Các hoạt động bảo tồ n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang (Trang 72)

Các hoạt động bảo tồn nhằm bảo vệ quần thể Voọc mũi hếch và sinh cảnh sống của chúng ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, được tiến hành kể từ ngay sau khi phát hiện quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực, Tổ chức FFI đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang tiến hành ngay các biện pháp bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài voọc quý hiếm này ở khu vực Khau Ca. Các hoạt động bảo tồn chủ yếu đang được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang (Phụ lục 8).

Công tác bảo tồn quần thể Voọc mũi hếch và sinh cảnh sống của chúng ở khu vực Khau Ca còn được sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền và ban ngành của tỉnh Hà Giang, đặc biệt là UBND tỉnh Hà Giang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang.

Cho đến nay, những nỗ lực bảo tồn đã phần nào thành công trong việc bảo vệ ổn định quần thể Voọc mũi hếch và sinh cảnh của chúng ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Trong ba năm qua (2003 – 2006), không có bất kỳ ghi nhận nào (kể cả thông tin từ phỏng vấn) về việc săn bắn Voọc mũi hếch diễn ra trong khu vực Khau Ca.

3.6.3. S tham gia ca cng đồng địa phương

Các nỗ lực và hiệu quả của công tác bảo tồn thường phụ thuộc vào sự hợp tác và hỗ trợ của các cộng đồng địa phương. Các hoạt động của Dự án Bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang nhận được sự trợ giúp chủ yếu từ các cộng đồng địa phương ở các xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Minh Sơn và Yên Định (huyện Bắc Mê), tỉnh Hà Giang. Những người dân địa phương đã từng là thợ săn trước đây đã tham gia và trợ giúp trong các hoạt động tại thực địa, đặc biệt họ đã cung cấp nhiều thông tin cho công tác nghiên cứu của chúng tôi về khu rừng và về sinh thái, tập tính của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca.

Một số người dân địa phương đã tham gia vào các hoạt động bảo tồn như là: thành viên của Tổ tuần tra và bảo vệ Voọc mũi hếch, trợ lý thực địa cho các nghiên cứu viên và hỗ trợ thực địa cho các đợt nghiên cứu (dẫn đường, hỗ trợ hậu cần v.v.). Các thành viên của Tổ tuần tra và bảo vệ Voọc mũi hếch và các trợ lý thực địa cho các nghiên cứu viên cũng đã được tham gia những khóa tập huấn ngắn hạn về các kỹ thuật và kỹ năng cần thiết (như thu mẫu thức ăn, giám sát quần thể, giám sát các tác động của con người, v.v.) đối với công tác tuần tra và giám sát quần thể Voọc mũi hếch và sinh cảnh của chúng.

3.6.4. Tm quan trng ca khu vc Khau Ca đối vi bo tn Voc mũi hếch

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) là loài linh trưởng đặc hữu và bị đe dọa ở mức độ cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam, hiện chúng chỉ được tìm thấy ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Bắc Kạn [3, 37, 58, 61, 73]. Cho đến nay, chưa có chương trình nuôi nhốt hoặc nuôi sinh sản Voọc mũi hếch thành công, do đó, sự tồn vong của loài này phụ thuộc vào sự tồn tại của các quần thể trong tự nhiên.

Số lượng Voọc mũi hếch ước tính cho toàn bộ vùng phân bố của loài hiện chỉ còn khoảng 140 – 170 cá thể. Các quần thể hiện biết đã và đang được bảo tồn ở Khu BTTN Na Hang và Khu BTTN Chạm Chu (Tuyên Quang) và ở khu vực Khau Ca (Hà Giang). Tuy nhiên, các quần thể này đang chịu những áp lực lớn do săn bắt và

Các kết quả điều tra của Tổ chức FFI và chúng tôi từ 2004 – 2006 tại khu vực Khau Ca (Hà Giang) đều ghi nhận được về sự xuất hiện của 5 con non mới sinh ra vào 2004 – 2005; và 3 cá thể sinh ra vào năm 2006. Đây là một bằng chứng chứng tỏ quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca đang ổn định và phát triển [57].

Tuy nhiên, khu vực Khau Ca hiện vẫn còn là một khu rừng chưa được quản lý, bảo vệ như là một khu bảo tồn chính thức. Điều này là một hạn chế về mặt thể chế cho công tác bảo tồn Voọc mũi hếch của khu vực.

Theo Bản quy định về Tiêu chí phân loại Rừng đặc dụng, kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ – BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, có đủ các tiêu chí của một khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn loài – sinh cảnh, bởi vì:

- Khu vực là sinh cảnh sống quan trọng, có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của loài sinh vật có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế – Voc mũi hếch là loài mt trong 25 loài linh trưởng nguy cp nht trên thế gii [78] và có tên trong Danh lc Đỏ IUCN 2006 [74].

- Có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu và/hoặc trên 3 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam – Voc mũi hếch là linh trưởng đặc hu ca Vit Nam, ngoài ra còn có nhiu loài động vt và thc vt quý hiếm khác có tên Sách đỏ Vit Nam (Bảng5 và Bảng 6).

- Diện tích tuỳ thuộc vào yêu cầu về sinh cảnh của loài sinh vật cần bảo vệ, nhưng ít nhất là 1.000 ha, trong đó các hệ sinh thái tự nhiên chiếm hơn 70% tổng diện tích Khu bảo tồn – Khu vc Khau Ca có din tích vùng lõi gn 1.000 ha.

- Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích Khu bảo tồn phải nhỏ hơn 10%.

Chính vì những lý do nêu trên, UBND tỉnh Hà Giang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức FFI, đang xúc tiến các nghiên cứu tiền khả thi cho dự án thành lập một khu bảo tồn loài/sinh cảnh cho loài Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca (Hà Giang).

KT LUN VÀ KIN NGH

Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. V qun th

- Ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, đã xác định được 53 – 60 cá thể Voọc mũi hếch, sống theo 3 đàn, mỗi đàn có 13 – 37 cá thể, trung bình 16,2 cá thể/đàn, trung bình 16,2 cá thể/đàn.

- Tổ chức đàn theo 2 hình thái: đàn nhỏ (7-13 cá thể/đàn) là một đơn vị đơn đực; đàn lớn (≥ 20 cá thể/đàn), có 3 – 4 cá thể đực trưởng thành, gồm nhiều đơn vị đơn đực.

- Đã xác định được những đặc điểm hình thái, màu sắc đặc trưng cho các cá thể thuộc các nhóm tuổi và giới tính khác nhau (đực trưởng thành, cái trưởng thành; chưa thành loại 2 và loại 1, con non loại 2 và loại 1).

2. V mt s tp tính

- Đã xác định được một số tập tính xã hội (social behaviour) của Voọc mũi hếch thông qua các tập tính: chải lông cho nhau của các nhóm tuổi, chơi đùa của các cá thể non, cảnh giới của các cá thể trưởng thành và chưa trưởng thành. Voọc mũi hếch nghỉ trưa và khoảng 10h

30’ đến 14h30’ theo từng cá thể riêng lẻ hay theo nhóm.

3. V sinh thái dinh dưỡng

- Xác định được 32 loài thực vật thuộc 21 họ ở khu vực Khau Ca là thức ăn của Voọc mũi hếch. Những loài cây này phổ biến, cung cấp đủ nguồn thức ăn quanh

- Voọc mũi hếch thường ăn các bộ phận của cây như cuống lá, quả chín, quả xanh, lá non, hoa, nụ hoa, lõi cành non và lá trưởng thành; nhưng Voọc mũi hếch thích ăn cuống lá, quả chín và quả xanh hơn các bộ phận khác. Mức độ ưa thích các bộ phận cây thay đổi theo mùa, đặc biệt, voọc thích ăn quả của các loài Đu đủ rừng, Nghiến, Tử quả Senguin và các loài Trai.

4. V vùng sng

- Voọc mũi hếch thường kiếm ăn ở khu vực trung tâm của khu vực Khau Ca (khoảng 7 km2). Chưa ghi nhận được quy luật sử dụng lãnh thổ của đàn Voọc mũi hếch. Voọc ngủ trên cành cây to, độ cao khoảng 20 m, ở khu vực khe núi hoặc thung lũng.

5. Các kiu tư thế và vn động

- Đã xác định được các kiểu tư thế của Voọc mũi hếch: Các kiểu ngồi (Sit) gồm có: Ngồi co gối (Sit – in), Ngồi duỗi chân (Sit – out) và Ngồi với chi trước đu bám (Sit/forelimb – suspend); Ôm bằng bốn chi (Bimanual cling = vertical cling); Các kiểu đứng (Stand) gồm có: Đứng bằng bốn chi (Quadrupedal stand), Cúi mình (Crouch), Đứng bằng hai chi sau (Bipedal stand) và Đu bám bằng chi trước/đứng (Forelimb – suspend/stand).

- Đã xác định các kiểu vận động của Voọc mũi hếch: Đi bằng bốn chi (Quadrupedal walk) gồm có: Chạy bằng bốn chi (Quadrupedal run), Leo lên theo chiều thẳng đứng (Vertical climb) và Tụt xuống (Rump – first descent); Di chuyển bằng chi trước (Brachiate); các kiểu nhảy (Leap) gồm có: Nhảy lao xuống (Pronograde leap), Nhảy dựng (Pumping leap), Nhảy ôm thẳng đứng (Vertical clinging leap) và Buông mình (Drop).

6. Mt s vn đề bo tn Voc mũi hếch khu vc Khau Ca

- Các mối đe dọa đối với các loài động vật hoang dã nói chung và Voọc mũi hếch nói riêng ở khu vực Khau Ca là: săn bắt, buôn bán và sinh cảnh bị tác động.

- Hiện nay, quần thể Voọc mũi hếch khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, là quần thể lớn nhất của loài, do đó, khu vực này có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế trong công tác bảo tồn loài Voọc mũi hếch (R. avunculus).

Kiến nghị

1. Thành lp Khu Bo tn Loài – sinh cnh khu vc Khau Ca: tiến hành các nghiên cứu khả thi và xây dựng dự án đầu tư cho Khu Bảo tồn Loài – sinh cảnh ở khu vực Khau Ca nhằm bảo tồn quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực này; xác định cơ chế quản lý, mức độ hỗ trợ và sự tham gia của các cộng đồng địa phương đối với khu bảo tồn.

2. Nâng cao hiu qu công tác qun lý, bo v Voc mũi hếch và sinh cnh sng ca chúng: đẩy mạnh công tác tuần tra, giám sát và ngăn chặn các hoạt động của con người tác động đến khu vực Khau Ca; duy trì và nâng cao hiệu quả của các Tổ tuần rừng; hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm viên và các thành viên của các Tổ tuần rừng về quản lý, bảo vệ rừng nói chung và Voọc mũi hếch nói riêng ở khu vực Khau Ca; tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng và các loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt chú trọng đối với loài Voọc mũi hếch và sinh cảnh sống của chúng.

3. Tiến hành điu tra, nghiên cu khoa hc: tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sinh thái và tập tính của Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca nhằm làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn loài trong tương lai; tiến hành các điều tra thực địa ở các khu vực xung quanh hay gần với khu vực Khau Ca nhằm xác định về sự tồn tại của Voọc mũi hếch ở những khu vực này.

4. H tr cng đồng: xây dựng và phát triển các chương trình, dự án tạo thêm thu nhập và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng địa phương; hỗ trợ các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương trong công tác lập kế hoạch cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kêu gọi các cơ quan của chính phủ, tổ chức, cá nhân và các nhà tài trợ quốc tế cùng hợp tác trong công tác bảo tồn Voọc

Danh mc các công trình ca tác gi liên quan đến lun văn

1.Le Khac Quyet, Covert, H. H., Wright, B.W. (2006), Status of the critically endangered Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) at Khau Ca area, Ha Giang Province, Vietnam. Abstract #428, International Journal of Primatology 27, Supplement 1, February 2006.

2.Covert, H.H., Le Khac Quyet, Wright, B.W. (2006), A preliminary report of the positional behavior of the critically endangered Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) at Khau Ca area, Ha Giang Province, Vietnam. Abstract #306, International Journal of Primatology 27, Supplement 1, February 2006.

3.Wright, B.W., Le Khac Quyet, Covert, H.H. (2006). The dietary ecology of the Tonkin snub – nose monkey (Rhinopithecus avunculus) at Khau Ca area, Ha Giang Province, Vietnam. Abstract #211, International Journal of Primatology 27, Supplement 1, February 2006.

4.Le Khac Quyet, Vu Ngoc Thanh (2006), Status and distribution of Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopitheus avunculus) in Vietnam, Vietnam National University, Hanoi, Journal of Science, Natural Sciences and Technology, T. XXII, No. 3C, AP, 2006, pp. 106 – 110.

5.Nguyen Anh Duc, Vu Anh Tai, Le Khac Quyet (2006), Plant diversity in Khau Ca forest, Ha Giang province, northeast Vietnam, Vietnam National University, Hanoi, Journal of Science, Natural Sciences and Technology, T. XXII, No. 3C, AP, 2006, pp. 91 – 95.

6.Le Khac Quyet, Nguyen Anh Duc, Vu Anh Tai, Covert, H.H., and Wright, B.W. (in press). Diet of Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) in Khau Ca area, Ha Giang Province, Northeastern Vietnam. Submitted to Vietnam Journal of Primatology.

Tài liu tham kho

Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), Sách đỏ Việt Nam – Tập I: phần Động vật (tái bản), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 396 trang. 2. Lê Xuân Cảnh (2001), Kết quả điều tra đa dạng động vật vùng núi Chạm Chu,

tỉnh Tuyên Quang, Trong “Tuyển tập báo cáo, Hội thảo Quốc tế Sinh học”, 02 – 07 tháng 07 năm 2001, Hà Nội.

3. Hà Đình Đức (1991), Tình trạng hiện nay của các loài khỉ ở Việt Nam và biện pháp bảo vệ chúng, Báo cáo khoa học, Đề tài Nhà nước 52 D.03.01, 1/1991, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nôi, 30 trang.

4. Lê Hiền Hào (1973), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam – tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 69 – 76.

5. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên (1994), Danh lục các loài thú Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 167 trang.

6. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 139 trang.

7. Lê Hùng Mạnh, Nguyễn Hoàng Linh (2006), Báo cáo Đánh giá ban đầu về sử

dụng tài nguyên tại khu Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Báo cáo ký thuật, Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) và Tổ chức Con người, Tài nguyên và Bảo tồn (PRCF), Hà Nội, Việt Nam, 23 trang. 8. Nghị định số 32/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 3 năm

2006, quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.

1780), Khỉ cộc (Macaca arctoides Geoffroy, 1831), Chà vá (Pygathrix nemaeus nemaeus Linnaeus, 1771) và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 198 trang.

10. Phạm Nhật (2002), Thú Linh trưởng của Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 111 trang.

11. Đặng Tất Thế (2005), Phân loại Voọc (Colobinae) ở Việt Nam trên cơ sỏ tiến hóa phân tử, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 133 trang và 3 phụ lục.

12. Đào Văn Tiến (1985), Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 329 trang.

13. Nguyễn Khánh Vân (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyến Tiến Hiệp (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 271 trang.

14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang (1994), Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già – tỉnh Hà Giang, Sở Nông – Lâm – Thủy lợi, UBND tỉnh Hà Giang, Hà Giang, 38 trang.

Tiếng Anh

15. Barnett, A. (1995), Expedition Field Techniques: Primates. Expedition Advisory Centre, Royal Geographical Society, London, U.K.

16. Bleisch, W., Xie, J. – H. (1998), Ecology and behavior of Guizhou golden monkeys, Rhinopithecus brelichi, pp. 217 – 240 in N. Jablonski (ed.), The Natural History of the Doucs and Snub – Nosed Langurs. Science Press; Singapore.

17. Boonratana R. (1993), The Ecology and Behaviour of the Proboscis Monkey (Nasalis larvatus) in the Lower Kinabatangan, Sabah, Ph. D.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu vực khau ca, tỉnh hà giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)