Chương 2: Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro của Cộng cà phê khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc 2.1.. Đối với một doanh nghiệpkhi đầu tư ở một quốc gia khác như Cộng cà phê thì việc ngh
Trang 1Chương 1: Lý thuyết chung về rủi ro và quản trị rủi ro 1.1 Khái quát chung về rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất chocon người
Theo quan điểm hiện đại: Rủi ro được hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là những
gì xảy ra trên thực tế với một bên là những gì được dự kiến từ trước (mà bình thườngđáng lẽ đã phải diễn ra)
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh
a Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho chủthể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắtbuộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trìnhphát triển của mình
b Nguyên nhân rủi ro trong kinh doanh
Nguyên nhân khách quan
- Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: suy thoái kinh tế, lạm phát,
thay đổi tỷ giá hối đoái…
- Sự không ổn định chính trị, thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo
hướng bất lợi
- Nhân tố từ môi trường văn hóa – xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyền
thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, vănhóa ứng xử…
- Điều kiện tự nhiên bất lợi: thiên tai, lũ lụt, hạn hán…
- Tình hình biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp.
Nguyên nhân chủ quan
Trang 2- Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính
sách, cơ chế
- Sai lầm trong ra quyết định và thực hiện quyết định.
- Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.
- Sơ xuất, bất cẩn, thiếu trách nhiệm.
- Thiếu sức khỏe, đạo đức, phẩm chất.
- Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch.
- Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu.
1.2 Quản trị rủi ro
a Khái niệm
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánhgiá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối vớihoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh
b Quá trình quản trị rủi ro
- Nhận dạng rủi ro: Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của
doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro
- Phân tích và đo lường rủi ro: Phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi
ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm giải phápphòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại
- Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn
giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất
- Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc
lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
c Vai trò quản trị rủi ro
- Giúp tổ chức hoạt động ổn định
- Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược kinh doanh
- Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn
- Giúp tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị
Trang 3- Giúp tăng độ an toàn trong tổ chức hoạt động
- Giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các hoạt động kinh doanh mạo hiểm.
- Nguyên tắc quản trị rủi ro
- Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu
- Quản trị rủi ro phải gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị
- Quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức
d Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
- Quản trị chiến lược là những hoạt động quản trị nhằm xác định những mục tiêu lâu
dài, để thực hiện sứ mạng của một tổ chức
- Quản trị các hoạt động tác nghiệp bao gồm những hoạt động liên quan đến kinh
doanh như quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, quản trị dịch vụ… nhằm thực hiệncác mục tiêu chiến lược
- Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các hoạt động tác
nghiệp một cách hiệu quả nhất, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn,thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra
Trang 4Chương 2: Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro của Cộng cà phê
khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc 2.1 Giới thiệu về chuỗi Cộng cà phê
2.1.1 Giới thiệu chung
Giống như The Coffee House hay Starbucks, Cộng không phải là một cửa hàng cà phê
mà là một thương hiệu chuỗi cà phê đi sâu vào đời sống khách hàng Thương hiệu nàykhông chỉ phục vụ khách hàng sản phẩm là những ly cà phê ngon, mà còn là những trảinghiệm về không gian và phục vụ
Cụ thể, Cộng cà phê tập trung vào bán “hoài niệm” Cộng ra đời vào năm 2007, đơn giản
được lấy cảm hứng từ chữ cái đầu tiên trong câu Quốc hiệu “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” Vì thế, Cộng cà phê khoác lên tấm áo của một xã hội Việt
Nam thời bao cấp cho toàn bộ hệ thống cửa hàng Những người lớn tuổi đến đây như mộtchốn hoài niệm về tuổi thơ, còn giới trẻ thì đến để trải nghiệm cuộc sống của cha mẹ, anhchị ngày trước
Với sứ mệnh “khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệmcảm xúc khác biệt về Việt Nam”, Cộng đang không ngừng sáng tạo với mục tiêu “tiến xahơn để mang Cộng đến với thế giới, lan tỏa và truyền cảm hứng khác biệt bằng trái timcủa mỗi thành viên” Cộng hiện có 61 cửa hàng trên toàn quốc, 6 cửa hàng tại Hàn Quốc
và 1 cửa hàng ở Malaysia Hiện tại, Cộng không chỉ được lòng khách trong nước mà cảcác du khách nước ngoài khi đến Việt Nam và bạn bè thế giới
2.1.2 Cộng cà phê tại thị trường Việt Nam
Trong số những thương hiệu Việt về đồ uống tại Việt Nam, Cộng cà phê được đánh giá làmột thương hiệu thành công và sáng tạo Cộng cà phê lọt vào danh sách top 100 thươnghiệu mạnh trong cộng đồng Việt và cũng là thương hiệu đã xây dựng một chiến lược vậnhành có chiều sâu và lan tỏa mạnh mẽ dấu ấn văn hóa Việt Nam Tốc độ tăng trưởng củaCộng cà phê là 30% một năm với doanh số trung bình một cửa hàng là 200 triệu đồng
Trang 5một tháng Hơn 600 nhân viên của Cộng Cà Phê đều là những người trẻ, có tinh thần kỷluật và luôn mang theo tinh thần lan tỏa văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế.
2.1.3 Cộng cà phê thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc
Ngày 31/7/2018 đánh dấu mốc Cộng cà phê thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc Cộng
Cà phê nằm tại địa chỉ: 223-114 YeonNam - Dong, Mapo - Gu, Seoul Đây là con phố nổitiếng của Seoul với không khí đông vui, độc đáo Cùng mục tiêu mang hình ảnh ViệtNam ra thế giới, cửa hàng Cộng Cà Phê tại Hàn Quốc vẫn giữ nguyên thiết kế với những
bộ ghế bành cổ, những chiếc cốc men mộc mạc hay hoạ tiết chăn con công độc nhất
2.2 Phân tích thị trường Hàn Quốc
2.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, ảnh hưởngđến môi trường kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệpkhi đầu tư ở một quốc gia khác như Cộng cà phê thì việc nghiên cứu môi trường vĩ mô ởnước doanh nghiệp đầu tư càng trở nên quan trọng, do các yếu tố vĩ mô ở quốc gia đó rấtkhác so với trong nước, cùng với đó là vấn đề thiếu thông tin có thể ảnh hưởng rất lớnđến việc kinh doanh của công ty Có rất nhiều các mô hình giúp doanh nghiệp nghiên cứumôi trường vĩ mô, trong đó nổi bật là mô hình PEST bao gồm 4 yếu tố sau đây:
Trang 6Khi quyết định thâm nhập sang thị trường Hàn Quốc, Cộng cà phê đã được người tiêudùng đón nhận một cách rất nhiệt tình Một trong những lý do của sự thành công bướcđầu đó là nhiều người dân Hàn Quốc yêu quý Việt Nam, muốn tìm hiểu về văn hóa vàcon người Việt Nam Và Cộng cà phê đã làm rất tốt điều này khi mang đến một khônggian thưởng thức cà phê đậm chất Việt Nam theo một cách rất mới lạ, độc đáo.
Việc Cộng cà phê quyết định thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc bước đầu đã gặp đượcnhiều thuận lợi nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ Hàn Quốc dành cho các doanhnghiệp Việt Nam Tuy nhiên, khi kinh doanh cà phê ở thị trường Hàn Quốc, Cộng Cà phêcũng gặp không ít khó khăn Theo Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc, tất cảcác cửa hàng bán đồ ăn nhanh tại các trường tiểu học và trung học sẽ không được bánmọi sản phẩm cà phê từ ngày 14/9/2018 Tuy lệnh cấm này chỉ giới hạn đến những sảnphẩm cà phê bán trong phạm vi trường học, nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến doanhthu bán hàng của các cửa hàng cà phê do thói quen giới trẻ dần dần thay đổi, và sự lớnmạnh của các sản phẩm thay thế khác có lợi cho sức khỏe hơn: nước ép hoa quả, nướckhoáng…
Yếu tố kinh tế (Economic)
Kể từ sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanhchóng, từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành một trong nhữngcường quốc kinh tế phát triển nhất Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế tư bản chủ nghĩađứng thứ tư ở châu Á và xếp hạng 11 trên thế giới theo GDP năm 2018
Trước kia, cà phê được coi là một mặt hàng xa xỉ, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới tiêudùng nhiều Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế, cà phê đã trở thànhmột phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc Theo sốliệu của chính phủ, người Hàn Quốc tiêu thụ cà phê trung bình 12.3 lần một tuần, vớimức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người là 2.3 kg mỗi năm, thường xuyên hơn so vớigạo trắng - lương thực chính của quốc gia (7 lần) và món kim chi (11.8 lần)
Người Hàn Quốc đang ngày càng chuyển sang cà phê chất lượng cao hơn Cà phê hòa tanđược sử dụng để thống trị thị trường Hàn Quốc, nhưng nó chỉ chiếm 40% tổng lượng tiêu
Trang 7thụ Tỷ lệ có thể sẽ giảm xuống 30% trong tương lai gần, vì nhiều người đang chuyểnsang các loại cà phê ưa thích như espressos, lattes, cappuccino và các loại nhỏ giọt khác.Như vậy, việc đặt được một chân vào trong thị thường cà phê rộng lớn như Hàn Quốc đã
là một thành công lớn đối với Cộng Cà phê Một thị trường vô cùng lớn, với lượng nhucầu không lồ, cùng rất nhiều đối thủ cạnh tranh tầm cỡ quốc tế và mạng lưới quán cà phêđịa phương dày đặc sẽ là cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức lớn đối với thương hiệu càphê nhượng quyền của Việt Nam
Yếu tố xã hội (Social)
Văn hoá cà phê Hàn Quốc được biểu hiện qua những yếu tố sau đây: cà phê và tiệm càphê
Về cà phê
Cà phê được du nhập vào Hàn Quốc từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20 Ban đầu, nó mangảnh hưởng của cà phê phương Tây nhưng sau đó có sự thay đổi để phù hợp với ngườiHàn “Gu” cà phê của người Hàn Quốc không quá đậm đà, mạnh mẽ theo kiểu cà phênguyên chất Thay vào đó, sư kết hợp giữa cà phê đắng vừa phải và thơm nồng, sữa ngọtdịu phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, các tầng lớp khác nhau Phong thái, cách thứcuống cà phê của người Hàn bộc lộ sự tinh tế, lịch thiệp, nhẹ nhàng, dễ chịu, tận hưởng
Về tiệm cà phê
Phần lớn quán cà phê quảng cáo mạnh về thực đơn độc đáo của mình, coi đó là cách tạo
sự khác biệt trên thị trường quán cà phê đã bão hòa ở Hàn Quốc Tất cả quán cà phê ởHàn Quốc đều đầu tư vào trang trí nhằm tạo một môi trường lịch sự, tươm tất, tao nhã.Một số quán cà phê nhượng quyền vào Hàn Quốc không nắm bắt đặc trưng này, chỉ đưavào văn hóa “lấy mang đi” (take out) nên cuối cùng đã thất bại
Những quán cà phê đúng chất người Hàn Quốc kinh doanh thường theo 2 xu hướng:
- Quán cà phê với cửa kính mang lại cảm giác phóng khoáng và hiện đại.
- Quán cà phê sử sựng đèn vàng theo phong cách ấm cúng và lãng mạn
Trang 8Người Hàn coi quán cà phê là nơi “mang tính xã hội” Đa số người Hàn sử dụng quán càphê để giao lưu xã hội với bạn bè hoặc tiến hành các hoạt động ở quán cà phê với bạn bè,rất ít người đến quán cà phê một mình như văn hóa ở phương Tây.
Yếu tố công nghệ (Technology).
Hiện nay, ngày càng có nhiều robot được sử dụng trong ngành dịch vụ ăn uống tại nhàhàng và các quán cà phê tại Hàn Quốc ở các vai trò phục vụ Nhờ mạng lưới 5G của KT
và các công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có thể nhận yêu cầu đồ uống từ xa thông qua cácứng dụng điện thoại hoặc bảng oder điện tử, sau đó pha chế những cốc cà phê tươi mớibằng máy làm cà phê espresso Nhờ đó, các quán cà phê có thể thay thế lao động thủcông trong những công việc lặp lại và nguy hiểm, giúp công ty sử dụng nguồn lực hiệuquả hơn, tập trung tốt hơn vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng
Ở tương lai gần điều này có thể chưa tác động quá lớn đến Cộng Cà phê, bởi giá những ly
cà phê ở Cộng đang thấp hơn rất nhiều những chuỗi cà phê quốc tế và các chuỗi cà phêđịa phương tại Hàn Quốc Nguyên nhân là do giá cà phê nguyên liệu của Việt Nam nhậpvào Hàn Quốc đang ở mức rất thấp Tuy nhiên, về lâu dài, khi các chuỗi cà phê khác ápdụng khoa học công nghệ tiên tiến vào khâu pha chế và phục vụ khách hàng thì sẽ gây rakhông ít khó khăn cho Cộng cà phê Bài toán đặt ra cho Cộng là phải bắt kịp xu hướngcông nghệ áp dụng vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống hiện nay, đặc biệt là tại thị trường pháttriển về khoa học công nghệ nhanh như Hàn Quốc
2.2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô, hay còn gọi là môi trường kinh doanh đặc thù hoặc môi trường ngành
bao gồm các yếu tố trong ngành liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành những mục tiêucủa doanh nghiệp Môi trường vi mô ảnh hưởng trực tiếp, quyết định tính chất và mức độcạnh tranh trong một ngành kinh doanh Theo Michael Porter, có 5 yếu tố cơ bản tạothành môi trường vi mô (mô hình 5-Force), bao gồm:
Đối thủ cạnh tranh hiện có
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ doanh nghiệp đanghoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp
Trang 9Trung bình, cứ 600 người dân Hàn Quốc thì sẽ có 1 cửa hàng cà phê Ngoài các cửa hàng
cà phê truyền thống, ở Hàn Quốc ngày càng xuất hiện nhiều quán cà phê nhượng quyền,
kể từ sau sự xuất hiện của Starbucks vào năm 1999
Tiến vào thị trường Hàn Quốc, Cộng cà phê phải đối mặt với 4 đối thủ lớn đang chiếmlĩnh thị trường:
- Hiện đang dẫn đầu thị trường nội địa là Ediya Co., chuỗi cà phê lớn nhất tính đến
thời điểm hiện tại tại Hàn Quốc với con số ước tính 2.200 cửa hàng khắp cả nước,đứng thứ ba về doanh thu và thứ nhất với số lượng chi nhánh
- Đứng thứ hai là chuỗi cà phê Starbuck với hơn 1.140 cửa hàng xuyên suốt 75
thành phố với lợi nhuận ghi nhận theo báo cáo năm 2017 là 114.4 tỷ Won
- Đối thủ cuối cùng với thương hiệu Twosome Place, được lấy cảm hứng từ cà phê
Châu Âu, với hơn 500 cửa hàng tại Hàn Quốc và đang không ngừng mở rộng cũngnhư được sự yêu thích của các tín đồ cà phê Hàn
- Cuối cùng là chuỗi Caffe Bean, tuy mới chỉ gia nhập thị trường năm 2008 nhưng
hãng này đã nhanh chóng mở rộng và trở thành một trong những chuỗi cà phênhượng quyền lớn nhất xứ kim chi với số lượng cửa hàng tính đến hết năm 2019 làhơn 1000
Số liệu về số lượng cửa hàng và tổng doanh thu tính đến hết năm 2019 của bốn chuỗi càphê này trên thị trường cụ thể như sau:
Trang 10Ediya.Co Starbucks Twosome Place Coffe Bean 0
(Nguồn: The Diplomat)
Từ những con số trên có thể thấy, mặc dù thị trường cà phê Hàn Quốc khá đa dạng vớihàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này, tuy nhiên thực chất đây lại là một môitrường ngành tập trung bởi nó chịu sự chi phối của “bốn ông lớn” cả về thị phần và quy
mô về doanh thu, lợi nhuận, tệp khách hàng Chính vì vậy rào cản gia nhập ngành đối vớiCộng sẽ khá là lớn khi phải giải quyết cùng lúc hai bài toán: một là tạo sự khác biệt hóasản phẩm và hai là bài toán chi phí, làm thế nào để giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh sovới bốn hãng lớn kia
Sản phẩm thay thế
Hiện nay, tại thị trường Hàn Quốc có rất nhiều loại hình cà phê khác như là cà phê sách,
cà phê vườn Bên cạnh đó, có rất nhiều quán cà phê có cùng hình thức kinh doanh nhưCộng đang làm rất tốt, thỏa mãn nhu cầu hầu hết người tiêu dùng tại đây (Starbucks,Ediya,…) Đây đều là những sản phẩm thay thế trực tiếp với Cộng tại Hàn Quốc
Những sản phẩm thay thế gián tiếp nằm ở trong các công ty đa quốc gia với tiềm lực rấtmạnh (Coca Cola, Pepsi, Nestle, ), siêu thị hiện đại (Lotte Mart, E-mart, Homeplus,…),các cửa hàng tiện lợi (7 Eleven, Circle K,…), các cửa hàng đồ ăn nhanh (KFC, Lotteria,McDonald’s,…) Các sản phẩm thay thế có thể là trà, nước hoa quả, soda, nước ngọt
Trang 11Các công ty có sản phẩm thay thế đều là những gã khổng lồ với tiềm lực tài chính, côngnghệ và thị trường rất lớn, và tất nhiên tỷ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của họ Đây làmột thử thách lớn cho việc mở một cửa hàng cà phê Việt tại thị trường Hàn Quốc.
Khách hàng
Đặc điểm khách hàng tại Hàn Quốc:
- Khách hàng chủ yếu của các quán cà phê là sinh viên, nữ giới từ 20-35 tuổi
- Hương vị và giá cả là hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi lựa
chọn quán cà phê Tuy nhiên, đối với xu hướng gần đây, người Hàn Quốc còn đặcbiệt quan tâm đến thiết kế, trang trí của các quán cà phê, họ lựa chọn các quán càphê là địa điểm làm việc, gặp gỡ bạn bè, giao tiếp xã hội
- Người tiêu dùng Hàn Quốc khá trung thành với thương hiệu họ đã biết và đã chọn
lựa
- Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng có nhiều lựa chọn với những sản phẩm thay thế
cho cà phê, như trà, nước giải khát, nước trái cây, hoặc họ có thể tự pha cà phê,mua cà phê pha sẵn ở các cửa hàng tiện lợi thay vì đến các quán cà phê
Có thể thấy nhóm khách hàng chủ yếu của Cộng cà phê tại Hàn Quốc cũng như các chuỗicửa hàng cà phê khác là người tiêu dùng cuối cùng Họ gây áp lực với doanh nghiệp vềgiá cả, chất lượng và sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnhtranh trong ngành thông qua quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng Cùng với tình hìnhthị trường với rất nhiều đối thủ và sản phẩm thay thế (cung > cầu) có thể thấy được kháchhàng đang nắm quyền lực đàm phán rất lớn, hoàn toàn có thể tạo áp lực lên doanh nghiệp
về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các điều kiện khác
· Nhà cung cấp
Cộng cà phê hoạt động theo mô hình chuỗi cửa hàng, nên nguồn cung cấp chính củaCộng vẫn là ở thị trường Việt Nam Nguồn cung cấp phụ thuộc vào các yếu tố:
- Số lượng và quy mô nhà cung cấp
- Mức độ tập trung của nhà cung cấp
Trang 12- Sự khác biệt giữa các nhà cung cấp
- Thông tin về nhà cung cấp
Mặc dù Việt Nam có rất nhiều nhà cung ứng, nhưng để có một nhà cung ứng tốt thì rấtkhó Tuy nhiên, là một chuỗi cà phê đã tồn tại một khoảng thời gian khá dài ở Việt Nam,Cộng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cũng như đàm phán để cómột nhà cung cấp tốt nhất
· Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào cácyếu tố sau:
- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh
lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
- Những rào cản gia nhập ngành: rào cản về kỹ thuật, pháp luật, các yếu tố thương
mại, các nguồn lực đặc thù…
Tuy nhiên, tính ở thời điểm hiện tại thì đây chưa phải là mối lo cho Cộng Công việchàng đầu đối với một người mới như Cộng là giảm thiểu được tối đa rủi ro kinh doanh từbốn yếu tố trên: đặc biệt là vấn đề về đối thủ cạnh tranh và khách hàng
2.3 Đánh giá rủi ro
2.3.1 Đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Hoạt động nhượng quyền thương hiệu đã và đang là phương thức đắc lực để nhiều doanhnghiệp F&B vươn ra thế giới; khiến thị trường bán lẻ phát triển mạnh mẽ hơn với mạnglưới phủ sóng các cửa hàng ngành cà phê, trà sữa, fast food Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro Có thể nói, rủi ro trong lớn nhất là sự không thống nhất giữa bên nhượngquyền và bên nhận nhượng quyền, gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và độ uytín của thương hiệu Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro này
Nguyên nhân đến từ chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp có hai loại nhà cung cấp là nhà cung cấp chiến lược (cung cấp nhữngnguyên vật liệu cốt lõi, và tất cả các bên nhận nhượng quyền bắt buộc phải sử dụng