Giáo trình Vật liệu cơ khí - Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

97 60 0
Giáo trình Vật liệu cơ khí - Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

(NB) Sau khi học xong Giáo trình Vật liệu cơ khí người học có khả năng: Trình bày được đặc điểm, tính chất cơ lý, ký hiệu và phạm vi ứng dụng của một số vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí như: gang, thép cácbon, thép hợp kim, hợp kim cứng, kim loại màu, ceramic, vật liệu phi kim loại, dung dịch trơn nguội ...

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MƠN HỌC: VẬT LIỆU CƠ KHÍ                                     NGHỀ : CĂT GỌT KIM LOẠI                                     TRÌNH ĐỘ: TC ­CĐ Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­CĐN   ngày 05 tháng 9 năm   2015  của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR ­ VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015 TUN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể  được phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  tham khảo Giáo trình này được viết dựa trên các nguồn tại liệu đã trình bày trong   phần tài liệu tham khảo, khơng nhằm mục đích cá nhân hay kinh tế, tơi xin   cam đoan tài liệu này lấy từ nguồn nào là có trích dẫn cụ thể Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh   doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm LỜI GIỚI THIỆU Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa của nước ta nói chung và   của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng , cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho các   khu cơng nghiệp có vai trị hết sức quan trọng , là yếu tố cơ bản để phát triển  xã hội  và tăng trưởng nhanh và bền vững  Qn triệt chủ trương nghị quyết , Tỉnh Đảng bộ Bà Rịa – Vũng tàu lần  thứ 5, về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho cơng  cuộc cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu và nhận thức   đúng đắn về  tầm quan trọng của chương trình giáo trình đối với việc nâng   cao chất lượng đào tạo  Trên cơ  sở  chương trình khung của Bộ  LĐTBXH ban hành  và kinh nghiệm  thực tế  từ  quá trình đào tạo với sự  hợp tác và giúp đỡ  nhiệt tình của các  chuyên gia đến từ  Nhật bản   và sự  chỉ  đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu   Trường cao đẳng nghề  Bà Rịa – Vũng Tàu , khoa cơ  khí tổ  chức biên soan   giáo trình bộ mơn Vật Liệu Cơ Khí một cách  khoa học  và có hệ thống  , cập   nhật kiến thức thực tế , phù hợp với đối tượng học sinh học nghề    Mơn học vật liệu cơ khí là một mơn học có rất nhiều thơng tin về lý thuyết ,  và mang tính ứng dụng rất cao trong thực tiễn          Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu  sót , bất cập. Chúng tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp của q  Thầy cơ và các em học sinh trong nhà trường để  từng bước hồn thiện giáo   trình này Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày  01 tháng 11 năm 2015                                                                                            Biên soạn                                                                                               Nguyễn Hữu Tuấn MỤC LỤC Chương  1: Cấu tạo và tính chất của kim loại và hợp kim .1 1.1. Khái niệm về vật liệu cơng nghiệp 1.2. Khái niệm về vật liệu kim loại 1.3. Cấu tạo về mạng tinh thể và hạt của kim loại 1.4. Cách đánh giá cơ tính của kim loại .7 Chương  2: Hợp kim sắt ­cacbon 11 2.1. Phân loại hợp kim sắt ­ cacbon 11 2.2. Giản đồ trạng thái sắt  ­ cacbon 13 2.3. Thép cacbon và thép hợp kim 16 2.4. Gang 34 Chương  3: Hợp kim màu .45 3.1. Đặc điểm và tính chất của hợp kim màu 45 3.2. Đồng và hợp kim đồng 45 3.3. Nhôm và hợp kim nhôm 50 Chương  4: Nhiệt luyện 53 4.1. Một số khái niệm cơ bản về nhiệt luyện 53 4.2. Các hình thức nhiệt luyện 56 Chương  5: Vật liệu phi kim loại 69 7.1. Khái niệm về một số vật liệu phi kim loại 69 7.2. Chất dẻo .69 7.3. Vật liệu composit .74 7.4. Cao su 76 7.5. Amian 78 7.6. Gỗ .78 Tài liệu tham khảo 82 CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC  VẬT LIỆU CƠ KHÍ Mã số của mơn học: MH 14 Thời gian của mơn học: 60giờ.  (LT: 47giờ; TH: 13giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MƠN HỌC ­ Vị trí: +  Mơn học có thể  được bố  trí trước, đồng thời hoặc sau khi  học  sinh học  xong các mơn học chung bắt buộc.  + Mơn học được bố trí trước các mơn học, mơ­đun đào tạo chun mơn nghề ­ Tính chất: + Là mơn học kỹ  thuật cơ  sở  thuộc c ác mơn học, mơ đun đào tạo nghề  bắt  buộc II. MỤC TIÊU MƠN HỌC: Sau khi học xong người học có khả năng: ­  Trình bày được đặc điểm, tính chất cơ  lý, ký hiệu và phạm vi  ứng  dụng của một số  vật liệu thường dùng trong ngành cơ  khí như: gang, thép  cácbon, thép hợp kim, hợp kim cứng, kim loại màu, ceramic, vật liệu phi kim  loại, dung dịch trơn nguội  ­  Giải thích được một số khái niệm về nhiệt luyện và hố nhiệt luyện ­ Nhận biết được vật liệu qua màu sắc, tỷ trọng, độ nhám mịn, âm thanh   khi gõ, đập búa, xem tia lửa khi mài Xác định được tính chất, cơng dụng các loại vật liệu thường dùng cho  ­ nghề ­ Có khả năng tự mua các loại vật liệu theo đúng u cầu của sản xuất ­  Đo được độ cứng HB, HRC ­ Nhiệt luyện được một số  dụng cụ  của nghề  như  dao tiện thép gió,  đục Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích  ­ cực sáng tạo trong học tập III. NỘI DUNG MƠN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian(giờ) Tên  Số TT Thực  chương,  Tổng  Lý  hành mục số thuyết  Bài  tập I Khái  niệm cơ bản về kim loại  và hợp kim 6 Cấu tạo kom loại và hợp kim Tính chất chung của kim loại  và hợp kim II 20 Khái niêm Giản đồ trạng thái sắt các bon Gang Thép  III IV Hợp kim cứng Kiểm tra chương 1,2  Kim loại màu và hợp kim  10 12 10 Nhơm và hợp kim nhơm Đồng và hợp kim đồng Các loại hợp kim màu khác Hợp kim làm ổ trượt Nhiệt   luyện  –   hóa   nhiệt  luyện Khái niệm về nhiệt luyện thép V màu Hợp kim sắt – Cácbon 18 Nhiệt luyện Hóa nhiệt luyện Thí nghiện Kiểm tra chương 4 Vật liệu phi kim loại 1 Chất dẻo Cao   su   –   Ami   ăng   –  Compozit Vật liệu bôi trơn làm mát Kiểm   tra   chương     đến  chưng 4 Cộng 60 50 10 CHƯƠNG 1 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP KIM Cung cấp những kiến thức cơ  bản về tính chất và cấu tạo vật liệu   ( đặt biệt cấu tạo của hợp kim) để  từ  đó xác định được mối quan hệ  giữa chúng.  Mục tiêu ­ Phân biệt và hiểu được các tính chất ­ Hiểu và nắm chắc định nghĩa, ký hiệu, đơn vị, ý nghĩa các loại cơ  tính thường dung trong vật liệu kim loại ­ Hiểu được cấu tạo bên trong của kim loại ngun  chất và hợp kim ­ Hiểu được các dạng cấu tạo của hợp kim Nội dung:  1.1 Khái niệm về vật liệu cơng nghiệp          Tất cả các vật liệu dùng trong cơng nghiệp được sử dụng có thể ở cả 3  trạng thái là rắn, lỏng và khí. Ở trạng thái rắn như sắt, thép, gỗ, đá, chất dẻo,   cao su v.v….Ở  trạng thái lỏng như  xăng, dầu, rượu, benzen, nước, glyxêrin  v.v…Ở  trạng thái khí và hơi như  hơi nước q nhiệt (có nhiệt độ  cao hơn  100oC), khí oxy (O2) và axêtylen dùng trong ngành hàn, khí cacbonic (CO2) đã  được hố lỏng dùng làm lạnh bia, nước ngọt v.v…      Các vật liệu  ở trạng thái rắn dùng để  chế  tạo các máy móc, cơng trình,   vật dụng dùng trong đời sống hàng ngày của con người có thể  chịu được   một lực tác dụng nhật định nào đó được gọi là vật liệu kết cấu. Tuỳ thuộc   vào cấu tạo bên trong, vật liệu kết cấu lại được chia thành 3 loại: Vật liệu   10 ­ Giới thiệu cho học sinh những tính chất và cơng dụng của những vật liệu   phi kim loại và các vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí ­ Giới thiệu một số cơng dụng của vật liệu mới Mục tiêu ­ Biết được các tính chất và cơng dụng của các loại vật liệu phi kim loại  thường dùng ­ Có khái niệm về vật liệu mới và xu thế  phát triển vật liệu hiện nay trên  thế giới 5.1­ Khái niệm về một số vật liệu phi kim loại Trong cơng nghiệp chế  tạo máy hiện đại, ngồi việc sử  dụng các vật  liệu kim loại  là vật liệu thơng dụng nhất hiện nay, người ta cịn dùng ngày   càng nhiều các vật liệu phi kim loại (hay cịn gọi là vật liệu khơng kim loại)  vì chúng có một số   ưu điểm mà các vật liệu kim loại khơng thể  thay thế  được như tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mịn hố học tốt  Các vật liệu phi kim loại có thể  là vật liệu thiên nhiên như  gỗ, đá, cao su,   amian, graphit  có thể là nhân tạo như thuỷ tinh, chất dẻo, cao su nhân tạo  Dưới đây chúng ta chỉ nghiên cứu một số vật liệu phi kim loại thơng dụng 5.2 –Chất dẻo 5.2.1­ Khái niệm Chất dẻo là một loại vật liệu nhân tạo, được sản xuất từ  các vật liệu  hữu cơ, chủ yếu là từ các sản phẩm chưng cất dầu mỏ như các hydro cacbon,   fenol, rượu, anđêhyd 83 Chất dẻo có cấu tạo vơ định hình nghĩa là các ngun tử của chúng khơng  được sắp xếp thành những hình hình học khơng gian nhất định giống như kim   loại, mà sắp xếp theo dạng cao phân tử hay cịn gọi là polyme. Các ngun tử  của polyme sắp xếp thành các phân tử có khối lượng rất lớn, thường có khối  lượng phân tử  (ký hiệu là M) bằng từ  5000 đến 1 triệu (nên gọi là cao phân  tử) do đó mỗi phân tử được gọi là một đại phân tử. Cấu tạo đại phân tử gồm  một chuỗi dài các mắt xích nối tiếp nhau, mỗi mắt xích được gọi là một   monome, nên nhiều mắt xích nối tiếp nhau gọi là polyme.                 Chất dẻo có ưu điểm nổi bật so với kim loại là: ­ Nhẹ, có khối lượng riêng từ 0,02 đên1,8 g/cm3 ­Cách nhiệt, cách điện, cách âm tốt  ­Tính cơng nghệ  tốt nghĩa là dễ chế  tạo thành sản phẩm với cơng nghệ  đơn  giản, khi nhận được những sản phẩm có hình dạng phức tạp  ­Có hệ số ma sát nhỏ nên khi ma sát thì lâu mịn hơn so với kim loại Nhược điểm chủ  yếu của chất dẻo là chịu nhiệt khơng cao (thường khơng  q 3000C ), chóng bị  hố già ( lão hố) nên thời gian sử  dụng khơng nên để  lâu hơn 20 năm, độ bền khơng cao lắm 5.2.2­ Phân loại chất dẻo Có nhiều cách phân loại: ­Phân loại theo tính chịu nhiệt có chất dẻo nhiệt dẻo và chất dẻo nhiệt rắn Chất dẻo nhiệt dẻo là các chất dẻo mà khi nung nóng thì mềm ra, khi để  nguội thì cứng lại. Trong q trình nung nóng và làm nguội như  vậy các tính   chất lý hố cơ bản khơng thay đổi. Loại chất dẻo này khơng chịu lực và nhiệt   độ cao 84 Chất dẻo nhiệt rắn là các chất dẻo khi nung nóng khơng mềm ra, chỉ khi   nung đến một nhiệt độ  cao nhất định thì bị  phân huỷ  hoặc bị  cháy và chất  dẻo bị phá huỷ hồn tồn. Tuy nhiên khi chưa bị phân huỷ chất dẻo nhiệt rắn  chịu lực tốt. Do đó chất dẻo nhiệt rắn cịn gọi là chất dẻo chịu lực, chịu   nhiệt ­Phân loại theo cấu tạo mạch có chất dẻo mạch thẳng, chất dẻo mạch nhánh,  chất dẻo mạch thang, chất dẻo mạch lưới, chất dẻo lập thể  (mạch khơng  gian) ­Phân loại theo nhóm cơng thức hố học có chất dẻo olefin, chất dẻo vinyl,   chất dẻo phenol, chất dẻo polyeste, chất dẻo acrilic              Dưới đây chỉ nghiên cứu một số chất dẻo thơng dụng Hình 5.1­ Các chi tiết làm bằng chất dẻo 5.2.3­ Các  chất dẻo nhiệt dẻo hay cịn gọi là" chất dẻo dẻo nóng"              Chất dẻo nhiệt dẻo có nhiều loại, thơng dụng nhất là: 5.2.3.1­ Polyetylen có cơng thức là (C2H4)n viết tắt là PE   Đây là chất dẻo khơng màu, khơng mùi, khơng vị  , trong suốt, có khối  lượng riêng là 0,96 g/cm3, cách điện tốt, khơng thấm nước, khơng thấm khí,   khơng hồ tan trong nước ngọt, nước mặn, trong cồn nhưng dễ hồ tan trong   axêton, benzen. Polyetylen được sản xuất bằng cách tổng hợp từ  khí etylen.  85 Sản phẩm bằng polyetylen có thể ở các dạng khác nhau: Cán thành tấm mỏng   để  làm túi đựng chất lỏng, vật liệu hạt, bột. Chế  tạo  ống như   ống truyền   máu, huyết thanh trong ngành y tế,  ống dẫn nước, dẫn hố chất. Bọc dây  điện, bọc kim loại để vừa chống gỉ vừa cách điện, chế tạo dụng cụ gia đình   bát,  đĩa Nhược điểm chủ  yếu của polyetylen là khơng chịu nhiệt đến  q 800C. Nếu rót nước sơi vào cốc bằng PE thì nó mềm ra, sau đó khi nguội  thì co lại. Khả năng chịu lực của PE kém 5.2.3.2­ Polypropylen có cơng thức là (C3H6)n , viết tắt là PP PP có tính chất gần giống với PE về tính chất hố học  và cơ học. Nhưng   khác với PE ở tính chịu nhiệt và tính thấm khí. PP chịu được nước sơi, nhưng  nếu q 1300C thì cũng bị mềm ra và co lại. PP thấm khí ít hơn nên nếu bọc   kim loại trong túi PP dán kín thì kim loại chậm bị rỉ hơn so với bọc trong túi  PE. Chế  tạo các dụng cụ  gia đình có tiếp xúc với nước sơi thì bằng PP tốt   hơn PE 5.2.3.3­ Polyvinylclorua có cơng thức là (C2H3Cl)n , viết tắt là PVC PVC là chất dẻo nhiệt dẻo ở dạng trong suốt, dễ pha màu, hoặc đục nếu  có thêm chất độn. PVC có  ưu điểm là   nhiệt độ  thường thì cứng, bề  mặt  bóng nên rất dễ chùi rửa. Chống ăn mịn hố học tốt nhưng có nhược điểm là   khơng chịu nóng (khơng chịu được nước sơi) và dễ  bị  lão hố dưới tác dụng  của ánh sáng và nhiệt PVC được  ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và trong nhiều ngành  cơng nghiệp như làm vải giả da (ximili), vỏ quạt bàn, vỏ TV, radio, bàn, ghế,   vỏ máy giặt, máy tính 5.2.3.4­ Teflon­4, cịn có tên là polytetrafluoetylen, có cơng thức là (CF2­ CF2)n 86  Là chất dẻo nhiệt dẻo, có tính chịu nóng và chịu lạnh rất tốt. Chịu nóng  đến 3000C và chịu lạnh đến ­1960C. Có hê số ma sát nhỏ và có tính chống ăn  mịn hố học rất tốt. Dùng làm các loại bánh răng,  ổ  trượt, trục bơm nước,  van, khố nước, van dầu, linh kiện điện tử, phủ  kim loại để  chịu nóng và  chống masát như phủ lên chảo khơng dính. Hiện nay một số cơng ty hố chất  nước ngồi dùng chất dẻo này chế tạo thành dung dịch để pha vào nhớt ơ tơ,  xe gắn máy (chất phụ gia nhớt) làm giảm sự mài mịn của bánh răng hộp số 5.2.3.5 ­Polystyren có cơng thức là (CH2­CHC6H5)n viết tắt là PS Polystyren là chất dẻo trong suốt, cứng, chắc, khơng mùi, khơng vị, cháy  có nhiều khói, dễ gia cơng bằng phương pháp ép và đúc dưới áp suất, chịu ăn   mịn hố học tốt, cách điện tốt. PS bền trong dung dịch kiềm, H2SO4, H3PO4   và axit boric bất cứ nồng độ nào, bền trong axit HCl (10­30%) và các axit hữu   khác. Bền trong nước, rượu, xăng, dầu thực vật và các dung dịch muối.  Chỉ có HNO3 đậm đặc và các chất oxy hố mới phá huỷ được PS. PS dùng để  chế tạo các vật phẩm sinh hoạt như bàn ghế, quản bút, hộp đựng xà phịng,  cán dao cạo râu, cúc áo, lược, thìa, cốc, dĩa, chai    PS có thể sản xuất các loại ống, thanh, băng, sợi bằng phương pháp ép đùn PS cịn có thể  dùng để  tổng hợp với cao su thành cao su butadien styren làm   cao su chịu mài mịn như lớp mặt lốp ơ tơ, lơ chà gạo  5.2.4­ Các chất dẻo nhiệt rắn hay cịn gọi là "chất dẻo cứng nóng" Điển hình là chất dẻo bakêlit cịn có tên là phê­nơn­fo­ma­đê­hit (phenol­ formaldehyd)  Đây là chất dẻo nhiệt rắn được sử dụng rất rộng rãi. Khi chế  tạo thành   sản phẩm người ta phải trộn thêm chất độn như bột gỗ, amian, sợi thuỷ tinh  v.v  rồi ép thành sản phẩm và sấy nóng ở nhiệt độ khoảng 1500C để chi tiết  87 cứng lại. Loại chất dẻo này khi làm việc chịu được nhiệt độ 130­1500C, cách  điện tốt, chịu được các mơi trường hố học axit và mơi trường kiềm, các  dung mơi hữu cơ. Khi nung nóng đến nhiệt độ  cao bakêlit khơng nóng chảy  mà chỉ  bị  phá huỷ  do cháy. Một số  cơng dụng: Trộn với sợi amian ép thành  má thắng ơ tơ, xe gắn máy. Trộn với bột gỗ  làm tay nắm trên các máy cơng  cụ, tay điều khiển trên ơ tơ và các máy móc khác, chế tao các hộp đựng dụng  cụ, cán thành các tấm cách điện có chiều dày khác nhau. Trộn với graphit làm  ổ  trượt. Tẩm nhựa   bakêlit lên giấy thấm làm giấy cách điện gọi là giấy  hêtinac dùng bọc các búi dây trong máy biến áp và động cơ  điện. Độn sợi  thuỷ tinh chế  tạo các bánh răng chạy rất êm và ít bị  mài mịn và chỉ  cần làm  nguội bằng nước Ngồi ra trong nhóm chất dẻo nhiệt rắn cịn có một số  chất dẻo nhiệt   rắn   khác     chất   dẻo   cacbamit   hay   cịn   có   tên     chất   dẻo   mêlamin  (melamin­formaldehyd); chất dẻo epoxi, chất dẻo silicon; v.v 5.3­ Vật liệu compoosit 5.3.1­ Khái niệm Vật liệu compozit là một loại vật liệu mới được chế tạo và sử dụng vào  cuối thế  kỷ  20. Tuy mới phát minh gần đây nhưng do tính độc đáo về  tính  chất và tính hiệu quả về kinh tế của vật liệu mà hiện nay nó được sử  dụng   rất rộng rãi trên thế giới.  Vật liệu compozit là vật liệu được chế  tạo từ  hai hay nhiều vật liệu   khác nhau kết hợp lại, trong đó phải gồm hai loại thành phần vật liệu rất   khác nhau về  tính chất : đó là một loại vật liệu phải rất bền gọi là vật liệu  cốt và loại kia phải rất dẻo gọi là vật liệu nền. Vật liệu cốt đóng vai trị chịu  lực, cịn vật liệu nền đóng vai trị liên kết vật liệu cốt lại với nhau. Vì vật  88 liệu cốt có tính bền cao, vật liệu nền có tính dẻo cao nên vật liệu compozit  vừa có tính bền cao vừa có tính dẻo cao, mà tính chất này khơng một vật liệu  thơng thường nào có thể  có được. Tuy nhiên để  có được tính chất này, ta  khơng thể lấy bất kỳ vật liệu nào cũng chế  tạo được mà phải chọn sao cho   vật liệu cốt (bền cao) và vật liệu nền (dẻo cao) phải có hệ số  giãn nở  nhiệt   gần bằng nhau để trong q trình sử dụng sự liên kết giữa chúng khơng bị phá  huỷ do giãn nở khơng đồng đều Hình 5.2­ Các vật liệu nền cho composit 5.3.2­ Các loại vật liệu compozit thơng dụng.  5.3.2.1­ Sợi thủy tinh   Sợi thuỷ  tinh là một loại vật liệu compozit thơng dụng nhất hiện nay,  được chế tạo bằng các sợi cốt là thuỷ  tinh silicat chất lượng cao và vật liệu   nền bọc xung quanh là các loại chất dẻo nhóm polyeste hoặc có thể  là các  chất dẻo nhiệt dẻo khác. Sợi thuỷ  tinh có độ  bền cao, độ  dẻo cao, chịu va  đập rất tốt, đặc biệt chống ăn mịn hố học tốt, có thể dùng thay thế cho các  chi tiết bằng thép có độ bền trung bình. Nhưng sợi thuỷ tinh có ưu điểm hơn  thép là khơng bị sét rỉ và rất nhẹ (khối lượng riêng chỉ khoảng 1,2­1,4 g/cm3).  Sợi thuỷ tinh dùng để chế tạo vỏ máy giặt, vỏ ca nơ, vỏ cabin ơ tơ, mui xe du   lịch, tấm ngăn giữa buồng lái và các buồng máy, buồng hành khách trên máy  89 bay, làm dây cáp quang, một số chi tiết chịu lực bên trong con tàu du hành vũ   trụ    trên hình 5­1. 5­2, 5­3. Loại này chế  tạo đơn giản,   Việt nam đã   chế tạo được.   Hình 5.3­: Các máy móc sử dụng vật liệu composit 5.3.2.2­ Sợi cacbon Sợi cacbon là một loại compozit cao cấp, được chế  tạo gồm các sợi cốt  cũng gọi là sợi cacbon và vật liệu nền là các loại chất dẻo như  polyeste,   epoxi, polyimid  Sợi cốt cacbon được chế tạo từ các sợi chất dẻo bằng một   cơng nghệ đặc biệt mà ở nước ta hiện nay chưa chế tạo được. Sợi cacbon có   độ  bền rất cao, chống ăn mịn hố học tốt, chịu nhiệt cao, dùng để  chế  tạo  một số chi tiết chịu lực trong ơ tơ, máy bay, tàu thuỷ như mũi máy bay, thanh  cản ơ tơ, vành xe, nhất là các chi tiết trên các con tàu vũ trụ, tàu con thoi  Hình 5.4­: Sợi cacbon 90 5.4­ Cao su Cao su là vật liệu có tính đàn hồi cao, khơng thấm nước, khơng thấm khí,  chịu được nước ngọt, nước mặn, các loại axit và badơ  vơ cơ  nhưng dễ  hồ  tan trong dầu, xăng, axêtơn, benzen  Cao su có khối lượng riêng từ 0,92­0,94  g/cm3. Ở nhiệt độ thường cao su có khả năng chịu lực và có thể đàn hồi cao,  nhưng khi nóng đến trên 40oC thì mềm ra, đến 100oC thì rất dẻo và đến   180oC thì chảy ra.  Ở  nhiệt độ  âm từ  0 đến ­80oC thì cứng lại, khó đàn hồi   Khi chế  tạo thành sản phẩm người ta trộn thêm lưu huỳnh từ  1­2% để  khi  hấp nóng gọi là lưu hố, lưu huỳnh có tác dụng làm cho cao su cứng hơn, bền   hơn, chịu lực tốt hơn Cao su có 2 loại: Cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo Cao su thiên nhiên cịn có tên là cao su isopren khai thác từ mủ cây cao su  gọi  là la­tếch. Sau khi  lọc hết nước khống có trong mủ  ta  được cao su   ngun chất gọi là crếp. Từ crếp pha với các chất độn và lưu huỳnh ép thành  sản phẩm, đem hấp lưu hố   nhiệt độ  150­160oC ta sẽ  được cao su sản  phẩm. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên có độ bền cao, đàn hồi tốt, nhưng chịu  nhiệt khơng cao, dễ  bị  ăn mịn trong xăng dầu. Cao su thiên nhiên tuy khơng  thấm nước, khơng thấm khí, nhưng dùng làm bọc khí lâu ngày vẫn bị  khí  khuếch tán qua cao su nên khơng giữ  khí được lâu. Để  tạo được cao su đáp  ứng được các u cầu đa dạng người ta phải dùng cao su nhân tạo.  Cao su nhân tạo là cao su được tổng hợp từ  các hydro cacbon. Từ  crếp  nhân tạo để  chế  tạo thành sản phẩm người ta cũng phải cho thêm các chất  độn và chất lưu hố, ép thành hình, đem hấp lưu hố mới sử dụng được. Cao  su nhân tạo có nhiều loại: 91 Cao su butadien styren có tính chống mài mịn cao, dùng để  chế  tạo lớp  mặt chịu mịn của vỏ ơ tơ, xe gắn máy (lớp mặt lốp), làm dây đai, băng tải Cao su butyl có tính chống thấm khí tốt dùng làm ruột ơ tơ, ruột xe gắn máy Cao su nitryl, cao su sunfon khơng bị  ăn mịn trong xăng, dầu, mỡ  dùng  làm vịng đệm lót (gioăng) trong các máy bơm dầu, bơm khí Cau su silicon có tính chịu nóng đến 300oC dùng làm các vịng đệm lót  trong các lị có khí bảo vệ, lị chân khơng, làm lớp mặt lơ  kéo giấy máy  photocoppy    Hình 5.5­: Cao su 5.5­ Amian Amian là hợp chất khống có trong thiên nhiên ở dạng bột hoặc sợi nhỏ.  Thành phần chủ yếu là hỗn hợp của các oxit SiO2, MgO, Al2O3 với các tạp  chất   lẫn     CaO,   Na2O,   K2O   Trọng   lượng   riêng     amian     2,4­2,6  g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 1450­1500oC. Amian có tính cách nhiệt tốt nhưng   làm việc lâu dài đến nhiệt độ  500oC và thời gian ngắn thì đến 700oC   Trong thiên nhiên amian khai thác ra  ở dạng các sợi dài ngắn khác nhau. Nếu  sợi dài hơn 8mm dùng xe thành sợi lớn hơn hoặc dệt thành vải. Nếu sợi nhỏ  hơn 8mm gọi là bột. Trong ngành luyện kim, bột amian sử dụng   dạng bột  92 nén cách nhiệt. Trong các ngành cơng nghiệp khác cũng có sử dụng amian bột  như làm ngói fibrơ ximăng, trộn với nhựa bakêlit làm má thắng ơ tơ   5.6 –GỖ 5.6.1 ­Tính chất của gỗ Ngày nay, tuy cơng nghệ chế tạo vật liệu đã phát triển và có nhiều loại   vật liệu tổng hợp khác nhau, nhưng gỗ là vật liệu thiên nhiên vẫn là một loại   vật liệu cơng nghiệp quan trọng. Ngồi việc thân cây gỗ  được sử  dụng theo   truyền thống xưa nay, cơng nghiệp chế biến gỗ hiện đaị sử dụng tồn bộ cây  gỗ  gồm cành, lá, rễ, vỏ  để  chế  biến thành ván ép, ván dăm, chiếu gỗ, bột   giấy, sợi hóa học, rượu cồn, hóa chất  Sở  dĩ gỗ  được sử  dụng nhiều trong cơng nghiệp vì gỗ  có các tính chất   sau: nhẹ, độ dẫn nhiệt và dẫn điện nhỏ, khi khơ thì cách điện tốt, có vẻ đẹp  tự nhiên nhờ các vân, thớ đa dạng, chịu được tác dụng của một số mơi trường   khí, dễ chế biến thành sản phẩm, giá thành rẻ Nhược điểm chủ  yếu của gỗ  là khả  năng chịu lực theo thớ  dọc và theo  thớ  ngang khơng bằng nhau và các tính chất của gỗ thường thay đổi theo độ  ẩm Độ   ẩm của gỗ  theo % được tính bằng tỷ  số  giữa hiệu số  trọng lượng mẫu   gỗ trước và sau khi sấy khơ, với trọng lượng sau khi sấy Các tính chất của gỗ thường được quy định ứng với độ ẩm là 15% Trọng lượng riêng của các lọai gỗ  thơng thường (ở  độ   ẩm 15%) tùy  thuộc vào loại gỗ là trong khoảng 0,44­0,81g/cm3. Nhưng đối với các lọai gỗ  93 q ở Việt Nam thường khoảng 0,70­1,4g/cm3. Gỗ có trọng lượng riêng càng  cao thì khả năng chịu lực càng lớn Độ  bền của gỗ theo chiều dọc thớ cao hơn chiều ngang thớ. Căn cứ  vào độ  bền của gỗ, theo TCVN chia gỗ thành 8 nhóm: Gỗ  nhóm 1 là nhóm gỗ  q, có độ  bền kéo dọc từ  1395 KG/cm2 trở  lên. Gỗ  nhóm 2 và nhóm 3 được gọi là thiết mộc ( gỗ  cứng như  sắt) khơng bị  mối  mọt, có độ bền kéo dọc từ 1394 đến 970 KG/cm2 . Gỗ nhóm 4 và nhóm 5 tuy  dễ  bị  mối mọt nhưng có độ  bền khơng thấp, từ  969 đến 675 KG/cm2. Từ  nhóm 6 trở xuống gọi là gỗ tạp, có độ bền thấp dưới 675 KG/cm2 5.6.2­ Cơng dụng Gỗ q đắt tiền, ít dùng trong cơng nghiệp, thường dùng làm dụng cụ gia  đình như  giường, tủ, bàn, ghế  và thường được coi như  của gia bảo. Thí dụ  các lọai gỗ  q   rừng miền Bắc có lát chun, lát hoa; rừng miền Trung có  mun, trắc, gõ mật; rừng miền nam có cẩm lai, giáng hương, trắc, pơ mu  Gỗ  nhóm 2, 3 là loại được dùng nhiều nhất trong cơng nghiệp vì có độ  bền cao,   một số chịu nước tốt như sao, bình linh, căm xe, chị chỉ, huỷnh  Gỗ từ nhóm  4 trở xuống dễ bị mối mọt nên khi sử  dụng phải dùng các biện pháp bảo vệ   sơn, tẩm, sấy  Các lọai gỗ  này rẻ  tiền và có rất nhiều chủng loại nên  ngồi việc chế  tạo trực tiếp thành sản phẩm như  bàn, ghế, cánh cửa, khung   cửa  người ta thường dùng để  chế  tạo ván ép, ván dăm, fc mi ca  để  sử  dụng làm các vật trang trí nội thất hoặc chế  biến thành bột giấy để  làm  giấy 5.6.3­ Bảo quản gỗ 94 Các vật dụng bằng gỗ phải ln ln giữ khơ ráo, chống mưa, nắng. Gỗ  là vật liệu dễ cháy nên cũng phải để xa các nguồn nhiệt. Gỗ càng lâu càng dễ  bị phá hủy do nhiều ngun nhân khác nhau như mục, mọt, mài mịn Để  bảo quản gỗ  có nhiều phương pháp khác nhau như  đánh vecni, sơn,   tẩm ,sấy  Gỗ sấy đến độ  ẩm dưới 8% sẽ khơng bị  mục rửa, nhưng với gỗ  nhóm 4 trở  xuống vẫn có thể  bị  mọt ăn. Để  chống mối, mọt  người ta phải   phun thuốc trừ mối mọt hoặc tẩm các dung dịch chống mọt. Để  chống cháy  người ta qt lên gỗ  các dung dịch chống cháy như  axit phốt phoric hay axit   boric Câu hỏi ơn tập  1 ­Phân biệt tính chất của chất dẻo nhiệt dẻo và chất dẻo nhiệt rắn 2 ­Kể 3 tên chất dẻo nhiệt dẻo và cơng dụng của chúng 3 ­Vật liệu compozit có đặc điểm gì. Kể 3 cơng dụng của sợi thuỷ tinh 4 ­Cao su có tính chất gì khác với chất dẻo, hãy kể  3 sản phẩm của cao   su thiên nhiên và 3 sản phẩm là cao su nhân tạo 5 ­Cơ tính của gỗ phụ thuộc những yếu tố nào? Hãy kể 3 tên gỗ nhóm gỗ  q, 3 tên gỗ nhóm 2 và 3 theo phân loại cơ tính 6 ­Đá mài chế  tạo từ  những vật liệu nào, để  mài gang dùng đá mài loại   nào, mài thép đã tơi dùng đá loại nào 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồng Tùng, Giáo trình Vật Liệu Cơ Khí Và Cơng Nghệ Cơ Khí, NXB Giáo  Dục, 2006 [2] Nguyễn Thị n, Giáo trình Vật Liệu Cơ Khí, NXB Hà Nội, 2005 [3] Nguyễn Tác Ánh, Giáo trình Cơng Nghệ  Kim Loại, Trường  Đại học Sư  phạm Kỹ thuật tp HCM, 2004 96 [4] Nguyễn Văn Dán, Vật liệu kỹ  thuật, Trường Đại học Bách Khoa tp HCM,   2006 [5] Nghiêm Hùng, Kim Loại Học Và Nhiệt Luyện, NXB Đại học và Trung học  chuyên nghiệp, 1973 [6] Nguyễn Văn Tư, Vật Liệu Học, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1996 [7]   Mikell   P   Groover,   Fundamentals   Of   Morden   Manufacturing   –   Materials,  Processes and Systems, Lehigh University 97 ...  chia làm 2? ?loại? ?là? ?vật? ?liệu? ?kim? ?loại? ?và? ?vật? ?liệu? ?phi? ?kim   loại? ?(có thể gọi? ?vật? ?liệu? ?khơng? ?kim? ?loại)   Vật? ?liệu? ?tinh thể gồm các? ?kim? ?loại? ?ngun chất, các hợp? ?kim? ?và các? ?loại? ? đá, các muối vơ? ?cơ. ? ?Vật? ?liệu? ?tinh thể... loại? ?là chủ yếu thì gọi là hợp? ?kim.  Hợp? ?kim? ?phải có tính? ?kim? ?loại Về màu sắc và sử dụng,? ?kim? ?loại? ?và hợp? ?kim? ?được chia làm 2? ?loại: ? ?Kim? ?loại? ? đen và? ?kim? ?loại? ?màu Kim? ?loại? ?đen là các? ?kim? ?loại? ?và các hợp? ?kim? ?trên? ?cơ? ?sở ngun tố sắt (Fe) cụ ... Chương  1: Cấu tạo và tính chất của? ?kim? ?loại? ?và hợp? ?kim .1 1.1. Khái niệm về? ?vật? ?liệu? ?cơng nghiệp 1.2. Khái niệm về? ?vật? ?liệu? ?kim? ?loại 1.3. Cấu tạo về mạng tinh thể và hạt của? ?kim? ?loại 1.4. Cách đánh giá? ?cơ? ?tính của? ?kim? ?loại

Ngày đăng: 12/07/2020, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan