1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của siêu thị big c việt nam

36 342 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 516,53 KB

Nội dung

Rủi ro từ môi trường bên trong của doanh nghiệp Xét đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể chia rủi ro thành 3 loạichính: rủi ro trong quá trình quản trị, rủi ro trong hoạt

Trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH

1.1 Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro được định nghĩa theo nhiều phương diện và theo nhiều trường phái, giữacác trường phái rủi ro thì có một vài điểm khác nhau nhỏ

Theo trường phái truyền thống: rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mấtmát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm khó khăn, hoặc điều khôngchắc chắn có thể xảy ra cho con người

Theo trường phái trung hòa: rủi ro là những bất trắc có thể đo lường trước được,

và bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực

1.1.2 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những hoạt động, sự kiệnxảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng hoặc thực tế đã gâynhiều thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả những rủi ro có thể lườngtrước được và những rủi ro bất ngờ

1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh

1.2.1 Rủi ro từ môi trường bên trong của doanh nghiệp

Xét đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể chia rủi ro thành 3 loạichính: rủi ro trong quá trình quản trị, rủi ro trong hoạt động marketing và rủi ro trongcác hoạt động khác (tài chính, sản xuất, ):

Rủi ro xuất phát trong quá trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổchức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát Nếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp khôngtốt, lựa chọn những phương thức, hướng đi và thực hiện sai dễ xảy ra những mất mátnghiêm trọng, thiệt hại lớn đến doanh nghiệp

Trang 2

Rủi ro trong quá trình marketing bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường,sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp thị Rủi ro có thể xảy ra khi màthực hiện sai hoặc không phù hợp trong các hoạt động trên, dẫn tới quá trình marketingkhông hiệu quả, doanh nghiệp không thu lại được lợi ích từ nguồn vốn đã đầu tư, gâytổn thất nghiêm trọng.

Rủi ro trong các hoạt động khác như tài chính kế toán, sản xuất, hệ thống thôngtin Các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệpnên trong quá trình thực hiện và sau khi các hoạt động đều có thể sinh ra các rủi ro chodoanh nghiệp

1.2.2 Rủi ro từ môi trường bên ngoài

1.2.2.1 Môi trường vĩ mô

Rủi ro do yếu tố kinh tế xảy ra khi khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát haythay đổi tỷ giá hối đoái Các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếpđến doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế haykhông

Rủi ro do môi trường chính trị do doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chínhtrị trong nước khi kinh doanh trong nội địa và ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị củanước đến kinh doanh Hoạt động chính trị bất ổn định hoặc liên tục thay đổi chínhquyền gây đảo lộn đến nhiều hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức

Rủi ro luật pháp được thể hiện ở chỗ luật pháp có thể không phù hợp với sự pháttriển của xã hội hay luật pháp thay đổi quá thường xuyên gây nhiều bất cập trong kinhdoanh của doanh nghiệp; hoặc luật pháp khác nhau giữa các nước khác nhau gây ranhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế

Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội có thể xảy ra khi doanh nghiệp thiếu hiểubiết về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, có sự thay đổi các chuẩn mực giátrị, hành vi của con người, nghệ thuật, sự phát triển khoa học công nghệ… của từngvùng trong đất nước hoặc của từng dân tộc (với hoạt động kinh doanh quốc tế) mà dẫntới những hành xử không phù hợp, đưa ra những hướng đi không đúng đắn hay cách

Trang 3

quản trị nhân lực không phù hợp dẫn đến những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinhdoanh của doanh nghiệp.

Rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên như các thiên tai, động đất, hạn hán,sương muối… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, nhân lực của doanh nghiệp

1.2.2.2 Môi trường vi mô

- Rủi ro từ nhà cung cấp: có thể xảy ra các trường hợp như hàng hóa không đượcgiao đúng thời hạn, hoặc không đúng phẩm chất…

- Rủi ro từ khách hàng: có thể xảy ra khi khách hàng cũ theo doanh nghiệp khác

- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro cạnh tranh khikhông bán được hàng hóa, khi các doanh nghiệp sẵn có hoặc các doanh nghiệp mới mởtrên thị trường, đối thủ đưa ra các sản phẩm có chi phí thấp hơn, khiến cho quá trìnhbuôn bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn

1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh

Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoahọc, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thựcthi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảmthiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng

Trang 4

doanh nghiệp Ngoài ra, áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro có thể giúp doanh nghiệptránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản bằng cách ngăn chặnkịp thời các tổn thất.

1.3.3 Nội dung của quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.3.3.1 Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro

Các công cụ phân tích rủi ro một cách hiệu quả có thể kể đến như: bảng hỏi phântích rủi ro, danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm và các hệ thốngchuyên gia

c Đo lường rủi ro

Khái niệm: Đo lường rủi ro là quá trình thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theohai khía cạnh: tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro, từ đó lập matrận đo lường rủi ro, chia ra các nhóm theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro

Ta có thể đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính, định lượng, hoặc dùng cảhai phương pháp trên

Với phương pháp đo lường định lượng người ta có thể sử dụng hai phương pháp

cụ thể là thông qua xây dựng các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở các sốliệu quá khứ về tổn thất đó hay sử dụng các mô hình giả lập để tích hợp cả những thayđổi của môi trường vào các phân phối xác suất cần xác định

Trang 5

Với phương pháp đo lường định tính thì dựa trên những đánh giá của các chuyêngia để từ đó xếp hạng các rủi ro và đưa ra một báo cáo tổng hợp, áp dụng đối với rủi rokhó lường.

1.3.3.2 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro

Khái niệm: là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ,

kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởngkhông mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp

Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể kể đến bao gồm: các biện pháp né tránh rủi

ro, các biện pháp ngăn ngừa tổn thất, các biện pháp giảm thiểu tổn thất, các biện phápchuyển giao rủi ro, các biện pháp đa dạng hóa rủi ro

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

2.1 Khái quát về siêu thị Big C

2.1.1 Lịch sử hình thành

Big C Việt Nam có tiền thân là hệ thống siêu thị Cora, dưới sự quản lý của Tậpđoàn Bourbon (Pháp) Năm 1998, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm,đường tinh chế, dịch vụ hàng hải , Bourbon thành lập Công ty Vindémia và khaitrương siêu thị đầu tiên ở Việt Nam mang phong cách Pháp với thương hiệu Cora tạiĐồng Nai Công ty này cũng có một phần vốn của Casino Group

Năm 2000 và 2001, 2 siêu thị tiếp theo của Cora lần lượt ra đời tại TP HCM vàcũng đón lượng khách hàng tương đương như ở Đồng Nai Không có số liệu thống kê

cụ thể trong giai đoạn này nhưng một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực cho biết,doanh thu ước tính của chuỗi siêu thị này vào khoảng 500 triệu đồng mỗi ngày Tốc độtăng doanh thu hàng năm vào khoảng 10%

Năm 2003, Bourbon thông báo hệ thống siêu thị Cora tại Việt Nam đổi tên do chủ

sở hữu thương hiệu này tại Pháp ngừng ký kết hợp đồng cho mượn tên Siêu thị chínhthức được mang tên Big C - thương hiệu thuộc sở hữu của Casino Group Vào thờiđiểm đó, thương hiệu Big C đã trở nên rất phổ biến tại Thái Lan nhưng nhiều chuyêngia từng lo ngại, Cora đã có tiếng tăm khá tốt tại Việt Nam nhiều năm qua, việc đổi tênthành Big C sẽ khiến hệ thống siêu thị này kém sức cạnh tranh so với các đối thủ đangnổi lên rất nhanh Mặc dù vậy, cuối năm đó, Vindémia vẫn quyết định Bắc tiến vớithương hiệu mới và khởi công siêu thị thứ 4 của mình có tên gọi Big C Thăng Long(Hà Nội) Đây là liên doanh giữa đơn vị này và Công ty Thăng Long GTC với vốn đầu

tư khoảng 30 triệu USD

Hiện nay, tại Việt Nam, các cửa hàng BigC hiện diện ở hầu hết các thành phố lớnnhư Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ, TP.HCM Siêu thị BigC ViệtNam có tổng cộng 26 siêu thị BigC trên toàn quốc, gồm 8000 nhân viên và kinh doanh

Trang 7

khoảng 50000 mặt hàng khác nhau Hầu hết hàng hóa bán tại BigC đều là hàng ViệtNam (khoảng 95%).

2.1.2 Triết lí kinh doanh:

- Slogan: “Giá rẻ cho mọi nhà”, Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻtốt nhất làm hài lòng quý khách hàng

- Thương hiệu “BigC” thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinhdoanh và chiến lược để thành công:

● “Big” trong tiếng Anh có nghĩa là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớncủa các siêu thị Big C và sự lựa chọn đa dạng về hàng hóa cho khách hàng

● “C” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là

“Khách hàng” Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của Big C, họ làchìa khóa đóng vai trò to lớn dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh củasiêu thị BigC Xem khách hàng là trọng tâm chiếm vị trí trung tâm trong các chiếnlược kinh doanh của BigC

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm

Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thươngmại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được tập đoànCasino– Tập đoàn mẹ của siêu thị BigC triển khai Tại các trung tâm thương mại và đạisiêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm vớigiá rẻ và chất lượng cao Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia

Trang 8

- Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trongnhà bếp,

- Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện, đồ dùng thểthao và đồ chơi

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMDV BigC GĐ

2015 – 2019

Sau khi vượt qua hàng loạt các đối thủ sừng sỏ khác như Berli Jucker (Thái Lan),Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op(Việt Nam) để sở hữu Big C Việt Nam, Central Group nhanh chóng tiến hành tái cơcấu lại chuỗi siêu thị này, đưa Big C vào trong hệ thống của Central Group tại ViệtNam Hệ thống Big C Việt Nam bị Tập đoàn Central Group đến từ Thái Lan thâu tómvới tổng giá trị giao dịch 920 triệu euro (1,05 tỉ USD) vào tháng 4/2016 Điều khiếngiới kinh doanh bất ngờ là vì tập đoàn này đã bán toàn bộ số cổ phần của mình tại Big

C Thái Lan để thâu tóm Big C Việt Nam

Tính tới năm 2018, Big C có khoảng 32 siêu thị trên toàn quốc, 10 cửa hàng tiệnlợi tại Tp Hồ Chí Minh

Doanh số bán hàng của BigC Việt Nam so với tổng doanh số hơn 48 tỷ euro từ các thị

trường toàn cầu của Casino trong năm 2014

Nguồn: Groupe Casino

Trang 9

Dù luôn đứng thứ 2 thị trường về doanh thu, nhưng thực chất đóng góp vào tổngdoanh thu của Big C Việt Nam vào tập đoàn mẹ là rất nhỏ Con số 546 triệu USDdoanh thu 2014 của Big C Việt Nam, chỉ tương đương với hơn 1% tổng doanh thu tậpđoàn.

Xét về mạng lưới, đến hết năm 2014, BigC Thái Lan đã có 123 cửa hàng lớn (Big

C Supercenter, Extra, và Jumbo), 37 Big C Market, 324 Mini Big C và 152 cửa hàngthuốc Trong khi đó, Big C Việt Nam mới có 32 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi Số laođộng làm việc tại Big C Thái Lan cũng lên tới hơn 26.600, gấp hơn 3 lần số nhân viêntại Việt Nam

Bên cạnh đó, trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015, Casino ghi nhậndoanh số của Big C Việt Nam đạt 312 triệu euro (khoảng 7.700 tỷ đồng), tăng 26% sovới cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng của tập đoàn tại châu Á (23%) Lợinhuận tại Việt Nam cũng tiếp tục đi lên và được hãng đánh giá “hài lòng” trong mộtbối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra Tuy nhiên, so với doanh thu ở các quốc giakhác trong bản đồ kinh doanh của Casino, thị trường Việt Nam lại yếu thế khi chỉ đónggóp chưa đầy 2% cho Tập đoàn Đó cũng là một trong những lý do khiến Casino lựachọn Việt Nam để bán lại

Tuy nhiên, 2 năm sau ngày chuyển giao, sự hiện diện của Big C tại Việt Nam lạiđang có dấu hiệu mờ nhạt dần Big C Thăng Long, một trong những siêu thị Big C cóquy mô lớn nhất tại Việt Nam có kết quả kinh doanh đi xuống trong những năm gầnđây

Trang 10

Nguồn: Groupe Casino

Năm 2015, trước khi về tay người Thái, Big C Thăng Long ghi nhận doanh thu2.811 tỷ đồng Doanh thu giảm liên tiếp trong năm 2 năm tiếp theo, lần lượt là 2.717 tỷđồng năm 2016 và 2.698 tỷ đồng năm 2017

Cùng với doanh thu, lợi nhuận của Big C Thăng Long cũng giảm mạnh từ 164 tỷđồng năm 2015 xuống còn 84 tỷ đồng năm 2016 Sang năm 2017, lợi nhuận có sự tăngtrưởng trở lại, đạt 150 tỷ đồng

Hoạt động của Big C Thăng Long kém đi ngay trong giai đoạn nền kinh tế phụchồi mạnh và nhu cầu mua sắm trên các kênh bán lẻ hiện đại của người tiêu dùng thủ đô

tăng lên phần nào phản ánh cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ

Trang 11

Nguồn: Groupe Casino

Theo một số thông tin nhiên cứu thị trường, 7 năm trước, Big C từng nằm trongtop 3 nhà bán lẻ của thị trường Việt Nam, với doanh thu trên 10.000 tỉ đồng một năm.Nhưng gần đây, nhất là từ khi về tay Central Group, tình hình kinh doanh liên tụcxuống dốc

Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăngtrưởng nổi bật

Tình hình kinh doanh của hệ thống Big C Việt Nam giảm sút sau khi CentralGroup thâu tóm là điều khá bất ngờ, trong bối cảnh ngành bán lẻ vẫn đang tăng trưởngtích cực Trong 2 năm 2017-2018, doanh thu của các siêu thị đồng loạt đi xuống Big CThăng Long - chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống, doanh thu chỉ giậm chân ở mức2.700 tỉ đồng Lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỉ đồng (năm 2015)xuống còn 131 tỉ đồng (năm 2016)

Trang 13

Việc tạm ngừng đặt hàng tạm thời nói trên được Central Group lý giải là do có sựthay đổi chiến lược trong phát triển mô hình ngành hàng may mặc cho phù hợp với chỉđạo của Tập đoàn Central tại Thái Lan.

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương chiều 4/7/2019, Phó thủtướng Trương Hòa Bình giao Bộ Công thương tìm hiểu thông tin Big C từ chối nhậnhàng may mặc Việt Nam, kiểm tra liệu có tình trạng phân biệt đối xử với hàng hóa ViệtNam ngay trên lãnh thổ không?

Kết thúc buổi làm việc, Central Group cam kết ngay trong ngày 4/7/2019 sẽ mở đơnhàng cho 50 trong số 200 nhà cung cấp hàng may mặc Việt Nam

Tuy nhiên, trên phương diện về độ bao phủ các điểm bán trên cả nước, hiện tạiBig C vẫn đang đứng ở vị trí khá thấp, chỉ với chưa đến 60 điểm bán trên cả nước trongkhi Vinmart và Vinmart+ tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng độ bao phủ cực lớn

Có thể, Big C chú trọng chất lượng các điểm bán với quy mô lớn, hàng hóa đadạng, chất lượng hàng hóa đảm bảo

Trang 14

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của BigC (giai đoạn 2019)

2015-2.3.1 Rủi ro về hàng hóa

2.3.1.1 Nhận dạng rủi ro

Việt Nam là quốc gia có dân số đông với tỷ lệ người trẻ chiếm đa số và họ thườngxuyên thay đổi thói quen tiêu dùng Khi đã thay đổi thói quen tiêu dùng, người trẻ sẽ cóthời gian gắn bó với thương hiệu mới lâu hơn, sẽ xảy ra hiện tượng “có mới nới cũ”.Nếu BigC khó bắt kịp xu thế thì sẽ khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa Hàng hóa khôngđược tiêu thụ như kỳ vọng làm lượng hàng tồn kho cao, tốn kém trong chi phí mặtbằng, bảo quản sản phầm…

Trên thực tế, BigC đã từng đối mặt với những rủi ro về hàng hóa Từ đầu năm

2019 đến nay, hệ thống siêu thị BigC đã 2 lần bị khách hàng phát hiện bán thực phẩmhỏng, mốc đen, có giòi Phản ánh báo chí, một số khách hàng đã “tố” siêu thị BigCNam Định có địa chỉ tại xã Lộc Hòa, TP Nam Định, tỉnh Nam Định bán hàng khôngtem mác, xuất xứ, rau xanh bị hư hỏng, mỹ phẩm nhái giả tràn lan

Cụ thể, tại quầy rau trong siêu thị BigC Nam Định, nhóm phóng viên đã phát hiệnrất nhiều bịch rau xà lách giòn của Đà Lạt được bọc trong túi nilon đã bị héo úa, hưhỏng nặng nhưng vẫn được bày bán trên kệ, không bị tiêu hủy

BigC bán xúc xích tiệt trùng Vissan mốc đen dù còn hạn sử dụng

2.3.1.2 Phân tích rủi ro

Hàng hóa hết hạn sử dụng: Khi hàng hóa nhập về nhiều bán không hết hoặc một

số hàng hóa mới mua về được đặt trên hàng hóa cũ, do sơ ý nên để nó ở bên dưới vàquên không chất trở lên trên và dẫn đến tồn đọng không bán được nên bị hết hạn sửdụng Khi đó BigC sẽ bị thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Thậmchí, trong trường hợp không kiểm tra chặt chẽ về hạn sử dụng của sản phẩm thì sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới thương hiệu của BigC khi khách hàng mua những sản phẩm này.Hàng hóa bị hư hỏng: Hàng hóa có thể bị hỏng trong quá trình vận chuyển, hoặcnhiều khách hàng trực tiếp chạm vào sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa,

Trang 15

nhất là những mặt hàng dễ vỡ, hoặc thực phẩm Ngoài ra, cách bảo quản không đúnglàm hàng hóa hết hạn trước hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng có khả năng dễ xảy ra, gâyảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của công ty.

Thiếu hàng hóa: Số lượng khách hàng sẽ tăng đáng kể vào những thời gian nhấtđịnh trong năm, việc BigC không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng là điềukhông thể tránh khỏi, vì nhu cầu của thị trường luôn thay đổi tùy vào thời điểm

Tồn kho: Trái ngược với “bệnh” hết hàng, tồn kho cao là trạng thái hàng hóakhông được tiêu thụ như kỳ vọng Trên thực tế, nhu cầu của khách hàng đối với từngloại mặt hàng và trong từng thời điểm là khác nhau đồng thời việc nhập hàng hóa làdựa trên những dự báo không thể đúng một cách tuyệt đối, cho nên không thể tránhkhỏi việc tồn đọng một số mặt hàng Hàng tồn kho có thể khiến một lượng tiền lớn củaBigC bị mắc kẹt trong vốn lưu động, đồng thời làm tăng các chi phí lưu kho, bảo quản.Hàng hóa kém chất lượng: Bộ phận kiểm soát không kiểm soát chặt chẽ để một sốmặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu thông trong hệ thống siêu thị, rủi ronày thì rất hiếm khi xảy ra, nhưng khi xảy ra thì mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng

nó có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của BigC

2.3.2 Rủi ro từ phía nhà cung cấp

2.3.2.1 Nhận dạng rủi ro

BigC là một doanh nghiệp bán lẻ, là cầu nối giữa các nhà sản xuất và khách hàng.Bởi vậy, BigC có thể gặp phải những rủi ro bắt nguồn từ phía nhà cung cấp như việccung cấp sản phẩm không đúng hạn, đúng số lượng; giá cả thất thường; mối quan hệkhông tốt đẹp với nhà cung cấp…

2.3.2.2 Phân tích rủi ro

Mối quan hệ giữa BigC và các nhà sản xuất chưa thật sự gắn kết Tại BigC, nhânviên thu mua làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp và công bằng Khâu tiếp nhận đầuvào của siêu thị chưa minh bạch Nhiều nhân viên thu mua thích làm khó dễ nhà cungcấp

Trang 16

Nếu cùng sản phẩm và chất lượng, họ sẽ ưu tiên nhà cung cấp thân thiện hơn.Còn một số nhà sản xuất lại sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thị trường có biến động Ngoài ra, việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phụ thuộc lớn vào thiệnchí và sự trung thực của các nhà sản xuất.

Giá cả hàng hóa là một trong những rủi ro từ phía nhà cung cấp Giá cả qua mỗithời kì thay đổi lên xuống biến động theo giá cả thế giới tác động đến Việt Nam, xuhướng tăng giảm khối lượng và giá trị hàng hóa Vì vậy, nếu BigC không chủ động dựbáo sớm về thị trường để cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu thì rất có thểBigC sẽ phải thu mua sản phẩm với mức giá tăng cao bất ngờ

Một rủi ro khác là nhà cung cấp thường giao hàng muộn, gây không ít khó khăncho BigC Bởi thứ nhất, đơn đặt hàng của BigC yêu cầu thời gian quá ngắn; thứ hai, dohạn chế về công nghệ nên các doanh nghiệp không theo dõi thường xuyên được lượnghàng mình bán tại đây

2.3.3 Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

Năm 2019, BigC-một thành viên của Central Retail Việt Nam, năm 2019 nằmtrong danh sách Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2019 - Nhóm hàng tiêu dùng nhanh,siêu thị

Song, xét thấy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng Điều

đó có nghĩa là BigC đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hiệntại và tiềm ẩn cả trong nước và nước ngoài đang lăm le tiến vào thị trường Việt Nam,nhất là khi Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế BigC làmột ông lớn trong ngành bán lẻ nhưng cũng không thể chủ quan trước sự cạnh tranh

Trang 17

khốc liệt này bởi tổn thất mà BigC có thể gặp phải là giảm thị phần, giảm doanh thu vàlợi nhuận,…

2.3.3.2 Phân tích rủi ro

Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm rất lớn củacác doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư Trong nước, rất nhiều tập đoànlớn đã “lấn sân” sang lĩnh vực này, điển hình là Vingroup Bên cạnh các doanh nghiệptrong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam ngoàiBigC (Thái Lan) như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia), Cáctập đoàn này đều đánh giá rất cao tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam và cho biết, sẽkhông ngừng mở rộng Các đối thủ liên tiếp đưa ra những chiến lược giá rẻ, cuộc chạyđua khuyến mãi và tri ân khách hàng, tạo áp lực cho BigC trong việc chiều khách hàng,giữ chân khách và tìm kiếm khách Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của BigC còn là nhữngchợ truyền thống

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu thương mại thuộc Bộ Công Thương, tốc độtăng trưởng ngành bán lẻ 2016 - 2020 sẽ đạt 11,9%/năm Trong khi Big C đang gặpkhó khăn thì những đối thủ cùng ngành như Lotte Mart, Aeon hay Vinmart đang ngàycàng khẳng định vị trí của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam với doanh thu tăngtrưởng hàng chục phần trăm mỗi năm Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những chuỗi cửahàng tiện lợi như Circle K, 7Eleven…cũng đang khiến cuộc cạnh tranh trong ngànhbán lẻ thêm phần khốc liệt

Trang 18

ứng tiêu cực kêu gọi tẩy chay Big C và nhiều hàng hoá Thái đang kinh doanh tại ViệtNam

Bên cạnh rủi ro khách hàng quay lưng với thương hiệu thì một rủi ro khác từkhách hàng mà Big C cần quan tâm là việc khách hàng đôi khi đến Big C không phải

để thỏa mãn nhu cầu mua sắm cá nhân mà vì mục đích tiêu cực

2.3.4.2 Phân tích rủi ro

Khách hàng quay lưng với thương hiệu Big C: Ngày nay dịch vụ phát triển, kháchhàng càng có đòi hỏi cao hơn, muốn được phục vụ tốt hơn Việc giữ được lòng tin củakhách hàng để tiếp tục mua sắm tại Big C mà không chuyển sang đối thủ cạnh tranh làđiều rất quan trọng vì lượng khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợinhuận kinh doanh

Big C An Lạc Big C Thăng Long Big C Bình Dương Big C Đồng Nai 0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nguồn: Trang tin điện tử Việt Nam Mới

Khách hàng có hành vi tiêu cực: Khách hàng là mọi đối tượng có nhu cầu muasắm hàng tiêu dùng hàng ngày nên việc một số người có hành vi tiêu cực trong siêu thị

là điều không tránh khỏi Hành vi tiêu cực hay gặp phải như:

- Khách hàng bóc đồ ăn ngay trong siêu thị mà không thanh toán tiền,

- Khách hàng cố tình phàn nàn về thái độ nhân viên, hoặc kêu ca sản phẩm kémchất lượng để đòi bồi thường,

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. 123doc.org. 2016. “Quản trị rủi ro nghiên cứu về các rủi ro của doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay”https://123doc.net/document/2670726-qua-n-tri-ru-i-ro-nghien-cuu-ve-cac-rui-ro-cua-doanh-nghiep-ban-le-vua-va-nho-o-viet-nam-hien-nay.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro nghiên cứu về các rủi ro của doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
3. Baomoi.com. 2016. “BigC tuyển chọn người để đào tạo quản trị bán lẻ”https://baomoi.com/big-c-tuyen-chon-nguoi-de-dao-tao-quan-tri-ban-le/c/19778003.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: BigC tuyển chọn người để đào tạo quản trị bán lẻ”
4. Cafebiz.vn. 2018. “Nhiều siêu thị “chủ lực của BigC ngày càng teo tóp trong khi các đối thủ khác tăng trưởng mạnh mẽ”https://cafebiz.vn/nhieu-sieu-thi-chu-luc-cua-big-c-ngay-cang-teo-top-trong-khi-cac-doi-thu-tang-truong-manh-me-20180906080948493.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều siêu thị “chủ lực của BigC ngày càng teo tóp trong khi các đối thủ khác tăng trưởng mạnh mẽ
5. Giáo dục Việt Nam. 2014. “ Những sự cố “để đời” của siêu thị BigC”https://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nhung-su-co-de-doi-cua-sieu-thi-Big-C-post140380.gd Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Những sự cố “để đời” của siêu thị BigC”
6. Gia đình và pháp luật. 2019. “Siêu thị BigC Nam Định bán hàng nhái hàng kém chất lượng”http://giadinhvaphapluat.vn/sieu-thi-bigc-nam-dinh-ban-hang-nhai-hang-kem-chat-luong-p64709.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình và pháp luật. 2019. “"Siêu thị BigC Nam Định bán hàng nhái hàng kém chất lượng”
7. Newsexpress. 2017. “Nghi vấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trong siêu thị BigC Thăng Long”http://newsexpress.vn/nghi-van-my-pham-khong-ro-nguon-goc-ban-tran-lan-trong-sieu-thi-big-c-thang-long-13717 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi vấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trong siêu thị BigC Thăng Long”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMDV BigC GĐ - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của siêu thị big c việt nam
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMDV BigC GĐ (Trang 8)
Tình hình kinh doanh của hệ thống BigC Việt Nam giảm sút sau khi Central Group thâu tóm là điều khá bất ngờ, trong bối cảnh ngành bán lẻ vẫn đang tăng trưởng  tích cực - tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của siêu thị big c việt nam
nh hình kinh doanh của hệ thống BigC Việt Nam giảm sút sau khi Central Group thâu tóm là điều khá bất ngờ, trong bối cảnh ngành bán lẻ vẫn đang tăng trưởng tích cực (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w