xã Tùng Bá: Hồng Minh, Phúc Hạ, Nậm Rịa, Hồng Tiến và Khuôn Làng.

- 5 thôn của xã Minh Sơn: Nà Sáng, Khuổi Lòa, Phia Đeng, Khuổi Kẹn và Lũng Vầy.

- 6 thôn của xã Yên Định: Nã Xá, Bản Bó, Nà Yến, Bắc Bừu, Tà Mò và Bản Loan.

Theo số liệu điều tra của Lê Hùng Mạnh và Nguyễn Hoàng Linh (2006), tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, tổng số có 1.791 hộ với 9.667 nhân khẩu, trong đó chiếm đa số là dân tộc Tày (chiếm 77,6%) và dân tộc Dao (chiếm 15,2%), còn lại là

các dân tộc khác như Hmông, Kinh (chiếm 7,2%). Chi tiết về tình hình dân số và dân cư của khu vực Khau Ca được trình bày trong Bảng 6.

Số liệu ở Bảng 6 cũng cho thấy, đời sống dân cư sống xung quanh khu vực Khau Ca còn thấp. Trong tổng số 1,791 hộ, số hộ nghèo còn chiếm 34,9%, số hộ trung bình là 57,7 % và số hộ giàu là 7,4% [7].

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của khu vực, trong năm 2004, là 3,01%.

2.1.3.2. Về nông nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi là hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân sống quanh khu vực Khau Ca. Toàn bộ khu vực có tổng số 784 ha đất nông nghiệp, trung bình 0,43 ha/hộ (xem chi tiết trong Bảng 8).

Người dân địa phương thu nhập chủ yếu từ các hoạt động như: trồng trọt bao gồm lúa, ngô và các loại hoa màu khác, và chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm và các loại vật nuôi khác.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên: địa hình đồi núi dốc, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Kỹ thuật canh tác của dân địa phương còn thấp. Công tác phòng chống dịch bệnh và dịch hại ở vật nuôi, cây trồng còn nhiều hạn chế.

2.1.3.3. Về lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong khu vực còn chưa được chú ý. Công tác giao đất, giao rừng đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa rõ ràng, hiện chỉ có 832,6 ha đất lâm nghiệp đã được giao khoán cho các hộ gia đình, trung bình 2,8 ha/hộ gia đình, nhưng phân bố không đồng đều tại các thôn bản [7].

Thu nhập từ nghề rừng của người dân địa phương chỉ bằng khoảng 12% so với tổng thu nhập nông nghiệp. Hầu như thu nhập từ rừng là không bền vững, bao gồm cả khai thác gỗ bán, khai thác gỗ củi và khai thác lâm sản ngoài gỗ [7].

Bảng 7. Hiện trạng dân số và dân cư của khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang ST T Các thôn Tổng số hộ Nghèo (hộ) Trung bình (hộ) Giàu (hộ) Số lượng nhà tạm Tổng số nhân khẩu Tày (người) Dao (người) Hmông (người) Khác (người) I. Xã Tùng Bá 1 Hồng Minh 244 164 76 17 30 1.448 1.156 228 64 - 2 Phúc Hạ 239 49 128 68 0 1.333 1.221 104 - 8 3 Nặm Rịa 130 60 109 19 0 709 671 31 7 - 4 Hồng Tiến 325 123 175 27 0 1.647 1.393 243 0 11 5 Khuôn Làng 246 81 161 4 0 1.222 1.222 0 0 - Tng 1.184 477 649 135 30 6.359 5.663 606 71 19 II. Xã Minh Sơn 1 Nà Sáng 34 6 26 2 0 172 120 52 - - 2 khuổi Lòa 34 15 17 2 2 217 - 217 - - 3 Phia Đeng 12 0 10 2 9 75 - 75 - - 4 Khuổi Kẹn 42 12 25 5 0 236 - 236 - - 5 Lũng Vầy 81 14 65 2 11 509 - - 509 - Tng 203 47 143 13 22 1.209 120 580 509 0 III. Xã Yên Định 1 Nà Xá 92 3 49 40 - 473 473 - - - 2 Bản Bó 34 11 18 5 - 167 116 12 39 - 3 Nà Yến 70 46 19 5 - 378 372 - - 6 4 Bắc Bừu 68 5 61 2 - 332 332 - - - 5 Tà Mò 54 12 40 2 - 302 2 272 21 7 6 bản Loan 86 24 54 6 2 447 425 0 0 22 Tng 404 101 241 60 4 2.099 1.720 284 60 35 TỔNG SỐ 1.791 625 1.033 208 56 9.667 7.503 1.470 640 54

2.1.3.4. Cơ sở hạ tầng

Tất cả các thôn bản đều có đường dân sinh đến được trung tâm thôn. Một số thôn bản có hệ thống đường liên thôn đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trong khu vực (như tại các thôn bản của xã Tùng Bá). Tuy nhiên, tại hai thôn Khuổi Lòa và Phia Đeng, xã Minh Sơn, do nằm ở khu vực có địa hình cao và dốc nên đường giao thông đến hai bản này còn hết sức khó khăn.

Hiện chỉ có xã Minh Sơn có 1 chợ nhỏ và được họp theo phiên (05 ngày/phiên). Tuy nhiên, tại các thôn bản này vẫn có các hoạt động buôn bán nhỏ, lẻ do tư thương và một số hộ gia đình thực hiện.

Hệ thống điện lưới quốc gia đã tiếp cận được tới hầu hết các thôn bản. Hiện chỉ còn hai thôn Khuổi Lòa và Phia Đeng, thuộc xã Minh Sơn, do nằm ở khu vực riêng biệt và địa hình khó khăn nên chưa được sử dụng điện lưới.

Thông tin, liên lạc của khu vực còn rất hạn chế. Tại mỗi xã, chỉ có 01 trạm bưu điện-văn hóa xã. Đây là trung tâm liên lạc thông tin và văn hóa chính của dân cư trong vùng.

Mỗi xã đều có 1 trạm y tế đặt tại khu vực trung tâm xã. Cơ sở hạ tầng (nhà, trạm), trang thiết bi và thuốc men đã được đầu tư nhiều nhưng vẫn còn thiếu thốn so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.

Các xã đều có trường trung học cơ sở và tiểu học, ở mỗi thôn cũng có các lớp học tiểu học và mầm non. Đại đa số dân địa phương đã được xóa mù chữ, trẻ em được đi học đầy đủ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912) Ở KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG (Trang 36 -39 )

×